Vì sao nhịn tiểu lâu lại không buồn tiểu nữa?

Nhiều người vẫn giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề hay biết về những hệ lụy có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn trong tương lai. Nhịn tiểu lâu ngày còn khiến bạn không có cảm giác buồn đi tiểu. Tại sao lại có hiện tượng này. Cùng đọc những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé.

Cơ chế đi tiểu của cơ thể

Hệ tiết niệu của cơ thể bao gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, 2 cơ vòng niệu đạo và 1 niệu đạo. Cơ chế ra ngoài của nước tiểu được mô tả như sau:

  • Nước tiểu nhỏ từ thận xuống 2 ống niệu quản.
  • Niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang.
  • Bàng quang giãn và phình to khi đầy nước tiểu.
  • Khi bàng quang đầy, cơ bức niệu co lại và cơ vòng niệu quản mở ra một cách tự động và không tự chủ để nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể.

Bàng quang khỏe mạnh có thể chứa khoảng 500 – 600 ml nước tiểu và được xem là đầy, tạo cảm giác buồn tiểu. Bàng quang là cơ quan đàn hồi, thể tích của nó không hằng định. Ở nam giới, khi lượng nước tiểu khoảng 200 – 300 ml đã có thể tạo nên cảm giác đi tiểu. Trong khi đó, phụ nữ từ 250 – 350ml. Tuy nhiên, tùy theo kích thước ở người, bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 900 – 1500ml.

Cơ thể chúng ta mất khoảng 9 – 10 gờ để tạo ra khoảng 400 – 500ml nước tiểu. Đây là khoảng thời gian bạn có thể duy trì và vẫn ở trong giới hạn an toàn mà việc nhịn tiểu sẽ không có khả năng làm tổn thương tới các cơ quan của bạn. Về cơ bản, có một giới hạn vô hình trong bàng quang. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến điểm đó, não sẽ nhận tín hiệu cho biết bạn cần đi tiểu. Và điều này thường xảy ra khi  bàng quang đầy khoảng 1/4.

Theo nghiên cứu, bàng quang có một đường liên lạc trực tiếp tới não. Bàng quang chứa đầy sẽ kích thích các cơ ở thành bàng quang gửi tín hiệu lên hệ thần kinh. Tín hiệu được gửi lên trung tâm mót tiểu ở cầu não rồi tới vỏ não. Từ vỏ não, các xung động đi xuống, sau đó giãn cơ vòng niệu đạo ngoài để chỉ huy việc đi tiểu.

Khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu, có lẽ bàng quang vẫn còn khá nhiều thời gian để đi tiểu trước khi đầy hoàn toàn. Và khi bàng quang đầy, các cơ xung quanh sẽ co lại để giữ nước tiểu không bị rò rì ra ngoài cho tới khi bạn sẵn sàng đi tiểu. Phản xạ đi tiểu bình thường sẽ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhóm cơ và hệ thần kinh trung ương. Các nhóm cơ bao gồm:

  • Nhóm cơ trơn: Có vai trò tống xuất nước tiểu ra ngoài.
  • Cơ thắt niệu đạo: Nằm cạnh cổ bàng quang, giúp đóng niệu đạo lại khi chúng ta chưa đi tiểu.
  • Cơ thắt niệu đạo ngoài: Kiểm soát hoạt động tiểu tiện.
  • Cơ sàn chậu: Nằm ngay bên dưới bàng quang, giúp nâng đỡ bàng quang, giữ cho ống niệu đạo đóng lại đều đặn.

Bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên làm rỗng bàng quang thường xuyên, khoảng 3 giờ một lần. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh chúng ta không thể thực hiện thường xuyên được. Mặc dù việc trì hoãn 1 hoặc 2 giờ sẽ không gây ra bất kỳ mối nguy hại nào đối với sức khỏe của bạn. Nhưng nhịn tiểu quá lâu lại mang tới những nguy hại khôn lường tới sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cơ chế đi tiểu và các vấn đề liên quan

Tại sao nhịn tiểu lâu lại không cảm thấy buồn tiểu?

Phản xạ đi tiểu bình thường đòi hỏi có sự toàn vẹn của vỏ não, cầu não, cơ bàng quang, cơ vòng niệu đạo, các dây thần kinh dẫn truyền. Khi bàng quang căng đầy, cơ thể sẽ phát tín hiệu cho não để tạo cảm giác muốn đi tiểu, việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này (nhịn tiểu) sẽ rất nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Về mặt bản chất, thói quen nhịn tiểu  không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng. Điều này tiếp diễn thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có nhiệm vụ giữ cho bàng quang tránh rò rỉ nước tiểu ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu trong nhiều ngày, nhiều tháng sẽ khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang.

Khi các cơ bàng quang suy yếu sẽ không kiểm soát hoạt động tiểu tiện khiến bạn không có cảm giác mắc tiểu. Bên cạnh đó, nhịn tiểu lâu ngày làm cơ thể mất phản xạ đi tiểu theo đúng chu kỳ, tạo thành khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận, ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

Có một số trường hợp nhịn tiểu lâu do các bệnh lý gây ra. Tình trạng sức khỏe tồn tại từ trước (phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang hoạt động quá mức, tổn thương thần kinh trong hệ tiết niệu…) khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang lâu hơn, ảnh hưởng của bệnh lý khiến bạn không có cảm giác buồn đi tiểu, thậm chí gây ra són tiểu.

Những tác hại khôn lường khi nhịn tiểu

Thực tế, nhịn tiểu khá bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe cho đến khi nó trở thành một thói quen gây ra tác hại lâu dài như không có cảm giác mót tiểu, bí tiểu, són tiểu thậm chí tổn hại tới thận. Nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc:

Tiểu không kiểm soát

Nhịn tiểu quá lâu trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, cơ sàn chậu bị tổn thương ( cơ thắt niệu đạo – có tác dụng giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài). Do đó, rất dễ dẫn tới són tiểu, tiểu rắt.

Tiểu không kiểm soát gây ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng cuộc sống. Tuy không gây nguy hiểm nhưng các phương pháp chữa trị lại không triệt để. Do đó, cần hạn chế các nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng này, đơn giản nhất là cố gắng không nhịn tiểu quá nhiều.

Viêm bàng quang kẽ

Khi nhịn tiểu quá lâu có thể gây viêm và đau đớn ở bàng quang. Người bệnh viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng vi khuẩn là thủ phạm đáng ngờ nhất. Các triệu chứng thông thường bao gồm đau đớn khung xương chậu, buồn đi tiểu liên tục. Hiện nay, chưa có cách chữa  trị triệt để mà chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhịn tiểu quá lâu có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lan lên thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do niệu đạo ngắn hơn nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn nếu nam giới mắc phải. Các triệu chứng gặp phải bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, buồn tiểu, sốt nhẹ, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu…

Sỏi thận

Sỏi là những tinh thể rắn hình thành trong thận, sỏi có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Sỏi thận cũng có thể hình thành do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Nếu nhịn tiểu quá lâu sẽ tạo điều kiện cho những khoáng chất này được cô đặc và kết tinh lại thành sỏi.

Chúng ta đều không phát hiện ra mình bị sỏi thận cho tới khi việc đi tiểu trở nên khó hoăn hơn, nước tiểu có máu hay cảm thấy buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của sỏi.

Suy thận

Suy thận là tình trạng thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Suy thận có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng, bỏng, bệnh hoặc thận của bạn đã bị tổn thương. Vì vậy, thói quen nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra biến chứng gián tiếp là tình trạng suy thận. Để điều trị, cần cân bằng lượng dịch trong máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng thận. Một số trường hợp, cần phải chạy thận hoặc phẫu thuật ghép thận.

Giảm ham muốn tình dục

Tác hại của nhịn tiểu là khôn lượng, thói quen này có thể làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Đối với nam giới, thói quen nhịn tiểu sẽ gây ức chế thần kinh và rối loạn cương dương, có thể dẫn tới xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh từ đó giảm ham muốn tình dục. Ở nữ giới, nhịn tiểu làm tăng áp lực lên xương chậu, cổ tử cung khiến chức năng tình dục suy giảm, giảm hưng phấn.

Vỡ bàng quang

Tuy hiếm gặp nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng rượu bia, ngồi lâu, không đi vệ sinh khi có tín hiệu. Nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn tới viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí dẫn tới tử vong do sốc.

Với những trường hợp nhịn tiểu không phải do bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách đi tiểu đúng lúc, tập luyện các bài tập làm tăng cường độ dẻo dai của cơ sàn chậu. Khi có vấn đề về tiểu tiện, bạn không nên ngần ngại mà cần đi thăm khám sớm, phòng ngừa bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lời khuyên cho đường tiết niệu khỏe mạnh

Hệ tiết niệu đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cơ thể thải chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Chăm sóc hệ tiết niệu là điều cần thiết giúp bạn có một sức khỏe tốt. Sau đây là một số bí quyết giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề trong hệ tiết niệu.

Uống đủ nước

Để giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên bổ sung đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày còn tùy thuộc vào trọng lượng cơ thẻ và mức độ hoạt động thể chất của từng cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn nên uống 2,5 lít nước trong ngày. Đừng chờ tới khi cảm thấy khát, hãy uống vài ngụm sau mỗi vài giờ hoặc vài phút. Các loại chất lỏng khác như nước ép trái cây nguyên chất cũng rất tốt đối với hệ tiết niệu.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh bao gồm các loại rau củ quả, protein và ngũ cốc. Bổ sung quá nhiều chất béo có thể làm gia tăng áp lực cho thận vì phải cố gắng loại bỏ ure trong quá trình tiêu hóa. Xử lý thực phẩm chứa nhiều chất béo có thẻ dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi thận.

Vệ sinh sạch sẽ

Mỗi lần đi vệ sinh hãy nhớ lau từ trước ra sau. Bởi thói quen lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về niệu đạo, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và đường tiết niệu. Chị em phụ nữ cần chú ý hơn vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo ngắn hơn so với nam giới.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Duy trì thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Không nên nhịn tiểu dù có bận rộn tới đâu đi nữa bởi thói quen xấu này để lại khá nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe như nhiễm trùng đường tiểu, suy thận, sỏi thận…

Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc “Nhịn tiểu lâu lại không thấy buồn tiểu nữa” của bạn đọc. Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu hãy bỏ chúng càng sớm càng tốt nhé. Hãy chăm sóc sức khỏe đường tiết niệu mỗi ngày chính là bạn đang bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ số hotline 1800.1297 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...