Tìm hiểu phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt

Không ít người bệnh than phiền các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt khiến họ “ăn không ngon ngủ không yên”. Cảm giác mót tiểu đột ngột, thường xuyên phải “ghé thăm” nhà vệ sinh khiến cuộc sống, sinh hoạt của họ bị đảo lộn. Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh đây? Cùng tham khảo phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt thông qua bài viết sau đây nhé.

Bàng quang tăng hoạt là gì? Những ai dễ mắc?

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích, co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.

OAB thường gặp ở những người cao tuổi do lão hóa, phụ nữ mang thai và sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, nam giới bị rối loạn chức năng bàng quang sau điều trị u xơ tuyến tiền liệt, những người trẻ tuổi thường xuyên bị stress, căng thẳng, thiếu ngủ, dùng rượu bia, thuốc lá…

OAB xuất hiện ở cả nam và nữ giới nhưng nữ có tần suất mắc cao hơn. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh được ghi nhận gia tăng theo độ tuổi. Ngoài ra, OAB cũng được ghi nhận xuất hiện ở trẻ em.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt là hiệu quả rất tốt của các thuốc kháng muscarinic đem lại. Tuy nhiên, việc tuân thủ của người bệnh còn hạn chế nên ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh.

☛ Tham khảo thêm: 6 dấu hiệu bàng quang tăng hoạt!

Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Theo Hiệp hội kiểm soát quốc tế, chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có sự hiện diện của triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với triệu chứng tiểu nhiều và tiểu đêm, có hay không có tiểu gấp không kiểm soát.

Để chẩn đoán ban đầu bàng quang tăng hoạt, Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về Tiểu không kiểm soát (2004) đã đề ra những yêu cầu tối thiểu: Khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh, khám thực thể và xét nghiệm tổng quát phân tích nước tiểu.

1. Khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh

Hỏi các triệu chứng của bệnh: Bác sĩ tìm hiểu mức độ của bản triệu chứng của OAB, mức độ ảnh hưởng của nó với cuộc sống và các triệu chứng của bệnh nhân để đảm bảo rằng nó không liên quan tới các bệnh lý tiết niệu dưới khác.

Hỏi về chức năng bàng quang: Cần khai thác kỹ thói quen uống nước của người bệnh và yêu cầu bệnh nhân theo dõi cụ thể như sau: Loại nước hay uống, số lượng nước uống trung bình trong ngày, số lần đi tiểu trong ngày, số lần đi tiểu đêm, số lượng nước tiểu mỗi lần là bao nhiêu.

Chẩn đoán về ảnh hưởng của OAB tới cuộc sống: Hỏi về mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống, nếu các triệu chứng chưa gây nhiều phiền toái thì không nhất thiết phải điều trị.

Hỏi về tiền căn bệnh: Khai thác một số bệnh phối hợp vì chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của bàng quang dẫn tới các triệu chứng đường tiết niệu dưới. Chẳng hạn như bệnh về thần kinh, bệnh nội khoa mạn tính (tiểu đường, đái máu đại thể, suy giảm nhận thức…).

2. Khám thực thể

Khám thực thể bao gồm:

  • Khám chức năng nhận thức.
  • Khám vùng bụng.
  • Thăm khám vùng tầng sinh môn và trực tràng.
  • Thăm khám cơ quan sinh dục.
  • Thăm khám chi dưới.

3. Phân tích nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm cơ bản để sàng lọc và phát hiện nhiễm khuẩn niệu và tiểu máu. Sau khi có các bước chẩn đoán ban đầu thì chúng ta có thể bắt đầu bước điều trị thứ nhất và/hoặc bước điều trị thì hai mà không cần bất cứ thăm khám nào thêm. Nếu sau 2 – 3 tháng điều trị triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì cần phải làm thêm các thăm khám cận lâm sàng để loại trừ với các bệnh lý như:

  • Bệnh lý tại chỗ (sỏi bàng quang, u bàng quang, viêm bàng quang kẽ, tắc nghẽn đường tiết niệu dưới…).
  • Bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nội tiết,…
  • Yếu tố khác như có thai, tâm lý, trầm cảm…

4. Các đánh giá thêm

Các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cần làm thêm bao gồm:

  • Nuôi cấy nước tiểu.
  • Đo nước tiểu tồn dư.
  • Hoàn thành bảng câu hỏi triệu chứng bàng quang.

5. Đánh giá chuyên sâu

Nhằm cung cấp thêm thông tin giúp phân định rõ ràng hơn là bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh chứ không phải bàng quang tăng hoạt đơn thuần. Các đánh giá chuyên sâu phải kể đến như:

  • Đo niệu động học.
  • Soi bàng quang.

☛ Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt khám ở đâu?

Phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt

Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh mà các bác sĩ lên phác đồ điều trị theo từng bệnh nhân. Các bước điều trị như sau:

1. Bước điều trị thứ nhất: Các biện pháp can thiệp hành vi

Các liệu pháp hành vi được xem là bước điều trị đầu tiên cho người bệnh bàng quang tăng hoạt. Liệu pháp hành vi có thể kết hợp với điều trị kháng muscamics.

Hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp lành mạnh hóa thói quen bàng quang và điều chỉnh lối sống:

– Giáo dục cho người bệnh hiểu thế nào là bàng quang có chức năng bình thường và bất thường. Đây là cơ sở nhằm giúp người bệnh gia tăng nhận thức, đồng thời thực hiện tốt các bài hướng dẫn về thay đổi thói quen bàng quang, lối sống nhằm mục tiêu đưa chức năng bàng quang về bình thường.

– Hướng dẫn viết “nhật ký đi tiểu”: Đây là cơ sở dữ liệu giúp bác sĩ và bệnh nhân biết được mức độ và dạng thức của OAB, hướng mục tiêu điều trị nhằm giảm triệu chứng và theo dõi sự tiến bộ của hiệu quả điều trị.

– Tập đi tiểu theo giờ: Nên lập kế hoạch để bệnh nhân dần dần tập đi tiểu theo giờ, kìm nén cảm giác mắc tiểu khi chưa đến thời gian quy định. Hướng bệnh nhân khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3 – 4 giờ. Việc quy định giờ cũng nên linh hoạt, tùy theo dung tích chứa của bàng quang, lượng nước uống hàng ngày, loại công việc, nhiệt độ của môi trường làm việc…

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số loại thức ăn, đồ uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang. Các loại kiêng dùng là caffein, bia rượu, đồ uống có đường…

– Điều chỉnh lượng nước uống: Uống quá nhiều nước có thể gây tiểu nhiều, uống ít nước quá làm tăng nồng độ nước tiểu dẫn tới kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu gấp và tạo điều kiện gây nhiễm trùng niệu. Do đó, cần điều chỉnh lượng nước uống vào thường ngày của bệnh nhân theo điều kiện làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân bị tiểu đêm nên hạn chế uống nước sau 6 giờ tối, hoặc từ 3 – 4 tiếng trước khi ngủ.

– Kiểm soát thể trọng: Béo phì làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Do đó, giảm cân là biện pháp quan tronjgn hằm cải thiện tình trạng.

– Chống táo bón: Táo bón mạn tính làm tăng yếu tố nguy cơ của OAB. Làm giảm táo bón có thể cải thiện các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Nên bổ sung thức ăn nhiều chất xơ, gia tăng lượng nước uống vừa phải, lập thời gian biểu đi cầu kết hợp với tập rặn cầu để việc đi cầu có điều độ nhằm giảm nhẹ táo bón.

– Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan mật thiết tới triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới và tiểu gấp, són tiểu ở nữ giới. Sự liên quan càng gia tăng ở người hút thuốc lá kinh niên. Do đó, ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng bệnh.

Các kỹ thuật tập luyện:

– Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp:

Bác sĩ giải thích cho bệnh nhân không nên vội chay vào nhà vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu. Bởi chạy vội làm tăng áp lực trong bụng, dễ kích thích bàng quang co bóp khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Thay vào đó, hướng dẫn người bệnh phương pháp căn bản để tập kìm nén khi xuất hiện cảm giác mắc tiểu gấp:

  • Ngồi xuống nếu được, hít thở sâu và thư giãn;
  • Làm xao nhãng cảm giác muốn đi tiểu như suy nghĩ về việc khác, đếm số thứ tự từ 1 – 100;
  • Chủ động co thắt cơ đáy chậu giúp ngăn chặn sự giãn nở cơ thắt trong niệu đạo, tránh nước tiểu đi xuống đoạn đầu niệu đạo làm kích thích cơ chóp bàng quang. Nếu chưa biết co thắt cơ đáy chậu thì nên xem cách tập ở các phần sau.

– Tập luyện bàng quang:

Là áp dụng các biện pháp để kìm nén đi tiểu nêu trên kết hợp với theo dõi nhật ký đi tiểu nhằm mục đích kéo dài thời gian giữa 2 lần đi tieru. Có thể lúc đầu bệnh nhân phải đi tiểu cách nhau 30 – 60 phút. Sau đó, kéo dài thêm 15 – 30 phút mỗi 1 – 2 tuần, để dần dần đạt mục tiêu giữ được 3 – 4 giờ. Cần thực hiện các biện pháp tập kìm nén và tập bàng quang ít nhất 6 tuần để thấy được hiệu quả.

– Tập co thắt cơ sàn chậu

Bài tập Kegel là bài tập cơ sàn chậu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh OAB.

Là biện pháp nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu để điều trị tình trạng tiểu gấp hay tiểu không kiểm soát. Có 3 phương pháp tập luyện tăng dần theo mức độ, tùy thuộc vào khả năng và thời gian của mỗi bẹnh nhân cũng như trang bị, mức độ đào tạo của cơ sở y tế. Nhìn chung, khoảng thời gian cần thiết để việc tập cơ đáy chậu đem lại hiệu quả tối thiểu là khoảng 3 tháng.

Trường hợp 1: Bệnh nhân tự tập

Hướng dẫn cho họ cách tự co thắt cơ đáy chậu như kiểu thót hậu môn để tránh xì hơi khi trung tiện hoặc thót cơ để ngắt cục phân khi đang đi cầu hoặc tưởng tượng như đang ngồi trong chậu nước cố gắng thót cơ đáy chậu để hút và giữ nước trong âm đạo đối với nữ giới. Lưu ý, khi tập co thắt hậu môn hay âm đạo thì cố gắng không gồng cơ vùng bụng hay cơ vùng chân.

Cách thông dụng nhất là tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt khoảng 15 lần, mỗi lần thót cơ khoảng 10 giây và nghỉ khoảng 10 giây.

Trường hợp 2: Tập theo phương pháp Kegel

Mục đích nhằm tăng trương lực và sức co bóp của cơ đáy chậu được bác sĩ sản khopa Amold Kegel đề ra từ năm 1948. Dụng cụ nguyên thủy làm bằng ống nhựa có bong bóng cao sụ đặt trong âm đạm, nối với cột đo áp lực nước nhằm theo dõi được sức cơ sàn chậu khi tập. Sau này, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, nhiều dụng cụ mới được chế tạo phỏng theo kiểu nguyên thủy của kegel.

Trường hợp 3: Dùng máy tập cơ sàn chậu

Các máy hiện nay thường kết hợp với kích thích điện. Kích thích điện sẽ làm co thắt thụ động cơ sàn chậu, vừa làm gia tăng sức cơ, vừa làm cho bệnh nhân cảm nhận được vị trí của cơ thắt. Tần suất tập là từ mỗi ngày 1 lần đến mỗi tuần 1 lần tuy theo tác giả, mỗi lần khoảng 20 phút kích thích điện và khoảng 20 phút tập cơ đáy chậu. Những ngày không tập máy có thể kết hợp tập sàn chậu bằng phương pháp trường hợp 1, 2.

☛ Tham khảo thêm: Các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

2. Bước điều trị thứ 2: Dùng thuốc

Các thuốc kháng muscarinics:

Nhóm thuốc kháng muscarinics là loại được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể muscarin trên cơ chóp do đó giảm khả năng co thắt của bàng quang.

Các thuốc kháng muscarinics có thể được chia thành 2 nhóm:

  • Không chọn lọc với tất cả thụ thể muscarin.
  • Chọn lọc nhiều hơn cho thụ thể muscarin M2 và M3.

Các loại thuốc kháng muscarinics phải kể đến như Oxybutynin, totterodine, trospium, solifenacin, darifenacin, fesoterodine…

Một số loại thuốc khác:

  • Estrogen đặt âm đạo.
  • Thuốc chống trầm cảm nhóm ba vòng như imipramine và amitryptyline đã được sử dụng bàng quang hoạt động quá mức. Tuy nhiên, tác dụng kháng cholinergic của nhóm này yếu.
  • Botulinum toxin type A được sử dụng trong trường hợp điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic không còn tác dụng.

3. Bước điều trị thứ ba: Đối với trường hợp kháng thuốc

Tiêm Onabotulinumtoxin A vào bàng quang:

Onabotulinumtoxin A (BTx) tiêm vào bàng quang ngăn chặn sự tiết ra acetylcholine tại vị trí tiền synapse của khớp nối thần kinh – cơ thuộc hệ thần kinh đối giao cảm, gây ra liệt chọn lọc sự co bóp mức độ thấp của cơ chóp trong khi vẫn duy trì sự co bóp mức độ cao nhằm khởi phát sự đi tiểu. Sự giãn cơ và giảm triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần của OAB.

Kích thích thần kinh cùng:

Đây là phương pháp cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, nối với một máy tạo nhịp đặt dưới da vùng mông, qua đó kích thích thần kinh cùng để điều hòa các phản xạ thần kinh chi phối cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu. Phương pháp này được chỉ định để điều trị tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang hoặc các triệu chứng của OAB như tiểu gấp không kiểm soát hay tiểu gấp – tiểu nhiều lần mà đã kháng trị với dùng thuốc.

Kích thích thần kinh chày:

Châm kim qua da ở vị trí 5cm trên mắt cá trong và ngay sau bờ (margin) của xương chày với miếng dán điện cực ở mặt giữa của calcaneus. Kích thích điện mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 30 phút, trong 10 – 12 tuần.

Mở rộng bàng quang bằng ruột:

Được chỉ định trong trường hợp bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang với độ giãn nở kém. Trong điều trị bàng quang tăng hoạt, những trường hợp kháng trị với các bước điều trị 1, 2, không áp dụng được hoặc áp dụng không thành công các kỹ thuật nêu trên của bước điều trị thứ 3 mà bệnh nhân quá khổ sở vì các triệu chứng ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt thì nên xem xét việc mở rộng bàng quang bằng ruột.

Các biện pháp điều trị sau cùng:

Việc chuyển lưu nước tiểu (như mở bàng quang ra da) là biện pháp sau cùng nên được cân nhắc khi điều trị bảo tồn thất bại, còn các biện pháp kích thích thần kinh cùng và mở rộng bàng quang là không thích hợp hay không được bệnh nhân chấp nhận.

Ngược lại, Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ khuyên không nên sử dụng ống thông đặt lâu dài, trong khi phẫu thuật mở rộng bàng quang được xem là sự lựa chọn sau cùng cho một số trường hợp bệnh nặng, kháng trị và có biến chứng.

Vương Niệu Đan – Giải pháp chuyên biệt cho người mắc bàng quang tăng hoạt

 

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  • Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Chẩn đoán sớm và điều trị bàng quang tăng hoạt có ý nghĩa rất quan trọng. Khi có các triệu chứng cảnh báo chứng bàng quang tăng hoạt, bạn nên tới trung tâm y tế để được kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị đúng giúp mang lại hiệu quả điều trị cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ số hotline miễn cước 1800.1297 (giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...