6 dấu hiệu bàng quang tăng hoạt bạn không nên bỏ qua!

Hội chứng bàng quang tăng hoạt mặc dù không quá nguy hiểm nhưng gây ra cho người bệnh rất nhiều phiền phức. Vậy chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt bằng cách nào? Bài viết dưới dây sẽ tổng hợp giúp bạn tất cả các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bạn cần lưu ý để phát hiện sớm, đồng thời cũng mách bạn phải làm gì trong trường hợp này.

Tổng quan về hội chứng bàng quang tăng hoạt

Các kích thích thần kinh tại bàng quang tạo ra cảm giác mót tiểu

Hệ tiết niệu là hệ thống kết hợp hoạt động của nhiều cơ quan, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu tạo nước tiểu để loại bỏ các chất độc hại và không cần thiết ra khỏi cơ thể, nước tiểu được hình thành sẽ theo niệu quản đổ xuống bàng quang. Bàng quang là một cơ quan rỗng được cấu tạo bởi 3 lớp cơ với khả năng co giãn thay đổi kích thước, khi bạn đi tiểu, cơ bàng quang sẽ co lại đẩy nước tiểu trong bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài.

Hoạt động của bàng quang được kiểm soát bởi các tín hiệu thần kinh phức tạp. Khi lượng nước tiểu chứa trong bàng quang đạt khoảng 150-200ml, bạn sẽ có cảm giác mót tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn chưa muốn đi tiểu, thì cơ thể vẫn có thể ngăn cản nước tiểu chảy từ bàng quang ra ngoài bằng các tín hiệu thần kinh nhắc nhở nhóm cơ sàn chậu thắt chặt niệu đạo lại. Khi bạn muốn đi tiểu, nhóm cơ sàn chậu sẽ thả lỏng và nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài.

Vậy bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang thường xuyên co bóp, do các kích thích thần kinh xuất hiện một cách đột ngột, không theo sự kiểm soát của cơ thể, các kích thích này xuất hiện ngay cả khi lượng  nước tiểu trong bàng quang chưa đạt để tạo ra cảm giác mót tiểu.

Chính vì thế, hội chứng bàng quang tăng hoạt sẽ đặc trưng bởi số lần đi tiểu và mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu. Tình trạng này gây cho người bệnh không ít phiền phức trong cuộc sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Nhiều người bị bàng quang tăng hoạt còn cảm thấy tự ti, xấu hổ, ngại chia sẻ và bị hạn chế các hoạt động xã hội.

Vậy nên, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt để có phương án điều trị phù hợp chính là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt

Dưới đây là các dấu hiệu mà người bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gặp phải, các triệu chứng thường rất dễ để nhận biết nên bạn hãy lưu ý nhé.

Tiểu gấp

Tiểu gấp do các kích thích thần kinh đột ngột

Tiểu gấp là triệu chứng bàng quang tăng hoạt đặc trưng mà nhiều người bệnh gặp phải. Dấu hiệu này thể hiện mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu, người bệnh thường có cảm giác cần đi tiểu khẩn cấp ngay khi cơ thể có cảm giác mót tiểu. Trong trường hợp, người bệnh không kịp đi tiểu có thể có một lượng nhỏ nước tiểu rò rỉ ra ngoài.

Nguyên nhân dẫn tới tiểu gấp là do các kích thích thần kinh bàng quang xảy ra bất thường khiến bàng quang co bóp một cách đột ngột, không theo sự kiểm soát của cơ thể, gây ra cảm giác mót tiểu khẩn cấp cho người bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiểu gấp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiểu nhiều lần

Tiểu nhiều lần gây nhiều phiền phức cho người bệnh

Bình thường, trong một ngày thận sẽ bài xuất ra khoảng 1,5 lít nước tiểu. Bàng quang có thể chứa lượng nước tiểu lên tới 400-500ml, chính vì thế, trung bình một ngày một người lớn uống đủ 1,5 lít nước sẽ đi tiểu khoảng 6-7 lần.

Một người mắc chứng tiểu nhiều lần là khi số lần đi tiểu trong ngày lớn hơn 7 lần và tình trạng này kéo dài trên 7 ngày.

Nguyên nhân gây chứng tiểu nhiều lần ở người bệnh bàng quang tăng hoạt là do các kích thích thần kinh bất thường khiến người bệnh thường xuyên mót tiểu và phải đi tiểu nhiều lần, ngoài ra do chức năng suy giảm, lượng nước tiểu chứa được trong bàng quang ít hơn bình thường nên người bệnh phải đi tiểu nhiều hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiểu nhiều lần là gì? Triệu chứng và cách khắc phục

Són tiểu

Són tiểu gây ra nhiều tình huống xấu hổ

Són tiểu cũng là một dấu hiệu bàng quang tăng hoạt mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là tình trạng có một lượng nhỏ nước tiểu (thường là vài giọt) rò rỉ ra ngoài không theo sự kiểm soát của cơ thể, tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh mót tiểu nhưng chưa kịp đi tiểu, hoặc trong các trường hợp người bệnh thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực lên bàng quang đột ngột như cười lớn, hắt hơi, ho, vận động mạnh,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu ở người bệnh bàng quang tăng hoạt là do sự co bóp bàng quang đột ngột làm đẩy nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, đồng thời nhóm cơ sàn chậu bị suy yếu khiến niệu đạo không được siết chặt tạo điều kiện cho nước tiểu rò rỉ ra ngoài.

Tiểu rắt

Tiểu rắt do bàng quang co bóp thường xuyên

Không ít người bệnh bàng quang tăng hoạt thường than phiền về tình trong tiểu rắt mà họ gặp phải. Người bị tiểu rắt thường có biểu hiệu đi tiểu nhiều lần, liên tục, hai lần đi tiểu liên tiếp cách nhau rất gần thậm trí là chỉ vài phút, trong mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít, dòng nước tiểu yếu có thể ngắt quãng, người bệnh thường không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu và buồn đi tiểu ngay sau đó.

Nguyên nhân là do các kích thích thần kinh khiến người bệnh mót tiểu thường xuyên đột ngột, ngay cả khi bàng quang chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu. Bên cạnh đó, bàng quang suy giảm chức năng, không thể đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang trong một lần đi tiểu cũng có thể là nguyên nhân của chứng tiểu rắt.

Tiểu đêm

Bình thường chúng ta không phải thức dậy vào buổi đêm để đi tiểu

Bình thường vào ban đêm, vùng dưới đồi sẽ tăng tiết hormone chống bài niệu (ADH) có tác dụng tăng hấp thu nước tại các ống thận, qua đó cơ thể sẽ sản xuất ít nước tiểu hơn vào ban đêm và nước tiểu sẽ cô đặc hơn. Chính nhờ cơ chế này mà bình thường, chúng ta sẽ có một giấc ngủ liên tục mà không phải thức dậy để đi tiểu.

Một người mắc chứng đi tiểu đêm là khi họ phải thực dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đi tiểu và tình trạng này diễn ra liên tục trong khoảng 1 tuần. Đây cũng là một dấu hiệu bàng quang tăng hoạt mà bạn cần lưu ý, do khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang suy giảm và các cơn co bóp cơ bàng quang bất thường khiến người bệnh cảm thấy mót tiểu và phải thức đậy để đi tiểu.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Tiểu không tự chủ

Cơ sàn chậu suy yếu khiến nước tiểu dễ dàng rò rỉ ra ngoài

Chắc hẳn, so với các triệu chứng đã nêu trên thì tiểu không tự chủ khiến nhiều người e ngại nhất do nó có thể ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Tiểu không tự chủ là tình trạng cơ thể không kiểm soát được hoạt động đi tiểu, với biểu hiện là nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách tự nhiên, không theo sự kiểm soát của cơ thể, ngay cả khi cơ thể bạn chưa nhận được tín hiệu mót tiểu. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể ít chỉ khoảng vài giọt, nhưng cũng có thể nhiều gây ướt quần.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người bệnh bàng quang tăng hoạt là do cơ bàng quang, cơ thắt bàng quang niệu đạo và hệ thống cơ sàn chậu bị suy yếu, làm cho niệu đạo không được thắt chặt nước tiểu dễ dàng có thể rò rỉ từ bàng quang ra ngoài. Hệ thống cơ càng suy yếu thì lượng nước tiểu rò rỉ ra càng nhiều, người bệnh bị tiểu không tự chủ càng nặng, nhiều trường hợp còn phải dùng bỉm thường xuyên.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách khắc phục tiểu không tự chủ

Ai có nguy cơ xuất hiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt?

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt thường xuất hiện ở người già

Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Người cao tuổi: theo quá trình lão hóa, các cơ bàng quang, nhóm cơ sàn chậu sẽ dần suy yếu, chức năng bàng quang suy giảm là nguyên nhân dẫn tới bàng quang tăng hoạt.
  • Phụ nữ có thai: do bàng quang nằm ngay dưới tử cung, nên theo sự phát triển của thai nhi trong tử cung bàng quang cũng phải chịu áp lức tăng dần, khiến khả năng co giãn của bàng quang giảm gây bàng quang tăng hoạt.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh: do thiếu hụt estrogen gây suy yếu cơ bàng quang, niệu đạo. Ngoài ra, sinh đẻ nhiều lần cũng làm tổn thương nhóm cơ sàn chậu gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
  • Người béo phì: lượng mờ thừa trong ổ bụng có thể gây tăng áp lực lên bàng quang, khiến bàng quang giảm độ co giãn, đồng thời tình trạng mỡ máu cũng có thể làm rối loạn hoạt động và dinh dưỡng thần kinh bàng quang.
  • Người có rối loạn thần kinh: như bệnh lý động kinh, Pakinson, đa xơ tủy,…
  • Người mắc các bệnh lý bàng quang: bàng quang nhỏ, phẫu thuật cắt bàng quang, sỏi bàng quang, viêm bàng quang niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến,…

Thông tin bạn có thể quan tâm: Tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

Bạn cần làm gì khi có dấu hiệu bàng quang tăng hoạt?

Khi phát hiện mình có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, bạn có thể áp dụng ngay các cách sau đây để cải thiện triệu chứng và giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực của nó lên sinh hoạt và cuộc sống của bạn.

Thay đổi thói quen ăn uống

Nước chè có thể gây tăng bài xuất nước tiểu

Thói quen ăn uống không phù hợp kéo dài trong một thời gian dài, có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh của bạn. Chính vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt bạn nên lưu ý:

– Uống nước đủ và đúng cách

Nhiều người khi có triệu chứng bàng quang tăng hoạt thường cố gắng hạn chế uống nước để giảm lượng nước tiểu cơ thể sản xuất. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn vì nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể, nó tham gia vào hầu hết các phản ứng sống của cơ thể.

Vậy nên, lúc này bạn vẫn cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nhưng lưu ý những điều sau:

  • Nên chia lượng nước uống thành nhiều lần, mỗi lần uống một lượng nhỏ nước.
  • Có thể kết hợp sử dụng nước canh, soup, nước hoa quả để thay thế nước.
  • Hạn chế uống nước vào buổi tối, đặc biệt 2 tiếng trước khi đi ngủ không nên uống nước để tránh phải thức dậy để đi tiểu.

– Chế độ ăn uống

Người có dấu hiệu bàng quang tăng hoạt không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia do nó có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động thần kinh của bàng quang và làm tăng sản xuất nước tiểu.

Các loại đồ uống chứa caffein như trà, caffe, đồ uống có ga, các loại đồ ăn cay nóng, hoa quả chứa nhiều vitamin C cũng nên hạn chế, do các loại thực phẩm này có thể kích cơ thể gây tăng bài xuất nước tiểu, làm nặng hơn các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

☛ Đọc thêm bài viết: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì mới tốt?

Luyện tập đi tiểu theo giờ

Người bệnh nên đi tiểu theo đúng giờ đã lên lịch

Luyện tập đi tiểu theo giờ là một phần của phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt, phương pháp này sẽ giúp bạn tăng được khả năng kiểm soát hoạt động bàng quang, giảm thiểu được nhiều tình huống xấu hổ do bệnh gây ra.

Người bệnh nên xây dựng cho mình một lịch trình đi tiểu khoa học trong ngày, sao cho 2 lần đi tiểu liên tiếp nhau cần cách nhau khoảng 3 giờ. Hãy cố gắng luôn đi tiểu đúng giờ đã quy định ngay cả khi bạn không có cảm giác mót tiểu.

Nếu chưa đến thời gian đi tiểu mà bạn lại có cảm giác mót tiểu hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng các hoạt động yêu thích như chơi game, tán gẫu, hít thở sâu, đếm số từ 1-100,… cảm giác mót tiểu sẽ nhanh chóng qua đi khi các cơn co bóp bàng quang bất thường dừng lại.

Luyện tập bài tập Kegel

Bài tập Kegel là bài tập giúp nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu, rất thích hợp với người có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Đây cũng là bài tập được nhiều chuyên gia khuyên người bệnh bàng quang tăng hoạt nên luyện tập thường xuyên, kiên trì.

Bài tập Kegel giúp nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu

Cách thực hiện: 

– Đầu tiên bạn cần xác định đúng vị trí của nhóm cơ sàn chậu bằng cách thử dừng dòng nước tiểu khi bạn đang đi tiểu. Bạn sẽ cảm nhận được nhóm cơ sàn chậu co lại.

– Sau khi đã xác định được vị trí nhóm cơ sàn chậu, bạn luyện tập bài tập kegel theo các bước sau:

  • Thực hiện nằm ngửa trên sàn, co gối, hai bàn chân đặt trên sàn nhà.
  • Hai tay đặt trên bụng, thắt chặt nhóm cơ sàn chậu, từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn khoảng 5cm.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây.
  • Sau đó, thả lỏng các cơ, từ từ hạ mông xuống. Để các cơ thả lỏng trong khoảng 10 giây rồi tiếp tục thực hiện lại động tác.
  • Mỗi lần thực hiện động tác 10 lần, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

☛ Tham khảo thêm: Các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Có dấu hiệu bàng quang tăng hoạt khi nào cần đi khám?

Khám và điều trị sớm giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và công việc của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên sắp xếp đến các cơ sở y tế để khám và có phương án điều trị sớm, trong các trường hợp sau:

  • Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt khiến bạn bị hạn chế các hoạt động xã hội.
  • Thực hiện áp dụng các biện pháp luyện tập và thay đổi lối sống mà không thấy có hiệu quả.
  • Người bệnh có tiểu không tự chủ, nước tiểu rò rỉ tự nhiên, gây ướt quần người bệnh.
  • Người bệnh có các triệu chứng kèm theo như tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có lần máu.
  • Người lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bản thân, cần những lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn.
Khám và điều trị bàng quang tăng hoạt ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên, chính là một cách hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Vương Niệu Đan cải thiện nhanh chóng triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiện nay đang được nhiều người có triệu chứng bàng quang tăng hoạt lựa chọn sử dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt.

Vương Niệu Đan cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bang quang
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • Hòa Bình đã bình luận

    31/05/2022 10:32

    Giá 1 lọ Vương Niệu Đan là bao nhiêu?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      31/05/2022 10:33

      Chào Hòa Bình, Vương Niệu Đan có 2 loại: dạng hộp 20 viên giá 175.000đ/hộp và dạng lọ 80 viên giá 618.000đ/lọ Để mua sản phẩm anh có thể tìm mua tại ...[Xem thêm]
  • Hương Hoàng đã bình luận

    16/05/2022 11:18

    Tôi thấy mình có nhiều dấu hiệu của chứng bàng quang tăng hoạt. Tôi nên điều trị tình trạng này thế nào cho hiệu quả?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      16/05/2022 11:28

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Chừng bàng quang tăng hoạt có rất nhiều cách có thể giúp bạn điều trị hiệu quả tình trạng ...[Xem thêm]
  • Trần Hùng đã bình luận

    16/05/2022 10:45

    Gần đây tôi bị tình trạng tiểu nhiều về đêm kèm theo tiểu gấp không biết tôi có bị chứng bàng quang tăng hoạt không ạ? Xin chuyên gia tư ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      16/05/2022 11:13

      Chào bác Hùng, với những dấu hiệu quả bác thì đều là những triệu chứng điển hình của chứng bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên chỉ với những triệu chứng ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...