Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết!

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, trẻ thường xuyên đái dầm có phải là biểu hiện của bàng quang tăng hoạt? Đây chắc hẳn là câu hỏi nhiều phụ huynh thắc mắc khi bé gặp tình trạng này. Vậy đâu là cách nhận biết bàng quang tăng hoạt ở trẻ em, nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách điều trị thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Hệ tiết niệu của cơ thể có nhiệm vụ đào thải các độc chất và lượng nước dư thừa trong cơ thể ra ngoài môi trường qua nước tiểu. Trung bình mỗi ngày thận sẽ tạo ra khoảng 1-2 lít nước tiểu, nước tiểu được sản xuất tại thận sẽ theo niệu quản xuống bàng quang, đây là cơ quan chứa nước tiểu, khi ta đi tiểu nước tiểu sẽ được đẩy từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài.

Càng lớn số lần đi tiểu của trẻ càng giảm

Dung tích chứa nước tiểu ở bàng quang sẽ tăng dần theo sự phát triển của trẻ, cụ thể là:

  • Trẻ sơ sinh: 30-60 ml
  • Trẻ bú mẹ: 60-100 ml
  • Trẻ 5 tuổi: 100-200 ml
  • Trẻ 10 tuổi: 150-350 ml
  • Trẻ 15 tuổi: 200-400 ml

Ở trẻ nhỏ, do hệ thần kinh chưa phát triển toàn diện bàng quang sẽ tự động xả nước tiểu khi lượng nước tiểu chứa trong bàng quang đạt đến điểm mốc. Đối với trẻ lớn hơn, não sẽ bắt đầu nhận được tín hiệu khi bàng quang đầy nước tiểu và trẻ sẽ có phản xạ mót tiểu.

Phần lớn trẻ sau 3 tuổi có thể kiểm soát được hoạt động của cơ bàng quang, việc này cũng có thể khác nhau tùy từng trẻ và môi trường sống. Tuy nhiên, khoảng hơn 90% trẻ 5 tuổi có thể tự kiểm soát việc đi tiểu hàng ngày của bản thân.

Vậy bàng quang tăng hoạt ở trẻ em là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang thường xuyên co bóp, do bị kích thích một cách đột ngột không theo sự kiểm soát của cơ thể, các kích thích này xảy ra ngay cả khi lượng nước tiểu chứa trong bàng quang chưa đủ để tạo ra các kích thích bình thường. Tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể khiến trẻ gặp một loạt các triệu chứng như: mót tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đái dầm, tiểu són (tiểu không tự chủ).

Các dấu hiệu cảnh bảo bàng quang tăng hoạt ở trẻ

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang bị kích thích không theo sự kiểm soát của cơ thể, do vậy bệnh được đặc trưng bởi số lần và mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu ở trẻ. Các dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt ở trẻ mà bố mẹ có thể theo dõi như:

Tiểu nhiều lần

Tiểu nhiều lần có thể là biểu hiện của bàng quang tăng hoạt

Tùy theo độ tuổi mà số lần đi tiểu một ngày của trẻ sẽ khác nhau: trẻ sơ sinh 10-20 lần/ ngày, trẻ 5-6 tháng 10-15 lần/ngày, trẻ 1-2 tuổi 10 lần/ngày, trẻ 2-4 tuổi 7 lần/ngày, trẻ 4-5 tuổi 5-6 lần/ngày. Tùy theo từng độ tuổi của trẻ, nếu số lần đi tiểu của trẻ nhiều hơn so với bình thường, thậm trí có thể lên tới 30-40 lần/ngày, tình trạng này xảy ra liên tục trong khoảng 1 tuần, đây là dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang có biểu hiện đi tiểu nhiều.

Dấu hiệu tiểu nhiều lần thường dễ phát hiện ở trẻ có độ tuổi từ 3 tuổi trở nên, khi trẻ đã có thể tự đi tiểu, trẻ sơ sinh thường khó phát hiện tình trạng đi tiểu nhiều do phản xạ đi tiểu của trẻ chưa hoàn thiện.

☛ Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu nhận biết đi tiểu nhiều

Tiểu rắt

Tiểu rắt cũng là một dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ bị bàng quang tăng hoạt. Trẻ bị tiểu rắt thường có biểu hiệu đi tiểu nhiều lần, hai lần đi tiểu thường cách nhau rất gần thậm trí là vài phút, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thường ít, dòng nước tiểu yếu có thể ngắt quãng, trẻ thường không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu và thường buồn đi tiểu ngay sau đó.

Các kích thích thần kinh bất thường khiến trẻ có cảm giác buồn đi tiểu đột ngột và thường xuyên ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đạt ngưỡng gây kích thích, đây là nguyên nhân gây ra chứng tiểu rắt.

Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ

Bình thường, cơ thể chúng ta có thể kiểm soát được việc đi tiểu thông qua các tín hiệu thần kinh đóng mở cổ bàng quang, điều này giúp ngăn chặn các trường hợp đi tiểu không theo ý muốn.

Khi trẻ gặp tình trạng tiểu không tự chủ, trẻ thường có biểu hiện không kiểm soát được việc đi tiểu, nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách tự nhiên không theo sự kiểm soát của cơ thể, tình trạng này thường xảy ra khi trẻ ho, hắt hơi, hoặc khi vận động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục.

Tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt của trẻ, đặc biệt ở tuổi đến trường, triệu chứng này có thể khiến trẻ tự ti, căng thẳng và bị bạn bè trêu đùa.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu gấp

Tiểu gấp là một triệu chứng khá đặc trưng của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Tiểu gấp thể hiện mức độ cấp thiết của việc đi tiểu, trẻ thường có cảm giác cần đi tiểu khẩn cấp khi bàng quang có tín hiệu mót tiểu, nếu trẻ không đi tiểu kịp có thể có biểu hiện tiểu són, có nghĩa là có ít nước tiểu chảy ra khi trẻ không kịp đi tiểu.

Tiểu gấp xảy ra là do các kích thích thần kinh bàng quang xảy ra một cách bất thường, đột ngột không theo sự kiểm soát của cơ thể, gây ra cảm giác mót tiểu đột ngột và khẩn cấp.

Tiểu dầm

Trẻ lớn tiểu dầm khi ngủ là một dấu hiệu bất thường

Tiểu dầm là việc trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu trong khi ngủ say vào ban đêm. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, tiểu dầm có thể coi là một vấn đề sức khỏe bố mẹ cần lưu ý, do đây có thể là một biểu hiện của tình trạng bàng quang tăng hoạt, khiến trẻ không thể kiểm soát được hành động đi tiểu.

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ nhỏ, cụ thể là:

Căng thẳng về cảm xúc

Căng thẳng, sợ hãi khiến trẻ thường xuyên cảm thấy mót tiểu

Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu không tự chủ thường phản ánh tình trạng căng thẳng về thần kinh, cảm xúc mà trẻ đang gặp phải, có nghĩa trẻ đang phải chịu áp lực về tâm lý.

Tần suất đi tiểu của trẻ có thể tăng lên sau 1-2 ngày sau khi trẻ gặp các vấn đề gây căng thẳng hoặc khi phải thay đổi môi trường sống. Các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu són có thể thường xảy ra khi trẻ đang sợ hãi, lo lắng, lúc này thần kinh của trẻ trở nên căng thẳng và nhạy cảm hơn, ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.

Táo bón

Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài có thể có biểu hiện của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh của trực tràng cũng có nhiều sợi chi phối hoạt động của cơ bàng quang. Khi trẻ bị táo bón thường xuyên, phân táo ở trong trực tràng có thể gây kích thích thần kinh kéo theo bàng quang cũng bị kích thích gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Chế độ ăn uống

Nước có ga làm kích thích tăng tiết nước tiểu

Một chế độ ăn uống không hợp lý diễn ra thường xuyên có thể là nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở trẻ nhỏ. Do các chất có trong đồ ăn, nước uống có thể ảnh hưởng trước tiếp đến quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể.

Các loại đồ uống có ga, trà, cafe có chứa cafein có khả năng kích thích cơ thể tăng bài tiết nước tiểu gây ra các tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tình trạng này kéo dài có thể gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, đồ cay nóng,… cũng là yếu tố kích thích cơ thể tăng bài tiết nước tiểu, cần được chú ý ở trẻ nhỏ.

Các bệnh lý bàng quang

Các bệnh lý tại bàng quang gây ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan

Các bệnh lý tại bàng quang cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ nhỏ. Các nguyên nhân bệnh lý gây giảm thể tích bàng quang như u bàng quang, bàng quang bé bẩm sinh là nguyên nhân khiến thời gian làm đầy bàng quang ngắn hơn và trẻ phải thường xuyên đi tiểu hơn bình thường.

Ngoài ra, các viêm đường tiết niệu như viêm bàng quang, niêm niệu đạo ở trẻ nhỏ có thể gây ra các kích thích bàng quang bất thường gây tăng co bóp cơ bàng quang, hình thành nên các triệu chứng của bàng quang kích thích.

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ thường cảm thấy tự ti khi có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt không phải là một bệnh lý gây đe dọa tới tính mạng, tuy nhiên bị bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ, đồng thời có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

  • Tình trạng bàng quang thường xuyên bị kích thích, phải đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp,… có thể khiến trẻ bị mất tập trung trong học tập và sinh hoạt ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu kiến thức và kết quả học tập.
  • Trẻ đi tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu dầm thường dễ cảm thấy tự ti trước bạn bè, trở nên dè dặt ít nói, ngại ngùng khi tham gia vui chơi cùng các bạn, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.
  • Bàng quang tăng hoạt ở trẻ nam đang tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ sinh dục, gây rối loạn hệ thần kinh sinh dục và các chức năng sinh lý của cơ quan.

☛ Tham khảo thêm tại: Mức độ nguy hiểm của bệnh bàng quang tăng hoạt

Trẻ bị bàng quang tăng hoạt khi nào cần đi khám

Khi bố mẹ phát hiện trẻ có các biểu hiện của bàng quang tăng hoạt, cần áp dụng một số điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt của trẻ, nếu không có các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám bác sĩ chuyên khoa.

Khám chuyên khoa là cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh

Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm, cụ thể là:

  • Trẻ kêu đau, buốt khi đi tiểu.
  • Trẻ bị tiểu không tự chủ, tiểu ướt quần vào ban ngày.
  • Trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, thường xuyên khát, sút cân và thèm ăn.
  • Ngoài ra, nếu phụ huynh cảm thấy lo lắng về tình hình sức khỏe của con, có thể cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có biểu hiện bất thường để được giải đáp.

Trẻ có biểu hiện của hội chứng bàng quang tăng hoạt, khi đi khám tại cơ sở y tế thường sẽ khám theo uy trình sau:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh với những câu hỏi liên quan tới triệu chứng mà trẻ gặp phải như: số lần đi tiểu một ngày của trẻ, trẻ có tiểu ra quần không, mức độ cấp thiết của việc đi tiểu, màu sắc nước tiểu, các tiền sử bệnh lý và điều trị của trẻ, trẻ có bị táo bón thường xuyên không, chế độ ăn uống hàng ngày thế nào? Bố mẹ nên cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ.
  • Sau khi khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác được tình trạng mà trẻ đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm các cận lâm sàng như: niệu động học (đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, đo khối lượng và tốc độ dòng nước tiểu, đo áp lực trong bàng quang), đo điện thần kinh bàng quang, chụp Xquang hệ tiết niệu, nội soi bàng quang, xét nghiệm nước tiểu,…

Việc chẩn đoán trẻ có bị bàng quang tăng hoạt không sẽ được bác sĩ xác định sau khi tổng kết quá trình khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

Tùy theo từng nguyên nhân cũng như mức độ bàng quang tăng hoạt mà phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt sẽ khác nhau tùy từng trẻ, nên thực hiện điều trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ em hiệu quả hiện nay là:

Tránh căng thẳng, áp lực tâm lý

Bố mẹ nên cùng trẻ giải tỏa các căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, stress là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt, chính vì thế trong trường hợp này giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, lo lắng và sợ hãi chính là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Bố mẹ nên tâm sự với trẻ, khuyến khích trẻ chia sẻ những khó khăn trong học tập, cuộc sống và động viên, cùng trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. Những trẻ có biểu hiện bàng quang tăng hoạt do áp lực tâm lý thường khá nhạy cảm, chính vì trong quá trình dạy bảo con phụ huynh cũng nên nhẹ nhàng, không nên đặt nhiều áp lực lên con. Ngoài ra, bên cạnh thời gian học tập, bố mẹ nên chắc chắn rằng con có thời gian thư giãn, vui chơi mỗi ngày.

Đồng thời, phụ huynh nên trấn an rằng thể chất của con bạn là bình thường, trẻ không cần phải lo lắng về các triệu chứng tiểu tiện, nếu phụ huynh nhắc quá nhiều về các triệu chứng bất thường mà trẻ đang gặp phải, trẻ có thể trở nên căng thẳng và lo lắng hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống

Uống nước đúng cách hỗ trợ cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều

Trẻ có biểu hiện bàng quang tăng hoạt, bố mẹ nên lưu ý chế độ ăn uống của trẻ như sau:

  • Chế độ ăn hạn chế táo bón: chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thói quen đi đại tiện hàng ngày cho trẻ vào một giờ nhất định.
  • Không nên cho trẻ sử dụng các loại đồ uống có ga, cafe hoặc trà.
  • Hạn chế ăn quá nhiều hoa quả có chứa nhiều vitamin C.
  • Nên cho trẻ uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày theo cách: chia lượng nước uống thành nhiều lần, không nên uống quá nhiều nước trong một lần, uống từng ngụm nước nhỏ, nuốt chậm, trước khi ngủ 2 giờ không nên uống nước.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì mới tốt?

Luyện tập nhịn tiểu đúng phương pháp

Luyện tập nhịn tiểu giúp nâng cao khả năng kiểm soát bàng quang

Luyện tập nhịn tiểu được coi là một bước quan trọng trong phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp trẻ kiểm soát bàng quang được tốt hơn, và hạn chế các trường hợp tiểu không kiểm soát. Phương pháp này thích hợp với trẻ từ 5 tuổi trở nên, đồng thời bố mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ luyện tập.

Phụ huynh nên nhắc trẻ không nên đi tiểu ngay khi có cảm giác mót tiểu, hãy cố gắng nhịn qua cơn kích thích bàng quang, cảm giác mót tiểu sẽ nhanh chóng biến mất. Hai lần đi tiểu nên cách nhau khoảng 3 giờ, bố mẹ nên ghi lại nhật kí đi tiểu của con để có thể nắm bắt được thời gian con đi tiểu và theo dõi được diễn biến của bệnh.

Ngoài ra, vào buổi đêm có thể đặt đồng hồ báo thức để trẻ dậy đi tiểu, tránh tình trạng tiểu dầm.

Bố mẹ nên tạo sức khích lệ cho trẻ bằng lời khen, phần thưởng nhỏ nếu trẻ phối hợp tốt với việc luyện tập.

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Trường hợp cần dùng thuốc, tùy theo tình trạng bệnh lý và thể chất của trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc thật hợp lý. Các loại thuốc tây điều trị bàng quang tăng hoạt thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng Muscarinic là lựa chọn đầu tiên, chúng làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang gồm Tolterodine, Propiverine, Darifenacin, Fesoterodine, Oxybutynin, Solifenacin và Trospium … thường giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên chúng có một số tác dụng không mong muốn như khô miệng, khô mắt, táo bón…
  • Ngoài ra một số thuốc khác cũng được sử dụng như: mirabegron, flavoxate, thuốc chẹn alpha, hoặc tiêm botuliym toxin A vào thành bàng quang.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé. Vì điều này có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như làm cho tình trạng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Biện pháp kích thích thần kinh

Liệu pháp thần kinh được chỉ định trong các trường hợp nặng

Liệu pháp kích thích thần kinh có thể được áp dụng khi các phương pháp điều trị trên không cho hiệu quả.

Đây là phương pháp sử dụng một thiết bị nhỏ có khả năng phát ra xung điện, cấy dưới vùng da gần xương cụt của trẻ. Xung điện phát ra từ thiết  bị sẽ tác dộng vào hoạt động thần kinh của bàng quang, giúp kiểm soát quá trình co bóp của bàng quang.

Phương pháp này thường được chỉ định cho người lớn hơn là trẻ nhỏ, tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh tình an toàn và hiệu quả của phương pháp này đối với trẻ, đồng thời bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ cân nhắc kỹ càng trước khi chỉ định cho trẻ.

Vương Niệu Đan giúp cải thiện nhanh chóng bàng quang tăng hoạt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiện nay đang được nhiều người mắc bàng quang tăng hoạt lựa chọn sử dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bang quang
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu són tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Trẻ em thường dễ xuất hiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, đa phần nguyên nhân là do căng thẳng và áp lực tâm lý, chính vì thế bố mẹ nên quan tâm theo dõi con nhiều hơn, đồng thời động viên hỗ trợ con thực hiện các phương pháp cải thiện hành vi lối sống, giải tỏa tâm lý để nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng bệnh.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • Ngọc Hoa đã bình luận

    31/05/2022 10:59

    Vương Niệu Đan dùng được cho trẻ từ mấy tuổi?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      31/05/2022 11:02

      Chào chị Ngọc Hoa, Vương Niệu Đan là sản phẩm về bàng quang tăng hoạt với các thành phần từ thảo dược và dùng được cho trẻ từ 6 tuổi trở ...[Xem thêm]
  • Phạm My đã bình luận

    17/05/2022 16:28

    Con tôi dạo gần đây thường xuyên bị đái dầm ra quần, tôi nên xử lý thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/05/2022 16:51

      Chào chị, Với trình trạng cháu như vậy trước tiên chị cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của bé cho khoa học, nếu vẫn không đỡ chị cần ...[Xem thêm]
  • Bùi Thị Minh Hồng đã bình luận

    17/05/2022 16:08

    Con tôi 12 tuổi có sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan để điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt được hay không?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/05/2022 16:16

      Chào chị Hồng, Sản phẩm Vương Niệu Đan là sản phẩm về bàng quang tăng hoạt với các thành phần từ thảo dược và được sử dụng cho trẻ từ 6 ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...