Bàng quang suy yếu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều giữ một vai trò, chức năng quan trọng của riêng nó. Bàng quang cũng vậy, chúng là cơ quan giữ vị trí quan trọng trong hệ tiết niệu. Vai trò chủ yếu của bàng quang chính là lưu trữ và tống xuất nước tiểu ra cơ thể. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào bàng quang cũng khỏe mạnh. Có những lúc bàng quang suy yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Vậy bàng quang suy yếu là gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

Chức năng của bàng quang là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu chức năng của bàng quang đối với cơ thể để hiểu rõ hơn vai trò của nó. Bàng quang hay còn được gọi là bọng đái là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. Chúng hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau và có kiểm soát. Toàn bộ quá trình được điều phối bởi thần kinh trung ương và ngoại biên.

Vai trò lưu trữ nước tiểu

Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu từ hai quả thận tiết ra qua đường niệu quản. Hai niệu quản nối thông với bàng quang thông qua hai lỗ niệu quản tạo thành tam giác bàng quang. Thông thường, bàng quang chứa khoảng 250 – 350 ml nước tiểu sẽ có cảm giác buồn tiểu. Trung bình bàng quang có thể chứa được tới 500 ml nước tiểu mà không quá căng. Trường hợp bạn cố nín tiểu có thể khiến dung tích bàng quang tăng lên khá nhiều. Nếu bí tiểu xảy ra, bàng quang căng rất to và có thể chứa được vài lít nước tiểu.

Bàng quang có đặc điểm này dựa vào đặc tính nhầy – đàn hồi của bàng quang. Nhờ sự chi phối của hệ thần kinh chi phối nhịp nhàng hoạt động của các cơ bàng quang.

Vai trò tống xuất nước tiểu

Bàng quang có vai trò tống xuất nước tiểu ra ngoài cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Khi bàng quang đầy, các thụ thể chịu sức căng bề mặt của cơ bàng quang sẽ gửi tín hiệu tới não. Cơ thể nhận biết được bàng quang đầy và có nhu cầu đi tiểu. Sau khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang khiến thành bàng quang co lại, cơ thắt van ở gần niệu đạo thả lỏng dần và mở ra để nước tiểu chảy xuống, thoát ra ngoài cơ thể.

Các lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt. Cụ thể như sau:

  • Lớp cơ trơn: Chịu sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy, đây là cơ tống nước tiểu.
  • Cơ vòng trong cổ bàng quang và lỗ niệu đạo trong nhận sự chi phối thần kinh giao cảm có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Đối với nam giới, cơ này còn có tác dụng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.
  • Cơ vân ở vòng ngoài giúp đi tiểu theo ý muốn của bản thân.

Bàng quang giữ chức năng quan trọng trong hệ tiết niệu.

Thông tin hữu ích: Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu

Bàng quang suy yếu là gì? Nguyên nhân do đâu?

Bàng quang suy yếu là tình trạng bàng quang bị suy giảm chức năng. Khi đó, quá trình lưu trữ và tống xuất nước tiểu bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Bàng quang suy yếu khiến người bệnh đối mặt với các dấu hiệu như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu rắt, tiểu ra máu…

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chức năng của bàng quang bị suy yếu. Chế độ ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không lành mạnh khiến chức năng bàng quang suy giảm. Bên cạnh đó, mắc các bệnh lý về bàng quang là nguyên nhân phổ biến khiến chức năng của bàng quang suy yếu. Các bệnh lý về bàng quang thường gặp như:

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra do vi khuẩn có trong bàng quang. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng phổ biến như:

  • Nước tiểu có máu hoặc mùi hôi.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
  • Có cảm giác đi tiểu gấp.
  • Trẻ thường bị đái dầm vào ban ngày.

Viêm bàng quang là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng khá nghiêm trọng, thậm chí gây ra viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể giảm các biến chứng của bệnh.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co bóp không đúng thời điểm gây ra cảm giác đi tiểu đột ngột, tiểu gấp, nếu nhịn có thể gây són tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh tiểu gấp, tiểu són kèm tiểu nhiều lần, tiểu đêm…mà không tìm thấy nhiễm trùng hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.

Nguyên nhân gây bàng quang hiện nay vẫn chưa hiểu rõ hết. Tuy nhiên, các chuyên gia tìm ra các yếu tố nguy cơ gây bàng quang tăng hoạt như:

  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh xơ hóa tủy
  • Tổn thương tủy sống do chấn thương
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Bất thường trong bàng quang như khối u hoặc sỏi bàng quang.
  • Các tác động điều trị vùng tiểu khung..
Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có thể hình thành ở thận và đi xuống bàng quang. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi góc cạnh. Chúng có thể gây đau dữ dội nếu chặn dòng nước tiểu đến hoặc từ bàng quang. Khi sỏi tới bàng quang, những trường hợp sỏi nhỏ có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng với những sỏi lớn hơn, chúng nằm lại ở bàng quang và dầu tích tụ lớn, bám vào gây ra những cơn đau khó chịu.

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là ung thư xảy ra ở bàng quang, nguyên nhân gây ra đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt. Tuy nhiên, ung thư bàng quang có liên quan tới hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, tiếp xúc với hóa chất, nhiễm ký sinh trùng…

Triệu chứng của ung thư bàng quang rất khó nhận biết. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm kịp thời thăm khám và điều trị.

  • Cơ thể mệt mỏi, gầy sút, chán ăn.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu ra máu, đái ra máu từng đợt, đái ra máu đại thể, toàn bãi.
  • Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu.
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay cục máu đông.

Các dấu hiệu nhận biết chức năng bàng quang suy yếu

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo chức năng bàng quang suy yếu. Bạn hãy chú ý để phát hiện kịp thời và có biện pháp chăm sóc bàng quang đúng cách.

Đi tiểu nhiều lần

Bình thường, người trưởng thành có thể đi tiểu 6 – 8 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày được gọi là đi tiểu nhiều lần. Hãy để ý thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí bạn phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về chức năng của bàng quang.

Nếu thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần bất thường đừng nên chần chừ bỏ qua mà chủ động thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

Đi tiểu đau rát

Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau, nóng rát khó chịu là dấu hiệu điển hình cảnh báo bàng quang hoặc đường niệu đạo đang gặp vấn đề. Chức năng bàng quang bị suy yếu khiến người bệnh gặp phải hiện tượng tiểu khó, tiểu đau. Đừng nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này, hãy thăm khám càng sớm càng tốt để có cách cải thiện kịp thời.

Tiểu không tự chủ

Là tình trạng nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn tiểu không kiểm soát như nhiễm trùng, rối loạn cơ sàn chậu, do thuốc…Chức năng bàng quang suy yếu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu không có biện pháp khắc phục, tiểu không tự chủ gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bí tiểu

Bí tiểu là tình trạng nước tiểu không thể thoát ra khỏi bàng quang. Thông thường các nguyên nhân thường do tắc nghẽn hoặc ức chế hoạt động cơ bàng quang. Nếu không kịp thời thông tiểu hoặc bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ứ đọng nước tiểu dẫn tới viêm nhiễm. Thậm chí, nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng gây viêm thận, suy thận. Hãy đi khám ngay khi có triệu chứng để đảm bảo chức năng bàng quang hoạt động trơn tru nhé.

Đái dầm

Là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Phần lớn tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không tự khỏi khi lớn lên thậm chí tiến triển thành mãn tính. Đái dầm là một trong những biểu hiện của chức năng bàng quang suy yếu. Hãy thăm khám để tìm ra nguyên nhân và các phương pháp điều trị phù hợp.

Đi tiểu ra máu

Màu sắc của nước tiểu là đặc điểm nói lên tình trạng sức khỏe của bạn. Khi cơ thể có vấn đề, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng nhạt, đỏ sẫm thậm chí xuất hiện cục máu động. Có máu trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo bàng quang đang có vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư bàng quang…

Ngay khi nhận thấy sự khác lạ về màu sắc của nước tiểu, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đúng bệnh.

Nước tiểu nặng mùi

Nếu thấy nước tiểu có mùi khác lạ như mùi hương hơi ngọt hoặc hôi tanh…rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu (trong đó có bàng quang) đang gặp vấn đề và cần được chữa trị ngay.

Xuất hiện mủ trong nước tiểu

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt và trong. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng ở vị trí nào trong đường tiết niệu kể cả bàng quang sẽ xuất hiện tình trạng có mủ trong nước tiểu. Hãy chủ động thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu này nhé.

Hướng dẫn chăm sóc cải thiện sức khỏe bàng quang

Thực hiện lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe bàng quang.

Cần trang bị kiến thức để chăm sóc sức khỏe bàng quang cũng như các bộ phận khác. Điều này không chỉ giúp bàng quang hoạt động trơn tru mà còn ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh lý về bàng quang như bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang, ung thư bàng quang…Hãy lưu ý những điều sau đây để cải thiện sức khỏe của bàng quang nhé.

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Đủ nước sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh. Không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nước cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, giữ vùng kín khô ráo và tránh ẩm ướt. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm, không tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công bàng quang.
  • Không nhịn tiểu: Thói quen nhịn tiểu rất có hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang dần yếu đi và ảnh hưởng không tốt tới thận.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân gây áp lực lớn lên bàng quang, hãy kiểm soát cân nặng của bạn để hạn chế tác động xấu tới bàng quang.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hãy hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang như đồ ăn chứa nhiều đường, đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn mặn. Không nên uống rượu bia, các đồ uống có chứa caffein gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của bàng quang.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Hãy tập thể dục hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, kéo dài tuổi thọ. Để tăng cường sức khỏe bàng quang, bạn có thể thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, bài tập yoga…Các bài tập trên có tác dụng kiểm soát bàng quang hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu có sẵn các bệnh nền đặc biệt là các bệnh về bàng quang…hãy tuân thủ điều trị và thăm khám đúng hẹn.

Những thông tin trên đây đã chia sẻ giúp bạn đọc về chức năng của bàng quang. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân khiến bàng quang suy yếu và cách chăm sóc sức khỏe cho bàng quang. Hãy thực hiện một lối sống lành mạnh để chăm sóc và tăng cường sức khỏe cho bàng quang ngay từ hôm nay nhé.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...