Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đi tiểu là một cách giúp thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó khi bạn gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc tiểu tiện đều sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bạn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn hiện tượng bí tiểu và những thông tin khác liên quan đến tình trạng này bạn cần biết.

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là tình trạng bạn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng quá trình co bóp và giãn nở của bàng quang không xảy ra hoàn toàn làm nước tiểu trong bàng quang không được tống hết ra ngoài làm cho bạn luôn cảm thấy buồn tiểu và cần đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn tuổi cả ở nam giới và nữ giới đặc biệt là ở độ tổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên tỉ lệ mắc ở nam giời thường có xu hướng cao hơn. Theo thống kê chỉ ra rằng tình trạng bí tiểu ở nam giới cao gấp 8 – 10 lần so với nữ giới.

Tình trạng bí tiểu được chia làm 2 dạng đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.

  • Bí tiểu cấp tính: là hiện tượng bí tiểu xảy ra đột ngột. Người bệnh cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Người bệnh không được giải phóng nước tiểu kéo dài có thể ảnh hưởng tới tính mạng, cần đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Bí tiểu mãn tính: là hiện tượng bí tiểu xảy ra trong một khoảng thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng lên. Người bệnh đi tiểu được nhưng bàng quang không hết nước tiểu. Bí tiểu mãn tính không có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ ban đầu, nhiều người bệnh không để ý sẽ không phát hiện tình trạng bất thường. Bí tiểu mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách triệu chứng của bí tiểu

Đối với bí tiểu mãn tính thì thường trong khoảng thời gian đầu bạn sẽ không nhận ra biểu hiện gì một cách cụ thể. Và chỉ có thể nhận ra những triệu chứng khi tình trạng bí tiểu đã chuyển nặng.

Còn đối với bí tiểu cấp tính, bạn có thể nhận ra thông qua các triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Có cảm giác đau tức bụng dưới, bàng quang và vùng trước xương mu.
  • Bạn luôn có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không thể đi được.
  • Luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu kéo dài.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bí tiểu và để giúp điều trị tình trạng này hiệu quả thì điều đầu tiên cần xác định được nguyên nhân gây ra bí tiểu. Vậy bí tiểu có thể xuất hiện do những nguyên nhân có thể kể đến như sau.

Lực bóp bàng quang không đủ mạnh

Bàng quang khi chứa một lượng nước tiểu nhất định (khoảng 250ml-300ml) sẽ gây ra kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Tuy nhiên, nếu bị tình trạng bí tiểu thì nước tiểu ở bàng quang vượt quá mức trên nhưng không thể đi tiểu được nguyên nhân có thể do lực bóp của bàng quang không đủ mạnh. Nguyên nhân khiến lực bóp bàng quang không đủ mạnh có thể kể đến như:

  • Mất sự liện hệ với thệ thần kinh thực vật
  • Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mãn tính
  • Mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu

Các cơ vòng không giãn nở

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng bạn bị bí tiểu là do các cơ vòng không dãn nở nguyên có thể kể đến như sau:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật hay gặp trường hợp chấn thương cột sống
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
  • Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang

Tắc nghẽn niệu đạo

Từ các chấn thương cũ làm cho ống niệu đạo bị bít lại hoặc do viêm gây xơ hóa hay do sỏi. Làm nước tiểu khó được đẩy hết ra ngoài.

Do mắc bệnh viêm nhiễm nam, phụ khoa

Bí tiểu có thể xuất hiện do bạn bị mắc một số bệnh viêm nhiễm như sau:

  • Đối với nam giới mắc những bênh như: bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu…
  • Đối với nữ giới mắc các bệnh như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, u xơ tử cung, ung thư tử cung…

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình bạn sử dụng một số loại thuốc có thể gây nên tác dụng phụ gây nên tình trạng bí tiểu. Một số loại thuốc mà bạn cần có sự tư vấn của các bác sỹ có chuyên môn trước khi sử dụng như.

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc giảm đau có chứa Opioid

Các biến chứng của bí tiểu thường gặp

Nếu để tình trạng bí tiểu kéo dài sẽ khiến cho bạn gặp những biến chứng có thể xảy ra như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. Chứng bí tiểu khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tổn thương bàng quang. Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang trở nên căng cứng, nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương, trường hợp nghiêm trọng có thể làm bàng tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách.
  • Hại thận. Đôi khi chứng bí tiểu có thể làm cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào thận. Điều này được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.

Xem thêm: Bí tiểu người già do đâu? Cách cải thiện?

Khi nào cần đi gặp bác sỹ?

Khi bạn theo dõi thấy mình có những biểu hiện dưới đây thì bạn nên đi khám bác sỹ sớm để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng.

  • Cảm thấy phải đi tiểu thường xuyên, thường là trên 8 lần/ngày.
  • Rất khó khăn để đưa nước tiểu chảy ra.
  • Dòng nước tiểu yếu hoặc vừa mới bắt đầu và dừng lại.
  • Cảm giác buồn đi tiểu ngay sau khi vừa kết thúc đi tiểu.
  • Phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
  • Nước tiểu rò rỉ từ bàng quang suốt cả ngày.
  • Tiểu không kiểm soát hoặc tiểu gấp và không nhịn được tiểu.
  • Không biết khi nào bàng quang đầy.
  • Cảm giác khó chịu liên tục hoặc cảm giác căng ở vùng xương chậu và bụng dưới.

Cách chuẩn đoán bí tiểu

Khi bạn đến khám tại các cơ sở y tế thì bạn sẽ được các bác sỹ khám thông qua một số phương pháp như sau:

  • Khám thực thể: các bác sỹ sẽ thực hiện kiểm tra phần bụng dưới của bạn để xác định xem bàng quang của bạn có vấn đề gì hay không bằng cách vỗ nhẹ và vùng bụng dưới này.
  • Đo khoảng trống bàng quang: cách này bác sỹ sẽ sử dụng siêu âm, xét nghiệm để do lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.
  • Nội soi bàng quang: đây là cách khá phổ biến khi sử dụng một dụng cụ để soi bàng quang, bác sỹ sẽ nhìn vào bên trong niệu đạo và bàng quang xem có dậu hiệu gì bất thường không.
  • Chụp cắt lớp (CT): đây là phương pháp kết hợp vữa tia X và máy tính để tạo nên những hình ảnh để giúp bác sỹ có thể chuẩn đoán được nguyên nhân gây nên tình trạng bí tiếu.
  • Làm xét nghiệm niệu động học: cách này dùng để đo tốc độ thể tích nước tiểu, đo áp lực bàng quang cần thiết để đi tiểu và tốc độ dòng chảy.
  • Sử dụng điện cơ đồ: cách này là sử dụng các cảm biến để đo hoạt động điện của cơ và dây thần kinh trong và xung quanh bàng quang và cơ thắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, tốt nhất?

Những cách điều trị bí tiểu hiệu quả

Điều trị bí tiểu cấp tính

Với tình trạng bí tiểu cấp thì cần thoát nước tiểu ngay lập tức. Do đó bạn cần đến bệnh biện để cấp cứu. Tại đây bác sỹ sẽ dùng ống thông đặt vào bàng quang nhằm đưa nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang.

Một cách mà bạn có thể giúp bạn giải quyết tinh trạng bí tiểu cấp ngay tại nhà là bạn hãy ngồi vào trong bồn tắm đầy nước ấm để thư giãn cơ sàn chậu hoặc mở nước trong phòng tắm để kích thích dòng chảy của nước tiểu. Bạn cần đến ngay bệnh viện nếu khi ngâm tình trạng không cải thiện và cảm thấy bị đau.

Điều trị bí tiểu mãn tính

Để điều trị bí tiểu mãn tính hiệu quả cần phụ thuốc vào từng nguyên nhân gây ra. Với những nguyên nhân khác nhau sẽ có những cách điều trị phụ hợp.

Do hẹp niệu đạo thì bác sỹ có thể mở rộng niệu đạo bằng cách đặt ống stent vào vị trí niệu đạo bị hẹp để nước tiểu chảy ra được, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn.

Với những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm trùng thì bác sỹ sau khi khám xác định được nguyên nhân có thể kê một số lại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó kết hợp với dùng thuốc kháng sinh nhằm làm lành vết viêm nhiễm.

Còn đối với những bệnh u xơ thì có thể sử dụng thuốc uống nhằm làm giảm sự phát triển hoặc làm thu nhỏ kích thước làm hạn chế tình trạng bí tiểu. Ngoài ra nếu bệnh tình nặng có thể cần đến sự can thiệp băng phẫu thuật cắt bỏ.

Đối với nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc thì bạn cần trao đổi lại trực tiếp với các bác sỹ để có hướng sử dụng loại thuốc khác có tác dụng trị bệnh tương tự để điều trị bệnh, từ đó sẽ chấm dứt được tình trạng bí tiểu xảy ra.

Thông tin chi tiết: Các phương pháp điều trị bí tiểu

Những biện pháp phòng ngừa bí tiểu

Tuy có khả năng điều trị, nhưng việc phòng tránh vẫn được ưu tiên hơn hết. Một số biện pháp phòng bệnh bạn nên biết:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên vận động nâng cao sức khỏe.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền luyệt,… để có những biện pháp điều trị dứt điểm. Tránh để lại nguy cơ dẫn đến tình trạng bí tiểu.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bí tiểu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạn này mà có cách phòng tránh, phát hiện và điều trị kịp thơi.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...