Bí tiểu ở người già nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bí tiểu là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên tỷ lệ này ở người già là rất lớn. Vậy bí tiểu ở người già nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bí tiểu ở người già là gì?

Bí tiểu ở người già là tình trạng không đi tiểu được mặc dù bàng quang bị đầy và muốn đi tiểu hoặc tiểu được nhưng tiểu không hết, không làm trống được bàng quang ở người cao tuổi. Bí tiểu thường được chia làm 2 loại đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.

  • Bí tiểu cấp tính là tình trạng diễn ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, lúc này người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy.
  • Bí tiểu mãn tính là tình trạng diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian dài. Bí tiểu mãn tính vẫn có thể đi tiểu được nhưng không thể đẩy hết được nước tiểu ra khỏi bàng quang khi đi tiểu.

Tình trạng này gây nên rất nhiều những ảnh hưởng đối với người già, không những làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm suy giảm sức khỏe ở người lớn tuổi.

Bí tiểu ở người già có thể xác định thông qua những triệu chứng phổ biến như sau:

  • Luôn cảm thấy buồn tiểu mặc dù vừa đi tiểu xong
  • Thường xuyên phải đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều
  • Gây cảm giác căng tức ở bàng quang và bụng dưới vì chứa đầy nước tiểu

Tại sao người già bị bí tiểu?

Người già bị bí tiểu thường gặp khi hệ tiết niệu bị tổn thương hoặc do cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó liên quan. Cụ thể một số nguyên nhân dẫn đến bí tiểu ở người già có thể kể đến như:

Bàng quang co bóp không đủ mạnh

Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ kích thích thành bàng quang truyền tín hiệu lên vỏ não khiến bạn cần đi tiểu để đào thải nước tiểu ra ngoài. Khi buồn tiểu thì bàng quang sẽ co bóp để nước tiểu ra ngoài.

Sự co bóp của bàng quang không đủ mạnh thường xảy ra do sự mất kết nối với hệ dây thần kinh não bộ. Tổn thương này có thể gặp phải khi thành bàng quang bị xơ cứng, chấn thương cột sống,…Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu của bàng quang khiến người già bị bí tiểu.

Thông tin thêm cho bạn: Bí tiểu có nguy hiểm hay không?

Cổ bàng quang không giãn nở

Việc bàng quang hoạt động bình thường mà cơ vòng trong không giãn nở cũng gây tình trạng bí tiểu ở người cao tuổi. Các cơ vòng nhẵn của cổ bàng quang phải đảm bảo khả năng giãn nở khi cần thiết để lưu trữ và bài tiết nước tiểu bình thường. Khi cổ bàng quang không giãn nở do bị chai, viêm, biến dạng hoặc bị chèn ép sẽ cản trở hoạt động tiểu tiện của người già gây ra chứng bí tiểu.

Do viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến do có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi nấm, mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây tổn thương và viêm nhiễm bộ phận này.

Đường tiết niệu là nơi sản xuất và đào thải nước tiểu. Do đó khi chúng bị viêm thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện. Triệu chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu là tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, đau bụng dưới, đau thắt lưng.

Bệnh lý về tuyến tiền liệt

Ở nam giới cao tuổi, các bệnh về tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu.Tuyến tiền liệt là nơi sản xuất dịch trong tinh dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu. Chính vì thế khi mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm, phì đại, tăng sinh lành tính, ung thư,…gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo khiến hoạt động tiểu tiện bị rối loạn. Từ đó khiến cho nam giới cao tuổi khó đi tiểu.

Do mắc bệnh nam khoa, phụ khoa

Các bệnh nam khoa có thể là nguyên nhân dẫn tới bí tiểu ở nam giới cao tuổi, điển hình như hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, nhiễm trùng nấm men, bệnh lậu,… Các phản ứng sưng, viêm, tắc nghẽn niệu đạo gây cản trở sự bài tiết nước tiểu và dẫn đến bí tiểu ở người già. Ngoài ra các bệnh nam khoa còn gây ra triệu chứng đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt.

Bí tiểu ở nữ giới cao tuổi cũng có thể do bệnh phụ khoa. Cụ thể: viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung gây chèn ép lên bàng quang, niệu đạo gây khó khăn cho việc đi tiểu. Các bệnh phụ khoa còn gây ra triệu chứng ngứa âm đạo, dịch âm đạo ra nhiều và mùi hôi, đau rát vùng kín khi đi tiểu, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần nhưng không hết nước tiểu trong bàng quang,…

Do tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể gây bí tiểu ở người già, do tác động của chúng lên các chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể thần kinh, cholinergic và thụ thể muscarinic.

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng bí tiểu là:

  • Thuốc cường hệ adrenergic
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc trị cao huyết áp

Do rối loạn hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật là nơi kết nối với bàng quang và điều khiển hoạt động đi tiểu. Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn có thể là do chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, đái tháo đường,…khiến cho người già dễ mắc các chứng rối loạn tiểu tiện như bí tiểu.

Bí tiểu ở người già có nguy hiểm không?

Bí tiểu là tình trạng khá phổ biến đặc biệt đối với người cao tuổi. Đối với tình trạng bí tiểu cấp thì đây có gây đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng bí tiểu gấp khiến người già gặp phải tình trạng đau dữ dội do bàng quang bị căng ra do chứa đầy nước tiểu.

Còn đối với bí tiểu mãn tính nếu bạn để lâu không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng có thể gây nguy hiểm như sau:

  • Gây nhiễm trùng đường tiết niệu: do nước tiểu không được thải hết ra ngoài còn tồn đọng trong đường tiết niệu, đây sẽ là điều kiện khiến cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tổn thương bàng quang: khi bị bí tiểu khiến cho bàng quang luôn bị căng ra quá mức trong thời gian dài, về lâu dài sẽ khiến cho bàng quang bị tổn thương và không còn hoạt động được chính xác
  • Bị hư thận: khi bị bí tiểu khiến cho nước tiểu còn dư sau mỗi lần đi tiểu có thể tích tụ lại vào trào ngược vào thận, từ đó làm thận bị sưng lên và áp lực này sẽ làm hư thận nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy thận hoặc thận mãn tính
  • Dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ: trường hợp bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn có thể có trường hợp nước tiểu có thể bị rò rỉ ra ngoài hay còn gọi là tiểu không tự chủ.

>>> Xem thêm: Tiểu không kiểm soát ở người già nguyên nhân do đâu?

Cách điều trị bí tiểu ở người già an toàn

Như đã đề cập ở trên bí tiểu ở người già có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau nên để có thể điều trị bí tiểu hiệu quả cần tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo những cách dưới đây.

Với bí tiểu cấp tính cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để cấp cứu, tại đây các bác sỹ sẽ tiến hành đặt ống tiểu qua đường niệu đạo để giảm áp lực cho bàng quang và đưa nước tiểu ra ngoài.

Với bí tiểu mãn tính cần được điều trị các triệu chứng gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống ở người lớn tuổi. Một số phương pháp có thể kể đến như:

Đặt ống thông tiểu: Bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu để nhằm giúp thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Nong niệu đạo và đặt stent: Thủ thuật này được sử dụng để mở rộng lỗ hẹp niệu đạo, từ đó cho phép nước tiểu chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Nội soi: Phương pháp nội soi này được sử dụng để tìm và loại bỏi sỏi hoặc các vật thể lạ trong bàng quang, niệu đạo.

Sử dụng thuốc: Để điều trị bí tiểu mãn tính, bác sỹ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang. Có thể kể đến như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Cefuroxim…
  • Các loại thuốc làm cho cơ vòng niệu đạo và tuyến tiền liệt giãn ra, từ đó giúp nước tiểu được thải ra ngoài dễ hơn. Một một số loại thuốc như: Oxybutinine, Tolterodine,…
  • Thuốc giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt, để giảm tắc nghẽn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Một số loại thuốc như: Doxazosin, Tamsulosin, Finasteride,…

Phẫu thuật. Nếu thuốc và các liệu pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể cần thực hiện các thủ thuật phẫu thuật. Việc thực hiện thủ thuật nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Bạn có thể quan tâm: Các phương pháp điều trị bí tiểu nên biết

Bí tiểu ở người già khi nào cần gặp bác sỹ?

Với người già bị bí tiểu không nên chủ quan. Việc tiến hành điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên tiến hành thăm khám bác sĩ trong một số trường hợp sau:

  • Người cao tuổi bị bí tiểu đột ngột, căng tức, khó chịu khi đi tiểu.
  • Bệnh nhân gặp phải triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt.
  • Cảm thấy đâu tức bụng dưới.
  • Luôn có cảm giác buồn đi tiểu cho dù vừa đi tiểu xong.
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày và 2 lần vào ban đêm.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...