Bí tiểu có nguy hiểm hay không? Cách phòng tránh thế nào?

Bí tiểu có nguy hiểm hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và gửi đến chúng tôi trong thời gian qua. Vậy để tìm hiểu thêm về tình trạng bí tiểu này này cũng như giúp bạn có được câu trả lời thì các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là tình trạng bạn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc nếu đi tiểu được thì thường rất khó khăn, từ đó làm mất khả năng làm rỗng bàng quang. Bí tiểu thường có 2 dạng chính đó là: Bí tiểu cấp và bí tiểu mãn tính.

  • Bí tiểu cấp: đây là tình trạng người bệnh không thể đi tiểu được cho dù bàng quang bị căng đầy, đây là tình trạng cần phải cấp cứu nếu không sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
  • Bí tiểu mãn tính: đây là tình trạng người bệnh vẫn có thể đi tiểu được, nhưng với tình trạng này bạn thường sẽ khó khăn trong việc đi tiểu cũng như làm rỗng bàng quang. Trường hợp này bạn sẽ cần phải đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi chỉ tiểu được một lượng nhỏ, hoặc bạn sẽ gặp phải tình trạng vừa đi tiểu xong đã lại xuất hiện cảm giác buồn tiểu.

Những đối tượng thường bị bí tiểu?

Bất kỳ người nào cũng có thể bị bí tiểu, nhưng nhiều nhất ở nam giới trong độ tuổi trên 45 thông thường là do các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt và phổ biến nhất là phì đại tuyến tiền liệt.Theo một thống kế trong vòng 5 năm khoảng 1/10 nam giới trên 70 tuổi và gần 1/3 nam giới ở độ tuổi 80 sẽ bị bí tiểu.

Còn đối với phụ nữ tình trạng bí tiểu nếu như bàng quang của bị sa xuống hoặc là bị dịch chuyển khỏi vị trí bình thường, trường hợp này gọi là sa bàng quang. Bàng quang có thể bị dịch chuyển xuống hay bị kéo ra khỏi vị trí của nó do phần thấp của đại tràng sa xuống, trường hợp này được gọi là sa trực tràng. Ngoài ra, tình trạng bí tiểu cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Những đối tượng bị mắc các bệnh lý về thần kinh hoặc sự ảnh hưởng đến thần kinh gây cản trở chức năng của bàng quang cũng sẽ xuất hiện tình trạng bí tiểu và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào cả nam giới lẫn nữ giới.

Bí tiểu có nguy hiểm hay không?

Mỗi dạng bí tiểu khác nhau sẽ gây nên những ảnh hưởng khác nhau người mắc phải. Dó đó để tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Bí tiểu có nguy hiểm hay không?”, thì chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn từng dạng riêng như sau:

Đối với bí tiểu cấp tính

Bí tiểu cấp tính là một dạng bí tiểu khá nguy hiểm có thể sẽ gây đe dọa đến tính mạng của bạn nếu như không được cấp cứu kịp thời. Tình trạng này thường xảy ra khá đột ngột thường không kéo dài, lúc này người bệnh sẽ không thể đi tiểu được cho dù bàng quan đã đầy. Do vậy nếu bạn không nhanh chóng đi cấp cứu mà cứ để nước tiểu tích tụ trong bàng quang sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn dữ dội, kèm theo đau ngực, tăng huyết áp,… Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng bị sốc. Và nếu vẫn để tình trạng kéo dài, bí tiểu cấp tính có thể gây nên những biến chứng như suy thân, làm tổn thương bàng quang,… trường hợp xấu nhất có thể khiến vỡ bàng quang  và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Vì vậy mà  khi bị bí tiểu cấp tính cần phải được đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể. Tại đây các bác sỹ sẽ sử dụng một ống để đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài giải phóng áp lực cho bằng quang. Trong quá trình đưa nước tiểu ra khỏi bàng quang nhiều trường hợp sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và muối, dẫn đến tình trạng bị hạ huyết áp gây đe dọa đến tính mạng. Do đó trong quá trình thực hiện, các bác sỹ sẽ theo dõi quá trình nếu thấy cần thiết sẽ thực hiện bổ sung kịp thời.

Đối với bí tiểu mãn tính

Còn đối với bí tiểu mãn tính, tuy sẽ không gây ảnh hưởng nhanh như đối với bí tiểu cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời tình trạng sẽ ngày một nặng năng và sẽ gây nên những biến chứng lúc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Một số biến chứng nguy hiểm do bí tiểu mãn tính không được điều trị dứt điểm có thể kể đến như sau:

Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt

Bí tiếu mãn tính khiến bạn luôn có cảm giác buồn đi tiểu, và việc ra vào nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, tự ti, không thể hoàn thành tốt nhất công việc hàng ngày.

Còn đối với các cặp vợ chồng, bí tiểu khiến cuộc “yêu” trở nên khó khăn, thậm chí không mang lại được hưng phấn, khoái cảm trong chuyện chăn gối. Đặc biệt là đối với đàn ông dần sẽ mất đi hưng phấn gây thờ ơ với chuyện chăn gối.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong điều kiện bình thường, nước tiểu của chúng ta vô trùng và dòng nước tiểu có thể ngăn vi khuẩn lây nhiễm qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi bàng quang của bạn không hoàn toàn hết nước tiếu, khi đó nước tiểu bị ứ đọng lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và lây nhiễm sang đường tiết niệu.

Nếu bị nhiễm trùng bàng quang, người bệnh sẽ thấy đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu buốt và ra máu. Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn và nôn, run, đau lưng. Nếu niệu đạo bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ bị tiểu buốt và chảy mủ từ niệu đạo.

Teo thành bàng quang

Thành bàng quang đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi tiểu. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não. Khi nhận được tín hiệu này, não sẽ gửi lệnh tới bàng quang để co bóp và làm giãn cơ vòng. Sau đó, nước tiểu chảy qua niệu đạo và ra khỏi cơ thể. Khi các cơ đẩy bàng quang hoạt động kém sẽ bị teo, gây ra tình trạng són tiểu. Là tình trạng xảy ra nước tiểu són ra không tự chủ, tình trạng này xảy ra kể cả khi hắt hơi, ho, làm việc nặng, …

Thông tin thêm cho bạn: Bàng quang thành mỏng có sao không?

Hình thành túi thừa bàng quang

Bí tiểu khiến nước tiểu bị ứ lại làm tăng áp lực lên bàng quang. Theo thời gian, điều này dẫn đến sự hình thành của các túi thừa. Các túi thừa này có thành chỉ gồm niêm mạc và huyết thanh, chúng không có các lớp cơ và cổ của lưới túi rất hẹp. Do đó, nước tiểu luôn bị ứ đọng ở các túi thừa này, lâu dần có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiết niệu, u bàng quang, bí tiểu cấp tính, sỏi bàng quang,…

Thận hư

Đường tiết niệu của chúng ta được thiết kế để nước tiểu có thể đi từ thận, qua niệu quản, đến bàng quang và ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Khi bị bí tiểu, bạn không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn và khiến nước tiểu bị ứ đọng từ đó có thể làm nược nước tiểu này chảy ngược trở lại thận. Nó khiến thận tích nước gây viêm nhiễm, thậm chí một số trường hợp có thể dẫn đến thận hư hay suy thận mãn tính.

Tổn thương bàng quang

Bình thường, bàng quang có thể chứa 250 đến 300 ml nước tiểu trước khi thải ra ngoài. Tuy nhiên, với tình trạng bí tiểu, bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi không có nước trong bàng quang. Điều này lâu dần gây áp lực lên bàng quang nhiều hơn, dẫn đến bàng quang bị mất chức năng từ đó gây khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu. Tình trạng này lâu dần sẽ gây ra sỏi trong bàng quang, thậm chí trong một số trường hợp có thể gây vỡ bàng quang.

Cách chuẩn đoán chứng bí tiểu thế nào?

Đối với bí tiểu cấp tính, các dấu hiệu thường rất rõ ràng. Các dấu hiệu bản có thể gặp là cảm thấy vô cùng khó chịu, không thể đi tiểu và bàng quang trong tình trạng căng phồng. Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng bệnh của bạn thế nào thì các bác sỹ có thể sẽ cần đến những phương pháp như sau:

  • Khám sức khỏe: bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra bụng dưới của bạn sẽ xác định xem bàng quang có bị phình to hay không bằng cách gõ vào vùng bụng dưới.
  • Đo lượng nước tiểu còn lại sau khi đi tiểu: Với xét nghiệm này sẽ đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Bác sỹ thường sẽ sử dụng một ống thông để đo khoảng trống trong bàng quang sau khi gây tê cục bộ.
  • Nội soi bàng quang: Với một dụng cụ gọi là ống soi bàng quang, bác sỹ sẽ kiểm tra bên trong niệu đạo và bàng quang để tìm những bất thường.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sự kết hợp giữa tia X và công nghệ máy tính tạo ra những hình ảnh có thể hiển thị những như: sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, khối u, chấn thương do chấn thương, vết thương, sẹo và u nang
  • Điện cơ: sử dụng các cảm biến đặc biệt để đo hoạt động điện của các cơ và dây thần kinh trong và xung quanh bàng quang và cơ vòng.

Cách phòng tránh bí tiểu

Tuy có khả năng điều trị, nhưng việc phòng tránh vẫn được ưu tiên hơn hết. Một số biện pháp phòng bệnh bạn nên biết:

Không nên nhịn tiểu

Nhiều người có thói quen nhịn tiểu cho đến khi không nhịn được nữa mới đi vệ sinh. Tuy nhiên, đây là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Việc nước tiểu thường xuyên bị giữ trong bàng quang có thể làm giãn và bào mòn các cơ bàng quang, hơn nữa nếu nước tiểu đọng lại lâu trong bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây bí tiểu. Do đó, ngay khi cảm thấy muốn đi tiểu, hãy cố gắng đi tiểu ngay.

Tạo thói quen tập thể dục

Tập thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiết niệu, từ đó giúp ngăn ngừa bí tiểu. Do đó mỗi ngày, bạn hãy cố gằng dành từ 30 – 45 phút để tập thể dục thể thao.

Có chế độ ăn uống khoa học

Bạn cần có một chế độ ăn khoa học với nhiều rau xanh, trái cây tươi bởi những thực phẩm này sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ cũng như vitamin giúp tác động tích cực lên bàng quang từ đó sẽ giúp hạn chế được tình trạng bí tiểu xuất hiện. Ngoài ra trong bữa ăn hàng ngày bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu protein, vitamin C, omega-3,….

Đồng thời bạn cũng cần bổ sung đầy đủ lượng nước trong cơ thể, bởi nước sẽ giúp cơ thể dễ dang loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể từ đó giúp hạn chế được tình trạng bí tiểu xảy ra. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống đủ từ 1.5 đến 2 lít nước một ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì?

Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,… để có những biện pháp điều trị dứt điểm. Từ đó có thể những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu. Ngoài ra bạn cũng tuân thủ, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra và hạn chế biến chứng.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...