Bí tiểu cấp - Nguyên nhân và cách điều trị bạn nên biết

Bí tiểu cấp là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai cả nam giới và nữ giới, hiện tượng này có tỉ lệ mắc nhiều hơn đối với người lớn tuổi. Bí tiểu cấp gây nên rất nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cho người mắc phải nếu như không được xử lý đúng cách và kịp thời. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý bí tiểu cấp chính xác nhất.

Bí tiểu cấp là gì?

Bí tiểu cấp (AUR) là hiện tượng người bệnh đột ngột rơi vào tình trạng không thể đi tiểu được hoặc trong trường hợp cố rặn thì cũng chỉ đi được một ít mặc dù lúc này trong bàng quang đã đầy và gây cảm giác căng tức. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt rất hay gặp với người trên 60 tuổi.

Bình thường, khi bàng quang chứa khoảng từ 250-300ml là sẽ xuất hiện kích thích báo hiệu cho bạn buồn tiểu và cần đi tiểu. Nhưng đối với người bị mắc tình trạng bí tiểu cấp thì họ thường không hoặc khó khăn trong việc đi tiểu. Do đó nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây nên những nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bí tiểu là gì?

Biểu hiện của bí tiểu cấp

Bí tiểu cấp thông thường có những biểu hiện như sau:

  • Khi bị bí tiểu cấp thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt vì có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc khó đi tiểu.
  • Thấy xuất hiện cảm giác đau, rát  bàng quang.
  • Thường rất khó khăn trong việc đi tiểu hoặc nếu đi tiểu được thì dòng chảy yếu.
  • Có cảm giác căng tức vùng xương chậu và vùng bụng dưới.

Nếu bạn thấy những biểu hiện trên thì bạn hãy nhanh chóng đi đến các cơ sở ý tế được được cấp cứu và xử lý kịp thời. Bởi đã rất nhiều trường hợp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới việc bị vỡ bàng quang, khiến cho nước tiểu bị tràn vào khoang bụng gây viêm nhiễm. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời rất dễ gây tử vong.

Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều ở nữ giới dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bí tiểu cấp

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bị tiểu cấp. Một số nguyên nhân phổ biến các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Do bàng quang co bóp không đủ mạnh

Bàng quang co bóp không đủ mạnh là nguyên nhân đầu tiên và khá phổ biến dẫn đến tình trạng bị bí tiểu gấp. Bàng quang không co bóp đủ mạnh có nguyên nhân do sự mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động tiểu tiện hoặc là do những nguyên nhân như chấn thương cột sống, vỡ xương chậu hay một số bệnh lý về bàng quang (như viêm bàng quang cấp, viêm mãn tính, sỏi bàng quang, xơ viêm bàng quang mãn tính,…).

Do bị tắc dòng tiểu

Một nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng bí tiểu cấp có thể kể đến là tình trạng đường tiểu bị tắc khiến làm ngăn chặn dòng nước tiểu chảy từ bàng quang vào niệu đạo ra ngoài cơ thể. Vấn đề này có thể xuất hiện là do:

  • Do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) ở nam giới gây chèn ép niệu đạo.
  • Do tình trạng sa bàng quang ở nữ giới.
  • Sỏi đường tiết niệu cũng khiến cho dòng tiểu bị tắc, làm cản trở quá trình đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể.
  • Viêm tuyến tiền liệt do bị nhiễm khuẩn làm tuyến này bị sưng gây chèn ép lên niệu đạo, làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu.

Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt có nguy hiểm không?

Do tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng bí tiểu cấp có thể xuất hiện do dụng phụ của một số loại thuốc gây nên. Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng bí tiểu cấp có thể kể đến như: thuốc chống co thắt, thuốc giãn cơ, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng cholinergics, thuốc kháng histamon hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng,…. Do đó trong quá trình bạn sử dụng những loại thuốc này để chữa các bệnh liên quan thì những thuốc này khi đi vào cơ thể có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của bàng quang, từ đó gây nên tình trạng bí tiểu cấp xuất hiện.

Do vấn đề thần kinh

Thông thường não sẽ chỉ đạo khiến truyền tín hiệu cho bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu và niệu đạo mở ra khi trong bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định. Lúc này cơ trơn của bàng quang sẽ tiến hành co bóp để đẩy nước tiểu quá niệu đạo và ra ngoài. Tuy nhiên vì một vấn đề gì đó khiến cho quá trình tiếp nhận thông tin từ não cho các cơ quan trên có vần đề, từ đó gây nền tình trạng bí tiểu cấp. Vấn đề này xuất hiện là như nhau đối với nam giới và nữ giới.

Tình trạng bí tiểu cấp do vấn đề thần kinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý như sau: đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống, có khối u chèn ép lên đĩa đệm gây tổn thương dây thần kinh,….

Cách chuẩn đoán bí tiểu cấp

Để chuẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bí tiểu cấp ở bạn thì các bác sỹ sẽ thực hiện lần lượt những các bước sau đây:

Hỏi thăm về tiểu sử bệnh

Tại đây các bác sỹ sẽ hỏi bạn về một vài thông tin như tiền sử bí tiểu, ung thư tuyến tiền liệt, có thực hiện phẫu thuật hay xạ trị trước đó hay không? Ngoài ra, bạn cũng được hỏi xem bí tiểu có xuất hiện kèm tình trạng đi tiểu ra máu, tiểu nhiều, sốt, đau lưng, hoặc phát ban hay không?  Cuối cùng thì các bác sỹ sẽ hỏi trong thời gian gần đó bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không?

Khám trực tiếp

Bác sỹ sau khi hỏi thăm tình hình để có cái nhìn tổng quát thì tiếp theo họ sẽ thực hiện các biện pháp khám trực tiếp như:

  • Khám vùng bụng dưới: cầu bàng quang có thể được sờ thấy. Và việc sờ nắn xương mu sâu sẽ gây cảm giác khó chịu muốn đi tiểu từ đó bác sỹ có thể đánh giá phần nào bệnh tình.
  • Khám trực tràng: khám trực tràng được thực hiện ở cả nam giới và phụ nữ, để đánh cảm giác cơ đáy chậu và trương lực cơ vòng hậu môn, tuyến tiền liệt.
  • Khám vùng chậu: thông thường vùng chậu này phụ nữ bị bí tiểu cấp sẽ được thực hiện khám kỹ để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân.
  • Khám thần kinh: việc khám thần kinh cũng sẽ được thưc hiện rất chi tiết bao gồm việc đánh giá về sức cơ, cảm giác, phản xạ và trương lực cơ.
  • Kiểm tra thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang: trường hợp nghi ngờ bí tiểu cấp có thể bác sỹ sẽ thực hiện đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang thông qua việc siêu âm hoặc đặt ống thông niệu đạo.

Cách điều trị bí tiểu cấp bạn nên biết

Tình trạng bí tiểu cấp có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như có thể gây nên những nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Dó đó bạn cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị sớm. Một số cách mà bác sỹ hay dùng để xử lý bí tiểu gấp bạn có thể tham khảo dưới đây:

Điều trị cấp cứu

Bí tiểu cấp thường xuất hiện gây nên những khó chịu, gây đau nhức dữ dỗi cho người mắc phải, do đó bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ thực hiện cấp cứu kịp thời, bằng cách giúp thông tiểu và dẫn nước tiểu ra ngoài. Lúc này các bác sỹ sẽ sử dụng những dụng cụ y tế chuyên dụng để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang , ống này gọi là ống sonde. Ống này được sử dụng để đặt qua niệu đạo hoặc được đặt trực tiếp vào bàng quang nến niệu đạo bị hẹp khiến ống sonde không đi quan được. Đây là cách để giúp làm bớt khó chịu cũng như đau nhức tức thì.

Thông thường thì người bệnh có thể được điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn việc chăm sóc các ống thông, đổ túi đựng nước tiểu và theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày. Còn trong những trường hợp có xuất hiện nhiễm trùng thì sẽ được chỉ định nằm viện để tiện trong việc xử lý.

Điều trị bằng thuốc

Cách điều trị bí tiểu cấp cũng được sử dụng khá phổ biến đó là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giúp điều trị bí tiểu cấp tính mà hay được các bác sỹ sử dụng có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc chẹn alpha: thuốc này làm giám sự tắc nghẽn do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt gây ra băng cách làm giãn các cơ trơn ở cổ bàng quang và vỏ bao tuyến tiền liệt. Một số loại thuốc được sử dụng trong nhóm này có thể kể đến như: tamsulosin, alfuzosin,…
  • Nhóm thuốc làm ức chế reductase 5-alpha: thuốc này giúp phong tỏa chọn lọc việc chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, điều này sẽ giúp làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu cấp.

>>> Tham khảo thêm: Cách chữa bí tiểu hiệu quả bằng thuốc nam

Thực hiện phẫu thuật

Cách cuối cùng cũng là cách hiệu quả cũng như triệt để nhất trong việc điều trị bí tiểu cấp đó là thực hiện phẫu thuật. Việc thực hiện phẫu thuật cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt là cách giúp điều trị tình trạng bí tiểu cấp hiệu quả đặt 85%-90%. Tất cả các trường hơp phẫu thuật đều phải thực hiện đánh giá niệu động học, để xác định chính xác nguyên nhân bí tiểu cấp do tắc nghẽn dòng ra hay bàng quang co bóp yếu. Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất, mặc dù hiện có nhiều phương pháp điều trị khác.

Một trong những phương pháp đó là việc đặt stent niệu đạo giúp cải thiện dòng tiểu nhưng với cách này thì có thể gây nên những biến chứng có thể xảy ra như stent di chuyển, nhiễm trùng, sỏi… Phương pháp đặt stent này thông thường chỉ dành cho việc điều trị tạm thời do có một số nguyên nhân nào đó mà người bệnh không sử dụng phương pháp phẫu thuật được.

Ngoài ra còn có một số thủ thuật khác cũng có thể hỗ trợ khắc phục bí tiểu cấp mà không cần đến phẫu thuật như dùng laser để phá hủy tắc nghẽn. Đây cũng là một cách đáng chú ý bạn cũng nên biết.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng cách điều trị chứng bí tiểu cấp để bạn tham khảo, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn chính xác và có quyết định đi khám kịp thời tránh được những biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống.

Thông tin hữu ích cho bạn: Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì?

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...