Tiểu buốt ở nữ giới - Coi chừng nguy hiểm!

Rất nhiều chị em than phiền rằng họ thường xuyên bị chứng tiểu buốt “hành hạ”. Thực tế, tiểu buốt kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không có cách cải thiện sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như tâm lý của phụ nữ. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tiểu buốt ở nữ  ngay tại nhà nhé.

Tiểu buốt ở nữ là gì?

Tiểu buốt ở nữ được mô tả là triệu chứng nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nam giới và mọi lứa tuổi.

Một số biểu hiện dễ nhận thấy như đau buốt cơ quan sinh dục mỗi lần đi tiểu tiện, niệu đạo thường xuyên rơi vào tình trạng nóng rát. Trong ngày người bệnh đi tiểu tiện với tần suất nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu mỗi lần tương đối ít.

Nguyên nhân khiến tiểu buốt gặp phổ biến ở nữ giới hơn do với nam giới bởi cấu tạo cơ thể có phần khác biệt. Kích thước niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới và có vị trí gần hậu môn. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng nhập nhập và lây lan dẫn tới viêm nhiễm.

Nữ giới bị đi tiểu buốt do đâu?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nữ giới, trong đó bác sĩ thường chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc tác động từ bên ngoài tưởng chừng như vô hại nhưng có thể là lý do gây tiểu buốt ở nữ giới. Một số nguyên nhân đề cập tới như:

  • Thói quen nhịn tiểu: Nhịn tiểu trong vòng 6 giờ trở lên làm tăng nguy cơ tiểu buốt. Khi nhịn tiểu quá lâu, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bàng quang gây bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu buốt, thói quen này tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và gây ra tiểu buốt.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu khiến không ít chị em phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Mãn kinh: Theo nghiên cứu, khi tới độ tuổi mãn kinh, cơ thể sản xuất hormone estrogen giảm mạnh khiến độ pH âm đạo thay đổi, khiến sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo thay đổi, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em phải đối mặt với cảm giác tiểu buốt mỗi lần đi tiểu.
  • Mang thai: Bà bầu có nguy cơ gặp phải hiện tượng đi tiểu buốt do cơ thể người mẹ sản sinh ra hormone HCG tăng cường đào thải gây cảm giác muốn đi tiểu, từ đó sinh ra chứng tiểu buốt. Mặt khác, thai nhi ngày càng phát triển làm tăng áp lực lên bàng quang của người mẹ khiến không ít chị em gặp phải chứng tiểu buốt, muốn đi tiểu mặc dù bàng quang không chứa nước tiểu.
  • Dùng băng vệ sinh không đúng cách: Lựa chọn băng vệ sinh kém chất lượng, sử dụng trong thời gian dài mà không thay là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ gây ra tiểu buốt.
  • Nguyên nhân khác: Mặc quần áo chật, nóng trong, tác dụng phụ của thuốc điều trị… cũng khiến không ít chị em phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt khá khó chịu này.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể gây ra chứng tiểu buốt ở nữ giới.

Nguyên nhân bệnh lý

Thực tế, tiểu buốt còn xem là “hồi chuông” cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe cần được phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra chứng tiểu buốt:

Bệnh lậu

Nếu bị tiểu buốt bạn không thể loại trừ khả năng mắc bệnh lậu. Sau khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ người khác, sau từ 3 – 5 ngày chị em có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, khí hư có mùi hôi khó chịu. Một số dấu hiệu khác nhận biết bệnh lý như:

  • Nước tiểu có kèm mủ đặc màu vàng.
  • Khí hư có màu vàng, xanh và mùi hôi.
  • Bụng dưới đau lâm râm, đau vùng hố chậu hoặc hạ vị.
  • Ngứa rát vùng kín.
  • Buồn nôn, có thể kèm sốt.

Để nhận biết chính xác bệnh tốt nhất bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ. Do cấu tạo cơ thể của chị em phụ nữ đặc biệt hơn, niệu đạo ngắn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới và có vị trí gần hậu môn nên dễ dàng bị các loại vi khuẩn xâm nhập, lây lan gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn có dấu hiệu điển hình là cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu. Nặng hơn sẽ thấy có dịch chảy ra từ niệu đạo và có cảm giác bỏng rát. Các dấu hiệu khác kèm theo phải kể tới như:

  • Ra nhiều khí hư bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Vùng kín ngứa rát và sưng tấy.
  • Đau bụng dưới, đau mạnh mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Sốt nhẹ.

Các triệu chứng khác có thể gặp như đi tiểu nhiều, nước tiểu đục hoặc nhuốm máu, sốt, nước tiểu có mùi hôi, vùng lưng và hông đau…

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, niệu đạo cũng có thể khiến chị em bị tiểu buốt. Các viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, cọ xát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Để nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó.
  • Nước tiểu đục, có mủ hoặc màu hồng, có lẫn máu.
  • Đau ở thận hoặc đau mỗi khi gắng sức.
  • Nếu thận bị viêm nhiễm có thể gây buồn nôn, sốt.
  • Nếu ở viêm bàng quang gây bí tiểu, đau ở bàng quang mỗi khi ấn vào.

Viêm âm đạo

Khi âm đạo bị viêm nhiễm có thể gây ra các vết trợt loét, khi vết loét tiếp xúc với nước tiểu gây ra cảm giác rát buốt ở nữ giới. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Ra khí hư bất thường và có màu lạ.
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ.
  • Ngứa ngáy hoặc xuất huyết âm đạo.
  • Chảy máu âm đạo (thường nhẹ)

U nang buồng trứng

Tiểu tiện bất thường như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng ở phụ nữ. Nguyên nhân là do khối u phát triển trên một hoặc hai buồng trứng chèn ép lên bàng quang dẫn tới các vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Các triệu chứng khác giúp bạn nhận biết bệnh như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau trong thời gian hành kinh.
  • Ngực căng tức.
  • Đau âm ỉ vùng thắt lưng.

Viêm bàng quang kẽ

Tiểu buốt ở phụ nữ là do bệnh gì? Nó có thể là bạn đang bị viêm bàng quang kẽ – một tình trạng mạn tính gây áp lực và đau bàng quang. Nó đi kèm với các triệu chứng khác ở dường tiết niệu trong hơn 6 tuần mà không do nhiễm trùng hay nguyên nhân nào rõ ràng.

Các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh như:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau ở âm hộ hoặc âm đạo.
  • Tiểu thường xuyên nhưng lượng nước nhỏ giọt.

Tiểu buốt ở phụ nữ có nguy hiểm hay không?

Như phân tích ở trên, tiểu buốt ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì không quá lo ngại, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen, lối sống… tình trạng sẽ dần cải thiện. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp tiểu buốt do căn nguyên từ các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không phát hiện sớm, thăm khám và điều trị đúng cách gây ra vô số phiền toái như:

  • Cảm giác khó chịu: Mỗi lần đi tiểu có cảm giác buốt rát khiến bạn vô cùng khổ sở, khó chịu. Nếu không có cách khắc phục thậm chí khiến nhiều chị em có cảm giác sợ hãi mỗi khi đi tiểu, nhịn tiểu lâu hơn khiến tiểu buốt càng trở nên tồi tệ. Và một vòng luẩn quẩn như vậy không có hồi kết.
  • Ảnh hưởng đời sống tình dục: Tiểu buốt kéo dài làm giảm sức khỏe sinh lý ở vùng kín, khiến nhiều chị em tự ti, e ngại với bạn tình, ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Về lâu dài ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng, gây sứt mẻ tình cảm.
  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Tiểu buốt còn có thể gây ra bệnh lý viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Biến chứng nguy hiểm về sức khỏe: Tiểu buốt xuất phát từ các bệnh lý nếu không được chữa trị kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, như bệnh đường tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận như viêm thận, suy thận…

Tiểu buốt kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chị em.

Do đó, chị em hãy đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau buốt khi đi tiểu nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế khó chịu và các biến chứng có thể xảy ra.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tiểu buốt ở phụ nữ khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra liên tục trong thời gian dài mà không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, tìm nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả.

  • Tiểu ra máu, thường có màu hồng, nâu hoặc đỏ.
  • Đau hông hoặc lưng.
  • Cơn đau kéo dài hơn 24 giờ.
  • Tiết dịch bất thường ở âm đạo.
  • Sốt, nếu sốt trên 39 độ C cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo mắc bệnh gì?

Bật mí cách chữa tiểu buốt tại nhà cho nữ

Không thể phủ nhận rằng chứng tiểu buốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, tâm lý cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Việc thăm khám sớm, điều trị đúng mang ý nghĩa rất quan trọng. Chúng ta nên chủ động đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây tiểu buốt sẽ có phương án điều trị thích hợp.

Đối với chứng tiểu buốt do yếu tố sinh lý, như nóng trong hay mang thai bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng. Người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, quan tâm tới vấn đề vệ sinh vùng kín nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nếu có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, chứng tiểu buốt sẽ dần cải thiện và không gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý cũng như cuộc sống của bạn.

Đối với chị em bị chứng tiểu buốt do bệnh lý gây ra, các bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe thường xuyên và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tiểu buốt do các bệnh lý viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê nhóm thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nhóm thuốc giảm đau hoặc giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang… Đây là nhóm thuốc có kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể. Sử dụng thuốc tây điều trị phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ để tạm ngưng sử dụng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Bên cạnh đó, để cải thiện tiểu buốt bạn có thể áp dụng một số mẹo tạo nhà như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Uống nhiều nước lọc, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không uống bia rượu, các chất kích thích.
  • Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ nhằm hạn chế vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công gây viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục an toàn tránh lây lan các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Không mặc quần áo quá chật, giữ cho vùng kín khô thoáng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10+ loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Mẹo dân gian

Dùng bí xanh:

Bí xanh hay còn gọi là bí đao, có vị ngọt nhạt, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Để cải thiện chứng tiểu buốt bạn thực hiện như sau:

  • Lấy 250g bí xanh, gọt vỏ và bỏ ruột, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Đem xay nhuyễn bí đao cùng 150ml nước đun sôi để nguội.
  • Mỗi ngày uống nước 2 lần vào sáng và tối để cải thiện tiểu buốt.

Dùng râu ngô:

Râu ngô có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên thường dùng để cải thiện các bệnh lý về đường tiết niệu, tiêu biểu là chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Bạn áp dụng mẹo này theo các bước sau đây:

  • Lấy râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, đậu đen rửa sạch, phơi khô.
  • Sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Dùng rau má:

Rau má có vị đắng, tính hàn, vào ba kinh can, tỳ, thận. Trong đông y, rau má được coi là vị thuốc quý với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, rôm sảy, ngứa…

Dùng rau má cải thiện tiểu buốt như sau:

  • Rau má tươi 300g đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó để ráo nước.
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn cùng với nước lọc và vài hạt muối tinh. Nếu không có máy xay bạn có thể giã nát rồi dùng rây hoặc vải sạch lọc lấy nước cốt.
  • Dùng hỗn hợp thu được uống trực tiếp, chia làm 2 lần sáng và tối.

Mẹo dân gian tuy dễ thực hiện, lành tính nhưng tùy thuộc cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người mà hiệu quả khác nhau. Do đó, cách tốt nhất chị em hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp chị em hiểu hơn về chứng tiểu buốt, mức độ nguy hiểm của hiện tượng này và một số mẹo khắc phục tại nhà. Hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 1800.1297 để được giải đáp chi tiết.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...