Nguyên nhân của chứng tiểu khó tiểu nhiều lần

Tiểu khó tiểu nhiều lần gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng sức khỏe của bạn. Khi bạn rơi vào tình trạng này bạn luôn cảm thấy khó chịu và bứt rứt không thoải mái. Vậy đâu là nguyên nhân của chứng khó tiểu tiểu nhiều lần? Cách điều trị hiện tượng gây phiền toái này thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài sau đây.


Chứng tiểu khó tiểu nhiều lần là gì?

Tiểu khó là hiện tượng bạn phải rặn mạnh, rặn lâu thì mới đưa được nước tiểu ra ngoài. Điều này khiến cho bạn phải ở trong nhà vệ sinh lâu hơn bình thường. Ngoài những phiền phức đó còn gây nên những vấn đề khác như tiểu nhiều lần, tiểu không hết, tiểu rát, đau khi tiểu…

Khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định, khoảng 250 – 300ml sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Tiểu khó xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đầy nhưng không thể tiểu được và cần phải đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường mỗi lần chỉ cách nhau từ 15-30 phút.

Dấu hiệu nhận biết chứng tiểu khó tiểu nhiều lần

Một số những dấu hiệu rất dễ để các bạn nhận biết bao gồm:

  • Tiểu không hết nước tiểu: khi tiểu xong không có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, thay vào đó là cảm giác nặng ở vùng dưới rốn hay vùng hạ vị
  • Tiểu nhiều lần: do tiểu không hết nên người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu đau

Nguyên nhân tiểu khó tiểu nhiều lần

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo, niệu quản hay thận, phát triển ở các cơ quan này chúng và gây nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Những triệu chứng thường hay gặp khi bị viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều, luôn có cảm giác buồn tiểu
  • Khó tiểu với lượng nước tiểu ít trong mỗi lần tiểu
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục, có mùi khó chịu
  • Đau bụng dưới kèm mệt mỏi

tieu-rat-do-nhiem-trung-tiet-nieu

Viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang xảy ra do các loại khuẩn có hại xâm nhập gây ra những tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Khuẩn gây bệnh nhiều nhất là E.coli có nhiều trong đường ruột, tiếp đó là các vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecali,…Bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu khó tiểu nhiều lần kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu rát do lượng axit trong bàng quang tăng cao
  • Đau nhức vùng xương chậu, một số người gặp phải thêm tình trạng đau lưng

Viêm niệu đạo

Như chúng ta đã biết, niệu đạo là cơ quan là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, tại dương vật, niệu đạo cũng là đường thoát ra khỏi cơ thể của tinh dịch. Hầu hết nguyên nhân gây viêm niệu đạo là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ da, phổ biến nhất là E.coli.

Triệu chứng của viêm niệu đạo bao gồm:

  • Khó tiểu
  • Đi tiểu nhiều
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Ngứa, khó chịu ở niệu đạo và ống dẫn tiểu
  • Đau lưng
  • Đau bụng dưới
  • Buồn nôn
  • Sốt

Phì đại tuyến tiền liệt

Tiền liệt tuyến là một cơ quan có kích thước khoảng 4×3 cm, dày 2,5cm, nặng 20 gam nằm ở đáy bàng quang. Tiền liệt tuyến có nhiệm vụ sản xuất ra chất nhờn góp phần tạo nên tinh dịch. Tiền liệt tuyến chỉ có ở đàn ông và lớn dần khi tuổi càng cao.

Tuyến tiền liệt ôm vòng quanh cổ bàng quang, dòng nước tiểu chảy ra sẽ đi xuyên qua tuyến. Khi tiền liệt tuyến lớn sẽ làm cản trở dòng nước tiểu gây nên tiểu khó, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu.

Sỏi thận

Sỏi thận thường được hình thành từ canxi hoặc axit uric trong và xung quanh thận. Đôi khi, sỏi thận sẽ nằm ở niệu đạo, phía trên bàng quang. Khi để lâu sỏi lớn dần gây nên tắc nghẽn đường tiểu khiến cho bạn xuất hiện tình trạng tiểu khó, mỗi khi đi tiểu chỉ một lượng nhỏ và phải đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra sỏi thận còn gây nên những triệu chứng như:

  • Đau lưng và ở hai bên sườn
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc nâu
  • Nước tiểu đục
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Bàng quang không có bóp

Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, tai biến mạch máu não, liệt bàng quang,… Do sự co bóp bàng quang kém dấn đến nước tiểu bị ứ đọng, khó đẩy ra bên ngoài dẫn đến hiện tượng tiểu khó.

Nguyên nhân khiến bàng quang không co bóp:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay viêm mãn tính
  • Do sỏi bàng quang
  • Chấn thương cột sống khiến não không tác động vào cơ vòng

Chuẩn đoán chứng tiểu khó tiểu nhiều lần

Khi bạn đi khám các bác sỹ đầu tiên sẽ hỏi bạn về thói quen sinh hoạt, các triệu chứng của bạn để có cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh. Sau đó tùy theo từ tình hình cụ thể mà bạn sẽ được yêu cầu làm một vài xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm máu xác định chỉ số PSA, nếu trong máu chỉ số này cao thì khả năng bạn đang có vấn đề về tuyến tiền liệt.
  • Chụp X-quang để xem bạn có bị sỏi hay bị vấn đề gì không, nếu cần thiết thì chụp thêm CT để chuấn đoán nguyên nhân chính xác hơn.
  • Nếu nghi ngời viêm niệu đạo, bác sỹ sẽ lấy mẫu ở khu vực nhiễm trùng để làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm nước tiểu để xem có vấn đề gì bất thường ở bàng quang hay không?

Tham khảo: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cách điều trị chứng tiểu khó tiểu nhiều lần hiệu quả

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây chứng khó tiểu tiểu nhiều lần khác nhau mà có những phương pháp điều trị cụ thể.

Đối với các bệnh viêm nhiễm như viêm bàng quang, viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu thì có thể thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược  khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau. Hay một số lại kháng sinh khổ phổ rộng Cephalosporins thế hệ 3, Aztreonam, Aminopenicillins, nhóm kháng sinh thường dùng như Aminoglycosides, Benzylpenicillin, Erythromycin.

Còn đối với bệnh phì đại tuyến tiền liệt việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu bệnh chưa xuất hiện triệu chứng chỉ cần theo dõi và đến khám theo hướng dẫn của bác sỹ. Với những trường hợp bệnh có những biểu hiện triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày thì cần dược điều trị nội khoa bằng thuốc, khi khối u qua lớn hoặc điều trị bằng thuốc không có tác dụng người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Với nguyên nhân do sỏi thận thì có thể sử dụng phương pháp ngoại khoa như dùng máy nội soi, tán sỏi và gắp sỏi ra ngoài.

Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu nhiều an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Mọi thắc mắc, Qúy khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà.

Một vài điều cần lưu ý trong quá trình điều trị

Ngoài việc bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sỹ đã đề ra thì

  • Lập chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh và trái cây, nhưng nên tránh các trái cây có tính axit như cam, chanh…
  • Hạn chế ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, cà phê, các đồ uống có gas hay hút thuốc lá .
  • Có một chế độ ngủ nghỉ phủ hợp tránh việc thức quá khuya bằng cách đặt ra một thời gian ngủ và thức dậy cố định.
  • Dành ít nhất một ngày khoảng 30-45 phút để tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay là ăn các loại canh lợi tiểu trong bữa tối.
  • Hãy luôn giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái nhất có thể tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...