Tiểu rắt không buốt là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Tiểu rắt nhưng không buốt là tình trạng gây cho người bệnh nhiều phiền toái, khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy đâu mới là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách nhận biết tiểu rắt không buốt là như thế nào? Có những cách điều trị gì? Hãy cùng tìm giải đáp qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

1. Cùng tìm hiểu tiểu rắt không buốt là như thế nào?

Tiểu rắt không buốt là tình trạng đi tiểu khá nhiều lần trong ngày, tuy nhiên, khi đi tiểu thì bạn đều tiểu với lượng rất ít. Mặc dù không gây ra đau đớn hay có cảm giác buốt lúc tiểu nhưng lại khiến bạn cảm thấy khó chịu vì phải đi tiểu nhiều mà vẫn không ra giọt nào.

nuoc-tieu-it-khong-gay-dau
Tiểu rắt không buốt là tình trạng đi tiểu khá nhiều lần trong ngày, tuy nhiên, khi đi tiểu thì bạn đều tiểu với lượng rất ít và không gây đau

Khi gặp tình trạng tiểu rắt không buốt, bạn luôn phải muốn đi tiểu, thậm chí vừa mới đi tiểu xong lại cảm thấy buồn tiểu tiếp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Tiểu rắt không buốt không chỉ là đi tiểu nhiều lần mà còn có thể là dấu hiệu giúp cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm như suy thận, viêm thận, viêm tiết niệu ngược dòng,…

Những ai thì có thể gặp tình trạng tiểu rắt không buốt?

Bất kể bạn là nam hay nữ, người lớn tuổi hay trẻ em đều có thể gặp phải những triệu chứng của tiểu rắt không buốt. Cụ thể, tiểu rắt không buốt thường gặp ở:

  • Ở phụ nữ mang thai, do thai nhi phát triển lớn làm kích thước tử cung tăng lên chèn ép lên bàng quang kích thích việc tiểu nhiều, tiểu rắt không buốt.
  • Các em bé thường tiểu rắt không buốt do chức năng bàng quang chưa được hoàn thiện.
  • Người thừa cân, béo phì thì việc tăng trọng lượng cơ thể khiến cơ sàn chậu phải làm việc nhiều hơn nữa trong thời gian dài, áp lực lên bàng quang lớn nhưng lượng nước tiểu chứa trong bàng quang thì ít, dẫn đến việc dễ gặp tình trạng tiểu rắt không buốt.
  • Người mắc các bệnh về thận, đái tháo đường, bàng quang do khả năng tái hấp thu ở thận bị suy yếu, bàng quang bị co giãn liên tục không ngừng gây tín hiệu sai lệch về não bộ, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
  • Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu khiến thận tăng cường bài trừ nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể, gây tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt.

➤ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu rắt ở nữ giới 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt không buốt

Tình trạng tiểu rắt không buốt có thể xuất hiện do bệnh lý hoặc các nguyên nhân khách quan như:

Chế độ ăn uống không phù hợp

Những thói quen không tốt là nguyên nhân gây tình trạng tiểu rắt không buốt, điển hình như:

  • Sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine thường xuyên như cà phê, ca cao sẽ gây co thắt bàng quang, ảnh hưởng đến sự kiểm soát tiểu tiện. Từ đó làm tăng cường đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt.
  • Uống quá nhiều nước hay ít nước cũng dễ gây tình trạng mất kiểm soát, làm cho bàng quang bị kích thích, từ đó dẫn đến tình trạng nước tiểu không đồng nhất về thể tích và tần suất mót tiểu cũng tăng, dẫn đến tình trạng tiểu rắt không buốt.

Tiểu rắt không buốt trong thai kỳ

Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai, tử cung sẽ phát triển lớn hơn theo tỷ lệ thuận với thai nhi. Để từ đó gây áp lực lên khung xương chậu, chèn ép bàng quang, dẫn đến mót tiểu, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Đây cũng là lý do dễ khiến bạn bị tiểu rắt không buốt ở giai đoạn này.

tieu-rat-khong-buot-o-phu-nu-co-thai
Ở phụ nữ có thai, tử cung phát triển lớn hơn gây áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu, đây cũng chính là lý do khiến bạn dễ gặp tình trạng tiểu rắt không buốt

Tiểu đường type I hoặc type II

Khi mắc bệnh tiểu đường, nồng độ glucose trong máu của bạn sẽ cao hơn do cơ thể sẽ cố gắng đào thải lượng glucose không dùng qua nước tiểu. Lượng glucose máu càng cao thì việc kích thích đi tiểu càng nhiều, nhưng không gây buốt mà lượng nước tiểu lại rất ít. Ngoài ra, nếu mắc bệnh này, bạn còn thấy đói và mệt nhiều hơn, cơ thể luôn có cảm giác khát, liên tục sụt cân.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Khi mắc bệnh này, bàng quang sẽ co thắt lặp đi lặp lại, mặc dù không chứa đầy nước tiểu nhưng vẫn gửi tín hiệu sai lệch đến não bộ thông qua tủy sống. Các hiện tượng thường xuất hiện gồm tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt,…

Bệnh tai biến mạch máu não

Do rối loạn cơ vòng, rối loạn cảm giác khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ, đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tai biến mạch máu não. Nếu mắc bệnh này, bạn sẽ không kiểm soát được thời điểm, số lần tiểu cũng như lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt không buốt khó nhận biết.

Bạn có thể nhận biết bệnh này thông qua các triệu chứng sớm khác như méo miệng, liệt chi, rối loạn ngôn ngữ, đau đầu, thị lực giảm.

☛ Đọc thêm: Tổng hợp nguyên nhân gây tiểu rắt phổ biến

3. Triệu chứng điển hình của tiểu rắt không buốt là gì?

Thông thường, với những dấu hiệu không điển hình thì bạn rất khó phân biệt bệnh tiểu rắt không buốt với các bệnh về đường tiểu khác. Dù vậy, bạn cũng có thể nhận biết thông qua một số đặc trưng sau:

  • Tiểu lắt nhắt, nhiều lần trong ngày, tần suất trên 8 lần/ngày,
  • Tiểu ít nhưng không gây buốt, không làm đau đớn.
  • Tiểu không kiểm soát, không tự chủ, cảm giác mót tiểu.
  • Lượng nước tiểu rất ít hoặc không có.

Khi nào bạn cần phải đến bệnh viện?

Nếu bạn đang ăn uống mất kiểm soát, sử dụng quá nhiều đồ uống, các thực phẩm gây kích thích mạnh thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.

Bạn cũng đừng lo lắng quá về tình trạng tiểu rắt không buốt khi đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu vì tình trạng này có thể kiểm soát khi bạn ngừng thuốc, hãy nhờ bác sĩ chuyên trị điều chỉnh liều lượng thích hợp cho bạn.

Trong trường hợp bạn mang thai thì hãy khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhất những biến chứng ảnh hưởng tới thai nhi.

Tuy nhiên, bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay khi gặp một số dấu hiệu sau:

sot-khong-ro-ly-do-khi-tieu-rat-khong-buot
Hãy đến khám bác sĩ ngay nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu rắt không buốt kèm sốt không rõ nguyên do
  • Sốt không rõ nguyên do – hãy tới bệnh viện làm kiểm tra nếu bạn vừa sốt, vừa tiểu rắt không buốt vì có thể bạn đang gặp nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Cảm giác đói bụng, khát nước, cơ thể được bù một lượng lớn nước vẫn có cảm giác khát. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.
  • Nước tiểu chuyển sang hồng hoặc màu bất thường, có bọt kèm tiểu ngắt quãng thì có thể bạn đang chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng đường tiểu, viêm tiết niệu, viêm bàng quang.
  • Sưng hạch hoặc sưng, đỏ vùng chậu, ngứa chảy dịch bất thường vùng âm đạo, niệu đạo.

☛ Xem thêm: Bệnh đái dắt có nguy hiểm không?

4. Cách cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt. Trong đó điển hình như:

Thay đổi lối sống

Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh bằng những thói quen sau:

  • Uống đủ nước: Giúp loại bỏ độc tố và đào thải các loại vi khuẩn có hại ra bên ngoài. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng việc sử dụng các loại thức uống khác như trà xanh, đây là thức uống có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm đường niệu, từ đó cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt, tiểu nhiều lần hiệu quả.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để luyện tập các bài tập về cơ sàn chậu như bài tập kegel. Bài tập này có tác dụng giúp tăng cường sự vận động của các cơ quanh sàn chậu, từ đó khắc phục tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả.
  • Tập viết nhật ký tiểu tiện: Đây được xem là việc làm rất cần thiết nhưng thường lại bị bỏ qua. Ở nhật ký này, bạn nên ghi lại những loại thức uống, đồ ăn, cường độ của các bài tập thể dục, số lần đi tiểu trong ngày, mức độ căng thẳng, màu nước tiểu,… để tiện theo dõi đồng thời giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh, từ đó sẽ có giải pháp giúp bạn khắc phục tốt hơn.
viet-nhat-ky-tieu-tien
Tập viết nhật ký tiểu tiện là một thói quen tốt giúp bạn kiểm soát tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả
  • Tắm bằng nước ấm thường xuyên: Bạn nên ngâm nửa dưới cơ thể trong nước ấm 2 – 3 lần mỗi tuần để giúp thư giãn cơ bụng dưới, đồng thời giúp khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, giúp bàng quang, các cơ sàn chậu được phục hồi khỏe mạnh, từ đó khắc phục tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả.

Áp dụng các mẹo dân gian

Ở mức độ nhẹ, bạn cũng có thể cải thiện tiểu rắt không buốt bằng một số mẹo dân gian như:

  • Dùng bột sắn dây: Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng đặc biệt đối với phổi, lách và bàng quang giúp thanh nhiệt giải độc, thông đường tiểu, trị tiểu đường, nóng bức. Bạn chỉ cần mua củ sắn dây về gọt bỏ vỏ, rửa sạch thái lát mỏng, sau đó đem phơi khô và sấy giòn. Cuối cùng nghiền thành bột mịn rồi sử dụng 10g bột sắn dây pha với 200ml nước lọc uống mỗi ngày. Sau 2 – 3 tháng bạn sẽ thấy cải thiện đáng kể.
  • Rau mồng tơi: Đây là vị thuốc có vị chua ngọt, tính lạnh, tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện các chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt hiệu quả. Bạn chọn lấy 100g thân, lá và ngọn mồng tơi rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước uống hàng ngày hoặc đem xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.Trộn lẫn nước cốt với 1 cốc nước sôi để nguội, khuấy đều, thêm ít muối và uống vào mỗi sáng. Kiên trì khoảng 2 tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
mong-toi-cai-thien-tieu-rat-khong-buot
Sử dụng mồng tơi thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt tối ưu
  • Bí đao: Bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cải thiện chứng tiểu rắt không buốt rất tốt. Bạn chỉ cần lấy 12g vỏ bí đao sắc với 2 lít nước, uống chia làm nhiều lần trong ngày. Uống trong nhiều ngày, kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng của tiểu rắt không buốt giảm rõ rệt.
  • Kim tiền thảo: Đây loại thảo dược có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lên gan, thận, bàng quang, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Kim tiền thảo được xem là vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị tiểu rắt không buốt. Bạn chọn lấy 10-15mg kim tiền thảo sắc với 1 lít nước. Để ấm nước sôi trong 60 phút rồi cho kim tiền thảo hòa tan với nước. Chắt lấy 1 chén nước, ngày uống 2 lần. Uống trong vòng 1 – 2 tuần sẽ thấy cải thiện rất tốt.

☛ Đọc thêm: Tiểu rắt ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?

Vương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ cải thiện tiểu rắt không buốt tối ưu

Đây là dòng sản phẩm được các nhà khoa học dày công nghiên cứu, giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có lợi vào cơ thể của bạn. Với công nghệ hiện đại, cải tiến đột phá cùng nhiều thành phần dược liệu quý hiếm như Cọ lùn, Hạt bí đỏ, Cao nữ lang,… để từ đó cải thiện chức năng hệ bài tiết, khắc phục tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả. (☛ Xem đầy đủ: Công dụng của Vương Niệu Đan

Sử dụng kiên trì, bạn sẽ cảm thấy tình trạng tiểu rắt không buốt của mình cải thiện tối ưu chỉ sau 2 – 4 tuần. Đây đích thị là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tiểu rắt không buốt được tin dùng hiện nay.

Đối tượng phù hợp dùng Vương Niệu Đan

  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng cụ thể như:

– Tiểu đêm trên 2 lần, tần suất đi tiểu liên tục gây ảnh hưởng tới giấc ngủ

– Tiều nhiều ban ngày trên 8 lần, cứ 30 phút – 1 tiếng lại phải đi tiểu, ảnh hưởng tới sinh hoạt

– Tiểu gấp, khu buồn tiểu phải đi ngay lập tức nếu không kịp là són ra

– Tiểu không tự chủ, khi ho, hắt hơi, nghe tiếng nước chảy cũng buồn tiều và muốn đi tiểu

  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bàng quang tăng hoạt
  • Bệnh nhân Nam mắc phì đại tiền liệt tuyến lâu năm, đã phẫu thuật tiền liệt tuyến hoặc đã giảm kích thước nhưng vẫn bị tiểu đêm, tiểu nhiều và tiểu són.
  • Bệnh nhân bị viêm bàng quang mạn tính, tình trạng lâu mà chưa khỏi dẫn tới việc tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

Vương Niệu Đan giá bán bao nhiêu 1 hộp?

  • Giá bán lẻ của Vương Niệu Đan là 175.000 VNĐ/1 hộp 20 viên – 618.000VNĐ/1 lọ 80 viên (rẻ hơn 82.000VNĐ so với dạng hộp) 
  • Vương Niệu Đan còn có chương trình TÍCH ĐIỂM – ĐỦ 6 điểm (tương đương với 6 hộp nhỏ 20 viên) quý khách sẽ được tặng 1 hộp 20 viên miễn phí. 

GỢI Ý MUA HÀNG TIẾT KIỆM: Mua 1 lọ 80 viên + 2 hộp 20 viên = 968.000vnđ – Vừa tiết kiệm 82.000VNĐ vừa được tặng 1 hộp 20 viên (bằng hình thức tích điểm). 

Hướng dẫn cách mua Vương Niệu Đan

Để mua sản phẩm Vương Niệu Đan khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp bằng cách điền đủ thông tin chính xác của người nhận vào Form đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 (giờ hành chính) để gửi thông tin đặt hàng giao hàng tại nhà.
  • Cách 3: Tìm mua sản phẩm Vương Niệu Đan tại nhà thuốc gần nơi mình sinh sống gần nhất Ở ĐÂY

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. 

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...