Tổng hợp nguyên nhân tiểu rắt hàng đầu và cách cải thiện hiệu quả

Tiểu rắt được biết đến là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại khá ít. Hiện tượng này không chỉ khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra tiểu rắt là gì? Cải thiện tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiểu rắt là gì?

Cơ thể chúng ta luôn có một hệ tiết niệu giúp các hoạt động tiểu tiện diễn ra bình thường bao gồm: thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Khi bàng quang chứa đầy thể tích, hệ thần kinh sẽ phát tín hiệu và gây ra phản xạ tự nhiên là buồn đi tiểu.

Tuy nhiên, ở người bị tiểu rắt, họ lại thường xuyên có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi bàng quang chưa được chứa đầy, do đó mỗi lần đi vệ sinh lượng nước tiểu đều rất ít và nhỏ giọt.

tieu-rat-la-gi
Tiểu rắt khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày

Tiểu rắt không phải là bệnh và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và kèm theo tiểu đục, tiểu buốt, tiểu ra máu,… thì đó có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau.

Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ là gì?

Tổng hợp nguyên nhân gây tiểu rắt

Bàng quang tăng hoạt OAB

Bàng quang tăng hoạt OAB là tên gọi chung của một nhóm triệu chứng đường tiết niệu. Theo thống kê, có tới 30% nam giới và 40% nữ giới tại Hoa Kỳ phải sống chung với các biểu hiện của OAB.

Triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt là cảm giác đi tiểu đột ngột mặc dù lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đủ để thải ra ngoài (ở người khỏe mạnh là 350mL).

Ngoài ra, OAB cũng có thể khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu không kiểm soát ngay ở điều kiện thường. Tình trạng này không giống với chứng tiểu không kiểm soát căng thẳng hay SUI (tình trạng rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, cười hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất khác). Do đó, nếu bị OAB, bạn có thể sẽ bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục trong ngày.

bang-quang-kich-thich
Hình ảnh về bàng quang tăng hoạt OAB

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục có thể khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Do bộ phận sinh dục không sạch sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn, điển hình là E. Coli khu trú, phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Các loại vi khuẩn này còn có khả năng di chuyển ngược lên niệu đạo để vào bàng quang, khiến cho bàng quang bị kích thích và tăng cường hoạt động để đào thải các chất độc ra bên ngoài. Do đó, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

Viêm bàng quang kẽ

Tần suất đi tiểu ở người trưởng thành khỏe mạnh là từ 6 – 8 lần/24h. Tuy nhiên, khi bị bệnh viêm bàng quang kẽ, tần suất này có thể lên đến 35 – 40 lần/ngày. Mỗi lần đi tiểu nước tiểu chỉ nhỏ giọt và có thể xuất hiện ở cả ngày lẫn ban đêm.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang kẽ bao gồm: đau ở vùng chậu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau ở niệu đạo, thường xuyên đau lưng,…

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và chủ yếu được chẩn đoán ở độ tuổi trên 40.

Sỏi thận, sỏi bàng quang

Sỏi thận và sỏi bàng quang có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiểu rắt. Do sự xuất hiện của sỏi khiến cơ bức niệu (thành bàng quang) hoạt động quá mức, làm cho bàng quang mất kiểm soát, dẫn đến các rối loạn tiểu tiện.

Mặc khác, sỏi ở thận hay bàng quang cũng tạo áp lực, chèn ép và đè nặng lên bàng quang, hậu quả là nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

soi-than-gay-tieu-rat
Bệnh sỏi thận

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Bệnh lý tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trên 55 tuổi và tỷ lệ này càng gia tăng khi họ trên 70 tuổi, bao gồm các bệnh lý nam khoa như: u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt,…

Những bệnh này được đặc trưng bởi tình trạng tuyến tiền liệt bị tăng sinh gây chèn ép vào niệu đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy của nước tiểu. Do đó, nước tiểu không được đào thải ra ngoài như bình thường, thậm chí người bệnh còn có các biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu ra máu,….

Bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường type 1 và type 2 thường than phiền rằng họ thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Do khi lượng đường trong cơ thể bị dư thừa, thận phải tích cực làm việc để tăng đào thải ra ngoài bằng đường tiểu. Đây chính là lý do khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Ngoài tiểu rắt, bệnh tiểu đường còn có thể có những triệu chứng khác như: khát nước, thị lực giảm, cơ thể mệt mỏi, sút cân,… Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi có những biểu hiện trên, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Mang thai

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng nước tiểu bị rò rỉ thường xuyên. Điều này khiến mẹ bầu lo lắng và băn khoăn liệu hiện tượng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không?

tieu-rat-khi-mang-thai
Tiểu rắt là hiện tượng thường gặp khi mang thai

Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì tiểu rắt khi mang thai chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Do thai nhi ngày càng lớn lên, tạo áp lực và đè nặng lên bàng quang, khiến bàng quang khó kiểm soát được hoạt động tiểu tiện như bình thường. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết và bộ phận tử cung trong cơ thể cũng là những nguyên nhân khiến chị em bị tiểu rắt trong thời kỳ mang thai.

Tìm hiểu thêm: Tiểu không tự chủ ở nữ giới – Nguyên nhân và cách điều trị

Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng trong công việc hoặc học tập có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiểu rắt. Do tâm lý bất ổn khiến các tín hiệu dẫn truyền từ não bộ đến bàng quang bị rối loạn. Khi bàng quang không nhận được tín hiệu, nó sẽ hoạt động sai lệch và khiến bạn thường xuyên buồn tiểu hơn.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện những bài tập giúp thư giãn tâm lý như: ngồi thiền, tập yoga, chạy bộ,….

Uống các loại thuốc lợi tiểu

Các loại thuốc trong điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp ngoài công dụng điều trị chính còn làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách sử dụng thuốc hiệu quả.

Do tuổi tác

Tuổi già luôn là kẻ thù của sức khỏe. Do khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng và trở nên hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là các cơ quan trong hệ tiết niệu. Đây chính là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người già bị tiểu rắt.

Nếu gặp phải tình trạng này, bệnh nhân nên tập luyện những bài tập bàng quang như Kegel, thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt hàng ngày.

tieu-rat-o-nguoi-cao-tuoi
Tuổi tác là một trong số yếu tố nguy cơ gây tiểu rắt

Chẩn đoán tiểu rắt bằng cách nào?

Để chẩn đoán tiểu rắt, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám thực thể. Vì vậy, để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi, bạn nên ghi lại thói quen sinh hoạt và nhật ký đi tiểu hàng ngày trước khi đến gặp bác sĩ. Một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo là:

  • Bạn đi tiểu mấy lần một ngày?
  • Lượng nước tiểu mỗi lần nhiều hay ít? Nhỏ giọt hay không?
  • Nước tiểu có đục, có máu hay màu sắc khác thường không?
  • Bạn có đang mắc phải bệnh lý nào không?
  • Hiện tại, bạn có đang sử dụng loại thuốc nào khác không?
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như thế nào?

Sau khi tiến hành khám thực thể, bạn sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu rắt, cụ thể là:

☛ Xét nghiệm nước tiểu: nhằm mục đích đo lường tổng quan về hàm lượng các hoạt chất có trong mẫu nước tiểu như: glucose, thành phần protein, bilirubin, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hay các vi khuẩn. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có đang bị bệnh thận hay nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.

xet-nghiem-nuoc-tieu
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu rắt

☛ Siêu âm: sử dụng sóng siêu âm tần số cao để chụp và ghi lại hình ảnh của các cơ quan trong hệ tiết niệu, từ đó đánh giá được các cơ quan này có hoạt động hiệu quả hay không, giúp quá trình chẩn đoán được tổng quan và chính xác hơn.

☛ Soi bàng quang: công cụ ống soi bàng quang sẽ được các bác sĩ sử dụng để nội soi phần bên trong bàng quang và niệu đạo. Một số kỹ thuật cụ thể bao gồm: đo kích thước khối u, xác định áp lực niệu đạo, lấy mô để phục vụ xét nghiệm sinh thiết khác,…

☛ Xét nghiệm thần kinh: mục đích của biện pháp này là phát hiện ra các rối loạn của hệ thần kinh. Kết quả thu được sẽ được bác sĩ phối hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu rắt.

Một số mẹo hay chữa tiểu rắt tại nhà

Nếu tiểu rắt ở giai đoạn nhẹ và chưa có những triệu chứng khác đi kèm, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo hay chữa tiểu rắt dưới đây:

Tập đi tiểu theo giờ

Người bệnh thực hiện biện pháp này bằng cách lên lịch trình đi tiểu theo các khung giờ cố định. Điều này giúp bạn hạn chế cảm giác buồn tiểu nhiều lần trong ngày, từ đó đưa số lần đi tiểu trong một ngày về mức như bình thường (6 – 8 lần/ngày).

Luyện tập bài tập Kegel hàng ngày

Đây là bài tập được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng khi bị tiểu rắt hay các vấn đề tiểu tiện khác. Theo nghiên cứu, bài tập Kegel làm giảm đáng kể tình trạng rò rỉ nước tiểu ở những phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng. Do Kegel giúp nâng cao sức khỏe khối cơ sàn chậu, từ đó hạn chế tình trạng bàng quang kích thích và giúp bạn cải thiện tiểu rắt hiệu quả.

Xem thêm về cách thực hiện bài tập Kegel tại đây:

Điều chỉnh lượng nước uống

Nhiều người bị tiểu rắt thường hạn chế lượng nước uống vào cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia, điều này không có tác dụng giúp bạn cải thiện bệnh mà còn có thể khiến tình trạng này nặng hơn. Do khi thiếu nước, nước tiểu bị cô đọng, các vi khuẩn và chất độc hại khó được đào thải ra ngoài, làm cho bàng quang bị kích thích và dẫn đến các hiện tượng như: són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt,…

Vì vậy, người bệnh nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, cụ thể từ 1,5 – 2L nước mỗi ngày để khắc phục tình trạng tiểu rắt.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Thừa cân hay béo phì là một trong số yếu tố nguy cơ khiến bạn bị tiểu rắt. Do khi chuyển động, lượng mỡ thừa ở các mô và cơ quan đè nén và chèn ép lên bàng quang, khiến nó không thể kiểm soát hoạt động của mình và làm cho bạn bị tiểu rắt.

Vì vậy, nếu bạn bị thừa cân, hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của mình sao cho phù hợp bằng cách thay đổi chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực và các bài tập giảm cân thường xuyên.

Dùng râu ngô chữa tiểu rắt

Theo Đông y, râu ngô đã được biết đến với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, giải khát. Do đó, khi bị tiểu rắt, nhiều người thường lựa chọn sử dụng râu ngô như một phương pháp để cải thiện bệnh.

Để thực hiện bài thuốc bạn cần chuẩn bị:

☛ Thành phần: 20g râu ngô, nước lọc vừa đủ.

☛ Chế biến:

  • Râu ngô đem rửa cho sạch, để ráo nước.
  • Cho râu ngô vào nồi sạch, đổ nước lọc sao cho ngập râu ngô.
  • Đun lửa nhỏ đến khi sôi được 15 – 20 phút thì tắt bếp.

☛ Sử dụng: chắt lấy nước râu ngô uống, sử dụng ngay khi còn nóng và dùng trong ngày.

rau-ngo-chua-tieu-rat
Râu ngô có công dụng chữa tiểu rắt hiệu quả

Trị tiểu són bằng thảo dược Ích trí nhân

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ích trí nhân 10g; ô dược, diệp đắng, hoài sơn mỗi vị 6g.
  • Thực hiện: cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi sạch, thêm lượng nước vừa đủ rồi đun sôi đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc.
  • Sử dụng: chia thuốc uống 2 lần trong ngày vào các buổi sáng và trưa, duy trì sử dụng trong vòng 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
ich-tri-nhan-chua-tieu-rat
Dược liệu Ích trí nhân

Vương Niệu Đan – giải pháp vàng giúp xua tan nỗi lo tiểu rắt

Bên cạnh những phương pháp vừa kể trên, người bị tiểu rắt cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng Vương Niệu Đan.

Vương Niệu Đan là sản phẩm có công dụng nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu, giảm co thắt và kích thích bàng quang, đồng thời cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Vì vậy, đây chính là biện pháp tối ưu dành cho bệnh nhân đang gặp phải triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như: tiểu rắt, tiểu són, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần.

Thành phần của Vương Niệu Đan là những loại thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và được đánh giá cao trong điều trị rối loạn tiểu tiện như: cao Uvarox (cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa, cao Ô dược), VISPO™ (chiết xuất Cọ lùn), cùng với hoạt chất có trong Hạt bí đỏ và cao Nữ lang.

Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn, lành tính mà sản phẩm mang lại.

cach-su-dung-vuong-nieu-dan
Hướng dẫn sử dụng TPBVSK Vương Niệu Đan

Một số lưu ý khi áp dụng bài thuốc dân gian

Khi sử dụng bài thuốc Đông y, bạn nên lưu ý lấy đúng nguyên liệu và liều lượng, tránh nhầm lẫn giữa những bài thuốc khác nhau, vừa không có hiệu quả mà còn có thể gây ra độc tính.

Bên cạnh đó, khi dùng các bài thuốc dân gian thì phải một thời gian dài bạn mới cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, người bệnh nên kiên trì và sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian, tránh tình trạng sử dụng ngắt quãng hay thấy bệnh có chuyển biến là không dùng nữa.

Các biện pháp trên đây chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị và không thể thay thế liệu trình điều trị chính thức mà bác sĩ chỉ định. Vì vậy, cách tốt nhất để cải thiện tiểu rắt là hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

tu-van-ve-tieu-rat
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về biện pháp điều trị tiểu rắt

Trong trường hợp tiểu rắt ở giai đoạn nhẹ và bạn muốn cải thiện ngay tại nhà thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để thực hiện những biện pháp trên. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn trước khi áp dụng vì các bài thuốc dân gian tuy an toàn nhưng khi sử dụng kết hợp với thuốc Tây y thì có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.

Các bài thuốc dân gian chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng tiểu rắt, không thể thay thế biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y hay can thiệp phẫu thuật.

Nguồn tham khảo:

  • http://thuocnamkydieu.vn/cay-thuoc-quy-giup-het-tieu-son.html
  • https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/o/overactive-bladder-(oab)

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...