Tiểu rắt ở nam giới là gì? Tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị

Tiểu rắt là hiện tượng bất thường của hệ tiết niệu. Tình trạng này không chỉ gặp ở phụ nữ mà còn có ở nam giới. Tiểu rắt khiến cánh mày râu cảm thấy xấu hổ và mất tự tin. Không những thế, nó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vậy nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về hiện tượng tiểu rắt ở nam giới.

Tiểu rắt ở nam giới là gì?

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng dòng nước tiểu bị ngắt quãng, kèm theo nước tiểu có màu vàng đậm hơn bình thường, thậm chí có mùi khó chịu. Như vậy, tiểu rắt không phải là một bệnh, nó là một triệu chứng điển hình của các bệnh nam khoa hoặc các bệnh của hệ tiết niệu.

tieu-rat-o-nam-gioi
Tiểu rắt ở nam giới

Tần suất đi tiểu ở nam giới bình thường là 6 – 8 lần/ngày. Tuy nhiên khi nam giới bị tiểu rắt, số lần đi tiểu có thể lên đến 10 lần hoặc hơn 10 lần/ngày. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của phái mạnh. Nếu bị tiểu rắt vào ban đêm, người bệnh còn có thể có nguy cơ mất ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng công việc ngày hôm sau.

Khi bị tiểu rắt, phái mạnh nên tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài lâu ngày vì điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nam khoa nguy hiểm.

Biểu hiện của tiểu rắt ở nam giới

Tiểu rắt ở nam giới được biểu hiện bởi tình trạng tắt tia nước tiểu một cách đột ngột, dù cố rặn mạnh nhưng nước tiểu vẫn chỉ thoát ra ngoài một chút một. Trong nhiều trường hợp, nam giới bị tiểu rắt còn có thể có những biểu hiện khác đi kèm như:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường (trên 10 lần/ngày).
  • Có thể có cảm giác đau buốt sau mỗi lần đi tiểu.
  • Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ngáy bên trong dương vật.
  • Đau, khó chịu, căng tức ở vùng bụng phía dưới rốn.
  • Cảm giác đau buốt lúc bắt đầu đi tiểu.
  • Giảm hoặc mất ham muốn tình dục.
  • Xuất tinh sớm do mất kiểm soát hoạt động xuất tinh.
Trên đây là những biểu hiện phổ biến của tình trạng tiểu rắt ở nam giới, tuy nhiên không phải là tất cả. Nếu như cảm thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ thể, người bệnh cần phải thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Nam giới bị tiểu rắt là do đâu?

phai-manh-bi-tieu-rat
Nam giới bị tiểu rắt là do đâu?

Hiện tượng tiểu rắt ở nam giới có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiều khảo sát cho thấy rằng, nam giới có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu thấp hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nhiễm bệnh.

Đối với nam giới ở độ tuổi 20 – 30, nhiễm trùng đường tiểu được xem là nguyên nhân gây ra chứng tiểu rắt. Cụ thể, nếu nam giới bị lây nhiễm sau khi quan hệ tình dục, vi khuẩn có thể gây ra chứng tiểu rắt và các dấu hiệu khác đi kèm như: cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và mất khả năng kiểm soát bàng quang. Nếu nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới từ 50 tuổi trở lên, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc bàng quang.

U xơ tuyến tiền liệt

Ở nam giới cao tuổi, u xơ tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tiểu rắt. Sự chèn ép của các khối u xơ gây ra các rối loạn trong việc làm rỗng bàng quang, từ đó dẫn đến tiểu rắt. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Do khi nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang quá lâu, nó có thể bị biến đổi thành phần hóa học. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhiễm trùng tiểu.

Ung thư bàng quang

Các thay đổi trong bàng quang cũng có thể là một trong số nguyên nhân gây ra tiểu rắt ở nam giới. Các rối loạn bao gồm khối u lành tính hay ác tính khiến người bệnh đau ở bàng quang hoặc vùng chậu kèm theo tình trạng tiểu rắt.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Sỏi thận không trực tiếp gây ra tiểu rắt. Tuy nhiên, các vi khuẩn sống trong sỏi khi đi vào nước tiểu có thể gây ra nhiễm trùng. Chính tình trạng nhiễm trùng này khiến nam giới bị tiểu rắt.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng điển hình nhưng trong một số trường hợp, tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Người bệnh thường thăm khám để điều trị chứng tiểu rắt, từ đó mới được phát hiện ra bệnh.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, những thói quen sinh hoạt của nam giới cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt như:

Lo âu, căng thẳng: gây ra sự thay đổi hormone cùng với thay đổi tâm sinh lý bên trong cơ thể. Để thích nghi và đáp ứng với tình trạng này, cơ thể chúng ta phải loại bỏ càng nhanh càng tốt các chất độc hại và do đó gây ra chứng tiểu rắt.

cang-thang-gay-tieu-rat
Stress là nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu rắt

Vệ sinh không sạch sẽ: đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng tiết niệu, hậu quả tất yếu là tình trạng tiểu rắt.

Lạm dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích: nam giới thường có thói quen sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,… Đây là những loại đồ uống có khả năng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, làm tăng số lần đi tiểu và gây ra chứng tiểu rắt.

Chế độ ăn uống không khoa học: ăn quá nhiều các loại thức ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ và vitamin,…cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu rắt.

Sử dụng quá liều thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu có công dụng hỗ trợ bệnh nhân tiểu khó đi tiểu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều loại thuốc này, bạn có thể gặp phải tình trạng tiểu rắt cùng với các rối loạn khác của hệ tiết niệu.

Quan hệ tình dục không an toàn làm lây nhiễm vi khuẩn E. coli và các bệnh lý lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai,… Các bệnh lý này có thể gây kích ứng, viêm nhiễm và dẫn đến tiểu rắt.

Tham khảo: Hay bị tiểu rắt là bệnh gì?

Tiểu rắt ở nam giới có nguy hiểm không?

Tiểu rắt không phải là bệnh lý mà là tình trạng bất thường của hệ thống tiết niệu. Do vậy, tùy vào từng nguyên nhân gây ra mà tiểu rắt ở nam giới có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay không. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài đều ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt phái mạnh:

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: tiểu rắt khiến nam giới phải thường xuyên đi vệ sinh. Thậm chí, nếu như không kịp vào nhà vệ sinh, người bệnh có thể tiểu són gây mất vệ sinh và để lại mùi khó chịu. Điều này khiến cánh mày râu cảm thấy xấu hổ, e ngại và mất tự tin khi tiếp xúc với người khác.

nam-gioi-bi-tieu-rat
Tiểu rắt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phái mạnh

Chất lượng công việc giảm sút: nam giới bị tiểu rắt vào ban đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ, mệt mỏi và kém tỉnh táo vào ngày hôm sau. Từ đó mà chất lượng của công việc cũng bị giảm sút.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: tiểu rắt khiến phái mạnh cảm thấy tự ti trước bạn tình. Nếu tình trạng này kéo dài, nam giới có thể giảm hoặc mất ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng mỗi cuộc yêu.

Để lại nhiều biến chứng: tuy rằng tiểu rắt không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu tình trạng này không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh tiểu đường, suy thận,…

Xem thêm bài viết: Bệnh đái dắt có nguy hiểm không?

Biện pháp chẩn đoán

Các biện pháp chẩn đoán nhằm mục đích phát hiện nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu rắt. Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và khám thực thể. Bạn sẽ nhận được những câu hỏi liên quan đến biểu hiện đái rắt mà bạn đang gặp phải như:

  • Một ngày bạn đi tiểu bao nhiêu lần?
  • Mỗi lần cách nhau bao nhiêu lâu?
  • Màu sắc nước tiểu như thế nào?
  • Bạn có cảm thấy đau buốt hay nóng rát sau khi đi tiểu không?
  • Bạn có đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu không?…

Tùy thuộc vào tiền sử mắc bệnh và biểu hiện hiện tại mà bạn có thể được chỉ định các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm mục đích phát hiện bất thường có trong nước tiểu như vi khuẩn, chất độc,…
  • Áp lực đồ bàng quang (Cystometry): xét nghiệm này dùng để đo áp lực bàng quang để bác sĩ xem xét các vấn đề về cơ và thần kinh bàng quang có phải là nguyên nhân gây ra tiểu rắt hay không.
  • Xét nghiệm thần kinh: mục đích phát hiện các vấn đề thần kinh có phải là nguyên nhân đái rắt không.
  • Siêu âm: sử dụng các loại sóng siêu âm để mô phỏng lại và hiển thị trên màn hình cấu tạo của bàng quang và các bộ phận trong hệ tiết niệu.
  • Nội soi bàng quang: bằng cách sử dụng một ống nội soi mỏng để bác sĩ quan sát cấu tạo bên trong của niệu đạo và bàng quang.

Tham khảo thêm tại: Tiểu rắt vào ban đêm cách nào để điều trị dứt điểm?

Biện pháp điều trị

Để điều trị hiệu quả chứng tiểu rắt ở nam giới, trước tiên bạn phải xác định nguyên nhân của tình trạng này là gì. Chỉ khi điều trị đúng nguyên nhân, triệu chứng sẽ tự thuyên giảm. Ví dụ, nếu nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt là những bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh cần được điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, các biện pháp điều chỉnh hành vi cũng được khuyến cáo nếu nguyên nhân tiểu rắt xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc do lối sống thường ngày:

Điều chỉnh chế độ ăn

Nam giới nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống gây kích thích hoặc làm tăng hoạt động bàng quang quá mức như: rượu, bia, cafe, đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng, sôcôla, chất ngọt nhân tạo,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại rau củ quả và trái cây tươi nhằm bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể, hạn chế tình trạng nóng trong và táo bón.

bo-sung-chat-xo-va-vitamin
Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng tiểu rắt

Uống nước đầy đủ 1,5 – 2L mỗi ngày

Người bệnh nên uống nước đầy đủ để tránh tình trạng táo bón. Tuy nhiên, việc uống nước quá nhiều cũng không tốt. Không nên uống nước trước khi đi ngủ, vì điều này có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ gây mất ngủ.

Luyện tập bọng đái (Bladder Training)

Đây là bài tập giúp người bệnh khắc phục chứng tiểu rắt an toàn và hiệu quả. Khi bắt đầu thực hiện bài tập, người bệnh luyện tập đi tiểu 30 phút một lần, mặc dù không mắc tiểu. Sau đó từ từ tăng khoảng cách mỗi lần đi tiểu lên 50 phút, 70 phút,… cho đến khi mỗi lần đi tiểu cách nhau từ 3 – 4 tiếng thì dừng lại. Thông thường, bài tập này kéo dài trong vòng 12 tuần. Luyện tập bọng đái giúp người tập kiềm chế bàng quang để chứa nước tiểu lâu hơn và giảm số lần đi tiểu trong ngày.

Bài tập Kegel: giúp tăng cường cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo để cải thiện chức năng bàng quang và niệu đạo, khắc phục tình trạng tiểu rắt.

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa và không thành công với các biện pháp điều chỉnh hành vi, phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định như: phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát kích thích dây thần kinh và sự co của các cơ sàn chậu.

Ngoài ra, tiêm Botox vào cơ bàng quang cũng là biện pháp được khuyến cáo. Biện pháp này có công dụng giúp bàng quang thư giãn, tăng khả năng lưu trữ và hạn chế tình trạng rò rỉ nước tiểu.

Xem thêm bài viết: Top 8 phương pháp chữa bệnh đái rắt tại nhà 

Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu hỗ trợ điều trị rối loạn tiểu tiện

vuong-vieu-dan-giam-tieu-rat
Vương Niệu Đan là một giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng tiểu rắt

Ngoài những biện pháp vừa kể trên, người bệnh có thể sử dụng tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan – sản phẩm được các chuyên gia về bàng quang kích thích khuyên dùng do độ an toàn và hiệu quả mà sản phẩm này mang lại.

Thành phần của Vương Niệu Đan là các loại thảo dược có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên như: Uvarox (gồm Varuna, cỏ đuôi ngựa, ô dược), Vispo™ (chiết xuất từ cây cọ lùn) cùng với hoạt chất từ hạt bí đỏ và cao Nữ lang. Vương Niệu Đan được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị hội chứng bàng quang kích thích và các rối loạn tiểu tiện thông qua 3 cơ chế:

  • Giảm co thắt, tăng độ giãn bàng quang
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ

Với những công dụng trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những đối tượng sau:

  • Người gặp vấn đề về chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB.
  • Người đang bị các tình trạng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát mà nguyên nhân là do chức năng bàng quang kém.

Chú ý:

  • Sản phẩm có thể sử dụng được cho cả nam và nữ.
  • Những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc các bệnh lý về tim mạch cũng có thể sử dụng được sản phẩm.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan từ 2 – 3 tháng.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...