Tiểu rắt tiểu không hết là gì? Tìm hiểu về biện pháp điều trị hiệu quả

Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể nhằm đào thải những chất cặn bã ra ngoài. Tuy nhiên, do một số lý do nào đó mà hoạt động này không còn diễn ra hiệu quả, dẫn đến hàng loạt những rối loạn. Một trong số đó là chứng tiểu rắt tiểu không hết. Vậy hiện tượng này là gì? Điều trị như thế nào? Bạn đọc hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích.

Tiểu rắt tiểu không hết là gì?

Cơ thể chúng ta luôn có một hệ tiết niệu giúp quá trình tiểu tiện diễn ra bình thường bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Ngoài ra, phản xạ đi tiểu còn do sự điều khiển và kiểm soát của hệ thần kinh và hệ thống các cơ ở vùng chậu.

Vì thế, đi tiểu là một quá trình kết hợp ăn ý giữa các cơ quan trong cơ thể. Chỉ cần một bộ phận không thực hiện đúng chức năng, bạn có thể sẽ gặp phải những hiện tượng tiểu tiện bất thường, điển hình là tiểu rắt tiểu không hết.

tieu-rat-va-tieu-khong-het
Tiểu rắt tiểu không hết khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu

Tiểu rắt tiểu không hết là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại tương đối ít. Thậm chí ngay sau khi tiểu xong, bạn vẫn có cảm giác lượng nước tiểu ở bàng quang còn và phải tiểu chậm trong thời gian dài mới hết. Tình trạng này xảy ra là do bí tiểu nên việc bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang yếu và không được triệt để.

Khi có bị tiểu rắt tiểu không hết, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân

Tiểu rắt tiểu không hết được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân là tắc nghẽn và không tắc nghẽn, cụ thể như sau:

Nguyên nhân tắc nghẽn

Đây là nhóm nguyên nhân bao gồm những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bàng quang, gây chèn ép và khiến nước tiểu không thể chảy ra hết. Nếu không được điều trị kịp thời, tiểu rắt tiểu không hết còn có thể biến chứng thành bí tiểu cấp tính và đe dọa tính mạng người bệnh.

☛ U xơ tuyến tiền liệt: là một bệnh lý nam khoa gây ra bởi khối u lành tính ở tuyến tiền liệt. Khi các khối u này tăng sinh, nó vô tình chèn ép lên bàng quang, ảnh hưởng đến việc làm rỗng bàng quang và khiến bạn bị tiểu rắt, tiểu không hết.

☛ Sỏi thận: mặc dù sỏi thận không trực tiếp gây tiểu rắt nhưng các vi khuẩn sống trong sỏi khi đi vào nước tiểu sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm và dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu – nguyên nhân hàng đầu gây ra tiểu rắt.

☛ Khối u hoặc ung thư: các khối u lớn nhỏ có thể tạo áp lực lên bàng quang, khiến bàng quang bị kích thích và không thể kiểm soát hoạt động. Khi đó, người bệnh có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu không kiểm soát,…

☛ Táo bón: chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc ít vận động có thể khiến bạn bị táo bón. Lượng phân bị ứ đọng trong ruột già chèn ép và đè nặng lên bàng quang. Điều này làm nó không thể thực hiện đúng chức năng và tiểu rắt hiển nhiên sẽ xảy ra.

Nguyên nhân không tắc nghẽn

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, tiểu rắt tiểu không hết còn có thể là do những nguyên nhân không tắc nghẽn sau:

☛ Hệ thống cơ ở vùng chậu bị suy yếu: bao gồm cơ trơn bàng quang, cơ thắt niệu đạo và cơ sàn chậu. Khi các cơ này thường xuyên bị co giãn và mất đi khả năng đàn hồi, nước tiểu trong bàng quang có thể dễ thải ra ngoài ngay cả khi nó chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu.

Một số nguyên nhân suy yếu hệ thống cơ vùng chậu là: chấn thương vùng chậu, phẫu thuật xương chậu, lão hóa,…

☛ Các vấn đề của hệ thần kinh: làm rối loạn tín hiệu dẫn truyền từ não đến bàng quang. Khi các dây thần kinh hoạt động sai lệch, não bộ có thể nhận diện sai các tín hiệu và làm cho bàng quang phát tín hiệu buồn tiểu dù chưa chứa đầy nước tiểu.

Các vấn đề cụ thể của hệ thần kinh bao gồm: chấn thương sọ não hoặc tủy sống, tổn thương thần kinh do sử dụng thuốc mê, thoát vị đĩa đệm,…

Tìm hiểu thêm: Hay bị tiểu rắt là triệu chứng của những bệnh gì?

Tiểu rắt tiểu không hết có nguy hiểm không?

tieu-rat-co-nguy-hiem-khong
Tiểu rắt tiểu không hết ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân

Có lẽ bất cứ ai khi bị tiểu rắt cũng đều có chung tâm trạng lo lắng, băn khoăn, muốn biết tình trạng này có gây nguy hiểm cho mình hay không. Thực tế thì, tiểu rắt tiểu không hết không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau đớn

Người bị tiểu rắt tiểu không hết thường xuyên có cảm giác đau ở vùng bụng phía dưới rốn (đau ở bàng quang) mỗi lần đi vệ sinh. Tình trạng này kéo dài khiến các chức năng của bàng quang bị suy yếu và tổn thương. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, ngay cả khi nghỉ ngơi bạn cũng có thể phải chịu đựng những cơn đau khó chịu hay chuột rút ở vùng chậu.

Suy giảm ham muốn tình dục

Tiểu rắt tiểu không hết cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn. Nó là nguyên nhân khiến bạn giảm hoặc mất ham muốn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không còn hứng thú với sinh hoạt vợ chồng. Ngoài ra, nó còn có thể làm bạn có cảm giác đau khi quan hệ, giảm hưng phấn và ảnh hưởng đến chất lượng mỗi cuộc yêu.

tieu-rat-lam-giam-ham-muon
Tiểu rắt tiểu không hết có thể khiến bạn giảm hoặc mất ham muốn tình dục

Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày

Khi bị chứng tiểu rắt làm phiền, bạn có thể sẽ mất hứng thú với những cuộc đi chơi vì phải thường xuyên vào nhà vệ sinh. Thậm chí khi không kịp vào nhà vệ sinh, bạn có thể bị són tiểu ra ngoài, để lại mùi hôi và cảm giác khó chịu. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nóng tính hơn, các mối quan hệ từ đó cũng trở nên tồi tệ hơn.

Gây ra biến chứng nguy hiểm

Một trong số những biến chứng thường gặp nhất do tiểu rắt tiểu không hết gây ra là nhiễm trùng đường tiết niệu. Do khi nước tiểu không được thải hết ra ngoài, ứ đọng lại trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Điều trị tiểu rắt tiểu không hết như thế nào?

Để điều trị tình trạng tiểu rắt tiểu không hết, trước tiên bạn cần phải tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Vì chỉ khi nguyên nhân được điều trị dứt điểm, tiểu rắt tiểu không hết sẽ tự chấm dứt. Do đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân mà có thể áp dụng những biện pháp điều trị sau:

  • Biện pháp điều trị tại nhà (áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ)
  • Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây
  • Sử dụng thực phẩm chức năng Vương Niệu Đan
  • Thủ tục, biện pháp phẫu thuật

Biện pháp điều trị tại nhà

Thay đổi hành vi hoặc thường xuyên luyện tập bài tập bàng quang là những biện pháp đơn giản, hiệu quả có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của tiểu rắt tiểu nhiều lần ngay tại nhà.

☛ Uống nước đầy đủ: theo khuyến cáo của chuyên gia, người bị tiểu rắt nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, từ 1,5 – 2L nước/ngày. Do nước giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón, đồng thời pha loãng nước tiểu và giúp đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý không uống nước trước khi đi ngủ vì chất lượng giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng sau mỗi lần thức dậy đi tiểu.

uong-nuoc-day-du-moi-ngay
Bổ sung nước đầy đủ có thể giúp bạn phòng ngừa chứng tiểu rắt tiểu không hết

☛ Giữ tinh thần luôn thoải mái: Stress, lo lắng và căng thẳng khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động của bàng quang, từ đó khiến bạn tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

Vì vậy, hãy luôn giữ tinh thần được thoải mái bằng cách ngồi thiền hoặc những biện pháp giải trí mà bạn yêu thích.

☛ Thường xuyên vận động: Lười vận động có thể khiến cơ thể bị trì trệ trong việc bài tiết nước tiểu. Do đó, bạn nên thường xuyên tập luyện thể lực, ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Người bệnh có thể luyện tập những bộ môn có công dụng cải thiện vấn đề tiết niệu như chạy bộ, bơi lội, tập yoga, đi bộ,… tùy vào sở thích và điều kiện của bản thân.

yoga-giup-dieu-tri-tieu-rat
Tập Yoga giúp bạn cải thiện hiệu quả tinh trạng tiểu rắt tiểu không hết

☛ Thực hiện chế độ ăn khoa học: chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng có thể khiến bạn bị nóng trong – một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu rắt. Vì vậy, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm thanh mát, giàu chất xơ, vitamin và có công dụng hiệu quả trong kháng viêm kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng như: cam, bưởi, rau má,…

☛ Bài tập Kegel: bên cạnh việc tập luyện thể lực đều đặn, người bệnh cũng có thể thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ xung quanh niệu đạo và bàng quang. Bài tập này giúp giảm thiểu số cơn co thắt bất thường, từ đó tần suất đi tiểu cũng được giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện bài tập Kegel:

  • Bắt đầu bài tập bằng cách nâng và giữ cơ sàn chậu trong 3 giây, sau đó thả lỏng 3 giây.
  • Lặp lại động tác này 10 lần liên tiếp và thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần.
  • Khi tình trạng bệnh được cải thiện, bạn nên tăng số lần tập luyện lên đến khi thu được hiệu quả như mong muốn.

Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tiểu rắt tiểu không hết là bệnh lý, biện pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc Tây y để điều trị bệnh lý mắc phải.

thuoc-dieu-tri-tieu-rat
Nếu nguyên nhân gây ra tiểu rắt là bệnh lý, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây y

➤ Nếu tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu, liệu pháp điều trị điển hình sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh (như Penicillin hoặc Amoxicillin) và các loại thuốc giảm đau.

➤ Nếu u xơ tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây ra tiểu rắt, một số loại thuốc sau đây sẽ được chỉ định như: thuốc chặn alpha, thuốc 5-ARI (ức chế men khử 5 – alpha), thuốc PDE-5 (ức chế phosphodiesterase – 5).

Thuốc kháng Cholinergic sẽ được kê đơn trong trường hợp bàng quang tăng hoạt OAB là nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết. Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm những cơn co thắt bất thường ở thành bàng quang, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu đáng kể.

➤ Nếu bạn bị tiểu rắt do bệnh đái tháo đường, các biện pháp điều trị sẽ nhằm mục đích kiểm soát lượng đường trong máu. Một số thuốc điều trị thường gặp là: Metformin, Biguanide, Sulfonylurea,…

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Các loại thuốc Tây y tuy đem lại hiệu quả trong điều trị chứng tiểu rắt nhưng nếu sử dụng không đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn. Đây cũng là nỗi lo lắng của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc Tây.

Tuy nhiên, khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn mà sản phẩm này mang lại. Tại sao lại như vậy?

Vì Vương Niệu Đan là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần là các loại thảo dược quý có công dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn tiểu tiện, cụ thể là: Uvarox (cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược), Vispo™ (chiết xuất Cọ lùn), chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang.

thanh phan vuong nieu dan
Thành phần của Vương Niệu Đan là những loại thảo dược có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên

Với sự kết hợp khéo léo từ các thành phần trên, Vương Niệu Đan đem đến những công dụng nổi bật sau:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bang quang
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Để thu được hiệu quả như mong muốn, bạn nên sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn sau:

  • Nên uống ngay sau khi ăn vào các buổi sáng và tối.
  • Dùng nước lọc để uống. Không nên sử dụng sản phẩm với các loại nước ép hoa quả, sữa hay nước ngọt.
  • Liều lượng: uống 3 viên/lần, mỗi ngày 2 lần trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần đầu tiên. Khi tình trạng tiểu rắt được cải thiện, bạn nên duy trì sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng để thu được hiệu quả cao nhất.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà

Thủ tục, biện pháp phẫu thuật

☛ Đặt ống thông

Đây là biện pháp giúp nước tiểu được dẫn lưu ra ngoài, tránh tổn thương ở hệ tiết niệu và giảm đau đớn cho người bệnh. Hiện nay có 2 kiểu đặt ống thông phổ biến là đặt ống thông niệu đạo và đặt ống thông siêu âm. Trong đó đặt ống thông siêu âm thường được sử dụng nhiều hơn vì nó tạo cảm giác thoải mái và không gây đau đớn khi quan hệ tình dục.

☛ Liệu pháp phản hồi sinh học

Liệu pháp phản hồi sinh học là một kỹ thuật y học giúp kiểm soát các chức năng của cơ thể. Thực chất, phản hồi sinh học là kỹ năng cung cấp sức mạnh để sử dụng suy nghĩ kiểm soát cơ thể. Biện pháp này cần sử dụng một số cảm biến điện đo lường để tiếp nhận các thông tin của cơ thể.

Sau một thời gian trị liệu, bệnh nhân sẽ cảm nhận được tín hiệu thị giác và thính giác khi họ co thắt cơ sàn chậu hay các phản hồi tiêu cực khác tại bàng quang. Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho cách thư giãn cơ bắp cụ thể.

lieu-phap-phan-hoi-sinh-hoc
Bệnh nhân đang được điều trị bằng liệu pháp phản hồi sinh học

☛ Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh không có đáp ứng với điều trị nội khoa hay các biện pháp thay đổi hành vi, phẫu thuật ngoại khoa sẽ được chỉ định. Việc sử dụng phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt.

Ví dụ, khi bạn bị tiểu rắt do u xơ tuyến tiền liệt, một số phẫu thuật hay thủ tục có thể được chỉ định là: cắt bỏ tuyến tiền liệt, liệu pháp vi sóng transurethral,…

Trên đây là toàn bộ bài viết nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về hiện tượng tiểu rắt tiểu không hết. Nếu có bất kỳ thắc mắc cũng như ý kiến đóng góp về bài viết, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới đây để chúng tôi có thể giải đáp kịp thời!

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...