Những bài tập giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang

Sa bàng quang là bệnh thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó bạn cần phải đi khám để các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị các bạn có thể tham khảo tập những bài tập dưới đây để giúp cải thiện hộ trợ điêu trị sa bàng quan hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Sa bàng quang là bệnh gì?

Sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh là tình trạng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết ở thành trước âm đạo, khiến bàng quang bị sa ra ngoài âm đạo. Tình trạng này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.

Theo các bác sĩ phụ khoa, sa bàng quang có hai mức độ chính:

  • Sa bàng quang nhẹ: Lúc này bàng quang phình ra nhưng chưa sa qua màng trinh. Hiện tượng này chỉ được phát hiện và chẩn đoán khi người bệnh tiến hành khám âm đạo. Tuy nhiên, khi mới phát bệnh, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng âm đạo. Ngoài ra, người bệnh còn gặp vấn đề về rối loạn đường tiết niệu với các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát
  • Sa bàng quang nặng: Lúc này bàng quang giãn rộng và sa ra ngoài âm đạo gây cản trở quá trình đi lại. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra hiện tượng chảy dịch và chảy máu bất thường cho người bệnh. Đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh gây tiểu khó, dòng nước tiểu yếu hoặc tiểu không hết. Ngoài ra, trong một số trường hợp bị sa bàng quang nặng còn gây nên tình trạng tiểu són.

Sa bàng quang và sa niệu đạo thường xảy ra cùng nhau và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà bạn cần chú ý và đi thăm khám sớm.

☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt là gì?

Nguyên nhân gây sa bàng quang

Các mô, dây chằng cùng với các cơ ở sàn chậu có tác dụng giúp nâng đỡ bàng quang cùng các cơ quan khác. Khi các cơ, mô dần dần yếu đi, giãn ra, lúc đó bàng quang sẽ không được nâng đỡ và bắt đầu sà dần xuống âm đạo. Hiện có rất  nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sa bàng quang. Cụ thể như sau:

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh

Ở độ tuổi này là thời điểm nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ dần dần giảm xuống. Khiến các cơ vùng âm đạo dần mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Khi các cơ này giãn ra và không còn khả năng nâng đỡ bàng quang, lúc này bàng quang sẽ sa xuống âm đạo.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinh

Khi mang thai, các cơ vùng chậu luôn trong trạng thái bị kéo căng nên khả năng đàn hồi và cố định bàng quang dần bị giảm sút. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong quá trình mang thai mà sa bàng quang còn có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn sau sinh.

Thường xuyên làm việc nặng và bị căng thẳng

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc phụ nữ căng thẳng trong thời gian dài hoặc thường xuyên làm việc nặng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có tác động gián tiếp đến nguy cơ bị sa bàng quang.

Do bị béo phì

Do béo phì nên làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên, vượt quá mức cân nặng mà cơ thể bình thường có thể chịu được, điều này sẽ gây áp lực lớn lên các cơ vùng chậu nói riêng và cơ thể nói chung. Từ đó dễ gây nên tình trạng sa bàng quang xuất hiện.

Những nguyên nhân khác

Cơ chế chung của bệnh này là do cơ bàng quang cùng với mô cơ âm đạo bị suy yếu. Vì vậy, bất kỳ căn bệnh nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mô cơ này đều có thể gây sa bàng quang ở nữ giới. Một số bệnh có thể kể đến như: táo bón, ho mãn tính, cắt cổ tử cung, …

☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Bài tập giúp cải thiện sa bàng quang hiệu quả

Để điều trị sang bàng quang thì ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ các bạn cần tập luyện các bài tập nhằm tăng sức mạnh cơ sàn chậu. Bởi ập luyên tăng sức mạnh cơ sàn chậu đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả để cải hiện tình trạng sa bàng quang trong giai đoạn nhẹ cũng như giúp hỗ trợ đẩy nhanh thời gian điều trị sang bàng quang rất hiệu quả. Do đó, các chuyên gia  nên duy trì các bài tập tăng sức mạnh cơ sàn chậu dưới đây để giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang hiệu quả.

Bài tập Kegel

Bài tập Kegel là một trong những bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu rất tốt. Đặc biệt, đây là bài tập này ngoài giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang mà còn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều, tiểu đêm.

Hướng dẫn cách tập luyện:

  • Đầu tiên cần xác định chính xác vị trí của các cơ sàn chậu bằng cách ngưng tiểu giữa dòng.
  • Tiếp đến bạn ngồi quỳ gối trên sàn, đặt mông trên gót chân và giữ lưng thẳng.
  • Hít sâu để co cơ sàn chậu trong 5 giây, sau đó thở ra để thả lỏng cơ sàn chậu trong 5 giây. Tiếp tục thực hiện lặp lại 10 lần.
  • Mỗi ngày bạn cần thực hiện bài tập này 3 lần/ngày.

Bài tập Split Tabletop

Bài tập Split Tabletop là một trong những động tác chân có thể kích hoạt cơ hông và cơ sàn chậu ở phụ nữ khá hiệu quả.

Dụng cụ hỗ trợ: Thảm tập.

Hướng dẫn cách tập luyện:

  • Nằm thẳng trên thảm tập, hai chân co lên sao cho đùi vuông góc với sàn, cẳng chân song song với sàn.Duỗi cánh tay thẳng theo 2 bên cạnh hông, lòng bàn tay úp xuống.
  • Siết cơ bụng để tạo áp lực lên đùi nhưng vẫn phải giữ hai chân chạm vào nhau.
  • Sử dụng cơ đùi của bạn, từ từ tách hai chân của bạn về một vị trí thoải mái. Tuy nhiên, đừng để hai chân thả lỏng và bị tách ra.
  • Cuối cùng từ từ đưa chân trở lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 nhịp.

Bài tập Bird Dog

Bài tập Bird Dog là bài tập toàn thân giúp nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động cùng lúc, trong đó có cơ sàn chậu.

Hướng dẫn cách tập luyện:

  • Quỳ chống hai tay xuống sàn, giữ lưng thẳng, đầu ngang vai, không nâng quá cao hoặc quá thấp.
  • Siết cơ bụng, kéo bả vai xuống lưng về phía hông.
  • Từ từ duỗi thẳng chân trái, đồng thời nâng cánh tay phải lên. Hãy nhớ giữ đầu của bạn nằm yên, không nhìn lên cũng không nhìn xuống và giữ cho xương chậu và vai của bạn trên cùng một đường thẳng.
  • Sau đó hạ chân và gập cánh tay của bạn trở lại vị trí bắt đầu.
  • Đổi bên, duỗi thẳng chân phải, nâng cao tay trái. Bạn thực hiện lặp lại 10 lần
  • Thực hiện bài tập ngày 3 lần.

Bài tập Bridge

Bài tập Bridge hay còn gọi là bài tập cây cầu là một bài tập rất tốt cho cơ mông và khớp háng, giúp săn chắc cơ và sự dẻo dai của khớp. Nếu tập đúng cách và duy trì, bài tập này còn giúp kích hoạt chức năng cơ sàn chậu.

Hướng dẫn cách tập luyện:

  • Nằm thẳng trên sàn sao cho cột sống sát sàn, hai chân co 90 độ, bàn chân đặt trên sàn. Giữ cánh tay của bạn thẳng và đặt ở hai bên của bạn, lòng bàn tay hướng xuống sàn.
  • Hít vào, tạo áp lực lên cả hai gót chân. Đẩy hông lên bằng cách siết chặt cơ mông, gân kheo và cơ sàn chậu. Lực của cả cơ thể dồn vào lưng và vai. Lưng trên, vai và đầu gối tạo thành một đường thẳng.
  • Giữ tư thế này trong 1-2 giây, thở ra, sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần.
  • Thực hiện bài tập ngày 3 lần

Nếu muốn bài tập cơ sàn chậu Bridge hiệu quả hơn, bạn có thể thực hiện với bóng thăng bằng. Ở tư thế ban đầu, thay vì đặt chân xuống sàn, bạn có thể đặt chân lên bóng, lưng thẳng trên sàn, tiếp tục các bước tiếp theo như trên.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Lưu ý trong quá trình thực hiện bài tập sa bàng quang

Để việc tập luyện cơ sàn chậu giúp cải thiện được tình trạng sa bàng quang hiệu quả các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Không nôn nóng và tập luyện quá sức

Nếu bạn chưa từng tập luyện trước đây thì đừng nôn nóng mà tập luyện quá nặng, nhất là giai đoạn sau sinh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ sau sinh cần thăm khám hậu sản để xác định cơ thể đã hồi phục hoàn toàn hay chưa, cũng như được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn các bài tập phù hợp. Do đó bạn cần kiên nhẫn tập các bài tập nhẹ nhàng trước rồi mới tăng dần cường độ.

Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường

Nếu các bạn tập các bài tập cơ sàn chậu trên mà không giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà ngược lại còn gây đau đớn, kiệt sức… thì bạn cần ngừng tập và liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể

Một số dấu hiệu bất thường bạn cần chú ý bao gồm:

  • Cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt;
  • Cảm thấy đau, tức ở vùng ngực;
  • Tim đập nhanh;
  • Cảm thấy đau nhức, đi lại khó khăn;
  • Đau cơ bụng, đau lưng.

Cách phòng ngừa sa bàng quang

Để phòng ngừa sa bàng quang các bạn có thể tham khảo thực hiện theo một số phương pháp sau:

  • Tránh nâng vật nặng: Nếu không cần thiết, bạn không nên nhấc vật nặng mà hãy nhờ người khác giúp đỡ, trường hợp phải nâng vật nặng thì nên nâng đúng tư thế, dùng lực ở chân thay vì dùng eo hoặc lưng.
  • Kiểm soát tình trạng ho nhiều: Nếu bị ho, bạn cần điều trị dứt điểm tình trạng này.
  • Giữ cân nặng vừa phải: Không nên để cơ thể thừa cân, béo phì vì có thể làm tăng khả năng bị sa bàng quang. Nếu thừa cân, bạn cần có kế hoạch tập luyện cùng chế độ ăn phù hợp để giúp giảm cân cho.
  • Tránh táo bón: Táo bón là nguyên nhân dẫn đến sa bàng quang, vì vậy bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống để điều trị và hạn chế nguy cơ táo bón bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ để giúp bạn không bị táo bón từ đó giảm tình trạng sa bàng quang.
  • Không đẻ sớm, đẻ quá dày. Cần đẻ ở nơi an toàn về y tế, kỹ thuật phù hợp, không kéo dài thời gian chuyển dạ. Đặc biệt sau khi sinh con không nên lao động nặng quá sớm, cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.

Trên đây là những bài tập giúp bạn có thể cải thiện được tình tạng sa quàng quang hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn hãy liên hệ tới số tổng đài 1800.1297 để được các chuyên gia tư vấn thêm.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...