Bàng quang tăng hoạt sau sinh - Nỗi lo của chị em phụ nữ

Rất nhiều chị em than phiền rằng, sau sinh các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện thường xuyên “ghé thăm” khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tình trạng này kéo dài khiến chị em đi thăm khám và rất bất ngờ khi được chẩn đoán mắc bàng quang tăng hoạt. Vậy tại sao phụ nữ sau sinh dễ mắc bàng quang tăng hoạt? Cách cải thiện như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên. Cộng vào đó là sự mất phối hợp hoạt động bàng quang – cơ thắt niệu đạo gây ra mót đi tiểu nhiều lần, khó có thể nhịn tiểu và có thể xảy ra tiểu không tự chủ. Bệnh gây ra các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, có thể kèm tiểu không kiểm soát được.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở người cao tuổi, hoặc người có một số yếu tố nguy cơ như người có bệnh lý thần kinh, bệnh đường tiết niệu, phụ nữ mang thai nhiều lần… Do đó, sau sinh con rất nhiều chị em than phiền thường xuyên bị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt (tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són…) làm phiền. Đôi lúc, bệnh nhân còn than phiền rằng họ bị són tiểu ngay sau cảm giác tieru gấp.

Theo các chuyên gia sức khỏe tại nước tai, có khoảng 12,2% dân số mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Bệnh có xu hướng gia tăng, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi và nữ giới có xu hướng mắc nhiều hơn nam. Nhiều chị em  thường âm thầm chịu đựng trong một thời gian dài mới đến gặp bác sĩ nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị mất tập trung, cản trở sinh hoạt, giấc ngủ gián đoạn kéo dài và dẫn tới nhiều hệ lụy khác về sức khỏe.

☛ Xem đầy đủ: Triệu chứng bàng quang tăng hoạt?

Tại sao sau sinh phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt?

Chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan và cho rằng đây là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt kéo dài gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt cho người mắc, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý chị em.

Thông thường, các dây thần kinh, dây chằng và cơ sàn chậu hoạt động cùng nhau để hỗ trợ bàng quang và giữ cho niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ. Uống quá nhiều nước hoặc làm tổn thương các cơ quan này trong quá trình mang thai, sinh con có thể làm tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt. Đặc biệt là những mẹ sinh con nhiều lần, con nặng cân, con to hoặc phải rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ.

Do sức nâng đỡ của niệu đạo bị suy yếu, khả năng kiểm soát của bàng quang bị rối loạn nên không chỉ đợi đến giai đoạn sau sinh, thực tế phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ cũng có triệu chứng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang.

Bên cạnh đó, do sinh nở nhiều, quá trình chuyển dạ, rặn đẻ…. các mô cơ giãn nở quá mức khiến sàn chậu bị suy yếu, các dây thần kinh kiểm soát bàng quang cũng bị suy yếu dẫn đến việc kiểm soát bàng quang cũng bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau.

Ngoài ra, việc thực hiện kỹ thuật gây mê màng cứng đối với phụ nữ sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng tới vùng đáy chậu với cảm giác tê buốt, dây thần kinh tủy sống bị ảnh hưởng gây ra tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ tối thiểu từ 3 – 6 tháng sau sinh nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm sau.

Sau sinh chị em mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân khác như:

  • Thoát vị đĩa đệm, chấn thương tủy sống khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Chấn thương sau phẫu thuật vùng chậu.
  • Một số bệnh lý khác như giang mai, herpes… xảy ra biến chứng làm ảnh hưởng tới dây thần kinh.
  • Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mãn kinh ở nữ giới khiến hội chứng bàng quang tăng hoạt xuất hiện.
  • Chức năng thận suy giản hoặc tế bào thận bị lão hóa từ đó khiến bàng quang kém nhạy bén trước tín hiệu thần kinh khiến việc co bóp không kiểm soát.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt, kích thích

Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt sau sinh

Cũng giống như các bệnh nhân khác, bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ sau sinh cũng gây ra một loạt các dấu hiệu liên quan tới rối loạn tiểu tiện khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của chị em gặp rất nhiều bất tiện. Chị em phải đối mặt với các triệu chứng như sau:

  • Tiểu gấp: Chị em thường than phiền rằng họ có cảm giác mót tiểu đột ngột dù muốn hay không. Nếu có cảm giác buồn tiểu là khó cưỡng lại được mà cần đi tiểu ngay lập tức.
  • Tiểu nhiều lần: Đi tiểu thường xuyên trong ngày, thường nhiều hơn 7 lần/ngày, có trường hợp nhiều hơn thế nữa.
  • Tiểu đêm: Người bệnh thường phải thức dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tiểu không kiểm soát: Tiểu không tự chủ ngay sau cảm giác tiểu gấp. Nước tiểu rỉ ra ngay khi vào nhà vệ sinh khiến nhiều chị em cảm thấy không khỏi ngại ngùng, tự ti.

Chị em cần theo dõi sát sao tần suất đi tiểu của bản thân mình và các triệu chứng khác đi kèm nhé. Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Bàng quang tăng hoạt sau sinh có nguy hiểm không?

Đa số chị em đều nghĩ rằng chứng bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm tới sức khỏe nên thường âm thầm chịu đựng. Nhưng thực tế, các triệu chứng của bệnh gây ra vô số trở ngại trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Thậm chí, nếu không có biện pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh dần tồi tệ hơn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian, tiền bạc hơn.

Sau đây là một số ảnh hưởng của chứng bàng quang tăng hoạt đối với chị em:

Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống

Chị em sẽ gặp phải vô số phiền phức khi bàng quang bị kích thích một cách thường xuyên khiến bạn mắc chứng tiểu nhiều lần. Công việc, sinh hoạt của bạn bị gián đoạn, thậm chí rơi vào những tình huống khiến bạn cảm thấy xấu hổ.

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu những kích thích bàng quang khiến bạn phải đi tiểu ngay lập tức, nếu không kịp có thể bị són tiểu. Đây có lẽ là điều thầm kín mà bạn không dám chia sẻ với ai. Vậy nên khi bàng quang tăng hoạt “hoành hành” có thể khiến bạn xấu hổ, thu mình hơn, ngại giao tiếp và ngại vào chỗ đông người. Tình trạng này kéo dài kết hợp với chăm con nhỏ vất vả khiến bạn dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Không chỉ cuộc sống, sinh hoạt của mẹ sau sinh bị ảnh hưởng mà hội chứng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu khiến giấc ngủ của nhiều chị em bị ảnh hưởng.

Việc chăm con nhỏ khiến bạn không khỏi mệt mỏi, thì tình trạng thiếu ngủ do tiểu đêm càng khiến sức khỏe của bạn kiệt quệ. Bạn luôn trọng trạng thái căng thẳng, uể oải nên ăn uống cũng kém hơn, gầy sút khiến cơ thể không có năng lượng để luyện tập, làm việc.

Nguy cơ sỏi đường tiết niệu

Do đi tiểu nhiều lần khiến nhiều người tự cải thiện bằng cách uống ít nước. Vì không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nên nước tiểu cô đặc làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc mắc chứng tiểu đêm gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và các bệnh tim mạch khác.

Mức độ nghiêm trọng của chứng bàng quang tăng hoạt sau sinh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không có biện pháp khắc phục sớm. Thay vì chủ quan bạn hãy tìm tới những trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất.

☛ Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi không?

Làm gì khi mắc bàng quang tăng hoạt sau sinh?

Thay vì nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, rất nhiều chị em mắc bàng quang tăng hoạt thường âm thầm chịu đựng. Từ đó, dẫn tới các rối loạn tiểu tiện kéo dài, ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tâm lý của người bệnh. Việc chủ động điều trị cũng như tuân thủ những lưu ý để kiểm soát bệnh được xem là phương pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Sau đây là một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả chứng bàng quang tăng hoạt sau sinh:

Cần điều chỉnh lối sống

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, một số thói quen sinh hoạt sai lầm có thể làm nghiêm trọng thêm triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như béo phì, thừa nước, lạm dụng cà phê, bia rượu, thuốc lá…

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh được bồi bổ nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng khiến cân nặng ngày càng tăng là yếu tố khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên tồi tệ. Do đó, chị em cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày để giảm cân một cách khỏe mạnh, cải thiện rõ các triệu chứng.

Trà và cà phê là những thực phẩm phổ biến có chứa caffein. Cà phê gây kích thích trực tiếp lên các thụ thể ở thành bàng quang khiến triệu chứng tiểu gấp càng nặng hơn. Bên cạnh đó, loại đồ uống này là chất lợi tiểu làm tăng tần suất đi tiểu và tiểu gấp khi tiêu thụ quá mức nên hạn chế các loại đồ uống này nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffein có thể khiến triệu chứng bàng quang tăng hoạt tồi tệ hơn.

Tình trạng thừa nước (uống nhiều nước), đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp nặng hơn. Nhưng uống ít nước cũng khiến triệu chứng tồi tệ bởi nước tiểu quá cô đặc cũng gây kích thích cơ bàng quang. Vì vậy, người bệnh nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày và rải đều trong ngày, không uống quá nhiều nước một lần. Hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ.

Rượu bia là chất lợi tiểu và gây kích thích bàng quang. Hút thuốc lá không chỉ hại sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt do xơ cứng động mạch. Để bảo vệ sức khỏe và cải thiện bệnh,  tốt nhất chị em nên tránh xa các loại trên.

Ngoài ra, chị em cũng cần hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có vị chua bởi chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc bàng quang khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Vì táo bón gây tác động xấu tới chức năng của bàng quang.

Các biện pháp thay đổi hành vi

Liệu pháp thay đổi hành vi được xem là bước điều trị quan trọng trước tiên cho chị em mắc hội chứng này. Thông thường các biện pháp hành vi có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng muscarnics. Các biện pháp thay đổi hành vi được dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt bao gồm:

1. Giải thích cho người bệnh hiểu về chức năng bàng quang bình thường và bất thường.

2. Viết nhật ký đi tiểu: Hướng dẫn người bệnh viết nhật ký đi tiểu chi tiết. Sau đó, hướng dẫn cho người bệnh về khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là từ 3 – 4 giờ. Đặc biệt, khi không có cảm giác buồn tiểu không nhất thiết phải đi tiểu.

3. Thực hiện các bài tập kỹ thuật tập luyện

– Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp

Mỗi khi có cảm giác đi tiểu, bạn hãy cố nhịn thêm 5 phút rồi hẵng đi vệ sinh. Dần dần, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn và bàng quang cũng có khả năng giữ nước tiểu lâu hơn. Mục đích của việc này làm kéo dãn khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu, tập luyện cho bàng quang có thể căng ra một cách dễ dàng. Người bệnh sẽ phải mất vài tuần tập luyện mới có thể đạt được tần suất đi tiểu 5 – 6 lần/ngày.

– Tập đi tiểu theo giờ:

Với bài tập này người bệnh nên có kế hoạch đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác muốn đi tiểu khi chưa đến thời gian đã quy định. Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là từ 2 – 3 giờ. Bạn cũng cần loại bỏ thói quen đi vệ sinh ngay khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang.

Không nên quá cứng nhắc khi thực hiện bài tập này mà cần có kế hoạch một cách uyển chuyển, linh hoạt. Tùy thuộc vào dung tích có thể chứa của bàng quang, lượng nước uống vào mỗi ngày và môi trường làm việc để thực hiện và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân. Đầu tiên, hãy kéo dài khoảng 30 phút giữa 2 lần đi vệ sinh rồi từ từ tăng dần thời gian lên cho tới 3 – 4 giờ.

– Bài tập kép:

Cách thực hiện bài tập kép là trong một thời gian ngắn đi tiểu 2 lần. Sau khi đã đi tiểu xong, bạn chờ thêm khoảng 20 – 30 giây sau rồi nghiêng người về phía trước, cố gắng đi tiểu thêm 1 lần nữa. Bài tập này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng làm trống bàng quang hoàn toàn.

– Bài tập kegel:

Đầu tiên bạn cần xác định chính xác nhóm cơ sàn chậu. Sau đó, thực hiện bài tập kegel như sau:

  • Xen kẽ giữ và thư giãn cơ sàn chậu trong 3 giây, tức là sau khi giữ nhóm cơ này 3 giây thì thư giãn và thả lỏng chúng trong 3 giây tiếp theo.
  • Sau khi thực hiện được, bạn có thể gia tăng thời gian từ 3 giây lên 5 giây.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này 15 lần trong một phiên tập.
  • Thực hiện bài tập này mỗi ngày và theo lịch trình định kỳ. Khi tiến bộ bạn có thể tăng lên 3 phiên/ngày. Mỗi tuần tăng thời gian giữu các cơ sàn chậu của bạn lên thêm 1 giây và tiếp tục cho tới khi thời gian giữ được khoảng 10 giây.

– Bài tập cơ sàn chậu khác:

Bài tập các cơ co thắt ngắn:  Mục địch là tạo các cơ co giật nhanh ở sàn chậu với các bước thực hiện như sau:

  • Hít vào thật sâu rồi thở ra kết hợp với siết nhóm cơ sàn chậu càng nhanh càng tốt.
  • Tiếp tục hít vào và thả lỏng cơ sàn chậu.
  • Lặp đi lặp lại 30 lần, chia thành 10 lần liên tiếp 1 lượt.

Bài tập co thắt dài: Giúp người bệnh đạt được cơn co thắt sàn chậu kéo dài trong khoảng 10 giây. Cách thực hiện như sau:

  • Siết chặt nhóm cơ sàn chậu và cố gắng giữ càng lâu càng tốt.
  • Lúc đầu chỉ giữ được vài giây nhưng sau sẽ tăng dần lên.

Nên tập xen kẽ các bài tập cơ co ngắn và dài trong thời gian tương đương. Có thể phải mất từ 3 – 6 tháng để cảm nhận sự thay đổi.

☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Các biện pháp dùng thuốc

Nhằm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang, người bệnh nên sử dụng các thuốc kháng muscarinics (darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium). Thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng muscarinics thường gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, nhức đầu, tim đập nhanh, táo bón, khó tiêu…

Một số loại thuốc khác cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh nhưng cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc thuốc alpha-adrenergic antagonist.

Thuốc mới mirabegron cũng có cơ chế tác động lên β3 adrenergic receptor trong cơ chóp bàng quang, từ đó giúp giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang.

Lưu ý: Phụ nữ sau sinh dùng bất cứ loại thuốc nào cần theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc khi chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé yêu.

☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Điều trị khi kháng thuốc

Khi xuất hiện tình trạng kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc, điều trị thay thế là tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang.

Phương pháp thay thế khác là kích thích thần kinh cùng, kích thích thần kinh chày. Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột cũng được chỉ định khi bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang mà nguyên nhân do độ giãn nở kém.

Cây thuốc nam cải thiện bàng quang tăng hoạt

Một số mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng nhằm cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt sau sinh khá nhiều quả. Sau đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo:

Bồ công anh: Bồ công anh có khả năng tăng cường cơ bắp và mô liên kết bên trong bàng quang, giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Nấm linh chi: Được biết đến là vị thuốc tuyệt vời trong chữa nhiều bệnh lý, nấm linh chi còn là vị thuốc chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

Cây nữ lang: Có tác dụng chống co thắt và thư giãn cac cơ bàng quang rất mạnh nên được xuất hiện trong các bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt, giúp giảm tiểu nhiều lần, tiểu gấp.

Nhân sâm: Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, chống lão hóa nhân sâm còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch… Ngoài ra, nhân sâm được coi là vị thuốc thảo dược hiệu quả giúp chữa bàng quang tăng hoạt do có tính chống lợi tiểu, giảm kích thích bàng quang…

Bàng quang tăng hoạt gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em sau sinh. Thay vì âm thầm chịu đựng, chị em hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị đúng cách. Bên cạnh dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập các bài tập dành cho cơ vùng kín cũng có tác dụng rất tốt, giúp nâng cao sức khỏe và sự tự tin của các mẹ sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn đọc liên hệ số hotline 1800. 1297 để được tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...