Ditieunhieu.com

Trang thông tin sức khỏe đường tiết niệu

hotline

Tư vấn miễn cước

1800 1297
  • Trang chủ
  • Vương Niệu Đan
  • Bàng quang tăng hoạt
  • Tiểu đêm
  • Tiểu không tự chủ
    • Đi tiểu nhiều
    • Tiểu són
    • Tiểu không kiểm soát
  • Kinh nghiệm chữa bệnh
  • Chuyên gia tư vấn
  • Điểm bán
Trang chủ » Đi tiểu nhiều

Buồn đi tiểu liên tục ra máu những điều cần biết

Buồn tiểu liên tục ra máu là dấu hiện khiến người mắc phải cảm thấy rất lo lắng và băn khoăn “Không biết mình có đang bị bệnh gì hay không? Có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe bản thân?”. Vậy trong bài viết này chúng rôi sẽ chia sẻ với các bạn về những điều bạn cần quan tâm về dấu hiệu buồn tiểu liên tục ra máu này để các bạn cùng nắm rõ.

Mục lục

  • Hiện tượng buồn tiểu liên tục ra máu
  • Triệu chứng buồn tiểu liên tục ra máu
  • Vì sao bị buồn tiểu liên tục ra máu?
    • Nguyên nhân không do bệnh lý
    • Nguyên nhân do bệnh lý
  • Cách chẩn đoán tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu
  • Buồn tiểu liên tục ra máu có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị dứt điểm buồn tiểu liên tục ra máu
    • Điều trị theo Tây y
    • Điều trị theo Đông y
    • Điều trị theo phương pháp dân gian
  • Lưu ý giúp tăng hiệu quả điều trị buồn tiểu liên tục ra máu

Hiện tượng buồn tiểu liên tục ra máu

Buồn tiểu liên tục ra máu là hiện tượng bạn có cảm giác buồn tiểu nhiều lần trong ngày và kèm theo có xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tình trạng hồng cầu trong nước tiểu này chỉ thi thoảng mới nhận biết được qua màu sắc khi nước tiểu có màu nâu đỏ, còn đa phần chỉ được phát hiện thông qua kính hiển vị.

Theo đó mà tình trạng tiểu ra máu được chia làm 2 dạng. Đó là:

Tiểu ra máu đại thể: Trường hợp này lượng hồng cầu trong nước tiểu tương đối nhiều nên có thể nhận biết bằng mắt thường. Tùy theo mức độ hồng cầu lẫn trong nước tiểu mà nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến nâu đậm.

Tiểu ra máu vi thể: Trường hợp này lượng hồng cầu có trong nước tiểu sẽ thường ít khiến cho mắt thường không nhìn thấy và màu nước tiểu cũng không có gì khác thường. Lúc này để xác định chỉ có cách soi dưới kính hiển vi, thông thường trường hợp này chỉ phát hiện thông qua thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị mắc tiểu liên tục xin đừng chủ quan!

Triệu chứng buồn tiểu liên tục ra máu

Tình trạng buồn tiểu liên tục xuất hiện với những triệu chứng như thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tần suất lớn thường lớn cứ khoảng 30-45 phút là lại có cảm giác buồn tiểu.

Còn triệu chứng tiểu ra máu thướng sẽ khó nhận ra hơn. Bởi tiểu ra máu đại thể thì còn có thể nhận ra sự thay đổi màu sắc của nước tiểu từ màu hồng đến đỏ sẫm. Còn nếu trong trường hợp tiểu ra máu vi thể thì nước tiểu sẽ không đổi mùa nên bạn sẽ rất khó để nhận ra. Lúc này chỉ nhận thấy hồng cầu trong nước tiểu khi thực hiện nhìn qua kính hiển vi.

Ngoài tình trạng buồn tiểu liên tục và ra máu bạn có thể còn xuất hiện kèm theo những triệu chứng như:

  • Tiểu rắt.
  • Tiểu són
  • Đau khi đi tiểu.
  • Khó tiểu.
  • Tiểu không tự chủ.

Vì sao bị buồn tiểu liên tục ra máu?

Buồn tiểu liên tục ra máu thực chất không phải mà một bệnh lý mà đâu là dấu hiệu, cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề gì đó. Do đó khi thấy triệu chứng trên bạn nên đi khám để xác định được nguyên nhân chính xác. Những nguyên nhân gây tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu có thể kể đến như:

Nguyên nhân không do bệnh lý

Do chế độ ăn uống: trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm có màu sắc đỏ tự nhiên như rau chua, dâu đen, củ cải đường, củ dền, quả mâm xôi,… hoặc ăn những loại thực phẩm có nhuộm phẩm màu.

Do tập luyện quá sức: do thường xuyên vận động quá sức dẫn đến việc các cơ quan của đường tiểu bị tác động dẫn đến tổn thương, đặc biệt là bàng quang điều này khiến cho các tế bào máu bị vỡ gây nên.

Do tác dụng phụ của thuốc: khi sử dụng thuốc gây nên những tác dụng phụ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bị đi tiểu ra máu có thể kể đến một số loại thuốc như thuốc chống đông máu hay thuốc trị ung thư.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bệnh này xuất hiện lo do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, nếu để lâu có thể phát triển đi sâu vào bàng quang và thận. Bệnh này khiến bạn sẽ thấy những dấu hiệu như buồn tiểu nhiều, tiểu ra máu, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi,…

Viêm cầu thận: viêm cầu thận là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận từ đó gây ảnh hưởng đến các mai mạch nhỏ. Bị viêm cầu thận sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu.

Sỏi thận, sỏi bàng quang: sỏi hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại tại thận và bàng quang, để lâu sỏi có thể phát triển kích thước lên đến vài centimet. Khi đó sỏi trôi cùng nước tiểu sẽ làm cọ sát gây tổn thương gây nên những biểu hiện như: tiểu ra máu, tiểu khó,….

Lao thận: Lao thận xuất hiện nguyên nhân do trực khuẩn lao gây nên. Khi bị lao thận người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đi xong có cảm giác đau, tiểu ra máu,….

Bệnh về tuyến tiền liệt: những bệnh về tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt. Khi mắc những bệnh này do tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang cũng như bao quanh phía sau ống niệu đạo nên sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết cụ thể như bị tiểu buốt, tiểu khó, buồn tiểu nhiều ra máu,…

Bệnh lậu: bệnh xuất hiện do vi khuẩn lậu gây nên sau một thời gian u bệnh thì sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như buồn tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, ngứa vùng kín.

☛ Có thể bạn quan tâm: Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì?

Cách chẩn đoán tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu

Tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó, do đó cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Để chẩn đoán đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn cũng như những dấu hiệu. Tiếp theo để xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu: khi thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá được lượng hồng cầu có trong nước tiểu cũng như xác đinh xem có vi khuẩn hay yếu tố gây bệnh gì hay không?

Laboratory worker taking test tube with urine sample from holder, closeup. Urology concept

Soi bàng quang: bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera soi bên trong bàng quang, những hình ảnh thu lại được sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân buồn tiểu nhiều ra máu.

Chẩn đoán bằng hình ảnh: với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện chụp X quang, chụp vi tính cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Rồi từ những hình ảnh thu được bác sĩ sẽ tìm xem có dấu hiệu bất thường ở đâu từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu.

Buồn tiểu liên tục ra máu có nguy hiểm không?

Buồn tiểu liên tục ra máu có thể gây nên những nguy hiểm, ảnh hưởng nhất định có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày khi thường xuyên phải đi vệ sinh.
  • Việc phải đi vệ sinh nhiều cũng khiến cho bạn cảm thấy không tự tin, ngại giao tiếp.
  • Tiểu nhiều ra máu kéo dài sẽ khiến cho bạn bị mất một lượng máu lớn sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như khiến người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
  • Nguy có bị vô sinh, hiếm muộn.
  • Dấu hiệu chứng tỏ cơ thể có thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó.

☛ Xem thêm: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục không đơn giản như bạn nghĩ!

Cách điều trị dứt điểm buồn tiểu liên tục ra máu

Tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu khá nguy hiểm do đó nếu thấy dấu hiệu thì cần đến những có sở ý tế có uy tín để bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp xử lý sớm. Sau đây là những cách điều trị bạn có thể tham khảo như sau:

Điều trị theo Tây y

Với phương pháp Tây y  tùy theo từng bệnh cũng như mức độ bệnh mà sẽ có những hướng xử lý là sử sụng thuốc hay sử dụng phẫu thuât.

Sử dụng thuốc: Tùy từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau cụ thể như

  • Sỏi bàng quang, sỏi thận: sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhóm quinolon hoặc nhóm cephalosporin.
  • Bị viêm nhiễm: bác sĩ sẽ chỉ chịnh sử dụng chủ yếu là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ mới.
  • Viêm cầu thận: với bệnh này thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid
  • Lao thận: với bệnh này sẽ sử dụng thuốc chống lao như Rimifon, Pyrazinamid, Ethambutol,…

Sử dụng phương pháp phẫu thuật: tùy vào bệnh mà lựa chọn các phương pháp phẫu thuật khác nhau như nội soi hoặc mổ mở. Với phẫu thuật nội soi thường áp dụng cho những người bị phì đại tuyến tiền liệt. Còn đối với hình thức mổ mở thường áp dụng trong trường hợp bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc bị sỏi. Tuy nhiên phương pháp mổ mở này thường có những rủi ro nên sẽ cần cân nhắc rất kỹ trước khi thực hiện.

Điều trị theo Đông y

Ngoài sử dụng phương pháp Tây y thì điều trị theo Đông y cũng là một giải pháp mà nhiều người hướng đến. Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Tần giao, sài hồ, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, xa tiền tử, mộc thông, đương quy, thục địa, cam thảo.

Cách thực hiện: 

  • Các vị thuốc trên đem sắc cùng với nước lọc trong khoảng 20 phút.
  • Chắt thuốc ra bát, loại bỏ lã thừa. Thuốc nên dùng khi còn ấm, chia thành hai đợt trưa và tối.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp, cỏ nhọ nồi, a giao.

Cách thực hiện:

  • Cho các vị thuốc đem sắc cùng với nước đến khi sôi
  • Chắt ra bát và uống khi còn ấm, mỗi ngày sử dụng 1 thang

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Tỳ giải, thục địa, sơn thù, trạch tả, phục linh, mẫu đơn bì.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem sắc kỹ cùng với nước lọc trong một giờ, sau đó chắt lấy phần nước cốt.
  • Nên dùng thuốc khi còn nóng, đều đặn 1 thang mỗi ngày.

Điều trị theo phương pháp dân gian

Phương pháp này thường được sử dụng đối với bệnh ở mức độ nhẹ và có tác dụng hỗ trợ là chủ yếu. Pháp này thường khá an toàn và bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn vẫn nên có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng. Một số cách bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng chanh tươi

Vitamin C có trong chanh tươi là một hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Ngoài ra với nguyên nhân tiểu ra máu do sỏi, vitamin C cũng giúp thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

Nguyên liệu: Nước cốt chanh tươi dùng 2 thìa cà phê, nước ấm dùng 180ml.

Cách thực hiện:

  • Pha nước cốt chanh tươi với nước ấm, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp.
  • Uống trực tiếp nước chanh tươi, lưu ý nên uống khi no để không gây hại cho dạ dày.

Sử dụng cỏ gà

Theo một số cuốn sách y học cổ truyền ghi lại loại cỏ gà này tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải trừ độc tố tích tụ trong nội tạng. Thích hợp cho việc cải thiện tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu.

Nguyên liệu: Cỏ gà tươi  60g, cây mía 300g.

Cách thực hiện:

  • Cỏ gà sau khi thu hái loại bỏ rễ và rửa sạch, để ráo nước. Mía róc sạch vỏ,  cắt thành các khúc nhỏ.
  • Cho cỏ gà, mía khúc và 3000ml nước vào nồi rồi nấu trong khoảng một tiếng đồng hồ.
  • Nên bảo quản hỗn hợp trong bình giữ nhiệt, dùng thay nước trong ngày.

Sử dụng chuối hột

Theo y học cổ truyền, chuối hột có khả năng tiêu độc, thanh trừ nhiệt nóng và lợi tiểu. Vì vậy sử dụng giúp hỗ trợ điều trị buồn tiểu liên tục ra máu rất tốt.

Nguyên liệu: Chuối hột dùng 5 quả.

Cách thực hiện:

  • Chuối hột sau khi sơ chế thì chặt thành các khúc nhỏ tầm 5cm, cho lên chảo hoặc dùng lò nướng sấy khô rồi đem nghiền thành bột mịn.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 1 thìa cà phê bột chuối hột với một ly nước ấm. Dùng tối đa 3 lần/ngày, uống đều đặn trong khoảng 30 ngày.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay?

Lưu ý giúp tăng hiệu quả điều trị buồn tiểu liên tục ra máu

Để cho quá trình điều trị hiệu quả cũng như phòng tránh được việc đi tiểu nhiều lần ra máu, chúng ta cần phải:

  • Uống nhiều nước lọc hàng ngày, mỗi ngày nên uống từ 2.5 lít nước trở lên và uống rải ra cả ngày.
  • Hạn chế việc nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu nên đi ngay.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế việc sử dụng các chất vệ sinh gây kích ứng.
  • Nên ăn nhạt hơn, hạn chế việc ăn mặn và cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể
  • Không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường tập thể cụ thể thao giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường trao đổi chất từ đó tăng sức đề khỏe chung của cơ thể.
  • Khi phát hiện ra hiện tượng bất thường cần ngưng sử dụng thuốc ngay và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đưa ra cách xử lý.

Trên đây là là những thông tin về tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa.

Tác giả: Đinh Thành - 24/06/2022
Chia sẻ

Phản hồi từ người dùng

khach-hang

Bà Cao Trường Lê - 78 tuổi (Lê Trọng Tấn, Hà Nội)

Sau hai tháng dùng Vương Niệu Đan, chuyện tiểu tiện của tôi gần như ổn định. Trước đây mỗi đêm tôi phải dậy đi tới 5-6 lần mà đi rất vội, sau khoảng 2 tuần uống là thấy giảm xuống chỉ đi 3 lần thôi và sau 2 tháng sử dụng là ngủ yên không phải dậy đi tiểu nữa.
khach-hang5

Cô Nguyễn Thị Nga - 67 tuổi (Nha Trang, Khánh Hoà)

Trước đây tôi tiểu đêm tới 4-5 lần, ban ngày cứ tiếng đồng hồ lại phải đi vệ sinh. Tôi từng tìm rất nhiều loại sản phẩm để uống nhưng không thấy đỡ. Đêm tiểu nhiều mất ngủ rất mệt mỏi. Được người quen giới thiệu dùng Vương Niệu Đan, tôi không ngờ sau 2 tháng tôi có thể sống vui sống khỏe không lo chuyện đi tiểu nữa rồi
khach-hang2

Cô Đới Thanh Vân – 68 tuổi (Anh Sơn, Nghệ An)

Mấy tháng trước phải nói là khổ sở vì đêm nào cũng phải lục đục dậy đi tiểu, nghe bạn giới thiệu dùng Vương Niệu Đan, chỉ 2 tháng là tôi ổn định bệnh. Tôi rất mừng vì bệnh tình cải thiện rất tốt.
khach-hang4

Chú Nguyễn Văn Khôi – 71 tuổi (Phú Phương, Ba Vì – Hà Nội)

Tôi mắc tiểu đêm nhiều, 4-5 lần, phì đại tiền liệt tuyến 35gram, đêm nào mất ngủ tôi phải đi tới 6-7 lần, tôi còn phải dùng thuốc huyết áp nên rất sợ dùng linh tinh tiền mất tật mang. Sau khi được tư vấn tận tình, tôi dùng Vương Niệu Đan, đêm tôi chỉ phải đi một lần, ngủ ngon hơn rất nhiều
khach-hang6

Chú Vũ Trung Kiên – 65 tuổi (xã Bình Minh – Thành phố Tây Ninh)

Tôi bị tiểu đêm 2 năm nay, lại mắc thêm tiểu đường và huyết áp. Ban đầu cứ nghĩ tuổi cao tiểu đêm là bình thường, nhưng rồi đêm nào cũng đều như vắt chanh 3-4 lần, mất ngủ khiến sức khỏe giảm sút. Biết đến Vương Niệu Đan qua chương trình Cafe sáng VTV3, tôi yên tâm sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, thật may là phù hợp với sản phẩm nên tôi đã trở lại những đêm ngon giấc. Sản phẩm từ thảo dược nên an toàn với người mắc nhiều bệnh nền như tôi.
khach-hang3

Cô Hiền Hà – 79 tuổi (Láng Hạ - Hà Nội)

Tôi là người có nhiều bệnh nền, lại từng xạ trị u vú cách đây 14 năm nên rất muốn tìm sản phẩm nào an toàn lành tính. Tôi biết đến Vương Niệu Đan do người bạn cũng bị tiểu đêm tiểu són dùng cải thiện rất tốt. Nhờ Vương Niệu Đan tôi trở lại với đêm ngon giấc, không phải dậy 4-5 lần đi tiểu như trước kia. Tuổi cao dậy đi tiểu đêm tôi rất lo.
Câu hỏi thường gặp
Ai có thể dùng được Vương Niệu Đan?

Vương Niệu Đan dùng được cho cả nam và nữ gặp tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són, không tự chủ hoặc bị chẩn đoán mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt

Nên dùng Vương Niệu Đan bao lâu thì hiệu quả?

Vương Niệu Đan chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ. Liệu trình khuyến cáo nên dùng Vương Niệu Đan từ 2-3 tháng để sản phẩm đáp ứng và cải thiện tốt nhất.

Vương Niệu Đan có phải là sản phẩm uy tín không?

Vương Niệu Đan là sản phẩm uy tin được đã được bộ Y tế cấp phép, số công bố 11569/2020/ĐKSP. Ngoài ra, Vương Niệu Đan cũng vinh dự nhận cúp vàng thương hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng” do Cục an toàn thực phẩm trao tặng.

Giá bán và liều dùng Vương Niệu Đan?

Vương Niệu Đan dạng hộp 20 viên: 175.000đ/hộp
Vương Niệu Đan dạng lọ 80 viên: 618.000đ/lọ (Tiết kiệm hơn 82.000 so với dạng hộp 20 viên)
Liều dùng khuyến cáo: 2-4 tháng đầu sử dụng liều tấn công 6 viên/ngày/2 lần uống. Sau đó chuyển sang liều duy trì 4 viên/ngày/2 lần uống.

Người bị bệnh lý nền như mỡ máu, huyết áp, tiểu đường có dùng Vương Niệu Đan được không?

Vương Niệu Đan có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn và không gây tác dụng phụ. Bệnh nhân đang dùng thuốc tây vẫn có thể yên tâm sử dụng Vương Niệu Đan bình thường.

Mua Vương Niệu Đan ở đâu uy tín?

Để được mua Vương Niệu Đan chính hãng, tránh hàng giả, kém chất lượng, quý khách có thể mua Vương Niệu Đan theo hai cách:
Cách 1: Gọi trực tiếp tới tổng đài 18001297 hoặc đặt mua hàng TẠI ĐÂY 
Cách 2: Mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tìm điểm bán gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

  • TIN HOT: ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT: Mua 6 hộp Vương Niệu Đan 20 viên được tặng 1 hộp 20 viên, tiết kiệm đến 175.000 đồng

  • [Giải đáp] Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì?

  • Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

  • 7 dấu hiệu đi tiểu nhiều bạn không thể bỏ qua

  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là dấu hiệu bệnh gì?

Bài viết nên xem

  • Tiểu không kiểm soát sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

  • Mua Vương Niệu Đan ở đâu thì chính hãng?

  • Tiểu không kiểm soát do căng thẳng và cách khắc phục

  • Đêm nào cũng lục đục đi tiểu 4-5 lần – Cách tốt nhất chuyên gia khuyến cáo

  • Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết!

Bác sĩ tư vấn

Đặt mua Vương niệu đan

Tư vấn miễn cước1800.1297

  • Ưu đãi 1
  • 6 hộp 20 viên: 1.050.000đ
  • Tặng 1 hộp 20 viên 175.000đ qua hình thức tích điểm.
  • Ưu đãi 2
  • 2 hộp 20 viên + 1 lọ 80 viên: 968.000đ
  • Tặng 1 hộp 20 viên 175.000đ qua hình thức tích điểm, đồng thời tiết kiệm thêm 82.000 Tổng giá trị quà tặng tới 257.000đ
Sản phẩm
Vương Niệu Đan (20 viên)
Vương Niệu Đan (80 viên)
Số lượng

175.000đ/ hộp 20 viên

618.000đ/ hộp 80 viên

Thành tiền

Đã tiết kiệm:

đ
Phí vận chuyển:
Tổng:
Sản phẩm được phân phối bởi:

Toàn quốc

Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

Địa chỉ: Số 3 ngõ 2 – Thọ Tháp – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội

SĐT đặt hàng cho nhà thuốc trên toàn quốc: 18001297

  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Miễn trừ trách nhiệm
  • Chính sách & điều khoản
  • Chính sách thanh toán

Copyright © 2020 ditieunhieu.com. All Rights Reserved.

↑