Tiểu nhiều có bọt là bệnh gì? Cách chữa hiệu quả nhất

Đi tiểu nhiều có bọt là một trong những dấu hiệu khá nhiều người hiện nay gặp phải nhưng chúng ta thường coi nhẹ và bị bỏ qua. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài liên tục thì rất có thể là do một bệnh lý nào đó dẫn đến. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

Tiểu nhiều có bọt là gì?

Đi tiểu nhiều có bọt (hay còn được gọi là đi đái nhiều có bọt) là tình trạng người bệnh buồn đi tiểu, đi vệ sinh nhiều lần trong một ngày (thường là  trên khoảng 8-10 lần/1 ngày) kết hợp nước tiểu sau khi đi có nổi bọt, mùi khai. Tùy vào từng trường hợp hoặc do các bệnh lý khác nhau, mà dấu hiệu đi tiểu nhiều có bọt có thể kèm thêm một số triệu chứng khác như: bị tiểu buốt, tiểu dắt, cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn…

Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu nhiều nước tiểu trong là gì?

Đi tiểu nhiều có bọt nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng đi tiểu nhiều có bọt hiện nay thường gặp ở khá nhiều người. Tùy thuộc vào từng mức độ, dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều lần là do sinh lý hay bệnh lý mà mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu người bệnh chỉ đi tiểu nhiều lần kết hợp với nước tiểu có bọt sau khi đi vệ sinh mà không kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường khác thì có khả năng là do bạn đang uống nhiều nước, do uống các loại thuốc lợi tiểu hoặc do tâm lý bị căng thẳng, stress…

Còn trường hợp, nếu người bệnh bị đi tiểu nhiều lần có bọt liên tục và thêm một số triệu chứng sau đây thì cần phải đặc biệt lưu ý và đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe có bị vấn đề gì không:

  • Sưng bàn tay, bàn chân, mặt và bụng.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn.
  • Khó ngủ.
  • Thay đổi lượng nước tiểu.
  • Nước tiểu đục.
  • Nước tiểu đậm.

Hình ảnh nước tiểu có bọt nổi lên sau khi đi tiểu

Đi tiểu nhiều có bọt là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng đi tiểu nhiều có bọt xảy ra có thể là triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như: do bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do suy giảm chức năng thận…

Các bệnh liên quan đến thận

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng chính của thận là lọc các protein trong máu và đào thải những chất cặn bã này ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, khi cơ quan thận mà bị suy yếu hoặc tổn thương thì có thể dẫn đến tình trạng người bệnh cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày và kết hợp với nước tiểu có bọt.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến thận như: bị suy thận, sỏi thận hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu…

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thận: cơ thể luôn cảm thấy bị mệt mỏi, chân tay bị phù nề, mất tập trung, thiếu máu lên não, đau lưng hoặc cạnh sườn…

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu (glucose). Và bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu đi tiểu nhiều có bọt.

Khi người bệnh bị tiểu đường khiến cho trong cơ thể xuất hiện nhiều phân tử đường huyết cao hơn bình thường. Trong đó có phân tử glucose tăng đột biến. Khi lượng glucose trong máu quá cao sẽ khiến thận khó khăn hơn trong việc lọc những phân tử này. Do đó, thận cho phép lượng glucose và protein dư thừa thải ra ngoài qua nước tiểu. Điều này gây ra tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu có bọt.

Ngoài hiện tượng đi tiểu có bọt, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: buồn tiểu nhiều lần, mờ mắt, khô miệng, khát nước liên tục, đói và ngứa da…

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu trong cơ thể con người được hình thành từ các cơ quan khác nhau bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Khi một trong bốn bộ phận trên bị vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra các vấn đề về viêm, nhiễm, lở loét hoặc chảy máu… thì được gọi là bệnh nhiễm trung đường tiết niệu (UTI). Tùy theo mức độ nhiễm trùng đường tiết niệu nặng hay nhẹ mà bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng có hoặc không bị đi tiểu nhiều có bọt. Ngoài biểu hiện bất thường này, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Buồn liên tục, nhưng lượng nước tiểu ít.
  • Són tiểu thường xuyên xảy ra.
  • Thỉnh thoảng có máu hoặc mủ xuất hiện trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có nhiều bất thường như: màu đục, có mùi hôi, …

Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân nước tiểu có bọt và có mùi hôi

Khi nào đi tiểu nhiều có bọt nên đi khám?

Khi bạn thấy hiện tượng nước tiểu xuất hiện bọt mà kèm theo một trong những biểu hiện sau thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời:

  • Bọt xuất hiện ở nước tiểu liên tục trong nhiều ngày.
  • Xuất hiện tình trạng bị phù tay, chân, mặt và cả vùng bụng.
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi.
  • Có hiện tượng buồn nôn, nôn.
  • Bị mất ngủ kéo dài.
  • Nước tiểu có màu đục, sẫm màu hơn so với bình thường và thậm chí là có máu.

Cách chẩn đoán tình trạng tiểu nhiều có bọt

Theo một số nghiên cứu cho thấy, không có đánh giá cho thấy tình trạng đi tiểu nhiều nước tiểu có bọt chỉ xuất hiện do một tình trạng bệnh lý cụ thể mà có thể do nhiều bệnh lý khác nhau.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể chẩn đoán loại trừ nguyên nhân của tình trạng đi tiểu nhiều nước tiểu có bọt bằng cách xét nghiệm nước tiểu để xác định xem nồng độ protein có cao hay không. Phương pháp thường được chỉ định có thể là xét nghiệm nước tiểu 24h.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn có thể đánh giá được lượng albumin và creatinine. Tỉ lệ albumin so với creatininie (urine albumin-to-creatinine ratio – UACR) thể hiện khả năng lọc của thận. Nếu UACR > 30mg/g, điều này cho thấy cơ thể đang gặp một vấn đề về thận.Từ đó bác sĩ sẽ tùy tình trạng mà có thể chỉ định làm thêm nhiều xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận của bệnh nhân.

Cuối cùng để chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm thận để đánh giá và tình trạng tổng quan.

Cách điều trị đi tiểu nhiều có bọt

Để điều trị đi tiểu nhiều có bọt hiệu quả thì chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này và từ đó có cách khắc phục nguyên nhân cho phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị người bệnh có thể tham khảo để thực hiện.

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng đi tiểu nhiều có bọt xuất phát là do bệnh lý thì người bệnh cần phải nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tùy từng loại bệnh và mức độ khác nhau mà sẽ được bác sỹ có chuyên môn đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc cho bạn dùng. Có thể kể đến một vài nhóm thuốc như: Nhóm Sulfonylurea, nhóm Biguanid, Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase, nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone). Hoặc bạn cũng có thể được chỉ định tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, hãy chú ý kiểm tra thường xuyên lượng đường của bạn để đảm bảo rằng chúng nằm trong mức cho phép.

Đối với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Ngăn chặn không cho chúng phát triển và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn sẽ cần đến dạng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tiểu nhiều là gì?

Điều trị bằng cách lọc máu

Với phương pháp này chủ yếu dành cho các bệnh liên quan đến các vấn đề về thận. Trong trường hợp thận bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận, có thể phải lọc máu nếu bị bệnh nặng. Điều này sẽ giúp máu được làm sạch và chất thải dư thừa để lọc ra ngoài. Hoặc khi thận không còn hoạt động bình thường, bác sỹ có thể chỉ định cần ghép thận.

Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu nhiều an toàn và hiệu quả do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Những cách phòng tránh đi tiểu nhiều có bọt

Để tránh được những bệnh lý khiến tình trạng đi tiểu nhiều có bọt xuất hiện thì các bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng những cách rất đơn giản dưới đây:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 1.5 đến 2 lít nước
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp nhiều rau xanh trái cây tươi tránh các đồ chiên rán, cay nóng đặc biệt là các đồ có chất kích thích
  • Dành thời gian tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.

Như vậy qua bài viết trên bạn có thể thấy tình trạng đi tiểu nhiều có bọt có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy các bạn không nên chủ quan trước hiện tượng này. Nếu thấy mình thường xuyên tiểu ra bọt thì các bạn có thể bị mắc phải những bệnh lý như đã nếu trong bài và lúc này bạn cần đi khám ở những cơ sở uy tín để được điều trị dứt điểm và sớm nhất.

Tìm hiểu thêm bài viết: Buồn đái liên tục là bệnh gì?

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...