Trẻ bị tiểu són, bố mẹ cần làm gì?

Tiểu són ở trẻ em thường được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường và ít được bố mẹ chú ý. Tuy nhiên, khi trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn còn tiếp tục hiện tượng này thì cha mẹ tuyệt đối không nên thờ ơ, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của sức khỏe con cái. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng tiểu són ở trẻ.

 tre-bi-tieu-son
Cha mẹ cần làm gì khi con bị tiểu són?

1, Hiện tượng són tiểu ở trẻ em

Són tiểu là gì?

Són tiểu ở trẻ em, hay dân gian gọi nôm na là đái dầm, được định nghĩa là tình trạng đi tiểu không tự chủ xảy ra nhiều hơn 2 lần mỗi tháng (tính cả lúc trẻ ngủ lẫn thức), sau khi trẻ đã được tập thói quen đi vệ sinh.

Các loại tiểu són (đái dầm) ở trẻ

Do bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau nên thông thường các chuyên gia chia chứng đái dầm thành 2 loại:

  • Đái dầm ban ngày: trẻ bị són tiểu vào ban ngày, lúc đang thức, hiện tượng này thường không phải là tình trạng sinh lý bình thường mà nó có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.
  • Đái dầm ban đêm: xảy trong trong khi trẻ đang ngủ, đây là loại đái dầm phổ biến ở trẻ. Chứng đái dầm về đêm thường gặp hơn ở các bé trai, và nó có thể liên quan đến một số tác nhân tâm lý, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là do trẻ chưa học được cách kiểm soát việc tiểu tiện.
 son-tieu-dem
Đái dầm ban đêm rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Khi nào són tiểu ở trẻ trở thành một vấn đề?

Thông thường, 90% trẻ em phát triển hoàn thiện hệ tiết niệu và kiểm soát được việc tiểu tiện của mình ở tuổi lên 5. Nếu con bạn dưới 5 tuổi mà vẫn đái dầm vào ban đêm thì đôi khi cha mẹ không cần quá lo lắng, có thể là trẻ vẫn chưa đạt được khả năng kiềm chế tiểu tiện một cách thành thục.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn chưa điều khiển được việc đi tiểu của mình thì cha mẹ nên lưu tâm và cho con đi khám. Bởi đôi khi tình trạng đái dầm ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn khác. Do trẻ chưa thể mô tả chính xác được triệu chứng của mình nên bố mẹ phải quan sát thật kỹ, tình trạng són tiểu sinh lý và bệnh lý đôi khi khó phân biệt ở lứa tuổi này.

☛ Bạn có thể tham khảo: Tiểu són là biểu hiện bệnh gì?

2, Tại sao trẻ lại bị tiểu són?

Nguyên nhân gây tiểu són ở trẻ được xác định căn cứ chủ yếu vào việc tiểu không kiểm soát thường xảy ra vào ban ngày hay vào ban đêm.

Đái dầm ban đêm

Với chứng đái dầm ban đêm, hầu hết các trường hợp không liên quan đến những rối loạn bệnh lý mà là kết quả của các yếu tố:

Chưa hoàn thành việc huấn luyện đi tiểu

Mỗi trẻ sẽ cần một khoảng thời gian khác nhau để đạt được khả năng làm chủ việc đi tiểu của mình. Do đó, nếu con bạn dưới 5 tuổi vẫn còn bị đái dầm ban đêm thì hãy kiên nhẫn luyện tập cho bé thêm một thời gian nữa.

Kết quả của những thói quen xấu

Đôi khi, chứng tiểu són, tiểu nhiều về đêm là kết quả của thói quen xấu ở trẻ mà bố mẹ không để ý, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Do trẻ mải chơi nên nhịn tiểu hoặc đi tiểu vội vàng, đái không hết bãi, dẫn tới bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn.
  • Bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây có tính axit, chẳng hạn như nước cam, có thể gây kích thích bàng quang và dẫn đến đái dầm về đêm.

Trẻ ngủ rất sâu, khó đánh thức

Do giấc ngủ rất sâu nên khả năng tự thức giấc của trẻ khi bàng quang đầy bị suy giảm, dẫn đến tình trạng đái dầm trong khi ngủ.

Căng thẳng tâm lý

cang-thang-gay-son-tieu-o-tre
Căng thẳng tâm lý có thể khiến trẻ bị đái dầm về đêm

Tâm hồn trẻ con còn rất non nớt nên những sự kiện như cha mẹ ly hôn, chuyển nhà, mất người thân,… có thể khiến trẻ bị căng thẳng thần kinh, gây giảm khả năng tự  kiểm soát tiểu tiện và dẫn tới tiểu són về đêm.

Tiền sử gia đình

Các chuyên gia cho rằng có sự di truyền về són tiểu ban đêm. Nếu bố hoặc mẹ từng đái dầm ban đêm khi còn nhỏ, thì có 30% khả năng con cái sẽ mắc chứng này và xác suất này sẽ tăng lên đến 70% nếu cả bố lẫn mẹ đều từng bị són tiểu ban đêm.

Són tiểu ban ngày

Đối với chứng tiểu không kiểm soát ở trẻ vào ban ngày, các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến một số bệnh lý, bao gồm:

Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở những bé gái, vì niệu đạo của nữ giới nằm rất gần hậu môn nên việc lau chùi không đúng cách có thể gây lây lan vi khuẩn ruột cho hệ tiết niệu. Ngoài ra, do trẻ nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về việc vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh, dẫn tới các bé có nguy cơ rất cao với bệnh lý này.

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu có thể bao gồm:

  • Đau hoặc nóng rát khi trẻ đi tiểu.
  • Sốt, mệt mỏi toàn thân.
  • Trẻ bị tiểu nhiều, tiểu són, có thể kèm theo cả tiểu rắt kéo dài.
  • Nước tiểu có màu vàng đục, mùi bất thường, một số trường hợp nặng có thể lẫn cả máu.

Táo bón

 tieu-son-do-tao-bon
Táo bón là nguyên nhân gây tiểu són phổ biến ở trẻ

Nhiều trẻ em có chế độ ăn uống rất thiếu khoa học, các bé không chịu ăn rau hay uống nước đầy đủ, dẫn đến cơ thể bị thiếu chất xơ, chất lỏng. Điều này rất dễ gây ra tình trạng táo bón. Khi bị táo, trực tràng căng đầy sẽ dồn ép và khiến cho bàng quang bị kích thích quá mức. Kết quả là, trẻ sẽ thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu.

Bàng quang hoạt động quá mức

Bàng quang hoạt động quá mức (OAB) là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, được xác định bởi tình trạng thường xuyên mót tiểu đột ngột mà không thể nhịn được. Chẳng hạn, khi bạn hỏi thì trẻ vừa mới nói không buồn tiểu chút nào, nhưng chỉ 10 phút sau, bé đã nằng nặc đòi đi tiểu, đôi khi không nhịn được mà đái dầm ra quần.

Triệu chứng phổ biến nhất của OAB ở trẻ em là thường xuyên muốn đi tiểu một cách đột ngột, tiểu nhiều (hơn 8 lần/ngày) và có thể kèm theo tiểu són. Tình trạng này tiếp diễn dài ngày gây ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ. Các biến chứng sức khỏe mà OAB có thể gây ra ở trẻ em là: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận.

Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là một mảnh vật chất rắn giống như viên sỏi, được hình thành từ nước tiểu của trẻ khi khoáng chất trong nước tiểu quá cao. Thông thường, bệnh lý này rất hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ mà thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn trong độ tuổi thiếu niên.

Do viên sỏi có thể di chuyển trong đường tiết niệu nên có khả năng sẽ làm tắc nghẽn niệu đạo, cản trở đường tiểu của trẻ, dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu són, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhiều trường hợp trẻ bị sỏi thận cảm thấy đau nhói ở lưng, bên hông, bụng dưới hoặc bẹn; hoặc đôi khi có thể thấy có máu trong nước tiểu.

3, Độ tuổi nào của trẻ dễ xảy ra hiện tượng són tiểu?

Chứng đái dầm thường gặp nhất ở các bé dưới 6 tuổi, độ tuổi càng lớn thì tình trạng són tiểu càng hiếm gặp. Ở trẻ em, độ tuổi xảy ra són tiểu rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành điều trị. Thông thường, có sự khác biệt tương đối lớn giữa tiểu són ở trẻ dưới 6 tuổi và trẻ 6-18 tuổi:

 tre-duoi-6-tuoi-de-tieu-so
Trẻ dưới 6 tuổi dễ bị tiểu són hơn trẻ lớn

Trẻ dưới 6 tuổi

Ở độ tuổi này, tình trạng trẻ đái dầm, nhất là đái dầm về đêm thường rất phổ biến và hay bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý như: các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng làm chủ hành vi và kiểm soát tâm lý còn kém. Do đó, theo các chuyên gia, với nhóm tuổi này thì tình trạng tiểu són thường không đáng lo ngại.

Trẻ từ 6 tới 18 tuổi

Ngược lại, với trẻ em trong độ tuổi 6-18, khi mà các cơ quan của trẻ đã hoàn thiện đầy đủ về cấu tạo và chức năng, thì việc tiểu són là một tình trạng bất thường rất đáng báo động. Cha mẹ nên cho con đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn đằng sau triệu chứng tiểu són này.

4, Dấu hiệu báo động của chứng són tiểu, bố mẹ cần đưa con đi khám ngay

Khi trẻ em có bất kỳ dấu hiệu nào trong số những cảnh báo liệt kê dưới đây thì bố mẹ cần lập tức đưa bé đi khám ngay để có thể kiểm soát kịp thời những nguy cơ với sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ:

  • Tiểu són ban ngày ở trẻ trên 6 tuổi.
  • Trẻ bị đau rát khi tiểu.
  • Nước tiểu có màu, mùi bất thường.
  • Sốt, chán ăn, sụt cân bất thường.
  • Trẻ bị đau ở vùng bụng dưới, bẹn.
  • Đái dầm liên tục bất kể ngày đêm với lượng nước tiểu lớn.
  • Trẻ có những dấu hiệu tổn thương tâm lý, mặc cảm về tình trạng tiểu són của mình.

5, Khắc phục chứng són tiểu ở trẻ

Việc điều trị chứng đái dầm ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Mục tiêu điều trị phải kết hợp khắc phục nguyên nhân bệnh lý và giảm nhẹ triệu chứng tiểu són ở trẻ.

Để kiểm soát tình trạng đái dầm, bác sĩ sẽ tư vấn cho các bậc phụ huynh bắt đầu từ giải pháp an toàn và đơn giản nhất là điều chỉnh hành vi rồi mới đến phương pháp điều trị phức tạp hơn bằng thuốc Tây y.

Điều chỉnh hành vi

  • Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào: bạn có thể được yêu cầu cho trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế cho bé uống nước vào buổi tối, nên cách tối thiểu 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tránh những thực phẩm bất lợi: tránh cho trẻ ăn uống quá nhiều những thực phẩm chứa cafein hoặc có tính axit cao, ví dụ như cà phê, nước cam, vì chúng sẽ gây lợi tiểu và khiến bé tiểu són nhiều hơn.
  • Tập nhịn tiểu khi mót tiểu đột ngột: cho bé vào nhà vệ sinh ngay khi chúng cảm thấy mót tiểu. Tuy nhiên, hãy yêu cầu bé giữ nước tiểu lâu nhất có thể và khi không thể nhịn được nữa, hãy để con bắt đầu đi tiểu, nhưng sau đó dừng dòng tiểu lại và hướng dẫn bé đi tiểu vài giây một lần. Bài tập này nhằm củng cố cơ vòng và giúp trẻ tự tin rằng chúng có thể làm chủ được việc tiểu tiện của mình.
  • Lên lịch trình đi tiểu cho bé: lập kế hoạch đi tiểu cho con vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo cho bàng quang thói quen về mặt thời gian. Bố mẹ có thể nhắc trẻ đi tiểu bằng chuông báo thức.
  • Điều trị tâm lý cho trẻ: được áp dụng trên những trẻ có nguyên nhân đái dầm là do chấn thương tâm lý. Bố mẹ cần tránh để con chứng kiến những sự việc khiến bé bị tổn thương, ngoài ra, cần thường xuyên tâm sự, vỗ về bé, để bé không cảm thấy tủi thân về tình trạng của mình.

Thuốc giảm nhẹ triệu chứng tiểu són

 thuoc-tri-tieu-son
Chỉ dùng thuốc khi các liệu pháp hành vi không hiệu quả

Bên cạnh việc thay đổi hành vi, một số trẻ em mắc tiểu són được yêu cầu phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm desmopressin acetate, oxybutynin chlorideimipramine.

Tất cả các thuốc này đều có thể gây tác dụng phụ đáng kể cho bé như khô miệng, táo bón, nên chúng chỉ được kê khi thật sự cần thiết với tình trạng của trẻ.

☛ Thông tin thêm dành cho bố mẹ: 6 mẹo hay giúp tạm biệt nỗi lo són tiểu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Chăm sóc con trẻ bị tiểu són, hẳn điều mà các bậc phu huynh quan tâm nhất là làm sao để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng mà phải an toàn, nhẹ nhàng cho bé.

Hiểu được những mong muốn đó, công ty dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan để đẩy lùi tình trạng đái dầm ở trẻ một cách an toàn, không tác dụng phụ.

 vuong-nieu-dan-giam-tieu-son
Vương Niệu Đan đẩy lùi tiểu són ở trẻ

Vương Niệu Đan được phối hợp các thành phần thảo dược quý:

  • Cao UVAROX (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược): có tác dụng tăng sức chứa bàng quang, cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều ở trẻ.
  • VispoTM (chiết xuất Cọ lùn): có cơ chế tương tự như thuốc kháng cholinergic oxybutynin, tuy nhiên tác dụng khá chọn lọc nên trẻ vẫn giảm được tình trạng tiểu són mà không gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón.
  • Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ Lang: giúp trẻ ngủ ngon và cải thiện triệu chứng tiểu đêm nhiều lần.

Vương Niệu Đan đã được Bộ Y Tế công nhận về tính an toàn, hiệu quả trong làm giảm tình trạng tiểu són ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Còn đối với những trẻ dưới 6 tuổi hoặc trẻ bị tiểu són nhưng đi kèm với các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ cần phải cho bé đi khám để được Bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé. Xem đầy đủ: Công dụng của Vương Niệu Đan

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà

6, Tại sao khi trẻ tiểu són, bố mẹ không nên la mắng trẻ?

khong-la-mang-khi-tre-son-tieu
Cha mẹ không nên la mắng khi con tiểu són

Nhiều cha mẹ bị căng thẳng tâm lý khi phải thường xuyên dọn dẹp những lộn xộn do bé đái dầm. Dẫn đến, đôi lúc họ có thể cáu gắt và la mắng trẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tiểu són không phải là điều bé có thể kiểm soát được và việc mắng mỏ chỉ khiến bé thêm căng thẳng thần kinh và làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc tiểu són vốn đã khiến bé mặc cảm với mọi người, nếu thường xuyên bị mắng mỏ, bé sẽ dễ nảy sinh suy nghĩ rằng mình kém cỏi, và càng tự ti hơn.

Do đó, bạn không nên nên cáu gắt với bé mỗi khi bé đái dầm, cha mẹ nên đồng hành cùng con cái để đối phó với tình trạng này. Ngoài ra, cần tránh để người thân lấy chuyện đái dầm ra để trêu chọc bé vì điều đó có thể khiến bé thấy mất mặt và càng thu mình hơn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...