Tiểu đêm, tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu đêm, tiểu buốt là những dấu hiệu mà rất nhiều người gặp phải. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khi bạn phải thường xuyên thức dậy vào ban đềm mà còn làm suy giảm về sức khỏe, đặc biệt là chứng tiểu buốt đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

 

Hiện tượng tiểu đêm, tiểu buốt là gì?

Tiểu đêm là hiện tượng mà bạn cần phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh, thường nhiều hơn 2 lần mỗi đêm. Thông thường thì bạn sẽ có thể ngủ một mạch đến sáng mà không cần phải thức dậy, nhưng có thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó khiến hiện tượng tiểu đêm xuất hiện. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ.

Còn tiểu buốt là hiện tượng bạn luôn có cảm giác buồn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thì lại thất xuất hiện tình trạng đau buốt, cảm giác như có kim châm khiến nước tiểu không được đẩy mạnh thành tia làm dòng tiểu yếu và rò rỉ.

Cả tiểu đêm và tiểu buốt đều không phải là bệnh mà là những dấu hiệu, triệu chứng khi cơ thể đang gặp vấn đề gì đó. Vậy tiểu đêm, tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy theo dõi các phần sau của bài viết để làm rõ câu hỏi này.

☛ Bạn có thể quan tâm: Tiểu đêm tiểu rắt là gì?

Tiểu đêm tiểu buốt là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu đêm, tiểu buốt là dấu hiệu mà bạn cần chú ý không nên chủ quan mà bỏ qua. Bởi tiểu đêm, tiểu buốt có thể là dấu hiệu, triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý đó có thể kể đến như sau:

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm , sưng, nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên nữ giời thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều lần có với nữ giới dẫn đến dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh này thường xuất hiện các loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiêm niệu đạo, ngoài ra có thể do việc quan hệ tình dục không an toàn cũng có nguy cơ cao bị viêm niệu đạo.

Khi bị bệnh thường sẽ xuất hiện tình trạng tiểu buốt ngoài ra còn có một vài những triệu chứng khác có thể kể đến như:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau vùng xương chậu và bụng
  • Ngứa, rát hoặc kích thích ở lỗ niệu đạo
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Sỏi thận

Sỏi thận xuất hiện do quá trình cặn lắng tạo thành từ những khoáng chất và muối tinh dính lại với nhau.  Khi sỏi thận để lâu dẫn đến tăng kích thước sẽ gây khó bài tuyết ra ngoài và khi di chuyển qua hệ tiết niệu sẽ gây tắc nghẽn đường tiểu, đồng thời tổn thương niệu quản, kích ứng bàng quang gây ra tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ban ngày và ban đêm.

Ngoài ra, sỏi thận còn có những dấu hiệu sau:

  • Đau nhói hoặc dữ dội một bên cơ thể và sau lưng
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ nâu
  • Nước tiểu mùi khó chịu
  • Có nhu cầu đi tiểu liên tục trong cả ngày, tuy nhiên lượng nước tiểu ít
  • Buồn nôn
  • Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

☛ Thông tin thêm: Thận yếu hay đi tiểu đêm là gì?

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng vị trí tuyền tiền liệt nguyên nhân do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là các vi khuẩn gram (-) đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu như Ecoli.

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh này là tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu buốt. Ngoài ra còn có thêm những triệu chứng như:

  • Nước tiểu có mùi hôi, đôi khi còn kèm theo máu.
  • Xuất hiện tình trạng sốt, ớn lạnh.
  • Xuất hiện triệu chứng như tiểu rắt, tiểu khó.
  • Gây rối loạn chức năng tình dục như đau khi xuất tinh,….

Viêm bàng quang

Viêm bang quang là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Khi bàng quang bị viêm nhiễm thì các chức năng của bàng quang cũng sẽ bị xáo trộn, người bệnh có thể bị đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần về đêm.

Ngoài ra, khi bị viêm bàng quang bạn còn thấy xuất hiện kèm theo những triệu trứng dưới đây:

  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đi tiểu nhiều lần mỗi lần chỉ tiểu ra một ít
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng
  • Sốt nhẹ

☛ Tham khảo thêm: Bàng quang mất chức năng do đâu?

Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là một phần quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Và khi các bệnh lý như viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng bị hẹp niệu đạo. Lúc này bạn sẽ gặp những dấu hiệu như phải đi tiểu liên tục nhiều lần cả đêm và ngày, tiểu buốt. Ngoài ra còn xuất hiện một vài triệu chứng khác kèm theo như:

  • Tiểu khó, tiểu đau, tiểu rắt
  • Tia nước tiểu yếu và nhỏ giọt
  • Máu trong nước tiểu, máu trong tinh dịch
  • Đau vùng chậu
  • Căng chướng bàng quang

Bệnh lậu

Bệnh lậu là do song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây nên, lây lan qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ. Sau thời gian ủ bệnh trung bình là 3 – 5 ngày thì cả nam và nữ đều gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều cả ban đêm và ban ngày, tiểu buốt ra mủ màu vàng.

Cách chữa tiểu đêm tiểu buốt hiệu quả

Tình trạng tiểu đêm, tiểu buốt xuất hiện khiến cho bạn luôn cảm giác khó chịu, đau rát, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như công việc. Do đó, người bị tiểu đêm tiểu buốt cần điều trị những bệnh lý gây nên càng sớm càng tốt. Và để chữa trị dứt điểm tiểm đêm, tiểu buốt thì tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Sử dụng phương pháp Tây y

Đối với bệnh lậu thì theo cách chữa bệnh lậu đó là nếu bệnh nhẹ thì có thể nhờ bác sĩ kê thuốc uống và điều trị tại nhà. Còn nếu như bệnh đã nặng hơn thì sẽ sử dụng kỹ thuật phục hồi điều trị gen để điều trị bệnh.

Các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn như viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang thì sẽ được chỉ đinh dùng thuốc kháng sinh như Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Fosfomycin, Nitrofurantoin hay các nhóm thuốc như Quinolone, Macrolid, Cyclin giúp tăng cường kháng khuẩn, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm, tiểu buốt.

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giãn cơ trơn như Nospa giúp giảm cơn đau quặn thận hay đường niệu sinh dục do sỏi thận, viêm bàng quang,… hay dùng thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh với trường hợp tiểu đêm, tiểu buốt do rối loạn chức năng của bàng quang.

Đối với bệnh sỏi thận thì tùy mức độ bệnh nếu bệnh chưa quá nguy hiểm thì có thể sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Còn khi sỏi đã to thì cần các phương pháp can thiệp để tán sỏi như sau: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi niệu quản, hoặc nếu trường hợp sỏi quá to và phức tạp thì có thể sẽ được áp dụng phương pháp mổ mở để lấy sỏi.

☛ Tham khảo thêm: Tiểu đêm khi nào nên đi khám?

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả.
  3. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau:

  • Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích).
  • Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Chú ý:

  • Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ
  • Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà

Những lưu ý khi chữa tiểu đêm tiểu buốt

Ngoài việc tuân theo đúng những chỉ dẫn của bác sỹ thì chế độ ăn uống sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả trong quá trình chữa tiểu đêm, tiểu buốt. Do đó bạn cần thực hiện những lưu ý sau đây để giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả nhất:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh được sự tấn công của vi khuẩn
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh
  • Tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng có thể khiến trình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bỏ thói quen nhịn đi tiểu, bởi nước tiểu ở lâu trong bàng quang sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao từ đó giúp tăng sức đề kháng của cơ thể sẽ phòng tránh được sự tấn công của vi khuẩn.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...