Những cách điều trị bí tiểu tại nhà hiệu quả

Bí tiểu là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải và cũng gây nên khá nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Và nếu để lâu, bí tiểu rất dễ gây nên những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó việc bạn nắm vững một số cách điều trị bí tiểu tại nhà là vô cùng cần thiết. Vậy những cách đó là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bí tiểu

Bí tiểu thông thường có 2 dạng chính đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính. Tình trạng bí tiểu này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những nguyên nhân đó có thể kể đến như:

Do lực bóp của bàng quang yếu

Bàng quang bình thường khi nào chứa khoảng 250ml đến 300ml sẽ bắt đầu kích thích gây cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên trong những trường hợp thành bàng quang co bóp không đủ mạnh làm không đẩy được nước tiểu ra ngoài, từ đó gây nên hiện tượng bí tiểu.

Tình trạng thành bàng quang có bóp không đủ mạnh có thể do một vài nguyên nhân có thể kể đến sau đây:

  • Do mất sự liên hệ với hệ thần kinh thưc vật, thường gặp đối với trường hợp bị chấn thương cột sống.
  • Do thành bàng quang bị chai xơ do nguyên nhân do viêm mãn tính.
  • Do mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bàng quang mất chức năng do đâu?

Do bị tắc nghẽn niệu đạo

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng bí tiểu cho dù lúc này bàng quang vẫn co bóp hoạt đông bình thường đó là tình trạng bị tắc có thể do cơ vòng niệu đạo không mở hoặc do niệu đạo không thông.

Với cơ vòng niệu đạo không mở hoặc mở không đủ rộng khiến cho nước tiểu không chảy được vào niệu đạo và đi ra ngoài cơ thể khiến cho xuất hiện tình trạng bí tiểu. Nguyên nhân của tình trạng niệu đạo mở không đủ rộng có thể do:

  • Mất sự liệ hệ với hệ thần kinh thực vật
  • Cơ vòng bị chai xơ do bẩm sinh hoặc bị viêm
  • Cơ vòng bị chèn ép bởi tuyến tiền liệt hoặc do sỏi bàng quang
  • Do gặp một chấn thương khiến cho não bộ không truyền được tín hiệu tới cơ vòng

Còn với tình trạng niệu đạo bị tắc cũng khiến cho nước tiểu không thải được ra ngoài. Điều này cũng khiến cho tình trạng bí tiểu xảy ra. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng niệu đạo bị tắc có thể kể đến như: bị sỏi niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, niệu đạo bị xơ hóa,….

Do mắc bệnh lý

Một nguyên nhân nữa cũng khiến bạn bị bí tiểu đó là xuất phát từ một số bệnh lý mà bạn gặp phải. Những bệnh này gây ra bí tiểu có khác nhau đôi chút ở nam giới và nữ giới.

Bệnh lý đối với nam giới:

  • Bệnh sỏi đường tiết niệu (sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản,…)
  • Bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt,…)
  • Bị hẹp niệu đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang,…)

Bệnh lý đỗi với nữ giới:

  • Viêm bàng quang
  • Viêm niệu đạo
  • Viêm ống dẫn trứng
  • Viêm tử cung
  • Viêm âm đạo
  • Do đang trong giai đoạn mang thai

Do tác dụng phụ của thuốc

Nguyên nhân cuối cùng khiến bạn bị bí tiểu là do bạn đang sử dụng một số loại thuốc mà có tác dụng phụ có thể gây ra tình trạng bí tiểu. Thông thường với nguyên nhân này thì tình trạng bí tiểu sẽ tự khỏi khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây bí tiểu có thể kể đến như: thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp,….

Bí tiểu gây nên những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Khi bị bí tiểu thường sẽ khiến người mắc luôn trong cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người. Từ đó mà gây nên những ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là bí tiểu xuất hiện vào ban đêm, khiến cho bạn bị mất ngủ làm sáng hôm sau bạn sẽ có cảm giác thiếu ngủ, người thì luôn trong trạng thái buồn ngủ và uể oải.

Bí tiếu khiến cho nước tiểu khó thoát được ra bên ngoài từ đó không được lưu thông, tồn đọng đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Và khi để cho nước tiểu ứ đọng trong bàng quang trong thời gian kéo dài, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp. Thậm chí, nguy hiểm hơn nữa là khiến thận bị tổn thương, giảm chức năng thận và gây suy thận mạn tính.

Cách điều trị bí tiểu hiệu quả tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Khi mới có những triệu chứng đầu tiên thì bạn có thể điều trị ở nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt cho hợp lý như sau:

  • Tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày. Khi mà tất cả các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động sẽ giúp khí huyết lưu thông, bàng quang co bóp nhịp nhàng, thuận lợi cho việc tiểu tiện.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu, nên hình thành thói quen đi tiểu đúng giờ và hạn chế ngồi lâu một chỗ.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng, nhiều muối.

Bạn tham khảo thêm: Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì?

Sử dụng bài thuốc Đông y

Ngoài việc bạn thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt thì sử dụng điều trị bí tiểu theo phương pháp Đông y cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Một số bài thuốc Đông y điều trị bí tiểu bạn có thể tham khảo dưới đây:

## Bài thuốc 1

Bài thuốc này các tác dụng điều trị tình trạng bí tiểu do thận hư, bí tiểu kèm tiểu không hết, mỏi lưng, tay chân bị lạnh,…

Nguyên liệu: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sa tiền tử 12g, ngưu tất 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g , sơn thù 8g, phục tử chế 8g, đan bì 8g, nhục quế 4g

Cách thực hiện: Bạn cho các vị thuốc vào ấm cùng với 3 bát con nước. Đun đến khi sôi rồi cho nhỏ lửa đun đến khi nào còn lại 1 bát nước thì tắt bếp chắt ra bát để sử dụng. Bạn uống thuốc sau khi ăn. Mỗi thang bạn sắc làm 3 lần uống trong ngày.

## Bài thuốc 2

Bài thuốc thứ 2 này dùng để điều trị bí tiểu với những nguyên nhân gây bởi phì đại tuyến tiền liệt mang lại hiệu quả rất tốt.

Nguyên liệu: Lá Náng hoa trắng khô 10g, ké đầu ngựa 10g, cây xạ đen 40g

Cách thực hiện: Bạn cho các vị thuốc vào ấm đun với 1 lít nước. Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa và đun tiếp trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp. Phần nước bạn đổ ra bình và có thể thế sử dụng uống thay nước, hết bạn có thể cho thêm nước và đun thêm từ 2-3 lần nữa.

## Bài thuốc 3

Với bài thuốc này có thể sử dụng để điều trị bí tiểu do nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên liệu: Hoạt thạch 12g, biên súc 12g, sơn chi tử 12g, mộc thong 12g, cù mạch 12g, sa tiên 12g, đại hoàng 8g, chích thảo 6g

Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu vào ấm đun với 3 bát nước con. Đun đến khi sôi và cho nhỏ lửa và đun tiếp đến khi nào còn 1 bát nước thì tắt bếp cho ra bát để uống. Bạn uống thuốc sau khi ăn. Mỗi thang bạn sắc làm 3 lần uống trong ngày.

Sử dụng phương pháp dân gian

Phương pháp điều trị bí tiểu qua các bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Cụ thể các bài thuốc đó như sau:

## Sử dụng củ sắn dây

Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa nước với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể.

## Sử dụng râu ngô, xa tiên tử

Nguyên liệu: Râu ngô 50g, Xa tiền tử 20 g (bỏ trong túi vải). Cam thảo tươi 10 g

Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu nồi với 500 ml nước rồi đun sôi cho đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp chắt ra bát và uống nóng. Mỗi ngày uống ba lần.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng

## Sử dụng rễ cỏ chanh và rau má

Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, hoa súng 15g, râu ngô 15g, rau diếp cá 10g

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào nồi đun cùng 550ml nước. Khi sôi thì bạn cho nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi còn khoảng 300ml thì ngừng. Bạn chia thuốc thành 2 để sử dụng uống trong ngày. Kiên trì thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể.

## Sử dụng kim anh tử

Nguyên liệu: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng

Cách thực hiện: Kim anh tử rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tiến hành vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, cần khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy. Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày.

## Sử dụng lá bìm bìm, lá mành cộng

Nguyên liệu: Lá bìm bìm tươi 50g, Lá mảnh cộng tươi 50g

Cách thực hiện: Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện 10 ngày liên tục.

## Sử dụng bồ công anh

Nguyên liệu: Bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, Cam thảo dây, Mía dò, Rễ cỏ tranh

Cách thực hiện: Chuẩn bị các nguyên liệu trên với lượng bằng nhau (tỉ lệ 1:1) rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu.

## Sử dụng hoàng kỳ nấu cá chép

Nguyên liệu: Hoàng kỳ tươi 60g, Cá chép tươi 1 con (khoảng 250-300g)

Cách thực hiện: Cá chép sau khi được sơ chế làm sạch thì cho các nguyên liệu trên vào nồi nấu chín và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sử dụng ăn kèm với cơm.

Chú ý: Người bị cảm, nóng trong không được dùng.

## Sử dụng cá lóc nấu với đậu phụ

Nguyên liệu: Cá lóc 500g, 250g đậu phụ

Cách thực hiện: Cá lóc bạn bỏ đầu, ruột, rửa sạch. Cho nước vừa đủ, một ít muối, ninh nhừ. Rồi tiếp theo bạn cho đậu phụ vào và đun sôi tiếp cho chín đậu là có thể sử dụng. Sử để ăn cùng với cơm.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...