Mắc tiểu không nín được bệnh gì? Nguyên nhân và cách cải thiện?

Có không ít người gặp phải tình trạng mắc tiểu không nín được, làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi không kiềm chế việc đi tiểu khiến người bệnh vô cùng xấu hổ khi bị són tiểu ra quần. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và cách khắc phục là gì qua những thông tin sau đây.

Mắc tiểu không nín được là gì?

Chắc hẳn có không ít người đang phải đối mặt với tình trạng mắc tiểu không nín được. Đây là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện với biểu hiện là nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách mất kiểm soát. Số lần đi tiểu trong ngày của người bệnh thường nhiều hơn 8 lần/ngày, lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít.

☛ Xem thêm: Mắc tiểu liên tục là gì?

Nguyên nhân gây ra chứng mắc tiểu không nín được

Mắc tiểu không nín được gây ra vô số bất tiện trong sinh hoạt, công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bệnh này.

  • Bàng quang kích thích quá mức: Là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu một cách đột ngột. Đối với những người có cơ bàng quang suy yếu, rối loạn dẫn tới kích thích bàng quang chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu đã có cảm giác mắc tiểu. Nếu không nhanh chóng vào nhà vệ sinh có thể xảy ra són tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những bệnh lý về đường tiết niệu gây ra chứng mắc tiểu không nón được. Sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu làm gia tăng áp lực lên các thụ thể báo hiệu nhu cầu cần đi tiểu, gây ra sự rối loạn dẫn tới mắc tiểu không nín được.
  • Rối loạn thần kinh: Người mắc bệnh lý như Parkinson, đột quỵ, u não…có thể gây rối loạn dây thần kinh kiểm soát hoạt động tiểu tiện nên dễ gặp phải tình trạng mắc tiểu không nín được.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó kể tới chứng mắc tiểu không nín được. Do tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang, có khối u ở đây gây chèn ép lên bàng quang, làm giảm khả năng chứa nước tiểu gây tiểu nhiều lần, mắc tiểu không nhịn được.
  • Dùng thuốc hoặc các chất kích thích gây lợi tiểu: Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc uống rượu bia, cafein có thể dẫn tới tác dụng phụ như tiểu không kiểm soát, mắc tiểu không nín được.
  • Phụ nữ mang thai: Giai đoạn thai kỳ nội tiết tố thay đổi đồng thời trọng lượng tử cung tăng lên chèn ép bàng quang nên dễ gặp phải hiện tượng mắc tiểu không nín được.
  • Táo bón mãn tính, đặc biệt là ở phụ nữ đã lớn tuổi.

Đồ uống chứa caffein làm gia tăng nguy cơ gây ra chứng mắc tiểu không nín được.

☛ Xem thêm chi tiết: Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ do đâu?

Kỹ thuật chẩn đoán chứng mắc tiểu không nín được

Mắc tiểu không nín được là hiện tượng rối loạn tiểu tiện phổ biến hiện nay. Để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân bác sĩ chỉ định một số kỹ thuật sau đây:

Phân tích nước tiểu: Kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, vết máu hoặc các bất thường khác.

Thực hiện ghi nhật ký đi tiểu: Người bệnh cần ghi lại nhật ký đi tiểu, tổng lượng nước uống vào, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu, số lần đi tiểu kể cả những lần tiểu không kiểm soát.

Đo lượng nước tiểu tồn dư: Người bệnh đi tiểu vào một bình chứa có vạch đo thể tích. Sau đó, kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang bằng cách dùng catheter hoặc siêu âm. Nếu lượng nước tiểu tồn dư còn lại nhiều chứng tỏ đường tiết niệu đang bị tắc nghẽn hoặc có vấn đề về dây thần kinh của bàng quang.

Siêu âm vùng chậu: Tìm kiếm bất thường trong đường niệu hoặc hệ sinh dục.

Chụp bàng quang: Bác sĩ dưa thuốc cản quang vào niệu đao, bàng quang bằng ống thông. Ảnh thu lại với chất cản quang trong bàng quang với mục đích kiểm tra cơ quan này có bất thường gì không.

☛ Xem thêm: Khám tiểu không kiểm soát ở đâu tốt?

Làm gì để cải thiện chứng mắc tiểu không nín được?

Để cải thiện chứng mắc tiểu không nín được, người bệnh cần tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu chứa đựng bằng một số biện pháp như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Cần kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể: Nếu lượng nước quá lớn gây ra tình trạng mắc tiểu không nín được. Nhưng lượng nước nhỏ khiến cơ thể bị thiếu nước. Người bệnh nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Hạn chế các loại gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…bởi chúng dễ gây kích thích bàng quang dẫn tới mắc tiểu không nín được. Nên bổ sung các loại trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn giúp kiểm soát tốt chứng mắc tiểu không nín được.

Tập thể dục thường xuyên

Các bộ môn như yoga, đi bộ, xe đạp…giúp cải thiện chứng mắc tiểu không nín được. Người bệnh cần duy trì trọng lượng khỏe mạnh để giảm áp lực lên bàng quang.

Dưới đây là một số động tác yoga tốt cho người bệnh:

Tư thế chiến binh:

  • Bước chân về phía trước, khuỵu gối và tạo thành góc vuông, chân trái đưa ra sau.
  • Thân người hướng về phía cánh tay phải, nghiêng một góc 45 độ về phía trước.
  • Tiếp tục thở ra, chắp tay theo tư thế cầu nguyện rồi đưa dần chân lên cao qua đầu, người uốn cong về phía trước.
  • Hít thở sâu nhẹ nhàng và trở lại tư thế ban đầu.
  • Đổi bên.

Tư thế con mèo: Động tác này giúp cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng cho người bệnh. Các bước thực hiện như sau:

  • Hít thở sâu, chống 2 tay và 2 chân xuống sàn.
  • Thở ra, cong cột sống về phía trước sàn nhà, giữ tay, hông, khuỷu tay và đầu gối đúng vị trí.
  • Hít vào và trở lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác trên 10 – 20 lần vô cùng hiệu quả.

Tư thế cành cây:

  • Bắt đầu bằng tư thế đứng, hai chân khép vào nhau, hai tay dọc theo hông.
  • Dồn trọng lượng cơ thể lên chân trái, chân phải gập cong lên, bàn chân phải đặt lên phần đùi của chân trái. Nếu chưa quen tập có thể bắt đầu từ những điểm thấp hơn như mắt cá chân.
  • Lòng bàn tay úp vào nhau, đặt phía trước ngực như tư thế cầu nguyện. Khi hít vào, mở rộng vòng tay qau vai, tách hai bàn tay ra và đối mặt với nhau.

☛ Xem chi tiết: Bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát

Dùng thuốc

Tùy nguyên nhân gây chứng mắc tiểu không nín được mà bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc kháng nhau. Một số loại thuốc trị mắc tiểu không nín được có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngưng thuốc và có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người mắc.

Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người mắc tiểu không nín được

Nếu bạn bị chứng tiểu không kiểm soát, mắc tiểu không nín được làm phiền và đang đi tìm giải pháp hiệu quả hãy dùng Vương Niệu Đan. Đây là giải pháp tối ưu mà bạn không nên bỏ qua.

Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là các loại thảo dược quý có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên như: chiết xuất từ Varuna, cao Ô dược, Cỏ đuôi ngựa, chiết xuất từ Cọ lùn, Hạt bí đỏ và cao Nữ lang. Đây đều là những loại thảo dược được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời trong các bài thuốc dành cho người bị rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, Vương Niệu Đan luôn được đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

vuong-nieu-dan-chua-tieu-nhieu
Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu són, tiểu nhiều lần tối ưu

Với sự kết hợp khéo léo các loại thảo dược trên, Vương Niệu Đan có công dụng:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ

Để thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ sử dụng theo liệu trình của sản phẩm, cụ thể là:

  • 2 – 4 tuần đầu: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên. Khi tình trạng tiểu rắt được thuyên giảm, người bệnh giảm liều xuống 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn.
  • Duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng.

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...