Mãn kinh có ảnh hưởng tới bàng quang tăng hoạt không?

“Mãn kinh” là cột mốc mà rất nhiều chị em đã và đang trải qua. Giai đoạn này xảy ra quá trình thay đổi của các hệ thống, cơ quan sinh dục ở cơ thể của chị em phụ nữ. Chức năng buồng trứng suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng bị ngừng lại mà chị em còn có nguy cơ cao mắc bàng quang tăng hoạt. Vậy mãn kinh có liên quan tới chứng bàng quang tăng hoạt như thế nào? Cùng tham khảo qua những thông tin sau đây.

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý thường xảy ra ở phụ nữ đã qua giai đoạn sinh sản. Do sự thoái hóa của buồng trứng cúng sự suy giảm của nội tiết tố khiến chức năng sinh lý dần biến mất. Kinh nguyệt hàng tháng cũng bị ngừng lại. Chị em có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng mãn kinh khi không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong vòng 12 tháng.

Độ tuổi trung bình bước vào độ tuổi mãn kinh là từ 45 – 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mãn kinh ngày càng “trẻ hóa” do lối sống, thói quen ăn uống, môi trường tác động. Tại nước ta, độ tuổi mãn kinh trung bình rơi vào từ 45 – 48 tuổi. Ở mỗi người đều có biểu hiện của mãn kinh khác nhau. Có người mãn kinh sớm, có người mãn kinh muộn. Tuy nhiên, có những dấu hiệu, triệu chứng mãn kinh thường gặp nhất có thể kể tới như:

Kinh nguyệt thất thường: Kinh nguyệt có tháng tới sớm, có tháng tới muộn, có tháng lại không xuất hiện. Lượng kinh có thể ra nhiều, nhưng có tháng lại ra ít…Đây là những dấu hiệu thường gặp khi bắt đầu chuyển giao từ giai đoạn tiền mãn kinh sang mãn kinh. Và cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngưng hoàn toàn và không còn xuất hiện nữa.

Khô âm đạo: Nguyên nhân chính dẫn tới khô âm đạo là do nồng độ nội tiết tố estrogen suy giảm. Khô âm đạo khiến chị em cảm thấy “vùng kín” khó chịu, dễ gây chảy máu nếu ma sát mạnh vào “cô bé”.

Bốc hỏa: Chị em thường có cảm giác nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều bất kể ngày đêm…Đi kèm với dấu hiệu này, vào ban đêm một số người còn bị ngủ ngáy.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Trong giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm nghiêm trọng khiến các mô xung quanh niệu đạo bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.

Giảm ham muốn: Phụ nữ mãn kinh đối mặt với các vấn đề như bốc hỏa, khô âm đạo, đau rát…nên dễ tự ti, khó tạo cảm hứng trong chuyện chăn gối.

Phụ nữ tuổi mãn kinh thường giảm ham muốn tình dục giảm.

Cân nặng thay đổi: Ăn uống thất thường, giờ giấc nghỉ ngơi không điều độ do khó ngủ, bốc hỏa…là những nguyên nhân dẫn tới vấn đề này. Ngoài ra,  hormone cortisol tăng cao khiến nhiều chị em có cảm giác thèm ăn dần gây ảnh hưởng tới cân nặng của cơ thể.

Da, tóc khô, mỏng, dễ gãy rụng: Lượng estrogen giảm mạnh gây ảnh hưởng tới da và tóc. Da dễ trở nên khô, sạm, bầm, thâm, xuất hiện nám, đồi mồi, tàn nhang…Tóc mỏng hơn, lỗ chân lông co lại khiến tóc càng dễ gãy rụng.

Dễ bị rối loạn giấc ngủ: Sự suy giảm nội tiết tố nữ khiến khả năng hấp thụ và sản xuất khoáng chất giúp giãn cơ magie bị ảnh hưởng. Khi cơ bắp căng cứng khiến lượng nhiệt tăng lên, cơ thể bị bốc hỏa, khó thở khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Tình trạng này kéo dài khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần không tập trung nên dễ cáu gắt.

Thay đổi về vấn đề kiểm soát bàng quang: Thường gặp nhất là hiện tượng bàng quang tăng hoạt quá mức.

Xem đầy đủ: 34 triệu chứng thay đổi kỳ tiền mãn kinh 

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng khá phổ biến gây ra những rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. Trong đó, phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ mắc khá cao, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh.

Sự co thắt đột ngột của bàng quang mà không có kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Tiểu nhiều lần: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày, lượng nước tiểu mỗi lần khá ít.
  • Tiểu gấp: Mặc dù có muốn hay không người bệnh dễ bị kích thích đi tiểu.
  • Tiểu đêm: Thường xuyên phải thức dậy đi tiểu vào giữa đêm khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Tiểu không tự chủ: Người bệnh có cảm giác tiểu gấp, nước tiểu có thể rỉ ra trước khi người bệnh vào nhà vệ sinh.

Cho tới nay nguyên nhân dẫn tới bàng quang tăng hoạt vẫn chưa được biết rõ. Đối với người bình thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu cơ bàng quang giãn ra, chúng co thắt lại gây cảm giác mót tiểu. Tuy nhiên, ở người bệnh bàng quang tăng hoạt, sự co bóp quá sớm của cơ bàng quang khi bàng chưa chưa đầy nước tiểu dẫn tới cảm giác buồn đi vệ sinh đột ngột.

Ở người già, những rối loạn bệnh lý này tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế tiềm ẩn nguy hại. Làm tăng nguy cơ té ngã khi vội vào nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, thường xuyên bị mất ngủ do phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. (đọc thêm: Tiểu rắt ở người già )

Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh không nên chủ quan khi mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Bởi tuổi càng cao nguy cơ loãng xương ngày càng tăng, chỉ là cú ngã nhẹ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Theo kết quả của một vài nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ lớn tuổi mắc bàng quang kích thích thường có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cũng như chất lượng giấc ngủ kém làm suy yếu sức khỏe tổng thể.

Xem thêm chi tiết: Tiểu không kiểm soát sau sinh cần làm gì?

Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến bàng quang tăng hoạt như thế nào?

Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về cả nồng độ hormone. Estrogen đóng vai trò quan trọng cho khả năng sinh sản, ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của các cơ quan và mô, cơ xương và đường tiết niệu.

Nồng độ estrogen suy giảm làm tăng nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Đây là một trong những lý do khiến tỷ lệ phụ nữ lớn tuổi thường gặp những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không tự chủ do bàng quang kích thích gây ra.

Trước giai đoạn mãn kinh, cơ thể vẫn còn sản xuất dồi dào hormone estrogen giúp duy trì sức khỏe và tính linh hoạt của các cơ vùng chậu, bàng quang. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi mãn kinh, lượng estrogen giảm đi đáng kể khiến các mô trong cơ thể bị yếu đi. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, nồng độ estrogen giảm cũng góp phần làm tăng áp lực các cơ xung quanh niệu đạo, dẫn đến làm giảm lượng nước tiểu chứa đựng trong bàng quang.

Nồng độ hormone estrogen suy giảm khiến chị em tuổi mãn kinh dễ gặp vấn đề về tiểu tiện như bàng quang tăng hoạt.

Sự thay đổi của nồng độ hormone cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có dấu hiệu giống bàng quang tăng hoạt. Do đó, khi cảm thấy cơ thể có triệu chứng gì khác lạ nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, mang thai và sinh con cũng là một giai đoạn trong cuộc sống làm ảnh hưởng tới bàng quang. Quá trình này khiến sàn chậu và dây chằng hỗ trợ bàng quang bị suy yếu, đặc biệt là những người sinh thường.

Một số nguyên nhân khác là yếu tố nguy cơ tăng những rối loạn ở sàn chậu, bao gồm cả bàng quang tăng hoạt. Những tổn thương thần kinh, bệnh tật, chấn thương,…Những bệnh lý này thường tăng lên ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng tới dẫn truyền tín hiệu đi khắp cơ thể, trong đó có cả việc dẫn truyền phản xạ đi tiểu bình thường.

Thông tin xem thêm: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Làm gì để cải thiện bàng quang tăng hoạt ở tuổi mãn kinh?

Chứng bàng quang tăng hoạt gặp khá phổ biến ở chị em tuổi mãn kinh. Các triệu chứng của bệnh gây tác động rất lớn tới cuộc sống, công việc và mối quan hệ của chị em. Tình trạng này kéo dài không chỉ dẫn tới những bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều chị em khiến chị em cảm thấy tự ti, ngại ngùng mỗi khi giao tiếp nên dần thu mình lại. Để cải thiện chị em có thể thực hiện một số điều sau:

Bài tập Kegel:

Đây là bài tập cơ sàn chậu giúp ngăn chặn các cơ co thắt không tự chủ của bàng quang từ đó cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Bạn nên tập luyện thường xuyên, khoảng 6 – 8 tuần sẽ thấy những rối loạn tiểu tiện được cải thiện đáng kể.

Tập đi tiểu theo giờ:

Người bệnh cần chú ý giữa khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là khoảng 3 – 4 giờ. Không nhất thiết cứ phải đi tiểu mỗi khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang.

Đi tiểu kép:

Đây là liệu pháp giúp làm trống bàng quang hoàn toàn. Bài tập này giúp giảm tình trạng mắc tiểu liên tục trong ngày. Sau mỗi lần đi tiểu, bạn hãy gắng chờ thêm vài phút nữa rồi đi tiểu lại một lần nữa nhé.

Sử dụng băng thấm tiểu:

Để tự tin khi ra ngoài, giúp bạn có thể tham gia được các hoạt động ngoài trời ngay cả khi són tiểu bạn nên sử dụng băng thấm tiểu. Có rất nhiều loại băng són tiểu hiện nay giúp bạn lựa chọn dễ dàng để cải thiện tình trạng són tiểu của mình.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Những người béo phì có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn do áp lực lớn lên bàng quang. Để giữ trọng lượng ổn định và khỏe mạnh, chị em nên tăng cường tập thể dục kết hợp chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, hạn chế tinh bột…để có một cơ thể khỏe mạnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Hạn chế một số loại thức ăn và đồ uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang như rượu bia, caffein, đồ uống có ga, có đường…

Dùng thuốc:

Một số loại thuốc có thể được các chuyên gia lựa chọn khi bạn gặp chứng rối loạn tiểu tiện mà không được cải thiện hoặc gây ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống.

Thông tin chi tiết: Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiện nay

Vương Niệu Đan – Giải pháp tối ưu cho người mắc bàng quang tăng hoạt

Hiện nay, nhiều người bệnh tìm tới các biện pháp thảo dược nhằm cải thiện chứng bàng quang tăng hoạt. Bởi các phương pháp tây y không mang lại hiệu quả hoặc có thể gây ra các tác dụng phụ mà người bệnh không mong muốn.

 

Vương Niệu Đan là sản phẩm chứa nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 TÁC ĐỘNG”, giúp:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Tăng khả năng nâng đỡ bàng quang, giúp bàng quang nằm đúng vị trí, không bị sa.
  3. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau:

  • Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích).
  • Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Chú ý:

  • Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ
  • Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...