Tiểu rắt uống thuốc gì? Những chia sẻ hữu ích dành cho bạn

Tiểu rắt không chỉ gây bứt rứt, khó chịu mà còn trở thành nỗi mặc cảm tâm lý với người bệnh. Hiện nay, nhiều người đã tìm đến các thuốc Tây y với mong muốn nhanh chóng chấm dứt được tình trạng tiểu rắt này. Tuy đem lại hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn nhưng thuốc Tây y lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người bệnh. Do đó, để tránh tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về các thuốc điều trị tiểu rắt cũng như lưu ý khi sử dụng.

thuoc-chua-tieu-rat
Thuốc chữa tiểu rắt có thể bạn chưa biết

1. Tiểu rắt do đâu mà ra? Hiểu đúng bệnh để dùng đúng thuốc

Tiểu rắt không phải là một bệnh mà nó là một triệu chứng phản ánh một bệnh lý tiềm ẩn khác hoặc một tình trạng sinh lý bất thường của cơ thể. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt mà các nghiên cứu y khoa đã phát hiện được:

Nhiễm trùng tiết niệu (UTIs)

Hầu hết mọi người sẽ mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây ra do tác nhân chủ yếu là vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan hệ tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Bên cạnh việc tiểu rắt, các dấu hiệu của nhiễm trùng hệ tiết niệu còn bao gồm: sốt, nước tiểu có màu bất thường, cảm giác nóng rát khi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Viêm bàng quang kẽ (IC)

Viêm bàng quang kẽ xảy ra ở cả hai giới nhưng thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn là nam giới. Các bệnh nhân mắc viêm bàng quang kẽ thường phàn nàn về tình trạng đi tiểu nhiều kèm theo cảm giác tiểu không hết ngay cả khi vừa tiểu xong. Ngoài ra, bệnh còn gây đau mãn tính vùng chậu hoặc vùng bụng dưới với cường độ rất khác nhau ở từng người bệnh.

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới. Các viên sỏi được hình thành do quá trình tích tụ khoáng chất trong nước tiểu. Chúng có thể dễ dàng di chuyển giữa các cơ quan khác nhau trong hệ tiết niệu, dẫn đến tình trạng bệnh nhân hay cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Ngoài ra, những viên sỏi này có khả năng gây tắc nghẽn đường niệu, khiến người bệnh thường xuyên tiểu không hết bãi và nóng rát khi tiểu.

Bệnh tiểu đường

Với bệnh tiểu đường, lượng đường trong cơ thể bệnh nhân thường xuyên vượt ngưỡng cho phép, dẫn tới cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Điều này lý giải tại sao bệnh nhân tiểu đường lại hay gặp tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt, kèm theo các triệu chứng khác như khô da, khô miệng.

Phì đại tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý nam khoa thường gặp ở những người đàn ông đã bước vào tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt tăng sinh bất thường sẽ chèn ép vào niệu đạo, làm cản trở dòng chảy của nước tiểu. Kết quả là, bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng tiểu không hết bãi.

Mang thai

 tieu-rat-do-thai-ky
Khi mang thai bà bầu có thể gặp tình trạng tiểu rắt

Tiểu rắt, tiểu nhiều là những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển gây đè nén lên bàng quang, kích thích bàng quang thường xuyên làm trống hơn. Ngoài ra, khi mang thai, nội tiết tố thay đổi nên cơ thể thai phụ hay bị nóng trong, điều này cũng góp phần không nhỏ gây ra tình trạng tiểu rắt.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Các cơ bàng quang thường xuyên co thắt một cách không tự chủ tạo ra nhu cầu đi tiểu ngay cả khi bàng quang chưa đầy. Kết quả là, bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng mắc tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són và có thể kèm theo tiểu rắt.

⇒ Bạn có thể quan tâm: Hội chứng bàng quang kích thích và những điều cần biết

Những nguyên nhân khác

Trên đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu rắt. Ngoài ra, đái rắt cũng có thể chỉ đơn thuần là hậu quả của một thói quen thiếu lành mạnh như:

  • Uống không đủ nước trong ngày.
  • Thường xuyên lo âu, căng thẳng thần kinh.
  • Hay nhịn tiểu quá mức.
  • Uống thuốc gây lợi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên sử dụng các chất gây kích thích lợi tiểu như thuốc lá, rượu bia, cà phê.

2. Khi nào cần dùng thuốc để điều trị tiểu rắt?

Những trường hợp nào cần điều trị bằng thuốc?

dieu-tri-tieu-rat-bang-thuoc-tay-y
Khi nào cần điều trị tiểu rắt bằng thuốc

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tiểu rắt mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ đề xuất một phương án điều trị khác nhau. Không phải trong bất kỳ trường hợp nào, bệnh nhân cũng cần sử dụng thuốc để điều trị tiểu rắt.

Những bệnh nhân chỉ đơn thuần bị tiểu rắt mức độ nhẹ mà không kèm theo bất kỳ biểu hiện nào khác thì họ cần bắt đầu điều trị bằng những biện pháp không dùng thuốc trước.

Còn nếu như bạn đang bị tiểu rắt và mắc kèm thêm những triệu chứng nguy hiểm khác thì có thể tình trạng của bạn đang khá nặng. Khi đó, việc điều trị bằng thuốc là cần thiết, bạn nên lập tức đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh đang mắc phải và kê đơn cho phù hợp.

Làm sao tôi biết khi nào cần đi khám?

Tiểu rắt kết hợp với những triệu chứng dưới đây rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm mà bạn chưa phát hiện ra. Do đó, hãy đi khám nếu như bạn đang mắc một trong số những triệu chứng sau:

  • Cảm thấy đau, xót, nóng hoặc rát khi đi tiểu.
  • Đau ở vùng bụng dưới, thắt lưng hoặc bẹn.
  • Nước tiểu có màu, mùi bất thường.
  • Nước tiểu lẫn máu.
  • Sốt, ớn lạnh, mỏi mệt toàn thân.
  • Dịch âm đạo, dịch dương vật bất thường.
  • Tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ.
Thông tin hữu ích dành cho bạn: Bệnh đái dắt có nguy hiểm hay không?

3. Các thuốc Tây y điều trị tiểu rắt

Việc dùng thuốc để điều trị phải có căn cứ rõ ràng vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiểu rắt mà bạn đang mắc phải. Không có thuốc nào có thể điều trị hết tất cả các trường hợp bệnh nhân bị tiểu rắt. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những thuốc điều trị tiểu rắt theo từng nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tình trạng này.

Nếu bạn bị tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Trong trường hợp này, để chấm dứt được tình trạng tiểu rắt, bạn cần tập trung điều trị khỏi hoàn toàn nhiễm trùng tiết niệu. Thuốc kháng sinh thường là lựa chọn đầu tay để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Tùy thuộc loại vi khuẩn bệnh nhân nhiễm phải và mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Với các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu thông thường, không có biến chứng, bệnh nhân có thể sẽ được kê một trong những loại kháng sinh đường uống sau: kháng sinh nhóm Cephalosporin (Cephalexin, Ceftriaxone), kháng sinh Trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra).

khang-sinh-chua-tieu-rat
Điều trị tiểu rắt trong nhiễm trùng tiết niệu bằng kháng sinh

Ngoài ra, các kháng sinh nhóm Quinolon như ciprofloxacin, levofloxacin cũng có thể được bác sĩ kê đơn nếu như tình trạng nhiễm trùng của bạn phức tạp hơn. Tuy nhiên, do các kháng sinh nhóm quinolon thường có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên thường chỉ được cân nhắc khi không còn lựa chọn nào khác.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau như acetaminophen để giảm cảm giác đau rát khi tiểu. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh là các triệu chứng đau rát đã lập tức thuyên giảm.

Trong những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng đã có biến chứng như nhiễm trùng huyết, áp xe quanh thận,… thì bệnh nhân bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bị tiểu rắt phải làm sao?

Nếu tiểu rắt là biểu hiện của viêm bàng quang kẽ

Do viêm bàng quang kẽ đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nên việc điều trị thường tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng. Các thuốc thường được phối hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm giảm đau nhóm Nsaids, ví dụ như ibuprofen hoặc naproxen natri sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau vùng chậu, thắt lưng, bụng dưới và niệu đạo.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, ví dụ như amitriptyline hoặc imipramine (Tofranil) giúp giảm co thắt bàng quang và ngăn chặn cơn đau.
  • Thuốc kháng histamin như loratadin có thể giúp ngăn chặn khởi phát phản ứng dị ứng và giảm tình trạng tiểu gấp cũng như tần suất đi tiểu.

Nếu bệnh nhân bị tiểu rắt do đái tháo đường

tieu-rat-do-tieu-duong
Điều trị tiểu rắt do tiểu đường bằng các thuốc làm giảm lượng đường huyết

Như đã nói ở trên, đái tháo đường cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu rắt kéo dài. Khi điều trị đái tháo đường, bệnh nhân cần cái thiện chế độ ăn và lối sống song song với việc dùng thuốc thì việc điều trị bằng thuốc mới cho kết quả khả quan.

Những thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường sẽ tập trung vào hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu. Một số nhóm thuốc trị tiểu đường phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:

  • Nhóm Biguanides: với hoạt chất metformin (Glucophage) giúp làm giảm lượng glucose do gan tạo ra.
  • Nhóm Sulfonylureas: glyburide (DiaBeta), glipizide (Glucotrol) và glimepiride (Amaryl) có tác dụng kích thích tuyến tụy của tiết ra nhiều insulin (hormone giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu) hơn.

Bàng quang tăng hoạt gây ra tình trạng tiểu rắt

Các thuốc làm thư giãn bàng quang sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và cải thiện tình trạng tiểu rắt. Những thuốc này bao gồm:

tieu-rat-do-bang-quang-tang-hoat
Các thuốc làm thư giãn bàng quang giúp cải thiện tiểu rắt do bàng quang tăng hoạt

Thuốc đối kháng muscarinic: như Fesoterodine, Tolterodine  Darifenacin,… Đây là nhóm thuốc hiệu quả nhất được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên, các thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng và táo bón – một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tiểu rắt (do táo bón lâu ngày sẽ gây ra áp lực cho bàng quang và niệu đạo).

Ngoài ra, các thuốc chống trầm cảm ba vòng như Imipramine, Amitriptyline cũng được chấp nhận như một liệu pháp điều trị bàng quang tăng hoạt. Ngoài giúp thư giãn bàng quang, các thuốc chống trầm cảm ba vòng còn giúp tăng trương lực cơ của niệu đạo, từ đó bạn có thể dễ dàng tống nước tiểu ra ngoài hơn.

4. Điều trị tiểu rắt bằng thuốc cần lưu ý điều gì?

Như mọi người đều biết, thuốc tân dược thường cho hiệu quả nhanh, thậm chí là tức thời, tuy nhiên những rủi ro tiềm ẩn mà thuốc đem lại cũng không hề nhỏ. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu rắt, cũng như tránh các rủi ro ngoài ý muốn, bạn hãy lưu ý kỹ những điều sau:

  • Khi được kê đơn, hãy cố gắng trao đổi rõ ràng với bác sĩ của bạn về những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải, cũng như làm sao để thuốc phát huy hiệu quả tối ưu nhất, những thực phẩm bạn nên kiêng trong quá trình dùng thuốc,…
  • Tuân thủ đúng thời gian biểu dùng thuốc, tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột mà không có chỉ định của bác sĩ. Dừng thuốc đột ngột đặc biệt nguy hiểm khi bạn đang điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Khi quên liều, hãy trao đổi với bác sĩ cách xử trí, không được tự ý uống bù bằng cách gấp đôi liều bởi uống thuốc quá liều có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.
  • Nếu sau vài ngày điều trị bằng thuốc, tình trạng tiểu rắt cũng như một số triệu chứng khác không được cải thiện mà còn có xu hướng nặng hơn thì hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có phương án giải quyết kịp thời.
  • Điều trị đơn thuần bằng thuốc sẽ không hiệu quả bằng việc kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình cải thiện tiểu rắt bằng cách tập luyện cho mình những thói quen sinh hoạt tốt cùng những mẹo bổ trợ để làm giảm tình trạng tiểu rắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân và cách điều trị

5. Vương Niệu Đan – giải pháp “vàng” giúp kiểm soát tình trạng tiểu rắt

Bên cạnh điều trị tiểu rắt bằng thuốc Tây y, hiện nay nhiều người bệnh đang tìm về với những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với mong muốn có thể đẩy lùi tiểu rắt một cách an toàn hơn. Đáp lại những mong mỏi đó, công ty dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan với nguồn gốc từ những thảo dược quý giúp hỗ trợ cải thiện tiểu rắt.

 vuong-vieu-dan-giam-tieu-rat
Vương Niệu Đan giải pháp “vàng” để đẩy lùi tình trạng tiểu rắt

Thành phần chính của Vương Niệu Đan bao gồm:

Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược): giúp làm giảm tần suất co thắt đột ngột và thư giãn bàng quang. Ngoài ra, Cao Varuna đã được chứng minh là có khả năng làm tăng trương lực co bóp của bàng quang để tống nước tiểu ra ngoài, từ đó làm giảm tồn dư nước tiểu trong bàng quang.

VispoTM (chiết xuất Cọ lùn): có tác dụng đối kháng các receptor của muscarinic ở đường niệu dưới nên hỗ trợ làm giãn cơ trơn bàng quang, do đó, cải thiện sức chứa nước tiểu của bàng quang.

Chiết xuất Hạt bí đỏ: làm tăng hoạt tính của enzyme tổng hợp nitric oxide do đó làm tăng sức chứa bàng quang. Bên cạnh đó, hạt bí đỏ còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn tryptophan, axit amin này sẽ được chuyển hóa thành melatonin – một loại hormone gây buồn ngủ.

Cao Nữ lang: có tác dụng an thần, giảm lo âu, căng thẳng, làm dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân.

Sự phối hợp các thành phần thảo dược quý hiếm trên đã tạo nên Vương Niệu Đan với cơ chế cải thiện tiểu rắt 3 tác động:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Nhờ những lợi ích trên, Vương Niệu Đan đã và đang hỗ trợ rất nhiều người bệnh gặp các vấn đề tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tính an toàn và hiệu quả của Vương Niệu Đan trong cải thiện triệu chứng tiểu rắt đã được Bộ Y Tế công nhận, do đó, bạn có thể an tâm sử dụng sản phẩm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy kiên nhẫn sử dụng Vương Niệu Đan trong 2-3 tháng, chắc chắn tình trạng tiểu rắt của bạn sẽ được cải thiện.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...