Đi tiểu nhiều

Cách chữa tiểu nhiều lần hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Cách chữa đi tiểu nhiều như nào hiệu quả? Đây là một câu hỏi mà chúng tôi gặp rất nhiều trong thời gian gần đây. Để giải đáp cho câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcLý do dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiềuDo sinh lýDo bệnh lýNhững cách chữa trị đi tiểu nhiềuBằng phương pháp Tây yBằng phương pháp Đông yBằng phương pháp dân gianBằng các phương pháp khácSử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp “vàng” giúp hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả Lý do dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều Đi tiểu nhiều có thể do nhiều lý do khác nhau gây nên có thể do tuổi tác, do chế độ sinh hoạt hoặc do bệnh lý về thận, bàng quang…. Nhằm giúp các bạn rõ hơn về các nguyên nhân gây tiểu nhiều thì chúng tôi chia nguyên nhân thành 2 nhóm chính đó là do sinh lý và do bệnh lý. Do sinh lý Vấn đề tuổi tác: khi mà tuổi tác càng cao thì chức năng thận bị suy yếu, đây là lý do chính khiến cho xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều ở người già. Trong quá trình mang thai: trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố và tử cung chèn ép lên bàng quang là khiến tần suất đi tiểu ở chị em trong tăng lên quá trình mang thai. Do căng thẳng: ở những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng thì bàng quang có xu hướng hoạt động nhiều hơn so với bình thường từ đó gây nên tình trạng buồn đi tiểu nhiều. Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu: các thuốc lợi tiểu có tác dụng chính là làm tăng sự đào thải của muối và nước ở thận, điều này khiến cho bạn cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn. Do bệnh lý Nhiễm trùng đường tiết niệu: là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan trong hệ tiết niệu. Bệnh xảy ra khi bị các loại vi khuẩn xâm nhập vào qua niệu đạo. Bệnh này thường có các triệu chứng như: tiểu nhiều, cảm giác rát khi đi tiểu, đau lưng, cảm giác mệt mỏi,… Bàng quang tăng hoạt: đây có thể được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm. Bàng quang tăng hoạt là khi cơ chóp bàng quang bị co bóp mất kiểm soát và quá mức kể cả khi bàng quang vẫn đang còn trống. Theo một thống kê, hiện nay tỉ lệ người bị bàng quang tăng hoạt chiếm khoảng 10-20% dân số và tỉ lệ này tăng cao hơn đối với người lớn tuổi. Name ĐĂNG KÝ TƯ VẤN Đâu là tình trạng mà bạn đang gặp phải? * Tiểu đêm Tiểu nhiều lần Tiểu són/tiểu không tự chủ Rối loạn tiểu tiện khác Viêm bàng quang kẽ: đây là một tình trạng mãn tính gây áp lực bàng quang, điều này gây nên tình trạng đi tiểu nhiều cùng một vài những dấu hiệu khác như: đau vùng chậu, đau niệu đạo, đau lưng,… Sỏi thận, sỏi bàng quang: đi tiểu nhiều là một dấu hiệu khá thường thấy khi bạn bị sỏi thận, sỏi bàng quang, bệnh này sẽ gây nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời. Phì đại tuyến tiền liệt: khi bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây nên hiện tượng chèn ép vào ống dẫn nước tiểu, làm ngăn chặn dòng nước chảy ra ngoài. Điều này lâu dần dẫn đến tình trạng tiểu mất kiểm soát, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,… Bệnh tiểu đường: hiện tượng đi tiểu nhiều là dấu hiệu rất hay gặp ở những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2. Do lượng đường trong cơ thể dư thừa khiến cho thận phải làm việc nhiều để đào thải lượng đường dư thừa này qua đường nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng bạn thường xuyên phải đi tiểu . Tham khảo thêm: Buồn tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh gì? Những cách chữa trị đi tiểu nhiều Như chúng tôi đã nêu ở trên thì tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sỹ sẽ tư vấn đưa cho bạn những cách chữa trị đi tiểu nhiều phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo: Bằng phương pháp Tây y Với phương pháp chữa trị bằng Tây y thì được chia làm 2 phương pháp chính đó là sử dụng thuốc uống (nội khoa) và phẫu thuật (ngoại khoa). Tùy theo các từng bệnh lý khác nhau sẽ có phương pháp khác nhau. Sử dụng thuốc uống Với bệnh lý viêm bàng quang kẽ thì sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau. Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh Trimethoprim giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn. Còn với bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì sử dụng thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5. Với bệnh bàng quang tăng hoạt thì sử dụng các thuốc như: thuốc esmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil ), mirabegron (Myrbetriq),… Cuối cùng là bệnh tiểu đường thì có một số loại thuốc Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)… Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả? Phương pháp phẫu thuật Đây thường là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi mà việc uống thuốc không mang lại quá nhiều hiệu quả. Lúc này các bác sỹ tùy từng bệnh lý sẽ cân nhắc việc chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Với bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì sử dụng liệu pháp vi sóng transurethral, cắt bỏ kim xuyên sọ, can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt) hay cắt bỏ tuyến tiền liệt,… Đối với bênh sỏi thận, sỏi bàng quang thì sẽ có những phương pháp nội soi tán sỏi qua da hay tán sỏi bằng sóng xung kích. Bằng phương pháp Đông y Theo như quan niệm của Đông y, chứng tiểu nhiều lần chủ yếu là do thận hư và bàng quang suy yếu nên điều trị sẽ chú trọng vào ôn thận bổ dưỡng, bố khí bàng quang. Trong Đông y, các vị thuốc được sử dụng nhiều trong chữa trị chứng tiểu đêm nhiều lần là: Ích Trí Nhân, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Phá cố chỉ, Câu kỳ tử, Xà sàng tử, ngũ gia bì, Sơn thù du, Kim tiền thảo, Bạch quả… Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu nhiều bạn có thể tham khảo: Bài thuốc 1: Ích trí nhân 12g, Phá cố chỉ 12g, Xà sàng tử 8g, Thỏ ty tử 12g, Khiếm thực 12h, Kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài thuốc 2: Ngũ gia bì, thục địa, sơn thù, khiếm thực, phòng sâm, bạch truật mỗi loại 12g; 10g các loại Thỏ ty tử, Bạch linh, Trạch tả và 16g tang diệp. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần. Bài thuốc 3: 15g Đảng Sâm, 20g Hoàng Kỳ, 20g Sơn Dược, 10g Ích Trí Nhân, 10g Thỏ Ty Tử, 10g Bạch Truật, 10g Khiếm Thực, 6g Sài Hồ, 6g Ô Dược, 6g Thăng Ma, 9g Trần Bì, 9g Đương Quy. Sắc lấy nước uống vào buổi sáng và buổi trưa. Bài thuốc 4: 15g Cẩu Tích, 4g Xuyên Khung, 4g Bạch Chỉ , 12g Tục Đoạn , 12g Cốt Toái Bổ , 10g Đương Quy. Cho nguyên liệu vào đun xong để nguội và sử dụng Bằng phương pháp dân gian Trong dân gian, ông cha ta cũng đã có rất nhiều những bài thuốc để giúp điều trị tiểu nhiều. Những cách này cũng rất đơn giản mà cũng vô cùng hiệu quả trong việc chữa tiểu nhiều. Sau đây là một vài bài thuốc mà chúng tôi gửi tổng hợp lại để các bạn tiện tham khảo. Sử dụng râu ngô và kim tiền thảo: Râu ngô được biết đến là một loại thảo mộc từ thiên nhiên và là bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều đơn giản. Râu ngô có tác dụng tốt trong việc chữa trị bệnh viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu – đây là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Nó có thể sử dụng kết hợp với kim tiền thảo để chữa tiểu nhiều rất hiệu quả. Chuẩn bị: 30g râu ngô, 30g kim tiền thảo Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần rửa sạch cả 2 nguyên liệu trên. Sau đó bạn cho cả 2 vào đôi cùng với khoảng 1-1.5 lít nước lọc. Đun đến khi nào sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15-20 phút là có thể sử dụng được. Bạn sử dụng nước này uống trước tiếp thay cho nước lọc hàng ngày và hãy thực hiện liên tục trong 2 tuần để đạt được hiệu quả. Sử dụng câu kỳ tử: Đây là một trong những vị thuốc phổ biến trong. Vị thuốc này có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt. Nó có tác dụng điều trị đi tiểu nhiều lần cũng khá hiệu quả. Chuẩn bị: 20g câu kỷ tử Cách thực hiện: Bạn cần rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Đun ấm cho đến khi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ lại và đun thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Sau đó bạn chắt nước ra để sử dụng uống trực tiếp. Bạn sử dụng đều mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều. Sử dụng giá đỗ: Giá đỗ là một loại mà bạn rất quen thuộc, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Giá đỗ có nhiều các dụng đối với sức khỏe như giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đi tiểu nhiều. Chuẩn bị: 500g giá đỗ tươi, rửa sạch + 1 muỗng cafe đường trắng. Cách thực hiện: Cho giá đỗ vào nồi luộc chín với 1 lit nước sạch, sau đó cho đường trắng vào khuấy đều. Dùng ăn hết giá đỗ, uống hết nước luộc trong ngày. Lưu ý chia nhỏ ăn và uống thành nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sử dụng Hạch đào nhân + Đỗ trọng + Thận lợn: Chuẩn bị: 2 quả thận lợn, 30g Hạch đào nhân và 15g Đỗ trọng Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên bạn cần rửa sạch. Với 2 quả thận sau khi rửa bạn thái nhỏ. Rồi bạn cho thận lợn vừa thái, hạch đào nhân và đỗ trọng vào nồi và nấu chín. Với bài thuốc này vừa có tác dụng với người đi tiểu nhiều mà còn có tác dụng với cả người bị liệt dương ăn cũng rất tốt. Kiên trì sử dụng bài thuốc chữa tiểu nhiều trên trong khoảng từ 1-2 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất. Tìm hiểu chi tiết hơn: Tiểu nhiều uống cây thuốc gì hiệu quả? Bằng các phương pháp khác Luyện tập bàng quang Luyện tập bàng quang là phương pháp luyện giúp cho bàng quang có thể giữ được nước tiểu lâu hơn, từ đó làm giảm số lần đi tiểu. Để thực hiện cách này các bạn hãy theo dõi số khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần đi tiểu, rồi dựa vào thời gian đó để bắt đầu luyện tập bằng cách cộng thêm 15 phút vào thời gian trung bình trên. Mỗi khi có cảm giác buồn tiểu thì hãy cố nhịn thêm 15 phút nữa bạn cứ tập luyện cho đến khi nào thoải mái với thời gian trung bình mới đó. Cứ kiên trì luyện tập như vậy thì số lần đi tiểu trong ngày sẽ giảm đi đáng kể. Tập bài tập kegel Bài tập kegel này có tác dụng làm tăng sức khỏe vùng cơ sàn chậu, các bài tập này giúp làm săn chắc cơ giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Để thực hiện các bài tập này đầu tiên bạn cần xác định được chính xác cơ sàn chậu. Sau đó thực hiện động tác siết chặt cơ này lại trong khoảng 3 giây rồi thả ra trong 3 giây. Cứ thực hiện lặp lại như vậy 10 lần hàng ngày. Để bài tập này được hiệu quả thì bạn cần chú ý làm đúng động tác và không làm căng cơ bụng, đùi hay mông. Bài tập này chỉ phát huy được hiệu quả khi bạn tập thường xuyên. Thay đổi chế độ sinh hoạt Đây cũng là một cách vô cùng hiệu quả không những trong việc điều trị mà còn có thể giúp bạn phòng tránh được tình trạng tiểu nhiều. Bạn có thể tham khảo và thay đổi chế độ sinh hoạt như sau: Hạn chế sử dụng các đồ uống gây kích thích bàng quang như rượu, bia, đồ uống có gas, cà phê… Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều loại rau xanh, hoa quả Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng,… Tăng cường tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh gây ra sự căng thẳng stress kéo dài. Luôn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày Hạn chế ăn các đồ ăn lợi tiểu vào bữa tối như canh cải, mướp,… Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu nhiều kiêng ăn gì? Sử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp “vàng” giúp hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12

Nước tiểu là gì hiểu rõ về cơ chế đi tiểu và các vấn đề thường gặp?

Các vấn đề bất thường về tiểu tiện đang là một vấn đề rất phổ biến hiện nay, gây nhiều phiền phức cho người mắc. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua các biểu hiện sớm của bệnh, đến khi phát hiện bệnh đã diễn biến nặng hơn. Do đó bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết nước tiểu là gì? Hiểu rõ về cơ chế đi tiểu và các vấn đề thường gặp giúp bạn có thể phát hiện sớm các bất thường về rối loạn tiểu tiện. Mục lụcNước tiểu là gì?Như thế nào là nước tiểu bình thường?Màu sắc nước tiểu tình thườngLượng nước tiểu bình thườngCác thành phần bình thường có trong nước tiểuCơ chế đi tiểu bình thườngBàng quang và phản xạ đi tiểu bình thườngLượng nước tiểu mỗi lần và số lần đi tiểu bình thườngCác vấn đề thường gặp về rối loạn tiểu tiệnĐi tiểu nhiều lầnĐi tiểu đêmĐi tiểu sónTiểu không hếtCác vấn đề thường gặp về màu sắc nước tiểuNước tiểu hồng hoặc đỏNước tiểu màu vàng sẫm, màu bia nâuNước tiểu có lẫn máuPhải làm gì khi gặp bất thường về nước tiểuKhi gặp các vấn đề bất thường về nước tiểu bạn nên đến gặp bác sĩThay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện các bất thườngVideo tham khảo thêm dành cho bạn Nước tiểu là gì? Nước tiểu là gì? Nước tiểu là một chất lỏng vô trùng do thận tiết ra thông qua quá trình lọc máu lọc bỏ các chất có độc hại, chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Khi nước tiểu hình thành ở thận được dẫn qua niệu quản đến lưu trữ tại bàng quang, khi ta đi tiểu nước tiểu bàng quang sẽ có bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài. Như thế nào là nước tiểu bình thường? Nước tiểu là dịch được tạo ra qua quá trình lọc máu của thận, vậy nên việc biết được như thế nào là nước tiểu bình thường sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng của cơ thể. Màu sắc nước tiểu tình thường Nước tiểu bình thường có màu vàng trong Màu sắc nước tiểu bình thường thường có màu vàng nhạt, khi đậm nhất nước tiểu có thể có màu hổ phách. Màu sắc của nước tiểu của chúng ta có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu bạn uống ít nước hoặc quen nhịn tiểu nước tiểu sẽ cô đặc hơn nên có màu vàng sẫm hơn bình thường. Nước tiểu thường trong và không có cặn đục. Tuy nhiên khi bạn để nước tiểu lắng đọng một thời gian thì sẽ xuất hiện một lớp vẩn đục nhẹ đọng lại ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do các cặn phosphat, urat có trong nước tiểu tỷ trọng cao lên lắng đọng xuống đáy. Nước tiểu thường có mùi khai nhẹ, càng để nước tiểu lâu trong không khí thì mùi khai sẽ càng đậm đặc dần. Hiện tượng này là do ure trong nước tiểu bị oxy hóa chuyển thành amoniac – chất có mùi khai. Lượng nước tiểu bình thường Lượng nước tiểu một ngày giúp đánh giá tình trạng cơ thể bạn Một ngày cơ thể một người trưởng thành sẽ  tiết ra khoảng 1400 ml nước tiểu trong 24 giờ, tương đương với khoảng 20ml/kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên thể tích nước tiểu không cố định mà có thể thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng mồ hôi cơ thể tiết ra hay lượng nước uống vào. Các thành phần bình thường có trong nước tiểu Nước tiểu chứa các chất độc hại, không cần thiết cho cơ thể Nước tiểu thường được chia thành 2 loại: nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Nước tiểu đầu là nước tiểu tạo ra ở giai đoạn lọc máu ở các tiểu cầu thận, nước tiểu chính thức là nước tiểu được tạo ra từ nước tiểu đầu sau khi đi qua hệ thống ống thận. Thành phần các chất của nước tiểu đầu gần giống với thành phần các chất có trong huyết tương gồm: đường glucose, các acid amin, các ion như Na+, K+, HCO3-, Cl-… lượng protein trong nước tiểu ít hơn huyết tương khoảng từ 300 đến 400 lần do những phân tử protein có kích thước phân tử lớn không thể qua được màng lọc cầu thận. Bên cạnh đó nồng độ các chất hoà tan có trong nước tiểu loãng hơn trong huyết tương. Nước tiểu đầu chứa ít các chất cặn bã, các chất độc hơn nước tiểu chính thức và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thành phần chính của nước tiểu chính thức gồm: nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+,…). Nước tiểu chính thức chứa nhiều các chất cặn bã, các chất độc hại hơn và gần như không còn chứa chất dinh dưỡng Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh thường có tính axit nhẹ với độ pH nước tiểu nằm trong khoảng từ 4,8 – 8,5. Độ pH nước tiểu trung bình thường gặp là 5,8. Cơ chế đi tiểu bình thường Đi tiểu là hoạt động của cơ thể nhằm đẩy nước tiểu từ bàng quang ra ngoài môi trường. Cơ chế đi tiểu là một loạt các hoạt động phức tạp của hệ thần kinh bàng quang kết hợp với các cơ quan bộ phận khác. Bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thường Cơ chế đi tiểu là hoạt động của nhiều cơ quan Bàng quang là một tạng rỗng có hình cầu cấu tạo bằng 3 lớp cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo) do đó bàng quang có khả năng co giãn tốt và chứa đựng một lượng lớn nước tiểu. Nước tiểu được hình thành ở thận dẫn qua niệu quản và được chứa đựng trong bàng quang, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt khoảng 400ml, hệ thần kinh của bàng quang sẽ bị kích thích và cơ thể chúng ta sẽ có phản xạ mót tiểu. Bàng quang của chúng ta có thể chứa tối đa khoảng 500ml nước tiểu. Bàng quang được nâng đỡ bởi hệ thống cơ sàn chậu, nhóm cơ này bao quanh cổ bàng quang, bình thường các cơ này sẽ giúp cổ bàng quang đóng chặt ngăn chặn dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo. Khi bạn đi tiểu các cơ quanh cổ bàng quang sẽ giãn ra làm bàng quang thông với niệu đạo, bàng quang sẽ thực hiện co bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài. Lượng nước tiểu mỗi lần và số lần đi tiểu bình thường Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu có thể đi thay đổi do bệnh lý bàng quang Nước tiểu sẽ được thải ra khỏi có thể mỗi lần khoảng 300 – 400 ml trên tổng khối lượng nước tiểu được thận bài tiết trong vòng 24 giờ. Theo các nghiên cứu cho thấy, một người trưởng thành một ngày uống khoảng 2 lít nước sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần. Đặc biệt, ban đêm khi chúng ta ngủ là thời gian nước tiểu được cô đặc và cơ thể cũng sản xuất ít nước tiểu hơn nên trong khoảng 6-8 tiếng bạn sẽ không phải thức dậy để đi tiểu vào ban đêm. Các vấn đề thường gặp về rối loạn tiểu tiện Các vấn đề về rối loạn tiểu tiện thường gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Các triệu chứng này thường đi kèm với nhau và là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan tới cơ quan của hệ tiết niệu. Đi tiểu nhiều lần Đi tiểu nhiều lần khá phổ biến hiện nay Như đã đề cập ở trên số lần đi tiểu một ngày của một người trưởng thành thường từ 6-8 lần. Nếu bạn xuất hiện đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày, hiện tượng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian, có thể bạn đang mắc chứng tiểu nhiều lần. Đi tiểu đêm Đi tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn Chứng đi tiểu đêm được định nghĩa là tình trạng bạn phải thức dậy ít nhất một lần trong đêm để đi tiểu, tình trạng này có thể kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn có thể gây rối loạn giấc ngủ. Đi tiểu són Tiểu són gây ra nhiều tình huống xấu hổ trong cuộc sống Tiểu són là tình trạng nước tiểu rỉ ra một cách tự nhiên không dưới sự kiểm soát của cơ thể. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể ít chỉ vài giọt nhưng cũng có thể nhiều khiến người bệnh ướt quần. Tiểu són thường xảy ra khi bạn cười quá to, vận động mạnh đột ngột hay khi bạn mót tiểu mà không kịp đi tiểu. ☛ Xem đầy đủ: Tiểu són là gì? Nguyên nhân và triệu chứng Tiểu không hết Tiểu không hết thường làm bạn không thoải mái sau mỗi lần đi tiểu Bình thường sau khi đi tiểu chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái khi bàng quang không còn chứa nước tiểu. Khi mắc tiểu không hết bạn sẽ không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu, bàng quang vẫn còn căng tức do còn chứa nhiều nước tiểu và bạn thường thấy mót tiểu ngay sau đó. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện có thể gặp ở mọi lứa tuổi và được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: hôi chứng bàng quang tăng hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, uống quá nhiều nước, các bệnh tuyến tiền liệt, các bệnh lý của bàng quang như sỏi bàng quang, viêm bàng quang,… Các vấn đề thường gặp về màu sắc nước tiểu Các vấn đề bất thường về màu sắc nước tiểu cũng khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người thường không để ý. Các bất thường này thường liên quan tới thành phần các chất bất thường trong máu hay các bệnh lý liên quan thận hay các cơ quan khác của hệ tiết niệu. Nước tiểu hồng hoặc đỏ Nước tiểu màu đỏ là dấu hiệu bất thường Bình thường nước tiểu có màu vàng trong, khi nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ là biểu hiện bất thường do trong nước tiểu có nhiều tế bào máu. Đây thường là biểu hiện của các bệnh lý tại thận, cầu thận làm các tế bào máu của thể đi qua được màng lọc cầu thận. Nước tiểu màu vàng sẫm, màu bia nâu Nước tiểu màu vàng sẫm không phải màu sắc bình thường Nước tiểu màu vàng sẫm hay màu nâu bia cũng không phải là một màu sắc nước tiểu bình thường. Hình tượng này thường xảy ra do bạn uống quá ít nước hay là kết quả của các bệnh lý suy tim, xơ gan, viêm túi mật và thường đi kèm với triệu chứng phù và tiểu ít. Nước tiểu có lẫn máu Nước tiểu có máu là một dấu hiệu bệnh lý Đây là tình trạng nước tiểu có thể vẫn có màu vàng trong bình thường nhưng có lẫn cục máu đông hay máu tươi màu đỏ. Hiện tượng này thường là do các viêm nhiễm hệ tiết niệu hay các sỏi có trong hệ tiết niệu gây tổn thương hệ tiết niệu gây ra. ☛ Tìm hiểu: Tình trạng tiểu ra máu là gì? Phải làm gì khi gặp bất thường về nước tiểu Các bất thường về nước tiểu là những vấn đề hay gặp bạn nên chuẩn bị cho mình các biện pháp để giải quyết vấn đề này. Khi gặp các vấn đề bất thường về nước tiểu bạn nên đến gặp bác sĩ Hãy đến gặp bác sĩ khi phát hiện các vẫn đề bất thường Khi bạn có những bất thường về nước tiểu diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian ít nhất một tuần hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tìm nguyên nhân và tư vấn cách điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện hỏi về các triệu chứng bệnh bạn gặp như: xuất hiện từ bao giờ? Tính chất như nào và các triệu chứng khác kèm theo. Bác sĩ cũng sẽ kết hợp khám lâm sàng như khám phù, khám thiếu máu, khám thận, các điểm niệu quản để tìm ra các bất thường. Các xét nghiệm là không thể thiếu để hỗ trợ chẩn đoán tìm nguyên nhân như: xét nghiệm nước tiểu, chụp xquang, siêu âm, xét nghiệm máu,… Việc chỉ định các xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào định hướng của bác sĩ. Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện các bất thường Thói quen ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến hệ tiết niệu Thói quen ăn uống và sinh hoạt của bẹn có thể là nguyên nhân của những bất thường hay có thể làm các bệnh lý diện biến trầm trọng hơn. Vậy nên thay đổi thói quen ăn uống là điều rất cần thiết. Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích do có thể gây kích thích bàng quang và gây tăng tiết nước tiểu ở thân. Bên cạnh đó rượu bia cũng không tốt cho các bệnh lý khác như bệnh tim, bệnh gan,… Đồ ăn cay nóng cũng nên hạn chế do có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh. Bạn nên uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày để đảm bảo cung cấp cho cơ thể. Tăng cường luyện tập bảo vệ sức khỏe Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, đặc biệt bài tập cơ sàn chậu (Kegel) rất phù hợp với những người mắc rối loạn tiểu tiện. Đối với một số bệnh lý tim mạch, bệnh lý về gan bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Video tham khảo thêm dành cho bạn   Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về nước tiểu là gì hiểu rõ về cơ chế đi tiểu và các vấn đề thường gặp, giúp bạn theo dõi tốt hơn cơ thể mình bảo vệ sức khoẻ. Chia sẻ1

Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em bố mẹ nên biết

Đi tiểu nhiều lần là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ em khiến các bố mẹ lo lắng. Vậy đi tiểu nhiều lần ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em là gì? Các bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được nhiều thông tin hữu ích nhé. Mục lụcĐi tiểu nhiều lần ở trẻ emỞ trẻ em, như thế nào là đi tiểu nhiều lần?Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện đi kèmNguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều lần ở trẻ emThói quen ăn uống sinh hoạtCăng thẳng tâm lýCác bệnh lý tại bàng quangTáo bónHẹp bao quy đầu ở các bé traiKhi nào bố mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩLàm thế nào để tìm nguyên nhân đi tiểu nhiều lần ở trẻ emBác sĩ khámXét nghiệm nước tiểuXét nghiệm niệu động họcNội soi bàng quangSiêu âm ổ bụngCách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ emHạn chế các loại thực phẩm gây tiểu nhiều ở trẻCho trẻ uống đủ lượng nước và đúng cáchXây dựng thói quen đi tiểu theo giờ cho trẻThường xuyên cùng trẻ vận động, giải toả căng thẳngCách chữa tiểu nhiều lần ở trẻ em bằng thảo dượcCác phương pháp điều trị theo nguyên nhân khác Đi tiểu nhiều lần ở trẻ em Đi tiểu nhiều lần ở trẻ em là một chứng khá phổ biến, tuy nhiên đôi khi bố mẹ chưa thực sự hiểu rõ thế nào là đi tiểu nhiều lần , nên đã bỏ qua biểu hiện quan trọng này ở các bạn nhỏ Ở trẻ em, như thế nào là đi tiểu nhiều lần? Đi tiểu nhiều lần khá phổ biến ở trẻ nhỏ Ở trẻ em, số lần đi tiểu một ngày sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ. Với trẻ sơ sinh, số lần đi tiểu một ngày của các bé rất nhiều, khoảng 20-25 lần. Ở giai đoạn này thức ăn của trẻ hoàn toàn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bên cạnh đó giai đoạn này dung tích bàng quang của trẻ còn nhỏ, cũng như khả năng điều tiết của hệ thần kinh còn kém nên trẻ đi tiểu nhiều hoàn toàn là điều bình thường. Sau 1 tuổi, số lần đi tiểu của trẻ sẽ giảm dần và tới giai đoạn từ 3-4 tuổi, số lần đi tiểu của trẻ sẽ ổn định từ khoảng 8-10 lần. Vì thế nếu khi bé nhà bạn đã trên 4 tuổi, mà có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày, kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian thì có thể cho đó là dấu hiệu bệnh lý. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện đi kèm Ngoài đi tiểu nhiều lần trẻ có thể gặp các triệu chứng khác Biểu hiện đi tiểu nhiều lần ở trẻ nhỏ có thể không diễn ra đơn độc mà còn kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác. Việc phát hiện ra các triệu chứng kèm theo đi tiểu nhiều lần sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm nguyên nhân và điều trị bệnh của trẻ. Đau khi đi tiểu: nếu bé nhà bạn đi tiểu nhiều lần kèm đau khi đi tiểu đây chắc chắn là một dấu hiệu bệnh lý. Trẻ lớn có thể phàn nàn với bạn về tình trạng này, nếu trẻ nhỏ chưa thể nói bạn có thể để ý trẻ quấy khóc khi đi tiểu. Nước tiểu hồng, nước tiểu lẫn máu: nước tiểu bình thường có màu vàng trong. Sự xuất hiện của máu trong nước tiểu là một dấu hiệu bất thường mang tính chất bệnh lý mà bố mẹ cần lưu ý. Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi ít nước tiểu: bạn có thể để ý mỗi lần đi tiểu của trẻ chỉ được một ít nước tiểu, trẻ không thoải mái sau khi đi tiểu mà thường mót tiểu ngay sau đó, nước tiểu thường không thành dòng làm trẻ trai bị ướt quần khi đi tiểu. Nguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều lần ở trẻ em Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần ở trẻ nhỏ.  Việc xác định đúng nguyên nhân giúp lựa chọn cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em hiệu quả hơn. Thói quen ăn uống sinh hoạt Đôi khi thói quen ăn uống của trẻ là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều Thói quen ăn uống là một nguyên nhân phổ biện gây đi tiểu nhiều lần ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể bị đi tiểu nhiều lần do trẻ đã uống quá nhiều nước. Đây hoàn toàn là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm đào thải hết lượng nước dư thừa không cần thiết cho cơ thể. Trẻ nhỏ thường thích các loại đồ uống có ga, đây cũng là một nguyên nhân gây tiểu nhiều ở trẻ nhỏ do trong đồ uống có ga có cafein có thể gây kích thích tăng tiết nước tiểu ở trẻ. Các loại đồ ăn cay nóng cũng có thể gây tăng tiết nước tiểu và ảnh hưởng tới niêm mạc bàng quang trẻ. Căng thẳng tâm lý Khi tâm lý trẻ bị căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi hệ thần kinh bàng quang có thể bị kích thích gây cảm giác mót tiểu thường xuyên ở trẻ biểu hiện là trẻ đi tiểu nhiều lần có khi gặp tiểu són. Đôi khi trẻ đi tiểu nhiều lần do căng thẳng lo lắng Các bệnh lý tại bàng quang Các bệnh lý tại bàng quang cũng là nguyên nhân phổ biến gây đi tiểu nhiều lần ở trẻ. Nhiều trẻ có bàng quang nhỏ bẩm sinh làm thời gian đổ đầy bàng quang ngắn lại, bàng quang bị kích thích thường xuyên hơn dẫn tới trẻ đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Viêm bàng quang cũng là một nguyên nhân gây đi tiểu nhiều ở trẻ nhỏ do gây tăng kích thích bàng quang dẫn đến trẻ mót tiểu thường xuyên. Táo bón Táo bón cũng có thể gây đi tiểu nhiều Táo bón là một tình trạng gặp thường xuyên ở các trẻ nhỏ. Tình trạng táo bón kéo dài cũng có thể gây đi tiểu nhiều ở các con mà bố mẹ nên lưu ý. Hệ thần kinh bàng quang và trực tràng có nhiều sợi thần kinh chung nên khi trẻ táo bón các sỏi phân có thể gây kích thích đồng thời hệ thần kinh bàng quang và trực tràng gây mót tiểu thường xuyên ở trẻ. Hẹp bao quy đầu ở các bé trai Hẹp bao quy đầu không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ Tình trạng hẹp bao quy đầu ở các bé trai khá phổ biến. Khi bao quy đầu bị hẹp có thể gây bịt một phần lỗ niệu đạo của trẻ dẫn tới khi trẻ đi tiểu nước tiểu không ra thành dòng, tiểu không hết trong một lần tiểu, nước tiểu còn dư lại trong bàng quang nên trẻ phải đi tiểu nhiều lần. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ Nếu tình trạng tiểu nhiều lần của trẻ diễn ra liên tục trong một thời gian (ít nhất là 1 tuần) bố mẹ lên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn tìm cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em. Đặc biệt nếu trẻ đi tiểu nhiều lần kèm theo tiểu buốt, tiểu đau, tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng,… thì các bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay từ lần đầu phát hiện vì đây chắc chắn là một dấu hiệu bệnh lý. bố mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ Làm thế nào để tìm nguyên nhân đi tiểu nhiều lần ở trẻ em Việc tìm nguyên nhân của đi tiểu nhiều lần ở trẻ đều phải kết hợp giữa hỏi khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Bác sĩ khám Bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ quá trình diễn biến bệnh của con thông qua việc đặt các câu hỏi như: trẻ xuất hiện đi tiểu nhiều lần từ bao giờ? Số lần đi tiểu một ngày của trẻ là bao nhiều? Nước tiểu của trẻ màu gì? Ngoài đi tiểu nhiều lần trẻ có mắc các triệu chứng khác không? Tiền sử các bệnh trẻ đã điều trị?… Kết hợp với hỏi bệnh, bác sĩ sẽ khám trẻ xem có các dấu hiệu bất thường không. Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể khám khác nhau, ví như: khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu không? Khám thận để phát hiện thận to, đau?,… Xét nghiệm nước tiểu xét nghiệm nước tiểu là cần tiết để tìm nguyên nhân Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm cần thiết để biết các bất thường trong nước tiểu trẻ như có tế bào máu, mủ,… Từ đó có thể định hướng được nguyên nhân gây tiểu nhiều ở trẻ. Xét nghiệm niệu động học Đây là xét nghiệm đánh giá chức năng của bàng quang thông quá các thông số: lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, tốc độ dòng nước tiểu. Nội soi bàng quang Nội soi bàng quang cũng là một thủ thuật cần thiết giúp bác sĩ quan sát được các bất của bàng quang như bàng quang nhỏ, viêm bàng quang, sỏi bàng quang,… Siêu âm ổ bụng Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh thận, phát hiện viêm thận, các hình ảnh sỏi hệ tiết niệu từ đó định hướng được nguyên nhân gây tiểu nhiều ở trẻ. Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em Tùy từng nguyên nhân sẽ có các cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em khác nhau. Điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Hạn chế các loại thực phẩm gây tiểu nhiều ở trẻ Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả Đồ ăn cay nóng là những món ăn cần được các bố mẹ hạn chế. Bên cạnh đó bố mẹ cần cho các con ăn nhiều rau quả sẽ có lợi cho tiêu hoá của trẻ và cung cấp các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi bạn không nên cho trẻ dùng quá nhiều do vitamin C có thể kích thích tăng tiết nước tiểu. Các loại đồ uống có ga như Cocacola, Pepsi,… các bố mẹ cũng không nên cho trẻ dùng quá nhiều. Cho trẻ uống đủ lượng nước và đúng cách Uống đủ nước rất quan trọng và cần thiết với trẻ Đối với trẻ sơ sinh, lượng nước cần thiết cho bé đã được cũng cấp hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nên giai đoạn này bố mẹ không cần thiết cho trẻ uống thêm nước. Trẻ 7-12 tháng, giai đoạn này trẻ cần khoảng 900ml nước mỗi ngày bao gồm: khoảng 540ml nước từ sữa, phần còn lại đến từ thực phẩm bổ sung và nước uống. Trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ cần khoảng 1300ml nước một ngày trong đó: 500ml sữa, 500 ml nước từ bữa ăn và các loại thực phẩm và 300 ml là nước uống. Trẻ 4-6 tuổi lượng nước cần thiết là khoảng 1600ml gồm: 800ml nước uống mỗi ngày, 800ml nước đến từ bữa ăn, sữa hay các loại thực phẩm. Các bố mẹ không nên cho con uống quá nhiều nước một lần mà nên chia thành nhiều lần một ngày. Đồng thời nên hướng dẫn con uống nước ngụm nhỏ và nuốt chậm. Xây dựng thói quen đi tiểu theo giờ cho trẻ Bố mẹ hãy giúp trẻ hình thành thói quen đi tiểu Nhiều trẻ nhỏ đi tiểu nhiều lần là do thói quen của trẻ dù không buồn đi tiểu, do đó bố mẹ nên luyện tập cho trẻ thói quen đi tiểu theo giờ nhất định, đi tiểu trước khi đi ngủ nhằm khắc phục thói quen của trẻ. Thường xuyên cùng trẻ vận động, giải toả căng thẳng Vận động luôn có lợi cho trẻ Các bố mẹ nên thường xuyên hướng dẫn trẻ vận động, tập luyện thể thao giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm tới đời sống tâm lý của con, thường xuyên tâm sự chia sẻ với con, giúp con giải toả lo lắng. Cách chữa tiểu nhiều lần ở trẻ em bằng thảo dược Một số loại nước thảo dược giúp điều trị tiểu nhiều lần Một số loại thảo dược không chỉ an toàn mà còn cho thấy hiệu quả trong điều trị đi tiểu nhiều ở trẻ nhỏ như: Giá đỗ: giá đỗ là một loại thực phẩm phổ biến ở nhiều nơi. Để chữa đi tiểu nhiều bạn chỉ cần mua 300g giá đỗ, nhặt sạch rễ, rửa sạch và luộc cùng 1 lít nước lọc trong 10 phút, cho trẻ uống hàng ngày. Râu ngô, kim tiền thảo: đây là bài thuốc nổi tiếng dân gian chữa tiểu nhiều. Râu ngô và kim tiền thảo mỗi thứ 30g đun cùng 1 lít nước sôi 10 phút. Bạn hãy cho trẻ uống thay nước hàng ngày nhé. Các phương pháp điều trị theo nguyên nhân khác Tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau Tùy theo từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, việc lựa chọn phương pháp điều trị bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Ví như các bệnh viêm bàng quang, hệ tiết niệu có thể sử dụng kháng sinh tùy loại vi khuẩn gây bệnh. Đối bới trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, có thể bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nong bao quy đầu hay cắt bảo quy đầu cho trẻ. Lời kết: Đi tiểu nhiều lần ở trẻ em có thể là một tình trạng thay đổi sinh lý của cơ thể nhưng cũng có thể là một dấu hiệu bệnh lý, do đó bố mẹ nên chú ý phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để lựa chọn cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em hiệu quả. Chia sẻ0

Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai, mẹ bầu có nên lo lắng?

Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai là một tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu khiến không ít các mẹ băn khoăn lo lắng. Vậy đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai có nguy hiểm không? Làm thế nào để các mẹ bầu khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều? Mẹ bầu cần lưu ý gì khi gặp tình trạng đi tiểu nhiều? Tham khảo thêm bài viết: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Mục lụcĐi tiểu nhiều là gì?Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai có nguy hiểm không?Tại sao các mẹ bầu lại đi tiểu nhiều lần hơn?Tăng áp lực từ tử cung của mẹ lên bàng quangTăng tuần hoàn máu ở cơ thể mẹMang thai làm thay đổi các loại hoocmon trong cơ thể mẹGiảm sức khỏe nhóm cơ sàn chậuĐi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai bao giờ mới hết?Những điều mẹ bầu nên làm để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiềuMột chế độ ăn uống hợp lýMẹ bầu nên uống nước đủ và đúng cáchCác bài tập nâng cao sức khỏe cơ sàn chậuThư giãn, tránh căng thẳng nhé mẹ bầuMẹ bầu nên chú ý một số bất thường khi đi tiểu nhiềuCảm giác đau buốt khi đi tiểuNước tiểu màu sắc bất thường: màu hồng, đỏ, có lẫn máu, mủĐi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu ítĐi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai khi nào cần đến gặp bác sĩ? Đi tiểu nhiều là gì? Mang thai khiến phụ nữ thường xuyên bị tiểu nhiều Các mẹ bầu có thể thấy khi chưa mang thai bạn thường đi tiểu từ 6-8 lần một ngày và thời gian đi tiểu thường cách nhau khoảng 3 giờ. Vào ban đêm bạn thường không phải thức dậy để đi tiểu do ban đêm cơ thể sẽ tiết ít nước tiểu hơn. Tình trạng đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai xảy ra khi bạn bắt đầu đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày trong một khoảng thời gian. Kèm theo tình trạng đi tiểu nhiều thường xuyên, các mẹ có thể mắc chứng tiểu đêm, các mẹ bầu thường phải thức dậy ít nhất một lần để đi tiểu vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài thường làm nhiều mẹ bầu lộ lắng, ngủ không ngon giấc do nghĩ đó có thể là một biểu hiện bệnh lý nào đó. Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai có nguy hiểm không? Tình trạng đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai gặp hầu hết các phụ nữ có thai, tùy nhiên sự rối loạn tiểu tiện đột ngột này vẫn làm nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng vì cho đó là một dấu hiệu bệnh lý. Đi tiểu nhiều thường xuyên làm nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai có nguy hiểm không? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đi tiểu nhiều thường xuyên là một biểu hiện thường gặp xảy ra ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Đây hoàn toàn là một biểu hiện sinh lý xảy ra do quá trình thay đổi cấu trúc và nội tiết của cơ thể khi người phụ nữ mang thai. Không mang tính chất bệnh lý, không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Thế nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi gặp tình trạng tiểu nhiều lần thường xuyên khi mang thai mà gặp căng thẳng stress ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân nhé. Bài viết liên quan:  Tiểu nhiều có bọt Tiểu nhiều ở người già Tiểu nhiều khát nước  Tại sao các mẹ bầu lại đi tiểu nhiều lần hơn? Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai là một biểu hiện sinh lý thì cơ thể các mẹ bầu thay đổi. Vậy tại sao lại có triệu chứng tiểu nhiều này? Tăng áp lực từ tử cung của mẹ lên bàng quang Tử cung căng ra và đè nén bàng quang trong thai kỳ Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ sẽ tăng dần về kích thước theo sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung. Sự tăng trưởng về kích thước này sẽ gây chèn ép vào các cơ quan nội tạng xung quanh bàng quang như bàng quang, trực tràng, niệu quản,… Khi tử cũng lớn gây chèn ép vào bàng quang sẽ gây tăng áp lức lên bàng quang, bàng quang kém co giãn thể tích chứa đựng nước tiểu của bàng quang giảm, bàng quang nhanh đầy hơn và mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần và thường xuyên hơn. Bên cạnh đó khi tử cung chèn ép vào bàng quang sẽ làm cho bàng quang thường xuyên bị kích thích gây cảm giác mót tiểu thường xuyên ở phụ nữ mang thai. Tăng tuần hoàn máu ở cơ thể mẹ Tuần hoàn máu cơ thể mẹ tăng nên để nuôi dưỡng thai nhi Khi người phụ nữ mang thai ngoài phải nuôi dưỡng chính cơ thể của mình, có thể mẹ còn nuôi dưỡng, cũng cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Để đáp ứng điều đó, khi mang thai khối lượng tuần hoàn của cơ thể mẹ sẽ tăng lên. Khi khối lượng tuần hoàn cơ thể mẹ tăng, thận sẽ phải tăng thời gian làm việc, lọc máu loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, lượng nước tiểu thận tạo ra sẽ nhiều hơn khi không mang thai, mẹ bầu sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều thường xuyên. Mang thai làm thay đổi các loại hoocmon trong cơ thể mẹ Thay đổi nội tiết khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến người phụ nữ Mang thai làm thay đổi chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết, một phần bởi vì rau thai sản sinh ra hormone và một phần bởi vì hầu hết các hormone tuần hoàn dưới các dạng gắn kết với protein và sự liên kết protein tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai. Sự tăng nồng độ các hoocmon estrogen, progesterone, các hoocmon kích thích tuyến giáp, hoocmon kích thích tuyến yên sẽ làm cho tuần hoàn của cơ thể người mẹ tăng, bên cạnh đó niêm mạc bàng quang cũng bị ảnh hưởng bởi các hoocmon như estrogen làm bàng quang dễ bị kích thích gây cảm giác mót tiểu thường xuyên. Giảm sức khỏe nhóm cơ sàn chậu Cơ sàn chậu yếu ảnh hưởng tới bàng quang Quá trình phát triển thể tích và kích thước của tử cũng gây tăng áp lực lên tầng dưới của cơ thể trong đó có nhóm cơ sàn chậu (nhóm cơ nâng đỡ bàng quang) Khi mang thai do tử cũng tạo áp lực làm nhóm a cơ sàn chậu giãn ra, khả năng co giãn kém dẫn tới chức năng nâng đỡ bàng quang giảm làm cho bàng quang giảm chức năng. Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai bao giờ mới hết? Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai chỉ là một sự thay đổi sinh lý phù hợp với quá trình mang thai của người phụ nữ thế nên khi quá trình mang thai kết thúc mẹ bầu cũng sẽ hết các biểu hiện đi tiểu nhiều thường xuyên. Thường thì sau thời kì hậu sản (sau 6 tuần sau khi sinh) cơ thể người mẹ sẽ quay về trạng thái bình thường khi đó áp lực của tử cũng lên bàng quang sẽ hết, các hoocmon nội tiết trong cơ thể mẹ cũng quay về trạng thái bình thường. Các mẹ sẽ không còn gặp tình trạng đi tiểu nhiều thường xuyên nữa nhé. Những điều mẹ bầu nên làm để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều Dù tình trạng đi tiểu nhiều thường xuyên chỉ là một biểu hiện bình thường khi mang thai, nhưng nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc của mẹ bầu. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng đi tiểu nhiều, thường xuyên. Một chế độ ăn uống hợp lý chế độ ăn uống giúp cải thiện đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai Chế độ ăn uống hợp lý là một yếu tố có thể giúp cho bạn cải thiện được chứng đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu không nên sử dụng rượu, bia, đồ uống kích thích. Những đồ uống này không chỉ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi mà còn gây rối loạn hệ thần kinh của bàng quang làm bàng quang thường xuyên bị kích thích không dưới sự kiểm soát của cơ thể gây đi tiểu thường xuyên. Các loại đồ uống có ga hay các loại đồ uống chứa cafein như cafe, trà các mẹ cũng nên hạn chế tối đa. Do các loại đồ uống này sẽ gây tăng mức lọc cầu thận, làm thận bài tiết nhiều nước tiểu. Các loại đồ ăn cay nóng các mẹ bầu cũng không nên sử dụng do làm tăng tiết nước tiểu, tăng nhạy cảm của niêm mạc bàng quang gây tăng kích thích bàng quang. Tham khảo: Đi tiểu nhiều nên ăn gì? Tiểu nhiều uống cây gì? Mẹ bầu nên uống nước đủ và đúng cách Phụ nữ có thai nhu cầu nước tăng lên Các mẹ bầu đừng sợ hãi đi tiểu nhiều mà giảm lượng nước uống vào. Điều đó hoàn toàn không tốt cho cơ thể của mẹ và bé. Nhu cầu nước của một người bình thường 50kg là khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Khi mang bầu nhu cầu về nước sẽ tăng thêm khoảng 0,8 lít nước. Việc uống thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ và bé. Uống đủ nước chưa đủ, các mẹ còn nên uống nước đúng cách để lượng nước được tận dụng tối đa mà không gây tiểu nhiều. Các mẹ lên chia lượng nước uống thành nhiều lần uống nước. Mỗi lần uống nước chỉ lên uống một lượng ít khoảng 150ml. Nên uống thành các ngụm nhỏ và nuốt chậm. Bạn nên thay thế lượng nước uống vào bằng các loại quả khác cũng cấp nước như dưa hấu, nước cam, hoặc cảnh trong bữa ăn Bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Các bài tập nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu Luyện tập giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe Bài tập nâng cao sức khoẻ cơ sàn chậu là bài tập cần thiết không chỉ khi mang thai mà cả sau sinh giữa bạn lấy lại sức khoẻ cơ sàn chậu tăng chức năng bàng quang. Bài tập gồm 3 bước đơn giản, bạn nên tập luyện thường xuyên ít nhất 3 lần một ngày. Bước 1: thả lỏng các cơ của cơ thể Bước 2: siết chặt nhóm cơ nhịn tiểu, giữ trong khoảng 10 giây. Bước 3: thả lỏng các cơ, lặp lại các bước trên khoảng 10 lần. Bên cạnh các bài tập nâng cao sức khoẻ cơ sàn chậu, các mẹ bầu nên tham khảo thêm các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai. Điều này sẽ giúp thai kỳ của các mẹ khoẻ, đẹp hơn. Xem thêm bài viết: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt  Thư giãn, tránh căng thẳng nhé mẹ bầu Một tinh thần thoải mái là yếu tố quan trọng giúp thai kỳ khỏe mạnh Những căng thẳng thần kinh, stress trong quá trình mang thai cũng là một nguyên nhân làm trầm trọng thêm chứng tiểu nhiều thường xuyên. Do đó, các mẹ bầu hãy cố gắng thả lỏng tránh lo lắng căng thẳng quá độ. Các câu lạc bộ dành cho các mẹ bầu là một lựa chọn lý tưởng giúp các mẹ có thể nói ra những lo lắng của bản thân và nhận được lời khuyên hữu ích. Mẹ bầu nên chú ý một số bất thường khi đi tiểu nhiều Dù đi tiểu nhiều thường xuyên là một biểu hiện bình thường, nhưng việc theo dõi và phát hiện ra những bất thường trong quá trình đi tiểu vẫn rất cần thiết đối với các mẹ bầu nhằm phát hiện sớm các bất thường nguy hiểm nếu có. Cảm giác đau buốt khi đi tiểu Các mẹ bầu nên để ý xem khi đi tiểu mình có biểu hiện nóng rát hay đau buốt khi đi tiểu không. Các viêm nhiễm ở hệ tiết niệu có thể có triệu chứng tiểu nhiều lần kết hợp với tiểu buốt. Đây là một bệnh lý hệ tiết niệu cần được điều trị. Mẹ bầu nên chú ý các cảm giác bất thường khi đi tiểu Nước tiểu màu sắc bất thường: màu hồng, đỏ, có lẫn máu, mủ Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng trong, không có lẫn máu, mủ. Khi có đái máu nước tiểu sẽ có màu hồng, hay có lẫn máu đỏ, mủ trắng. Đây hoàn toàn là một dấu hiệu bệnh lý có thể xảy ra khi có tổn thương đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu. Bạn nên quan sát kỹ nước tiểu của mình tránh bỏ sót dấu hiệu quan trọng này. Theo dõi màu sắc nước tiểu để phát hiện bất thường sớm Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu ít Khi mắc chứng tiểu không hết, bạn thường có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi chỉ được một ít nước tiểu, nước tiểu chảy không thành dòng và thường sau khi đi tiểu sẽ không có cảm giác thoải mái mà sẽ buồn tiểu ngày sau đó. Đây là một dấu hiệu bệnh lý thường gợi ý cho các bệnh sỏi niệu đạo hay sỏi bàng quang mà các mẹ cũng cần lưu ý. ☛ Xem thêm bài viết: Đái nhiều có phải thận yếu? Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai khi nào cần đến gặp bác sĩ? Các mẹ bầu nên thực hiện khám thai định kỳ Đối với phụ nữ có thai việc đến gặp bác sĩ khám thai định kỳ là vô cùng cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kiểm tra những bất thường có thể xảy ra đối với mẹ bầu trong thai kỳ. Các mẹ lên đi khám thai định kỳ hàng tháng đặc biệt là các thời điểm quan trọng như tuần thứ 5, tuần thứ 12, tuần thứ 21,… Trong quá trình khám thai định kỳ các mẹ cũng nên chia sẻ biểu hiện đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai của mình với bác sĩ để được giải thích, tư vấn cách khắc phục, các mẹ sẽ đỡ lo lắng hơn. Đặc biệt khi các mẹ gặp các bất thường khi đi tiểu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, tiểu không hết thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Lời kết: Đi tiểu nhiều thường xuyên khi mang thai là một tình trạng sinh lý phổ biến ở nhiều thai phụ, thường xuất hiện do sự thay đổi sinh lý và nội tiết của cơ thể khi mang thai. Do đó các mẹ không cần quá lo lắng khi tình trạng này xuất hiện mà ảnh hưởng tới sức khoẻ. Chúc các mẹ bầu một thái kỳ an toàn và khoẻ mạnh. Chia sẻ0

Những hậu quả nguy hiểm của tiểu đêm nhiều mất ngủ

Tiểu đêm nhiều mất ngủ là tình trạng rất phổ biến ở những người trung niên và lớn tuổi. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến với sức khỏe của bạn. Vậy những hậu quả đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Mục lụcHiển tượng tiểu đêm nhiều mất ngủNguyên nhân gây tiểu đêm nhiều mất ngủNguyên nhân sinh lýNguyên nhân bệnh lýNhững hậu quả của tiểu đêm nhiều mất ngủĐối với chính mìnhĐối với người xung quanhCách điều trị tiểu đêm nhiều mất ngủSử dụng thuốc uốngSử dụng phương pháp phẫu thuậtTiêm botox vào bàng quangSử dụng một số cây thuốc NamLàm gì để cải thiện giấc ngủ của bạnTạo lịch ngủ khoa họcGiữ phòng tốiKhông sử dụng TV hay smartphoneThực hiện những bài tập đơn giản và thư giãnSử dụng bịt mắt và bịt taiThay đổi chế độ ăn uốngSử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu đêm an toàn hiệu quả Hiển tượng tiểu đêm nhiều mất ngủ Tiểu đêm nhiều là hiện tượng rất hay gặp ở những người lớn tuổi, họ thường xuyên phải thức dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm. Như các bạn đã biết giấc ngủ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta, đó là khoảng thời gian mà cơ thể được nghỉ ngơi hồi phục sau một ngày hoạt động, làm việc căng thẳng. Thông thường, một người bình thường có thể ngủ liên tục từ 6-8 tiếng mà không phải thức dậy. Vậy mà bạn phải tỉnh dậy nhiều để đi tiểu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do vậy tiểu đêm chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mất ngủ. Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều mất ngủ Nguyên nhân tình trạng tiểu đêm nhiều mất ngủ có thể xuất phát từ những nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý. Cụ thể những nguyên nhân có thể kể đến như sau: Nguyên nhân sinh lý Đối với nguyên nhân sinh lý dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm nhiều mất ngủ thường xuất phát từ những yếu tố sau đây: Do tuổi cao: tuổi tác là yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều mất ngủ bởi khi tuổi ca các chức năng của hệ thống bài tiết suy giảm làm tần suất đi tiểu tăng tăng lên, ừ đó dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm mất ngủ. Do uống nhiều nước trước khi ngủ, nhất là các loại rượu, bia, đồ uống có chứa caffeine… Do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ăn uống quá nhiều vào buổi tối khiến cơ thể khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng dạ dày cũng như hệ thống bài tiết. Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc nhóm Thiazide, thuốc chứa kali hay nhóm thuốc lợi tiểu quai. Nguyên nhân bệnh lý Ngoài những nguyên nhân do sinh lý nói trên thì tình trạng đi tiểu đêm nhiều gây mất ngủ còn do những bệnh lý sau gây nên: Bàng quang tăng hoạt (OAB): Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co bóp quá mức khiến người bệnh thường có cảm giác mắc tiểu, tần suất đi tiểu nhiều tuy nhiên lượng nước tiểu ra trong mỗi lần ít đặc biệt thường xuất hiện tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ cho người bệnh. Phì đại tuyến tiền liệt: đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu đêm mất ngủ ở nam giời. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại khiến cho dòng nước tiểu bị tắc nghẽn khiến cho bạn bị tiểu nhiều về đêm và gây mất ngủ. Viêm đường tiết niệu: tình trạng này xuất hiện khi đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng rồi loạn đường tiết niệu từ đó gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều mất ngủ. Ngoài ra nếu không sớm được điều trị sẽ còn gây nên nhiều nguy hiểm. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Những hậu quả của tiểu đêm nhiều mất ngủ Hiện tượng tiểu đêm nhiều mất ngủ không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc và đặc biệt là vấn đề tâm lý không những cho mình và còn có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Đối với chính mình Gây suy nhược cơ thể Bình thường tiểu nhiều lần vào ban ngày đã vô cùng khó chịu với người bệnh, thì tiểu đêm nhiều lần còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn gây mất giấc ngủ, suy nhược cơ thể, sức khỏe sa sút. Giấc ngủ là nhu cầu thiết yếu của cơ thể đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của con người, giúp cơ thể hồi phục lại sau 1 ngày làm việc, hoạt động liên tục. Do phải thức dậy thường xuyên đi tiểu khiến giấc ngủ chập chờn, thậm chí người bệnh không thể ngủ lại được. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của nguời bệnh, gây mệt mỏi chán ăn suy nhược cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm… Tăng nguy cơ đột quỵ Việc thức dậy vào ban đêm để đi tiểu vô tình lại là một việc làm khiến huyết áp tăng lên một cách bất thường. Lí do là vì thức dậy đột ngột giữa đêm sẽ kéo theo phản ứng tăng huyết áp trở lại để đáp ứng kịp huyết áp phù hợp cho cơ thể hoạt động. Trạng thái này diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn khiến cho bạn không kịp thích nghi và choáng váng, thậm chí cảm thấy căng mạch máu não, khó thở. Đặc biệt với người có tiền sử huyết áp cao thì hiện tượng này càng nguy hiểm bởi nó có thể gây biến chứng cho người bệnh như tai biến, vỡ mạch máu não tăng nguy cơ bị đột quỵ. Giảm hiệu quả công việc Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ đầy đủ có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc trong ngày một cách hiệu quả. Làm sa sút trí nhớ Ngoài vấn đề bị ảnh hưởng đến sự tập trung, mất ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm còn gây ra các vấn đề về giảm trí nhớ. Bạn có thể cảm thấy mình càng ngày càng đãng trí, khi không thể nhớ nổi những sự việc xảy ra trước đó hoặc không nhớ nổi vị trí của các vật, đặc biệt là khi ở trạng thái buồn ngủ vào ban ngày. Gây căng thẳng quá mức Việc thức dậy nhiều để đi tiểu đêm một cách liên tục sẽ khiến sẽ gây ra sự căng thẳng cho bạn. Và khi tình trạng này càng kéo dài sẽ ngày càng làm cho chúng ta căng thẳng hơn. Tình trạng căng thẳng cứ như vậy diễn ra qua nhiều ngày cho đến khi chúng ta thấy mình không thể nào xử lý hay đối phó với các hoạt động hàng ngày được. Dễ bị ngã Việc bạn cần phải dậy đi vệ sinh vào mỗi đêm cũng làm tăng nguy cơ bạn bị trượt chân ngã, hay do bạn vội vàng chạy đi vệ sinh cũng dễ khiến bạn bị ngã. Tình trạng này đặc biệt hay gặp và gây nguy hiểm đối với người cao tuổi, sức khỏe yếu, thị lực kém. Dễ xảy ra tai nạn Việc bạn phải dậy đi vệ sinh nhiều khiến bạn thường xuyên bị thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, khiến hôm sau bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ. Điều này khiến tăng nguy có bị tai nạn giao thông đặc biệt là đối với tài xế lái xe, hay đối với những công nhân thương xuyên phải làm việc với máy móc. Chỉ cần một chút lơ là, bất cẩn là đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Suy giảm sinh lý Theo tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) từng công bố nghiên cứu cho thấy, tác hại của việc đi tiểu nhiều mất ngủ là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Testosterone thấp khiến sinh lý đấng mày râu sụt giảm với các biểu hiện như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… Gây rối loạn tâm lý Khi bạn phải đi dậy đi tiểu đêm nhiều làm bạn bị mất ngủ thường xuyên khiến cho bộ não có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,… Đối với người xung quanh Ngoài việc gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của mình thì việc bạn phải thức dậy để đi tiểu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đế những người xung quang đặc biệt là vợ/chồng ngủ bên cạch bạn. Tuy rằng điều này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến họ nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giấc ngủ của họ. Việc bạn phải dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng đến người ngủ cạch bạn. Bởi Mỗi lần bạn thức dậy đi vào nhà vệ sinh là một lần bạn đánh động cũng khiến cho người xung quanh mất giấc, ngủ không được ngon. Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân đi tiểu nhiều vào ban đêm Cách điều trị tiểu đêm nhiều mất ngủ Để có thể điều trị tình trạng tiểu đêm nhiều dứt điểm thì điều đầu tiên bạn cần đi khám để các bác sỹ tư vấn và đưa ra cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả từ đó mà tình trạng tiểu đêm sẽ chấm dứt và bạn sẽ có giác ngủ ngon hơn mà không bị tình trạng mất ngủ xảy ra. Những phương pháp đó có thể kể đến như sau: Sử dụng thuốc uống Tùy theo từng loại bệnh mà sẽ có những loại thuốc phù hợp. Nếu như bị các bệnh lý dẫn đến tình trạng tiểu đêm liên quan đến viêm, nhiễm trùng thì sẽ được các bác sỹ kê các thuốc kháng sinh hay kháng viêm. Còn đối với bệnh u xơ tuyến tiền liệt thì có thể sử dụng thuốc chẹn alpha-1 có tác dụng làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang mở ra dễ dàng. Đối với bàng quang tăng hoạt bác sỹ có thể chỉ định một số nhóm thuộc kháng cholinergic có thể làm giãn cơ co thắt trong bàng quang ví dụ: Darifenacin (Enablex®), Oxybutynin (Ditropan®), Tolterodine (Detrol®). Hoặc các loại thuốc điều chỉnh việc sản xuất nước tiểu như: Bumetanide (Bumex®), Furosemide (Lasix®). Đôi khi cũng có thể bạn được chỉ định uống thuốc an thần giúp bạn tránh được tình trạng bị đi tiểu đêm do mất ngủ gây nên. Sử dụng phương pháp phẫu thuật Khi mà bạn đã sử dụng thuốc uống mà tình trạng bệnh vẫn không có sự cải thiện đáng kể tình trạng tiểu đêm thì lúc này các bác sỹ sẽ cân nhắc đến việc can thiệp bằng phẫu thuật. Ví dụ như với bệnh bàng quang tăng hoạt thì chỉ được sử dụng phương pháp phẫu thuật này khi bệnh tình khá nghiêm trọng. Còn với bệnh lý liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt thì phương pháp cắt đốt nội soi qua niệu đạo hoặc phẫu thuật mổ bóc u là 2 phương pháp phổ biến nhất. Tiêm botox vào bàng quang Botox hay còn được gọi là Onabotulinumtoxina, đây là một loại protein được các nhà khoa học lấy ra từ loại vi khuẩn gây bệnh là botulism. Botox này khi được tiêm trực tiếp vào mô bàng quang của bạn ở liều nhỏ thì sẽ làm tê liệt đi một phần cơ. Sau khi đã tiêm botox, hiệu quả điều trị bệnh tiểu nhiều có thể kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Sử dụng một số cây thuốc Nam Cây giá đỗ Công dụng: Giá đỗ ngoài tác dụng được biết đến là một tỏng những loại thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể, tác dụng làm mát, giải nhiệt. Đồng thời, giá đỗ còn được biết đến như là vị thuốc giúp giải nguy, chống viêm và hỗ trợ điều trị tiểu đêm rất tốt Cách sử dụng: Tùy theo vào sở thích ăn uống của bạn có thể dùng giá đỗ để luộc hoặc xào ăn trực tiếp. Cây thuốc kim tiền thảo Công dụng: Một số tác dụng chính của cây thuốc Kim tiền thảo đối với người đi tiểu nhiều như giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm ở bàng quang là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều. Cách sử dụng: Dùng để nấu nước uống hàng ngày. Hoặc có thể kết hợp với một số vị thuốc khác sắc thành thuốc uống chữa bệnh. Râu ngô Công dụng: Râu ngô từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thảo mộc, vị thuốc nam trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt… Không những thế, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chống viêm bàng quang. Cách sử dụng: Dùng để nấu nước râu ngô uống hàng ngày, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như kim tiền thảo, cây mã đề, cây rau má, cây sài đất. Câu kỷ tử Công dụng: Câu kỷ tử hay còn được gọi là kỷ tử đỏ. Từ lâu, vị thuốc này được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như tráng dương, bổ thận, điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt là đối với các bệnh về tiểu đêm, tiểu nhiều lần thường xuyên. Cách sử dụng: Dùng để nấu nước uống hàng ngày, hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác sắc uống chữa bệnh. Phá cổ chỉ Công dụng: Phá cổ chỉ sử dụng để điều trị tiểu đêm rất hiệu quả. Vị thuốc này phù hợp với nhiều lứa tuổi, bổ thận dương mạnh, hạn chế số lần đi tiểu vào ban đêm. Cách sử dụng: Bạn nên sử dụng kết hợp với tiểu hồi. Cho 2 nguyên liệu này xay thành bột mịn. Bột sau khi tán nguyễn trộn thêm một chút nước cho đến khi có thể viên lại được. Dung để uống sau khi ăn 30 phút. Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Làm gì để cải thiện giấc ngủ của bạn Ngoài việc điều trị các bệnh lý gây tình trạng tiểu nhiều về đêm thì người bệnh cần thay đổi và điều chỉnh lại một số thói quen sau: Tạo lịch ngủ khoa học Bằng cách “huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ lý tưởng là trước 22h và dậy lúc 5-6h sáng. Giữ phòng tối Nếu bạn thường phải thức dậy ít nhất 1 lần vào ban đêm để đi tiểu, hãy để 1 chiếc đèn pin nhỏ bên cạnh giường và sử dụng nó để đi tới nhà vệ sinh. Hoặc lắp 1 chiếc đèn trên đường dẫn đến nhà vệ sinh đủ để bạn có thể nhìn thấy đường. Tuyệt đối không được bật đèn sáng vì nó có thể làm giảm homrone ngủ melatonin khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ trở lại. Không sử dụng TV hay smartphone Ánh sáng xanh từ các màn hình điện tử cũng có thể làm giảm homrone ngủ melatonin khiến bạn khó ngủ. Thực hiện những bài tập đơn giản và thư giãn Nếu cơ thể cảm thấy căng thẳng, hãy thư giãn bằng bài tập kéo dãn cơ thể đơn giản, ngồi thiền một lúc, tập yoga… Nếu bạn thức dậy trong tình trạng quá tỉnh táo, đừng trằn trọc trên giường. Hãy ra khỏi giường và làm một việc gì đó cần sự tập trung như đan lát, giải ô chữ, sudoku… dưới ánh sáng vừa đủ. Sử dụng bịt mắt và bịt tai Tiếng ồn và ánh sáng mạnh vào ban đêm đều khiến bạn bị khó ngủ. Hãy giảm áng sáng và tiếng ồn bằng cách sử dụng bịt mắt ngủ và nút bịt tai. Thay đổi chế độ ăn uống Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… bạn cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ. Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi đi ngủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đi tiểu đêm nhiều nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh? Sử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu đêm an toàn hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ12

[Chuyên gia giải đáp] Tại sao uống ít nước lại đi tiểu nhiều?

Tiểu nhiều lần dù đã uống ít nước luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu và phiền toái? Điều này gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống thường ngày, làm giảm hiệu quả công việc. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều là do đâu? Hãy cùng xem giải đáp của chuyên gia qua bài viết dưới đây.  Mục lục1. Một ngày bạn đi tiểu bao nhiêu lần thì mới được xem là bình thường?2. Tại sao bạn uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều?Nguyên nhân sinh lýTiểu nhiều lần do bệnh lý3. Lời khuyên của chuyên gia cho người đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần dù uống nước ít4. Người uống ít nước nhưng tiểu nhiều lần thì nên bổ sung những gì để cải thiện bệnh?Các thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng tiểu nhiều dù đã uống ít nướcBổ sung viên uống Vương Niệu Đan giúp cải thiện chứng tiểu nhiều hiệu quả 1. Một ngày bạn đi tiểu bao nhiêu lần thì mới được xem là bình thường? Theo các chuyên  gia chia sẻ rằng, một cơ thể khỏe mạnh sẽ có số lần đi tiểu trong ngày trung bình khoảng 5-7 lần, lượng nước tiểu cho mỗi lần là khoảng 300ml. Vậy tổng lượng nước tiểu trong ngày không quá 3000ml thì được xem là bình thường. Các chuyên gia chia sẻ rằng, tổng lượng nước tiểu trong ngày không vượt quá 3000ml thì được xem là bình thường Với những trường hợp tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần khá ít thì khả năng niệu đạo hoặc bàng quang của bạn đang gặp vấn đề. Còn nếu tần suất đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần cũng khá nhiều thì rất có thể là do quá trình trao đổi chất, mắc bệnh đa tiểu hoặc tiểu đường. Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? 2. Tại sao bạn uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều? Uống ít nước nhưng lại điểu tiểu nhiều là một trong những thắc mắc hay gặp nhất hiện nay. Về vấn đề này, những chuyên gia sức khỏe cho rằng, tình trạng đi tiểu nhiều lần khi uống ít nước có thể do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân sinh lý Theo các chuyên gia, nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần dù đã uống ít nước thì rất có thể do thói quen uống nước trước khi đi vệ sinh. Bởi nếu chúng ta uống một lượng nước nhất định trước lúc đi vệ sinh thì ngay sau khi bạn đi vệ sinh xong sẽ có cảm giác buồn tiểu ngay vì lượng nước tiểu nhận vào ở trong bàng quang.  Ở một vài trường hợp khác, đi tiểu nhiều lần còn có thể xuất phát từ những vấn đề tâm lý. Các bác sĩ cho rằng, nếu bạn gặp các tình huống như mệt mỏi, căng thẳng hoặc hồi hộp thì cũng rất có thể tạo cảm giác buồn tiểu, nếu để lâu dần thì sẽ hình thành thói quen.  Còn với những phụ nữ mang thai, bàng quang của bạn sẽ bị bào thai chèn ép nhiều hơn, điều này khiến cho bàng quang bị thu hẹp dần, vì thế rất dễ khiến các chị em phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây là một trong những tình trạng thường gặp mà bất kỳ chị em nào khi mang thai cũng đều gặp phải.  Đi tiểu nhiều nhưng uống ít nước đôi khi cũng do thói quen không tốt của nhiều người. Bởi nếu bạn sử dụng một số loại đồ ăn hoặc thức uống có tính lợi tiểu như bia thì cũng sẽ dễ làm kích thích bàng quang, gây cảm giác đi tiểu.  Những nguyên nhân sinh lý trên đây ít gây ảnh hưởng nhiều và hầu hết tự bản thân mọi người đều có thể điều chỉnh được.  Tiểu nhiều lần do bệnh lý Ngoài các nguyên nhân sinh lý nói trên, nếu bạn uống nước ít nhưng lại đi tiểu nhiều lần thì rất có thể do những bệnh lý sau đây: Bệnh về đường tiết niệu Các bệnh đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần là: Hẹp niệu đạo: Theo các chuyên gia, bệnh hẹp niệu đạo rất có thể do nguyên nhân viêm niệu đạo mãn tính, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương ở khung xương chậu hoặc vùng niệu đạo. Khi mắc bệnh này, ngoài triệu chứng thường gặp như tiểu không tự chủ, bạn cũng có thể gặp những biểu hiện đi kèm khác như tiểu buốt, dương vật bị sưng tấy lên, nước tiểu hoặc tinh dịch khi xuất ra ngoài có kèm theo một chút máu,… Nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu: Các bác sĩ cho rằng, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu rất có thể gây ra những kích thích đến bàng quang hoặc niệu đạo, từ đó khiến bạn gặp tình trạng buồn tiểu thường xuyên, dẫn đến trường hợp tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù uống rất ít nước.  Bệnh viêm bàng quang kẽ: Đây là bệnh lý thường khó có thể biết được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể gây ra tình trạng tiểu nhiều lần ở nam giới. Không chỉ thế, một vài trường hợp còn kèm theo tình trạng đau ở hố chậu hoặc vùng bụng dưới.  Bệnh viêm bàng quang kẽ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều dù đã uống nước ít Suy tuyến thượng thận: Bệnh lý suy tuyến thượng thận làm cho các hormone bị giảm tiết. Kéo theo đó là những triệu chứng đi kèm như: Sụt cân, mệt mỏi, ăn không ngon, hạ đường huyết, tiêu chảy, trầm cảm,… Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày dù đã uống nước rất ít. Do ung thư bàng quang: Khi những khối u tại bàng quang phát triển sẽ gây xâm lấn và chèn ép bàng quang nhiều hơn, dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần hoặc chảy máu bàng quang.  Tiểu nhiều lần do những bệnh nội tiết Tình trạng tiểu nhiều lần dù uống nước ít cũng có thể do những bệnh lý liên quan đến hệ nội tiết như: Bệnh đái tháo đường: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều lần dù đã uống ít nước trong ngày, bệnh còn có thể kèm theo một số biểu hiện như sụt cân, khát nước, khô da,… Bệnh đái tháo nhạt: Theo chuyên gia chia sẻ, nếu bạn đi tiểu nhiều lần và kèm theo số lượng nước tiểu nhiều (trên 2500ml mỗi ngày) thì rất có thể do đái tháo nhạt gây ra. Nguyên do chủ yếu gây ra tình trạng trên là sự giảm tiết hormone chống bài niệu từ tuyến yên.  Do mắc bệnh lý về tuyến tiền liệt Uống nước ít nhưng đi tiểu nhiều cũng có thể do các bệnh lý về tuyến tiền liệt như: Do phì đại tuyến tiền liệt: Những bệnh lý do phì đại tuyến tiền liệt như ung thư tuyến tiền liệt, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cũng có thể làm cho tuyến tiền liệt tăng sinh, làm chèn ép về niệu đạo hơn, từ đó gây tình trạng kích thích bàng quang, dễ khiến bạn luôn cảm thấy buồn tiểu, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày dù uống nước ít.  Các bạn có tham khảo: Tiểu nhiều lần trong ngày có tốt không? 3. Lời khuyên của chuyên gia cho người đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần dù uống nước ít Việc đi tiểu nhiều lần dù đã uống rất ít nước sẽ gây ra rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, trong công việc cũng như dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến đường tiết niệu nếu không có phát hiện và chữa trị từ sớm. Do đó, để hạn chế tình trạng này, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên đến gặp bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và loại bỏ kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng nên áp dụng những lời khuyên sau đây để phòng ngừa cũng như hạn chế chứng đi tiểu nhiều lần tốt hơn: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đừng uống uống quá ít hoặc quá nhiều vì sẽ không đảm bảo hoạt động của bàng quang.  Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của bàng quang Tránh tình trạng nhịn tiểu quá lâu, nếu buồn tiểu hãy đi tiểu ngay.  Nên bổ sung thêm nhiều vitamin trong bữa ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng nóng trong.  Sử dụng thêm những loại trà thảo dược có tác dụng lợi tiểu Bổ sung thêm các loại dầu cá để giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm hiệu quả hơn. Nên giữ cho bộ phận sinh dục được sạch sẽ bằng cách vệ sinh hằng ngày, nếu là nữ giới thì cần vệ sinh khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Kèm theo đó cũng cần sử dụng thêm nhiều sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp với cơ địa của bản thân để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm đường niệu, viêm nhiễm hệ sinh dục.  Sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu ngay để tránh các vi khuẩn tại khu vực âm đạo sẽ đi ngược lên vào đường tiết niệu hoặc bàng quang gây viêm nhiễm.  4. Người uống ít nước nhưng tiểu nhiều lần thì nên bổ sung những gì để cải thiện bệnh? Các thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng tiểu nhiều dù đã uống ít nước Theo các chuyên gia, tình trạng tiểu nhiều lần dù đã uống nước ít có thể cải thiện được nếu bạn biết xây dựng thói quen ăn uống hợp lý khoa học và lành mạnh. Bởi vậy, bạn cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của mình những thực phẩm sau đây: Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa Nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần do bệnh lý thì khi bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Các bác sĩ cho rằng, cơ thể của chúng ta không thể tự sinh ra được nhiều vitamin chống oxy hóa, do đó bạn cần phải bổ sung chúng thông qua thức ăn.  Nhằm tăng cường nhiều chất chống oxy hóa này bạn cần tăng số lượng thực phẩm và đa dạng hóa các loại thức ăn, đặc biệt là những loại rau củ quả. theo đó chất chống oxy hóa sẽ thường có trong các loại thực phẩm giàu selen như ngũ cốc, tôm hoặc thịt nạc, thực phẩm giàu beta carotene như rau dền, bí đỏ, gấc, rau muống, cà rốt, những thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, hạt điều hoặc hạt dẻ,…  Lưu ý rằng, bạn cần cân đối các loại thực phẩm trên sao cho thật phù hợp, đừng ăn quá nhiều hoặc quá ít vì sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh  Nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu Probiotic để cải thiện chứng tiểu nhiều lần Probiotic được nhiều chuyên gia đánh giá là những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu nhiều nhưng uống nước ít thì cũng nên bổ sung thêm loại thực phẩm này để tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao Các bác sĩ chia sẻ rằng, vitamin C là nhóm tan trong nước, bình thường, cơ thể của chúng ta khó có khả năng tạo ra chất này hoặc tích trữ chúng. Vì thế, nếu bạn là nam giới và đang mắc chứng rối loạn tiểu tiện thì cũng cần bổ sung thêm nhóm thực phẩm này.  Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều dù đã uống ít nước hiệu quả Các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào thường là ổi, ớt Đà Lạt, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, cam, súp lơ. Do vậy, nếu cần bổ sung vitamin C thì bạn nên ưu tiên những thực phẩm đã kể trên để cải thiện tốt tình trạng tiểu nhiều của mình nhé. Bổ sung viên uống Vương Niệu Đan giúp cải thiện chứng tiểu nhiều hiệu quả Ngoài việc bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều người còn lựa chọn viên uống Vương Niệu Đan để cải thiện tình trạng tiểu nhiều của mình nhanh hơn.  Đây là sản phẩm được sử dụng để giúp tăng cường thêm nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể con người. Cụ thể, những thành phần trong Vương Niệu Đan giúp làm tăng độ co giãn của bàng quang, giảm co thắt. Để từ đó cải thiện và kiểm soát tốt chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều dù đã uống ít nước một cách an toàn và hiệu quả.  Vương Niệu Đan giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần tối ưu Nhờ sự đột phá trong công thức của sản phẩm, kết hợp với những thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính như cao UVAROX, VISPO (chiết xuất từ Cọ lùn), Cao Nữ lang, chiết xuất Hạt bí đỏ giúp bạn cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu, giảm kích thích lên bàng quang, cải thiện giấc ngủ của mình một cách hiệu quả.  Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng với nhiều lượng 6 viên 1 ngày, chia làm 2 lần uống, ở khoảng 2 đến 4 tuần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy tần suất đi tiểu của mình sẽ cải thiện nhiều, dù là uống ít nước hoặc nhiều nước. Sau đó bạn nên chuyển sang duy trì 4 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần uống sau khi ăn thì sẽ thấy hiệu quả được cải thiện rất tốt.  Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Lời kết Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc “tại sao uống nước ít nhưng tiểu nhiều” của mình. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình từ bây giờ bằng việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kết hợp với việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ Vương Niệu Đan để cải thiện nhanh chóng tình trạng tiểu nhiều của mình nhé. Chúc bạn luôn nhanh chóng hồi phục được sức khỏe của mình! Chia sẻ0

Loading...