Đi tiểu nhiều

Buồn đi tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh?

Thời điểm chào đón thiên thần nhỏ bé ra đời chính là điều hạnh phúc nhất mà cha mẹ mong chờ. Và vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng bởi họ không biết thời điểm sắp sinh khi nào để chuẩn bị sẵn tâm lý lên bàn đẻ. Có nhiều chị em thắc mắc: “Liệu buồn tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh không?”. Cùng giải đáp câu hỏi này qua những thông tin chia sẻ ngay sau đây nhé. Mục lụcBuồn đi tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh?Buồn tiểu liên tục khi nào bất thường?Một số dấu hiệu báo sắp sinh mẹ nên biếtLàm sao để khắc phục buồn tiểu liên tục ở bà bầu?Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì? Buồn đi tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh? Theo quan niệm, sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là sẽ tới ngày sinh nở. Tuy nhiên, thực tế việc sinh nở rất khó theo kế hoạch. Có thể sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh đã định. Mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn “vượt cạn”. Trong đó, buồn tiểu liên tục là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong tháng cuối của thai kỳ, em bé bắt đầu di chuyển xuống tiểu khung, chèn ép vào các tạng xung quanh đó, đặc biệt là bàng quang. Và mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng bụng dưới của mình trở nên nặng nề hơn, trong khi phần bụng trên lại có cảm giác “trống rỗng”. Khi thai nhi đã lọt tới khung chậu gây kích thích bàng quang rất lớn tạo cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau tạo cảm giác muốn đi cầu. Buồn tiểu liên tục rất có thể là dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sinh lý khác cũng có thể khiến thai phụ buồn tiểu liên tục như: Uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác. Tăng cân nhiều gây áp lực lớn lên bàng quang. Sử dụng quá nhiều caffein. Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng loại bỏ nước ra khỏi cơ thể. ☛ Tham khảo thêm tại: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục là gì? Buồn tiểu liên tục khi nào bất thường? Không phải trường hợp nào có dấu hiệu “buồn tiểu liên tục” cũng cảnh báo bạn sắp tới thời điểm “vượt cạn”. Có một số trường hợp đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi mà bạn không nên chủ quan. Nhiễm trùng đường tiểu (UTI): Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo. Buồn đi tiểu liên tục kèm một số dấu hiệu sau đây rất có thể mẹ bầu đang gặp phải vấn đề về nhiễm trùng tiểu: Có cảm giác đau rát khi đi tiểu. Màu nước tiểu đục hoặc có thể có máu trong nước tiểu. Có cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ nhưng sau đó chỉ nhỏ vài giọt. Nước tiểu có mùi hôi và đục. Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu kể trên và nghi ngời mình mắc phải tình trạng trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị sớm. Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ): Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình mang thai, phổ biến hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Ở một số thai phụ, tiểu đường thai kỳ xảy ra khi lượng hormone thay đổi khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có các triệu chứng khác như mệt mỏi, khát nước nhiều, mắt bị kém đi, tầm nhìn giảm… Đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, để biết chắc chắn có bị tiểu đường hay không mẹ bầu cần phải đi làm xét nghiệm ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và thay đổi lối sống để có một thai kỳ khỏe mạnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không? Một số dấu hiệu báo sắp sinh mẹ nên biết Bên cạnh dấu hiệu buồn tiểu liên tục, một số “cảnh báo” sau đây giúp mẹ bầu nhận biết thời điểm “vượt cạn” sắp tới để có thời gian chuẩn bị cho quá trình này diễn ra thật thuận lợi. Cơn gò tử cung: Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Các cơn co thắt thường diễn ra vào cuối thai kỳ với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm mặc dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, cứ khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần lên 2 – 3 phút có 1 cơn. Do đó, không quá khó để thai phụ phân biệt được giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ. Sa bụng dưới Cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ nhằm dễ dàng đi qua âm đạo lúc sinh nở. Hiện tượng này thông thường xảy ra vài tuần thậm chí vài giờ trước khi chuyển dạ thực sự diễn ra. Đối với các mẹ sinh con lần đầu sẽ nhận ra điều này hơn. Vì vậy, đây là dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần chính xác và thường gặp nhất. Đối với các mẹ sinh con từ lần 2 trở lên, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp bởi thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bạn bước vào chuyển dạ thực sự. Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới: Do nội tiết tố thai kỳ khiến cho các khớp ở vùng chậu giãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rông ra. Từ đó, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của em bé qua ngã âm đạo. Dấu hiệu này khá rõ rệt khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu cảm thấy đau lưng. Ra nhớt hồng âm đạo: Nút nhầy cổ tử cung là một tổ hợp những chất thải đặc sệt có tác dụng đóng chặt cổ tử cung trong thời gian mang bầu nhằm ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn với ít máu bởi sự mỡ một số mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng. Nếu nút nhầy vẫn còn nguyên, thì dịch âm đạo vẫn có những thay đổi khác thường để cảnh báo cho mẹ bầu quá trình chuyển dạ sắp tới. Phổ biến, bạn sẽ thấy dịch trở nên nhiều nước, dính và đặc hơn. Vỡ ối: Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bà bầu đang bắt đầu chuyển dạ và sắp sinh em bé. Thai nhi phát triển trong túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Tùy tình trạng thai kỳ mà lượng nước ối có thể chảy nhiều hay ít, chảy nhỏ giọt hay thành dòng. Ở những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai kỳ trở lên, việc sinh nở sẽ diễn ra trong thời gian từ 12 – 24 giờ. Tuy nhiên, nếu mẹ vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường, các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Thai phụ cần thận trọng khi vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ. Cổ tử cung giãn nở: Vào thời gian cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh bằng cách giãn nở, mỏng dần đi trước khi mẹ bầu chuyển dạ để cho trẻ chào đời. Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua thăm khám âm đạo. Cần lưu ý, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ sẽ khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là thuận lợi cho cuộc sinh nở. Làm sao để khắc phục buồn tiểu liên tục ở bà bầu? Nếu “Buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của sắp sinh” thì bạn không nên quá lo lắng. Điều cần làm lúc này là bạn cần chuẩn bị tâm lý, vật dụng, giấy tờ cần thiết để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Bên cạnh đó, để cải thiện chứng buồn tiểu liên tục bạn nên: Điều chỉnh thói quen ăn uống Một chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm tươi ngon tốt cho sức khỏe là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu trong thời gian này. Đồng thời, nên hạn chế các loại đồ ăn quá ngọt. Buồn tiểu nhiều nên nhiều mẹ bầu có xu hướng uống ít nước hoặc nhịn tiểu. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng bổ sung nước trong ngày, hạn chế uống nhiều nước buổi tối để đỡ phải đi tiểu nhiều lần. Bổ sung dinh dưỡng tự nhiên từ các loại rau củ quả. Mỗi khi buồn miệng, bạn hãy nhấp nháp chút trái cây hoặc các loại đồ ăn vào các bữa phụ để bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể mà không bị đói. Tập luyện Các bài tập nhẹ nhàng trong thai kỳ có thể giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn, đỡ trì trệ và đặc biệt giúp nâng đỡ cơ bàng quang, ruột dưới và niệu đạo. Bên cạnh đó, cũng giúp hỗ trợ cơ sàn chậu của mẹ khỏe khoắn hơn, hạn chế đi tiểu nhiều. Làm sạch bàng quang Mỗi lần đi vệ sinh mẹ bầu hãy nhớ, cúi người về phía trước để ép hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Điều này nhằm mục đích hạn chế được việc nhanh buồn tiểu hơn. Vận động nhẹ nhàng Trọng lượng của em bé ngày càng tăng trong bụng mẹ nên mẹ bầu dễ mệt mỏi và ít vận động để đỡ tốn sức. Nhưng thay vào đó, mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi một để tránh phù nề nhiều, hạn chế gia tăng tĩnh mạch. Giảm co bóp bàng quang Khi mẹ tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều dần mỡ, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khiến bàng quang co bóp nhiều hơn. Vì vậy, hạn chế các loại thực phẩm này sẽ giúp thai phụ bớt buồn đi tiểu hơn. Tâm lý thoải mái Stress có thể khiến tình trạng buồn tiểu liên tục của mẹ bầu càng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ hãy giữ một tâm lý vui vẻ, thoải mái nhằm hạn chế tiểu nhiều, đồng thời giữ sức khỏe để chuẩn bị chào đón thành viên của gia đình nhé. ☛ Tham khảo thêm tại: Top 6 cây thuốc nam chữa mắc tiểu liên tục Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì? Thực tế, có nhiều trường hợp ngày dự sinh chỉ là dự kiến và không đúng với ngày sinh. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh em bé, chị em cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng và thực hiện các điều sau đây: Cần khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi, biết chính xác đã tới thời điểm nhập viện hay chưa. Khi đó, bạn cũng sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ mang theo. Tập làm quen với cơn đau: Mọi cơn gò chuyển dạ đều khiến thai phụ cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ là một phần tích cực phải có, bởi sau mỗi cơn co thắt là thời điểm mà em bé sắp chào đời. Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu cần có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho mẹ và bé cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và các giấy tờ cần thiết. Nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh, làm việc nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không nên thức khuya, hạn chế ngồi lâu trước màn hình tivi, máy tính, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền… Cần theo dõi cử động thai, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và cử động đạp tay chân làm mẹ có cảm giác bé vận động một lần. Trung bình một ngày thai nhi cử động ít nhất 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hoặc không cử động, mẹ cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc bệnh viện sản khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bé yêu. “Buồn tiểu liên tục là một trong những dấu hiệu chuyển dạ” mà mẹ bầu cần lưu ý. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có tâm lý thoải mái nhất trong những ngày cuối của thai kỳ. Hãy gọi tới số hotline 1800.1297 nếu có bất cứ thắc mắc nào về dấu hiệu đi tiểu nhiều nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Chia sẻ12

[Giải đáp] Buồn đi tiểu liên tục sau khi quan hệ là bệnh gì?

Sau khi quan hệ rất nhiều người gặp phải hiện tượng buồn tiểu liên tục nên không tránh khỏi tâm lí lo lắng. Không biết bản thân có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe nghiêm trọng không. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ thông qua những thông tin sau đây nhé. Mục lụcCảm giác buồn tiểu liên tục sau quan hệ là gì?Buồn tiểu liên tục sau quan hệ là bệnh gì?Bệnh lý về tuyến tiền liệtViêm nhiễm đường tiết niệuHội chứng bàng quang tăng hoạtSỏi thận hay dị vật đường tiết niệuBệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dụcSa tử cungChẩn đoán nguyên nhân mắc tiểu liên tục sau quan hệGiải pháp cho tình trạng mắc tiểu liên tục sau quan hệSớm thăm khámXây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnhDùng thuốcPhẫu thuậtMẹo dân gianVương Niệu Đan – giải pháp hiệu quả dành cho người mắc tiểu liên tục Cảm giác buồn tiểu liên tục sau quan hệ là gì? Cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện để đào thải nước tiểu ra bên ngoài. Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu. Khi chúng chứa khoảng 250 – 300ml nước tiểu sẽ bắt đầu gây ra những kích thích cơ thể khiến cơ thể cảm thấy buồn tiểu và cần đi tiểu. Theo nghiên cứu của hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu từ 6 – 8 lần/ngày. Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc gặp phải bệnh lý nào đó thì tần suất đi tiểu có thể nhiều hơn. Mót tiểu liên tục sau quan hệ có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Mót tiểu liên tục sau quan hệ là một trong những tình trạng rối loạn tiểu tiện phổ biến. Người gặp phải tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát số lần đi tiểu, không thể nhịn tiểu hoặc khả năng nhịn tiểu thấp, xảy ra sau khi quan hệ tình dục. Điều này khiến cho nước tiểu cứ rỉ ra, thậm chí có thể tiểu són ra quần trước khi đến nhà vệ sinh mỗi khi có nhu cầu. Hiện nay, có nhiều nam nữ có hiện tượng mắc tiểu liên tục sau khi quan hệ tình dục mà không do sử dụng bất cứ chất kích thích nào tác động vào cơ thể thì có nghĩa là sức khỏe đang gặp phải những vấn đề bất thường. Nếu như bạn có triệu chứng mắc tiểu l iên tục (khoảng hơn 10 lần/ngày) kéo dài liên tục thì đừng nên chủ quan. Hãy tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. ☛ Tham khảo thêm tại: Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Lời khuyên từ chuyên gia dành cho bạn Buồn tiểu liên tục sau quan hệ là bệnh gì? Không ít người phàn nàn rằng, họ gặp phải hiện tượng buồn tiểu liên tục sau quan hệ tình dục và không tránh khỏi lo lắng không biết bản thân có mắc bệnh gì không. Thực tế, nếu bạn có cảm giác mắc tiểu sau quan hệ, đây có thể là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Ở nữ giới do cấu tạo của bàng quang gần với âm đạo của nữ giới. Khi quan hệ, dương vật di chuyển trong âm đạo nữ giới có thể gây kích thích tới bàng quang. Trong cuộc yêu, có những lúc cảm xúc của cả nam và nữ lên cao nên thường quan hệ theo kiểu mạnh bạo, sử dụng nhiều lực khiến cho bàng quang bị kích thích nhiều. Bởi vậy mà nhiều người có cảm giác khó chịu, bàng quang căng tức và muốn đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Đây là dấu hiệu bình thường và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mót tiểu liên tục sau khi quan hệ có thể càng nghiêm trọng hơn và bạn cần nghĩ tới thăm khám khi nó không phải bị kích thích mà do yếu tố bệnh lý gây ra như viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh lý tuyến tiền liệt… Một vài nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng mót tiểu liên tục sau quan hệ có thể kể đến như: Bệnh lý về tuyến tiền liệt Các bệnh lý về tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nam giới. Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại xuất hiện các dấu hiệu như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau khi xuất tinh, đau bìu… Đặc biệt, sau mỗi lần quan hệ tình dục nhiều quý ông thường than phiền có cảm giác mót tiểu liên tục khiến họ khá khó chịu. Các bệnh lý về tuyến tiền liệt nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, thậm chí tăng cao nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu nhiều ở nam giới: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Viêm nhiễm đường tiết niệu Đường tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, thận… Đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng… Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm nhiễm, dần dần bàng quang và thận cũng bị ảnh hưởng. Bàng quang sẽ bị kích thích, nước tiểu bị tích tụ lại khiến bàng quang luôn căng tức, có cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhưng vẫn không giải quyết triệt để. Khi có hoạt động tình dục, sự ma sát và áp lực do hoạt động này càng khiến bàng quang bị kích thích nhiều hơn khiến cảm giác mót tiểu càng thể hiện rõ ràng. Hiện tượng này thường gặp ở những người quan hệ lần đầu, quan hệ không đúng tư thế gây tổn thương cho niệu đạo. Bên cạnh cảm giác mót tiểu liên tục, người bệnh còn có các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Một vài trường hợp nặng còn xuất hiện máu hoặc mủ trong nước tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt Hội chứng bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn thường có cảm giác mót tiểu sau quan hệ. Bàng quang co thắt làm họ không có khả năng kiểm soát tốt lượng nước tiểu. Trong quá trình quan hệ, hoạt động mạnh bạo hoặc ma sát càng gia tăng áp lực và kích thích lên bàng quang. Điều này khiến bàng quang vốn đã nhạy cảm càng trở nên kích thích hơn, gây ra cảm giác mót tiểu liên tục. Bạn có cảm giác mắc tiểu đột ngột bất cứ lúc nào, thậm chí sau khi quan hệ và cần phải đi tiểu ngay. Nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu. Tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây ra vô số trở ngại và bất tiện trong sinh hoạt, học tập và công tác. Đồng thời bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ. Sỏi thận hay dị vật đường tiết niệu Các viên sỏi hình thành trong thận, bàng quang hoặc đường tiết niệu khiến dòng nước tiểu bị cản trở, nước tiểu bị tích tụ lại… gây kích thích, áp lực cổ bàng quang khiến người bệnh sau khi quan hệ sẽ rơi vào tình trạng mót tiểu liên tục, tiểu nhiều, tiểu đêm, thậm chí tiểu buốt, tiểu rắt… Bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục Vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn khiến cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, nấm ngứa. Mỗi lần quan hệ thường bị đau rát, buồn tiểu liên tục sau quan hệ kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, buốt, khó chịu tại cơ quan sinh dục… Một số bệnh xã hội thường dễ dàng lây lan như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai… đều có thể gây tổn thương niệu đạo và cơ quan sinh dục. Ban đầu người bệnh không nhận thấy dấu hiệu của bệnh mà chỉ thấy buồn tiểu liên tục sau quan hệ. Nhưng khi bệnh nặng hơn, các tổn thương do bệnh gây ra sưng đỏ càng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn nữa. Sa tử cung Nếu nữ giới thường xuyên có cảm giác mắc tiểu liên tục, ngay cả sau khi quan hệ tình dục cần chú ý bởi rất có thẻ bị sa tử cung. Đặc biệt là những chị em sau sinh, sinh thường, thời gian chuyển dạ lâu hoặc thai nhi có cân nặng lớn khi sinh thường thì khả năng bị sa tử cung lại càng cao. Tử cung bị sa xuống sẽ chèn ép lên âm đạo kết hợp với tác động khi quan hệ tình dục khiến chị em thường có triệu chứng mắc tiểu liên tục ngay sau đó. Chẩn đoán nguyên nhân mắc tiểu liên tục sau quan hệ Để chẩn đoán nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục sau quan hệ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất, lấy tiền sử bệnh và đặt một số câu hỏi như sau: Có uống bất kỳ loại thuốc nào không? Có gặp triệu chứng khác kèm theo hay không? Mót tiểu liên tục có xảy ra cả ngày lẫn đêm không. Bạn có uống nước nhiều hơn bình thường không. Màu sắc nước tiểu có gì bất thường? Bạn có uống rượu bia hay đồ uống có chứa caffein không? Bạn có sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục không, có chung thủy với một bạn tình không? Tùy thuộc vào kết quả thăm khám sức khỏe và tiền sử bệnh, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm nước tiểu Áp lực đồ bàng quang Nội soi bàng quang Xét nghiệm thần kinh Siêu âm. Giải pháp cho tình trạng mắc tiểu liên tục sau quan hệ Đối với những trường hợp mắc tiểu liên tục sau quan hệ chỉ kéo dài 1 – 2 ngày rồi tự hết thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu kéo dài và đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác thì bạn không nên chủ quan mà cần bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách: Sớm thăm khám Đa số các trường hợp mắc tiểu liên tục sau quan hệ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng bạn sẽ không thể xác định chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì. Chính vì vậy, việc sớm thăm khám để kiểm soát tình hình là rất cần thiết. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật y khoa để thăm khám cũng như chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó, có thể đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Sớm thăm khám cũng có ý nghĩa quan trọng trong điều trị. Bất cứ bệnh lý nào khi được phát hiện sớm, việc điều trị cũng sẽ đơn giản và mang lại hiệu quả hơn. Đồng thời tránh được những rủi ro phát sinh, tổn hại đến sức khỏe. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh Ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh muốn khắc phục tình trạng buồn tiểu liên tục cần phải kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh bằng cách: Hạn chế uống quá nhiều nước khi buồn tiểu để tránh gây áp lực cho bàng quang. Cần tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn để giúp cơ thể nhuận tràng, đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể nhanh chóng. Có thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, đặc biệt là các bài tập vùng xương chậu để nâng cao quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Kiêng sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga. Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… Hạn chế căng thẳng và áp lực để tránh gây mệt mỏi, stress cho cơ thể. Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đi ngủ đúng giờ và ăn đủ bữa. Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình, chung thủy một vợ một chồng. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa quá kỹ. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe. Dùng thuốc Việc dùng thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng buồn tiểu liên tục. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ. – Đối với nhiễm trùng tiết niệu : Sử dụng kháng sinh trong thời gian từ 3 – 5 ngày, phụ nữ mang thai nên dùng 7 – 10 ngày. Các kháng sinh có thể được sử dụng như Nitrofurantonin, Trimetoprim, Beta – lactam, Cephalosporine, Floroquinolone. – Viêm tuyến tiền liệt: Dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn gồm Beta- lactam, Cephalosporine, Floroquinolone. Kết hợp với các thuốc chẹn Alpha gồm Alfuzosin (Uroxatral) và doxazosin (Cardura) làm giãn cơ cổ bàng quang giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. – Đối với bàng quang hoạt động quá mức: Lựa chọn đầu tiên là thuốc kháng Muscarinic, làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang gồm Tolterodine, Propiverine, Darifenacin, Fesoterodine, Oxybutynin, Solifenacin và Trospium … thường giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Cần chú ý một số tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, khô mắt, táo bón… Một số thuốc khác được sử dụng như: mirabegron, flavoxate, thuốc chẹn alpha, hoặc tiêm botuliym toxin A vào thành bàng quang. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay? Phẫu thuật Với các bệnh lý như sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… việc điều trị nội khoa không mang lại kết quả, người bệnh được chỉ định điều trị ngoại khoa. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho bệnh lý trên khá hiệu đại như phẫu thuật nội soi qua niệu đạo, ít gây chảy máu, hạn chế nguy cơ biến chứng. Bởi vậy mà người bệnh không cần quá lo lắng khi được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này. Mẹo dân gian Sử dụng những thảo dược sau đây có tác dụng hỗ trợ mót tiểu nhiều lần. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau: Giá đỗ xanh: Lấy nước luộc giá đỗ pha với đường và chia uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất nên uống từ 5 – 6 lần/ngày, uống thay nước lọc. Phương pháp này dùng điều trị cả tiểu nhiều và tiểu rắt. Cẩu khởi tử: Đun cẩu khởi tử thành nước để uống 2 ngày/lần, liên tiếp từ 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Râu ngô và kim tiền thảo: Rửa sạch 2 thảo dược trên, sau đó đun râu ngô và kim tiền thảo thành nước để uống hàng ngày. Có thể uống thay nước lọc và nước trà. Đây là phương pháp rất tốt đối với người mắc bệnh sỏi thận. Bởi vì ngoài chữa bệnh đi tiểu nhiều lần còn có tác dụng chữa tiểu buốt do sỏi thận ở đường tiết niệu gây ra. Vương Niệu Đan – giải pháp hiệu quả dành cho người mắc tiểu liên tục Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng. Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Bạn chớ chủ quan khi gặp phải hiện tượng “Mót tiểu liên tục sau khi quan hệ” bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất thường. Hãy tới trung tâm y tế tin cậy để được khám, tư vấn và điều trị hiệu quả nhé. Chia sẻ12

Buồn đi tiểu liên tục ra máu những điều cần biết

Buồn tiểu liên tục ra máu là dấu hiện khiến người mắc phải cảm thấy rất lo lắng và băn khoăn “Không biết mình có đang bị bệnh gì hay không? Có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe bản thân?”. Vậy trong bài viết này chúng rôi sẽ chia sẻ với các bạn về những điều bạn cần quan tâm về dấu hiệu buồn tiểu liên tục ra máu này để các bạn cùng nắm rõ. Mục lụcHiện tượng buồn tiểu liên tục ra máuTriệu chứng buồn tiểu liên tục ra máuVì sao bị buồn tiểu liên tục ra máu?Nguyên nhân không do bệnh lýNguyên nhân do bệnh lýCách chẩn đoán tình trạng buồn tiểu liên tục ra máuBuồn tiểu liên tục ra máu có nguy hiểm không?Cách điều trị dứt điểm buồn tiểu liên tục ra máuĐiều trị theo Tây yĐiều trị theo Đông yĐiều trị theo phương pháp dân gianLưu ý giúp tăng hiệu quả điều trị buồn tiểu liên tục ra máu Hiện tượng buồn tiểu liên tục ra máu Buồn tiểu liên tục ra máu là hiện tượng bạn có cảm giác buồn tiểu nhiều lần trong ngày và kèm theo có xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tình trạng hồng cầu trong nước tiểu này chỉ thi thoảng mới nhận biết được qua màu sắc khi nước tiểu có màu nâu đỏ, còn đa phần chỉ được phát hiện thông qua kính hiển vị. Theo đó mà tình trạng tiểu ra máu được chia làm 2 dạng. Đó là: Tiểu ra máu đại thể: Trường hợp này lượng hồng cầu trong nước tiểu tương đối nhiều nên có thể nhận biết bằng mắt thường. Tùy theo mức độ hồng cầu lẫn trong nước tiểu mà nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến nâu đậm. Tiểu ra máu vi thể: Trường hợp này lượng hồng cầu có trong nước tiểu sẽ thường ít khiến cho mắt thường không nhìn thấy và màu nước tiểu cũng không có gì khác thường. Lúc này để xác định chỉ có cách soi dưới kính hiển vi, thông thường trường hợp này chỉ phát hiện thông qua thực hiện xét nghiệm nước tiểu. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị mắc tiểu liên tục xin đừng chủ quan! Triệu chứng buồn tiểu liên tục ra máu Tình trạng buồn tiểu liên tục xuất hiện với những triệu chứng như thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tần suất lớn thường lớn cứ khoảng 30-45 phút là lại có cảm giác buồn tiểu. Còn triệu chứng tiểu ra máu thướng sẽ khó nhận ra hơn. Bởi tiểu ra máu đại thể thì còn có thể nhận ra sự thay đổi màu sắc của nước tiểu từ màu hồng đến đỏ sẫm. Còn nếu trong trường hợp tiểu ra máu vi thể thì nước tiểu sẽ không đổi mùa nên bạn sẽ rất khó để nhận ra. Lúc này chỉ nhận thấy hồng cầu trong nước tiểu khi thực hiện nhìn qua kính hiển vi. Ngoài tình trạng buồn tiểu liên tục và ra máu bạn có thể còn xuất hiện kèm theo những triệu chứng như: Tiểu rắt. Tiểu són Đau khi đi tiểu. Khó tiểu. Tiểu không tự chủ. Vì sao bị buồn tiểu liên tục ra máu? Buồn tiểu liên tục ra máu thực chất không phải mà một bệnh lý mà đâu là dấu hiệu, cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề gì đó. Do đó khi thấy triệu chứng trên bạn nên đi khám để xác định được nguyên nhân chính xác. Những nguyên nhân gây tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu có thể kể đến như: Nguyên nhân không do bệnh lý Do chế độ ăn uống: trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm có màu sắc đỏ tự nhiên như rau chua, dâu đen, củ cải đường, củ dền, quả mâm xôi,… hoặc ăn những loại thực phẩm có nhuộm phẩm màu. Do tập luyện quá sức: do thường xuyên vận động quá sức dẫn đến việc các cơ quan của đường tiểu bị tác động dẫn đến tổn thương, đặc biệt là bàng quang điều này khiến cho các tế bào máu bị vỡ gây nên. Do tác dụng phụ của thuốc: khi sử dụng thuốc gây nên những tác dụng phụ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bị đi tiểu ra máu có thể kể đến một số loại thuốc như thuốc chống đông máu hay thuốc trị ung thư. Nguyên nhân do bệnh lý Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bệnh này xuất hiện lo do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, nếu để lâu có thể phát triển đi sâu vào bàng quang và thận. Bệnh này khiến bạn sẽ thấy những dấu hiệu như buồn tiểu nhiều, tiểu ra máu, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi,… Viêm cầu thận: viêm cầu thận là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận từ đó gây ảnh hưởng đến các mai mạch nhỏ. Bị viêm cầu thận sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu. Sỏi thận, sỏi bàng quang: sỏi hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại tại thận và bàng quang, để lâu sỏi có thể phát triển kích thước lên đến vài centimet. Khi đó sỏi trôi cùng nước tiểu sẽ làm cọ sát gây tổn thương gây nên những biểu hiện như: tiểu ra máu, tiểu khó,…. Lao thận: Lao thận xuất hiện nguyên nhân do trực khuẩn lao gây nên. Khi bị lao thận người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đi xong có cảm giác đau, tiểu ra máu,…. Bệnh về tuyến tiền liệt: những bệnh về tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt. Khi mắc những bệnh này do tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang cũng như bao quanh phía sau ống niệu đạo nên sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết cụ thể như bị tiểu buốt, tiểu khó, buồn tiểu nhiều ra máu,… Bệnh lậu: bệnh xuất hiện do vi khuẩn lậu gây nên sau một thời gian u bệnh thì sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như buồn tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, ngứa vùng kín. ☛ Có thể bạn quan tâm: Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì? Cách chẩn đoán tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu Tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó, do đó cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Để chẩn đoán đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn cũng như những dấu hiệu. Tiếp theo để xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau: Xét nghiệm nước tiểu: khi thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá được lượng hồng cầu có trong nước tiểu cũng như xác đinh xem có vi khuẩn hay yếu tố gây bệnh gì hay không? Laboratory worker taking test tube with urine sample from holder, closeup. Urology concept Soi bàng quang: bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera soi bên trong bàng quang, những hình ảnh thu lại được sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân buồn tiểu nhiều ra máu. Chẩn đoán bằng hình ảnh: với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện chụp X quang, chụp vi tính cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Rồi từ những hình ảnh thu được bác sĩ sẽ tìm xem có dấu hiệu bất thường ở đâu từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu. Buồn tiểu liên tục ra máu có nguy hiểm không? Buồn tiểu liên tục ra máu có thể gây nên những nguy hiểm, ảnh hưởng nhất định có thể kể đến như: Ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày khi thường xuyên phải đi vệ sinh. Việc phải đi vệ sinh nhiều cũng khiến cho bạn cảm thấy không tự tin, ngại giao tiếp. Tiểu nhiều ra máu kéo dài sẽ khiến cho bạn bị mất một lượng máu lớn sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như khiến người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… Nguy có bị vô sinh, hiếm muộn. Dấu hiệu chứng tỏ cơ thể có thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó. ☛ Xem thêm: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục không đơn giản như bạn nghĩ! Cách điều trị dứt điểm buồn tiểu liên tục ra máu Tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu khá nguy hiểm do đó nếu thấy dấu hiệu thì cần đến những có sở ý tế có uy tín để bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp xử lý sớm. Sau đây là những cách điều trị bạn có thể tham khảo như sau: Điều trị theo Tây y Với phương pháp Tây y  tùy theo từng bệnh cũng như mức độ bệnh mà sẽ có những hướng xử lý là sử sụng thuốc hay sử dụng phẫu thuât. Sử dụng thuốc: Tùy từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau cụ thể như Sỏi bàng quang, sỏi thận: sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhóm quinolon hoặc nhóm cephalosporin. Bị viêm nhiễm: bác sĩ sẽ chỉ chịnh sử dụng chủ yếu là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ mới. Viêm cầu thận: với bệnh này thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid Lao thận: với bệnh này sẽ sử dụng thuốc chống lao như Rimifon, Pyrazinamid, Ethambutol,… Sử dụng phương pháp phẫu thuật: tùy vào bệnh mà lựa chọn các phương pháp phẫu thuật khác nhau như nội soi hoặc mổ mở. Với phẫu thuật nội soi thường áp dụng cho những người bị phì đại tuyến tiền liệt. Còn đối với hình thức mổ mở thường áp dụng trong trường hợp bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc bị sỏi. Tuy nhiên phương pháp mổ mở này thường có những rủi ro nên sẽ cần cân nhắc rất kỹ trước khi thực hiện. Điều trị theo Đông y Ngoài sử dụng phương pháp Tây y thì điều trị theo Đông y cũng là một giải pháp mà nhiều người hướng đến. Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo: Bài thuốc 1: Nguyên liệu: Tần giao, sài hồ, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, xa tiền tử, mộc thông, đương quy, thục địa, cam thảo. Cách thực hiện:  Các vị thuốc trên đem sắc cùng với nước lọc trong khoảng 20 phút. Chắt thuốc ra bát, loại bỏ lã thừa. Thuốc nên dùng khi còn ấm, chia thành hai đợt trưa và tối. Bài thuốc 2: Nguyên liệu: Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp, cỏ nhọ nồi, a giao. Cách thực hiện: Cho các vị thuốc đem sắc cùng với nước đến khi sôi Chắt ra bát và uống khi còn ấm, mỗi ngày sử dụng 1 thang Bài thuốc 3: Nguyên liệu: Tỳ giải, thục địa, sơn thù, trạch tả, phục linh, mẫu đơn bì. Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc kỹ cùng với nước lọc trong một giờ, sau đó chắt lấy phần nước cốt. Nên dùng thuốc khi còn nóng, đều đặn 1 thang mỗi ngày. Điều trị theo phương pháp dân gian Phương pháp này thường được sử dụng đối với bệnh ở mức độ nhẹ và có tác dụng hỗ trợ là chủ yếu. Pháp này thường khá an toàn và bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn vẫn nên có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng. Một số cách bạn có thể tham khảo như: Sử dụng chanh tươi Vitamin C có trong chanh tươi là một hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Ngoài ra với nguyên nhân tiểu ra máu do sỏi, vitamin C cũng giúp thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Nguyên liệu: Nước cốt chanh tươi dùng 2 thìa cà phê, nước ấm dùng 180ml. Cách thực hiện: Pha nước cốt chanh tươi với nước ấm, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Uống trực tiếp nước chanh tươi, lưu ý nên uống khi no để không gây hại cho dạ dày. Sử dụng cỏ gà Theo một số cuốn sách y học cổ truyền ghi lại loại cỏ gà này tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải trừ độc tố tích tụ trong nội tạng. Thích hợp cho việc cải thiện tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu. Nguyên liệu: Cỏ gà tươi  60g, cây mía 300g. Cách thực hiện: Cỏ gà sau khi thu hái loại bỏ rễ và rửa sạch, để ráo nước. Mía róc sạch vỏ,  cắt thành các khúc nhỏ. Cho cỏ gà, mía khúc và 3000ml nước vào nồi rồi nấu trong khoảng một tiếng đồng hồ. Nên bảo quản hỗn hợp trong bình giữ nhiệt, dùng thay nước trong ngày. Sử dụng chuối hột Theo y học cổ truyền, chuối hột có khả năng tiêu độc, thanh trừ nhiệt nóng và lợi tiểu. Vì vậy sử dụng giúp hỗ trợ điều trị buồn tiểu liên tục ra máu rất tốt. Nguyên liệu: Chuối hột dùng 5 quả. Cách thực hiện: Chuối hột sau khi sơ chế thì chặt thành các khúc nhỏ tầm 5cm, cho lên chảo hoặc dùng lò nướng sấy khô rồi đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng khoảng 1 thìa cà phê bột chuối hột với một ly nước ấm. Dùng tối đa 3 lần/ngày, uống đều đặn trong khoảng 30 ngày. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay? Lưu ý giúp tăng hiệu quả điều trị buồn tiểu liên tục ra máu Để cho quá trình điều trị hiệu quả cũng như phòng tránh được việc đi tiểu nhiều lần ra máu, chúng ta cần phải: Uống nhiều nước lọc hàng ngày, mỗi ngày nên uống từ 2.5 lít nước trở lên và uống rải ra cả ngày. Hạn chế việc nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu nên đi ngay. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế việc sử dụng các chất vệ sinh gây kích ứng. Nên ăn nhạt hơn, hạn chế việc ăn mặn và cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể Không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê,… Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tăng cường tập thể dục thể thao giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường trao đổi chất từ đó tăng sức đề khỏe chung của cơ thể. Khi phát hiện ra hiện tượng bất thường cần ngưng sử dụng thuốc ngay và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đưa ra cách xử lý. Trên đây là là những thông tin về tình trạng buồn tiểu liên tục ra máu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa. Chia sẻ13

[Giải đáp] Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì?

Căng tức bụng dưới và buồn đi tiểu có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả nam hay nữ. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn là hồi chuông cảnh báo bệnh lý trong cơ thể. Vậy căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì? Thắc mắc này của rất nhiều bạn đọc sẽ được giải đáp qua những thông tin sau đây, cùng theo dõi nhé. Mục lụcCăng tức bụng dưới, buồn đi tiểu là bệnh gì?Bệnh lý về bàng quangNhiễm khuẩn đường tiết niệuSỏi đường tiết niệuViêm tuyến tiền liệtViêm âm đạoBệnh lậuU nang buồng trứngCăng tức bụng dưới buồn đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không?Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu phải làm sao?Dùng thuốcPhương pháp OxygenPhẫu thuậtSử dụng sản phẩm thảo dược Căng tức bụng dưới, buồn đi tiểu là bệnh gì? Căng tức bụng dưới, buồn đi tiểu là dấu hiệu rất bình thường nếu như xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan trong thói quen sinh hoạt (uống nhiều nước, cà phê, rượu bia, đồ ăn cay nóng hay thói quen nhịn tiểu lâu…). Tình trạng này không đến mức phải lo lắng, chỉ cần đi tiểu ngay khi có cảm giác căng tức bụng dưới là tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp xảy ra là vô cùng bất thường, đa phần sẽ xuất phát từ các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số bệnh lý có liên quan tới tình trạng căng tức bụng dưới, buồn đi tiểu: Bệnh lý về bàng quang Viêm bàng quang: Khi mắc viêm bàng quang, người bệnh có dấu hiệu tiêu biểu nhất là tình trạng đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, bên trái hoặc bên phải, căng tức bụng quanh rốn, nước tiểu có màu đục… Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, tùy thuộc vào mức độ bị viêm ở bàng quang mà những cơn đau tức bụng dưới nặng hay nhẹ, có kéo dài hay không. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm bàng quang có thể chuyển biến xấu gây viêm bể thận, nhiễm trùng thận khiến người bệnh không chỉ bị đau bụng dưới, buồn nôn mà còn đi tiểu nhiều lần trong ngày. chèn ép, kích thích bàng quang dẫn tới tình trạng căng tức bụng dưới, buồn đi tiểu. Bàng quang tăng hoạt: Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu của bàng quang. Khi mắc chứng bệnh này, bàng quang sẽ co bóp bất thường cũng như không có sự kiểm soát dẫn tới cảm giác mót tiểu đột ngột, thôi thúc phải đi tiểu ngay mà không thể nhịn tiểu được. Hội chứng bàng quang tăng hoạt không chỉ khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày mà còn thường xuyên gây ra triệu chứng tiểu són, tiểu không kiểm soát. Các cơn tức bụng, buồn đi tiểu xảy ra ngay sau khi có các yếu tố kích thích như vận động mạnh, hắt hơi hay ho. Người bệnh có dấu hiệu đi tiểu gấp, mót tiểu, muốn đi tiểu ngay vì không thể nhịn được. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra những khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Một số trường hợp bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt có thể ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là người trẻ tuổi. Ung thư bàng quang: Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Một số triệu chứng nhận biết ung thư bàng quang là nước tiểu có màu hồng, cam hoặc đỏ sẫm, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, bàn chân sưng, đau nhức… Ung thư bàng quang gây Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Khi vi khuẩn tấn công đường tiết niệu gây tổn thương niêm mạc, phá hủy tế bào dẫn tới viêm cấp đường tiết niệu và gây kích thích bàng quang. Từ đó, gây ra tình trạng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu nhiều lần, đôi khi có kèm triệu chứng đau mỏi lưng. Vi khuẩn E. Coli là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Thông thường, nữ giới dễ mắc bệnh này hơn nam giới do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn. Sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu được hình thành do những thói quen xấu như ăn uống không khoa học, nhịn tiểu thường xuyên… Bệnh chỉ được phát hiện qua các triệu chứng như đau quặn bụng, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu, tiểu buốt, đi tiểu liên tục… Ngoài ra, bệnh có cảm giác đau đột ngột và dữ dội ở vùng thắt lưng sau đó lan xuống hạ vị, vùng bẹn và cơ quan sinh sản. Viêm tuyến tiền liệt Bệnh xảy ra do vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ quan này gây viêm nhiễm. Khi tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm gây tổn thương, sưng đỏ dẫn tới đau tức bụng dưới, đôi khi còn cảm thấy đau lưng. Ngoài ra, bàng quang bị kích thích sẽ dẫn tới các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như căng tức bụng dưới, đi tiểu liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tuyến tiền liệt có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Viêm âm đạo Âm đạo có vị trí ngay sát cửa mình của nữ giới, độ dài từ 8 – 11cm, nối cổ tử cung với khu vực âm hộ bên ngoài. Do có vị trí đặc biệt nên rất dễ bị vi khuẩn, nấm men có hại xâm nhập và gây viêm. Khi viêm nhiễm, chị em sẽ có các biểu hiện như ra nhiều dịch âm đạo, có mùi, màu sắc khác lạ, đau rát âm đạo đặc biệt là khi quan hệ, đau lưng, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu… Bệnh lậu Lậu là bệnh lý lây qua đường tình dục khá nguy hiểm. Khi mắc bệnh này người bệnh có các biểu hiện như tiểu rắt, đi tiểu đau buốt, bụng dưới căng tức khó chịu, thường xuyên buồn tiểu, khi quan hệ thấy tức bụng… Ở nữ giới thường bị ra nhiều khí hư và có mùi hôi, nam giới có dịch hoặc mủ trắng tiết ra ở đầu dương vật… Những biểu hiện này sẽ thấy rõ hơn khi quan hệ tình dục. U nang buồng trứng Căng tức bụng dưới, buồn đi tiểu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng. Căng tức bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở thời kỳ đầu. Do trọng lượng khối u cũng như chịu ảnh hưởng của nhu động ruột khiến u nang di chuyển đến dây chằng xương chậu gây căng tức, khiến bụng dưới khó chịu. Khi khối u nang có kích thước lớn, chị em sẽ đi tiểu liên tục và cảm thấy khó khăn khi tiểu tiện. Nguyên nhân do khối u có kích thước lớn sẽ lấp đầy khoang bụng làm tăng áp lực trong bụng chèn ép lên các cơ quan ở vùng chậu. Từ đó, dẫn tới tình trạng đọng nước tiểu, gây tiểu khó, đau khi đi tiểu đồng thời thôi thúc chị em đi tiểu nhiều hơn. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không? Như đã phân tích ở trên, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở trên. Bạn không nên chủ quan bởi đây là những bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị sớm. Một số hệ lụy do cảm giác căng tức bụng dưới buồn đi tiểu gây ra phải kể đến như: Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày Bụng dưới căng tức, buồn đi tiểu nhiều lần khiến bạn phải thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh. Điều này khiến công việc, học tập, các mối quan hệ của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ khi thường xuyên phải gián đoạn để đi tiểu tiện. Hơn nữa, mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau tức, tiểu buốt còn khiến người bệnh sợ hãi việc đi tiểu. Chính điều này khiến không ít người nhịn tiểu đã vô tình khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản Bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới, u nang buồng trứng, viêm âm đạo ở nữ giới có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Mỗi lần quan hệ tình dục có cảm giác đau, căng tức khiến bạn không còn cảm giác thăng hoa khi “yêu”, sinh lý kém… lâu ngày dẫn tới suy giảm ham muốn. Căng tức bụng buồn đi tiểu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng nên bạn cần cẩn trọng và thăm khám càng sớm càng tốt. Biến chứng sức khỏe nguy hiểm Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như: Nhiễm trùng đường tiết niệu gây phù nề đường tiểu, nước tiểu không thể đào thải ra ngoài. Vi khuẩn tích tụ, bám vào thành bàng quang gây viêm bàng quang, lan ngược dòng lên thận. Viêm bể thận kéo dài dẫn tới suy thận. Ung thư bàng quang có thể dẫn tới tử vong. Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu kéo dài tình trạng có thể lân lan tới các cơ quan khác của đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang, thận… Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu này bạn không nên chủ quan mà nên tới các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và điều trị cụ thể. Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu phải làm sao? Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu dù xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị căng tức bụng dưới buồn đi tiểu: Dùng thuốc Đây là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do nguyên nhân như viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu ở thể nhẹ. Một số thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn bao gồm: Thuốc kháng sinh, chống viêm nếu tác nhân gây viêm nhiễm là vi khuẩn: Ampicillin, Trimethoprim, Penicillin G, Cloxacillin,… Thuốc giảm đau được kê để xoa dịu cảm giác đau tức bụng dưới, đau nhói bụng, tiểu đau như Panadol, Ibuprofen, Paracetamol,… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn bàng quang, tăng cường lưu thông máu đến thận và bàng quang, ngăn chặn tăng trương lực cơ. Ngoài ra, nếu bạn bị mất ngủ do chứng tiểu đêm, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc an thần. Người bệnh cần lưu ý, tuân thủ điều trị của chuyên gia, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Những loại thuốc trên có hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, có hại cho gan… Phương pháp Oxygen Phương pháp này thường được dùng cho các trường hợp bị căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa… Nếu người bệnh không muốn uống thuốc có thể sử dụng phương pháp này. Mục đích của phương pháp này giúp khuếch tán, tiêu diệt vi khuẩn và nấm nhờ cơ chế hoạt động là sử dụng các icon oxy len lỏi vào sâu từng tế bào. Phương pháp này tiêu diệt chính xác và nhanh chóng các tác nhân gây viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu. Ưu điểm của nó là không cần dùng thuốc, ít tác dụng phụ và loại bỏ hiệu quả các triệu chứng của bệnh nhưng chi phí khá đắt đỏ. Phẫu thuật Một số trường hợp bị căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do nguyên nhân như sỏi thận, u nang buồng trứng… bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để lấy sỏi, khối u ra. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm. Do đó, chuyên gia sẽ cần cân nhắc lợi hại để đưa ra quyết định. Sử dụng sản phẩm thảo dược Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là thảo dược kết hợp với phương pháp hiện đại để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát tình trạng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu. Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.   Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém. Hy vọng những thông tin trên về tình trạng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu và các bệnh lý liên quan sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn đọc có thể liên hệ số hotline 1900.1297 để được giải đáp chi tiết. Chia sẻ13

Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

Đi tiểu nhiều lần buốt là một dấu hiệu bệnh lý cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề bất thường, điều này khiến không ít người bệnh lo lắng không biết mình gặp vấn đề gì và làm thế nào để chữa khỏi. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về đi tiểu nhiều lần buốt, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải và tìm được cách giải quyết phù hợp cho bản thân. Hãy cùng theo dõi nhé. Mục lụcĐi tiểu nhiều lần buốt cảnh báo bệnh lý gì?Viêm niệu đạoViêm bàng quangSỏi niệu đạoBệnh lý tuyến tiền liệtViêm thận – bể thận cấpBệnh lậuĐi tiểu nhiều lần buốt có chữa khỏi được không?Bị đi tiểu nhiều lần buốt có cần đi khám ngay không?Đâu là cách điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả?Sử dụng thuốc tâyĐiều trị ngoại khoaLưu ý chế độ ăn uống sinh hoạtLàm thế nào để phòng đi tiểu nhiều lần buốt?Vương Niệu Đan hỗ trợ cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần buốt Đi tiểu nhiều lần buốt cảnh báo bệnh lý gì? Người bị đi tiểu nhiều lần buốt thường có cảm giác đau buốt đường trong đường dẫn niệu vào mỗi lần đi tiểu, cơn đau buốt này khiến người bệnh không dám đi tiểu mạnh, không chỉ thế nhiều người còn ngại đi tiểu do đau buốt nên thường cố gắng nhịn tiểu liên tục. Đi tiểu nhiều lần buốt chắc chắn là một dấu hiệu bất thường của cơ thể, đây có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý sau: Viêm niệu đạo Niệu đạo bị viêm nhiễm gây tiểu nhiều lần buốt Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài môi trường. Niệu đạo có thể bị nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân như đặt ống thông tiểu, chấn thương niệu đạo, sỏi niệu đạo, phụ nữ có thai, người bệnh đái tháo đường,… Nhiễm khuẩn gây viêm niệu đạo tạo ra những tổn thương sưng, đỏ, trợt, loét trên bề mặt niêm mạc niệu đạo. Khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu đi qua niệu đạo và tiếp xúc với vị trí tổn thương gây cảm giác đau buốt, khó chịu cho người bệnh. Ngoài đi tiểu nhiều lần buốt người bị viêm niệu đạo còn gặp các triệu chứng khác như: đái rắt, nước tiểu có lẫn máu, mủ thường ở đầu bãi nước tiểu. Viêm bàng quang Viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc bàng quang Đi tiểu nhiều lần buốt cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo tình trạng viêm bàng quang. Đây là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính giới hạn ở bàng quang, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào bàng quang qua đường máu, hoặc đi ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang gây bệnh. Viêm nhiễm khiến niêm mạc bàng quang bị tổn thương tạo ra những vết trợt, loét, sưng đỏ tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu. Đặc biệt khi người bệnh đi tiểu, bàng quang co bóp đẩy nước tiểu xuống niệu đạo ra ngoài khiến vị trí tổn thương bị tác động gây ra những cơ đau buốt khiến người bệnh khó chịu. Ngoài ra, viêm bàng quang còn gây kích thích hệ thần kinh gây co bóp bàng quang thường xuyên khiến người bệnh thường xuyên mót tiểu và gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang gồm: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ ở cuối bãi nước tiểu, có cảm giác tức nặng ở vùng bụng dưới. Xem thêm: Mắc tiểu liên tục ở nam giới tiềm ẩn nguy cơ gì? Sỏi niệu đạo Sỏi từ bàng quang có thể rơi xuống niệu đạo Sỏi đường tiết niệu được hình thành qua việc tích tụ khoáng chất có trong nước tiểu, sỏi có thể được hình thành ở đài bể thận, niệu quản, bàng quang. Nhiều trường hợp, sỏi nhỏ ở thận, niệu quản hay bàng quang có thể theo dòng nước tiểu và bị đẩy ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, do niệu quả có nhiều đoạn hẹp giải phẫu đặc biệt là ở nam giới nên có nhiều trường hợp sỏi bị kẹt lại ở niệu đạo. Sỏi tại niệu đạo có thể làm tắc nghẽn dòng nước tiểu và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo khiến người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt. Ngoài ra người bị sỏi niệu đạo thường gặp các triệu chứng sau: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu có thể nhỏ giọt. Bệnh lý tuyến tiền liệt Bất thường tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến bàng quang, niệu đạo Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục nam, nằm ngay dưới bàng quang và bao quang niệu đạo, chính vì thế các bất thường tại tuyến tiền liệt có thể gây các ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang và niệu đạo của nam giới. Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới hiện nay, với biểu hiện là gia tăng kích thước tuyến tiền liệt một cách bất thường. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang thường xuyên bị kích thích không theo sự kiểm soát của cơ thể và niệu đạo bị thắt nhỏ lại. Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt thường gặp các triệu chứng như: tiểu nhiều lần buốt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu không hết bãi, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng. Viêm thận – bể thận cấp Viêm thận bể thận cấp có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang Viêm thận bể thận cấp là tình trạng viêm cấp tính tại đài, bể thận và nhu mô thận, nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do vi khuẩn theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, đài bể thận và nhu mô thận hoặc có thể theo đường máu khi người bệnh có nhiễm khuẩn huyết. Viêm thận bể thận cấp thường có  biểu hiện rầm rộ và diễn biến nhanh với các triệu chứng như sốt cao, sốt cơn rét run, thể trạng suy sụp, đau âm ỉ vùng hông lưng (thường ở một bên), người bệnh đái buốt, đái rắt, cảm giác buồn tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu liên tục, nước tiểu thường đục có thể đái ra mủ hoặc máu. Bệnh lậu Lậu cầu có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn Bệnh lậu là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng trực tiếp tới niệu đạo, trực tràng, miệng hoặc cơ quan sinh sản, bệnh gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua con đường sau: Quan hệ tình dục không an toàn. Dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau 10-20 ngày sau khi nhiễm khuẩn với các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, sưng đau và có mủ ở đầu dương vật, sưng đau tinh hoàn, nữ giới thường ra dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, hay thậm trí đau họng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 dấu hiệu đi tiểu nhiều bạn không thể bỏ qua Đi tiểu nhiều lần buốt có chữa khỏi được không? Tiểu nhiều lần buốt có thể cải thiện được nếu bạn điều trị đúng cách Đi tiểu nhiều lần buốt là một triệu chứng bệnh lý người bệnh không nên chủ quan bỏ qua, tuy nhiên một điều may mắn là các bệnh lý mà triệu chứng này cảnh báo thường không phải là tình trạng cấp tính đe dọa tới tính mạng. Hiện nay, các bệnh lý gây đi tiểu nhiều lần buốt đã nêu ở trên đều có thể chữa khỏi được và triệu chứng đi tiểu nhiều lần buốt mà bạn gặp phải cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn có phương án điều trị phù hợp. Tuy nhiên, thời gian điều trị khỏi bệnh cũng như tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ trầm trọng của bệnh, giai đoạn bắt đầu điều trị, bệnh đã có biến chứng hay chưa, cũng như sự phối hợp điều trị của bệnh nhân và phác đồ của thầy thuốc. Bị đi tiểu nhiều lần buốt có cần đi khám ngay không? Khám và điều trị bệnh sớm làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh Đi tiểu nhiều lần buốt không phải là một tình trạng cấp cứu nên bạn không cần hoảng sợ đi khám ngay lập tức sau khi phát hiện mình có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng cảnh báo đường tiết niệu của bạn có thể đang bị tổn thương, và tình trạng này sẽ không thể khỏi nên bạn không có phương án điều trị hợp lý. Vậy nên, khi phát hiện mình bị đi tiểu nhiều lần buốt, bạn hãy sớm sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu để được khám, xác định nguyên nhân bệnh và được bác sĩ tư vấn phương án điều trị phù hợp. Người bệnh khi đi khám tại các cơ sở y tế thường sẽ thực hiện theo quy trình sau: Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, tính chất các triệu chứng, tiền sử điều trị bệnh của bạn, hãy chắc chắn bạn cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác và cụ thể nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng gồm khám thận, khám bộ phận sinh dục, khám tuyến tiền liệt, khám nước tiểu,… nhắm định hướng được chẩn đoán. Cận lâm sàng: người bệnh thường được chỉ định làm các cận lâm sàng như: X quang hệ tiết niệu, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu,… Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng bạn đang gặp phải sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng. Có thể bạn quan tâm: Đái xong vẫn buồn đái có nguy hiểm không? Đâu là cách điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả? Để điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này, từ đó bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Dưới đây là các phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả theo từng nguyên nhân, bạn có thể tham khảo: Sử dụng thuốc tây Thuốc tây là cần thiết trong các trường hợp viêm nhiễm khuẩn Người bệnh đi tiểu nhiều lần buốt thường sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây đặc biệt trong các trường hợp có viêm, nhiễm khuẩn. Thuốc tây có tác dụng dược lý đặc hiệu, tác động vào đúng nguyên nhân sẽ giúp làm giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong từng trường hợp bệnh lý: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo: sử dụng kháng sinh đường uống với thời gian 3-5 ngày, các loại kháng sinh thường dùng như: Nitrofurantoin, Beta lactam, Cephalosporin, Fluoroquinolone. Viêm thận bể thận cấp: sử dụng kháng sinh từ 10-14 ngày, kháng sinh được lựa chọn gồm: Fluoroquinolone, Amoxicillin – Clavunanat, Cephalosporin. Đồng thời kết hợp truyền dịch, giảm đau giãn cơ trơn (Nospa), sử dụng hạ sốt khi có sốt cao trên 38,5 độ. Bệnh lậu: để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp, bác sĩ thường sẽ phải làm kháng sinh đồ đồng thời có thể phải kết hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao với lậu cầu. Một số loại thuốc thường được lựa chọn là: Erythromycin, Tetracyclin, Doxycyclin, Azithromycin, Ciprofloxacin. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả? Điều trị ngoại khoa Nội soi tán sỏi tiết niệu Điều trị ngoại khoa có thể được chỉ định với các trường hợp đi tiểu nhiều lần buốt do sỏi niệu đạo, hoặc bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến. Đối với sỏi niệu đạo phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là nội soi tán sỏi niệu đạo, đây là phương pháp không gây quá nhiều đau đớn, bệnh nhân hồi phục nhanh nên người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Đối với bệnh phì đại tiền liệt tuyến, phương pháp điều trị nội khoa thường ít có hiệu quả, người bệnh thường sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u tiền liệt tuyến hiện nay gồm: phẫu thuật mổ bóc u phì đại tiền liệt tuyến, cắt đốt nội soi qua niệu đạo, mổ bằng laser, liệu pháp nhiệt vi sóng, tiêm ethanol. Với các phương pháp hiện đại hiện nay, người bệnh ít phải trai quá đau đớn, thời gian hồi phục ngắn. Lưu ý chế độ ăn uống sinh hoạt Bia rượu làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh của bàng quang Đối với người bị đi tiểu nhiều lần buốt, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng là một điều cần lưu ý nhằm giảm bớt những khó chịu do bệnh mang lại đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh cần lưu ý những điều sau: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng do có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang, niệu đạo. Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần, hãy cố gắng mang theo bên mình một bình nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên nhất. Không sử dụng rượu bia, chất kích thích do có thể kích thích làm tăng sản xuất nước tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. Lưu ý, người bệnh không nên cố gắng nhịn tiểu, việc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và có thể làm nhiễm khuẩn lan rộng lên niệu quản, đài bể thận. ☛ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều vào ban đêm có tốt không? Làm thế nào để phòng đi tiểu nhiều lần buốt? Thói quen sinh hoạt khoa học lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bị đi tiểu nhiều lần buốt Đi tiểu nhiều lần buốt hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn quan tâm, lưu ý các điều sau: Vệ sinh đường bộ phận sinh dục hàng ngày hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là ở nữ giới. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Quan hệ tình dục an toàn. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý như sỏi tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, khối u bất thường,… Nữ giới tuổi mãn kinh có thể gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt do suy giảm estrogen tạo điều kiện viêm đường tiết niệu, vậy nữ giới ở giai đoạn này cần có kế hoạch bổ sung estrogen phù hợp. Người đặt thông tiểu lâu ngày, nằm bất động lâu ngày hoặc phẫu thuật đường tiết niệu có thể sử dụng kháng sinh đường tiết niệu dự phòng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Vương Niệu Đan hỗ trợ cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần buốt Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng. Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ11

7 dấu hiệu đi tiểu nhiều bạn không thể bỏ qua

Đi tiểu nhiều là tình trạng rối loạn tiểu tiện thường gặp, nó không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Do đó người bệnh cần biết những dấu hiệu đi tiểu nhiều điển hình để đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Dấu hiệu đi tiểu nhiều là gì? Cách chữa trị? Mục lục7 Dấu hiệu đi tiểu nhiều mà bạn cần phải biếtThường xuyên mót tiểu (trên 8 lần/ngày)Lượng nước tiểu mỗi lần ítTiểu không hếtTiểu không kịp són ra quầnMàu sắc của nước tiểu thay đổiĐau rát, khó chịu khi đi tiểuXuất hiện các cơn đau bụng, thắt lưngTriệu chứng khácNguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiềuChế độ ăn uốngDo thay đổi trong thai kỳBàng quang tăng hoạtGặp vấn đề về tuyến tiền liệtNhiễm trùng đường tiết niệuNguyên nhân khácĐi tiểu nhiều có gây hại không?Chẩn đoán đi tiểu nhiều như thế nào?Làm thế nào để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều?Điều chỉnh chế độ ăn uốngHuấn luyện bàng quangThực hiện bài tập cơ sàn chậu (kegel)Châm cứuLiệu pháp phản hồi sinh họcĐiều trị nội khoaĐiều trị ngoại khoaVương niệu đan – Giải pháp vàng cho bệnh nhân đi tiểu nhiều 7 Dấu hiệu đi tiểu nhiều mà bạn cần phải biết Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ của tình trạng đi tiểu nhiều mà người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác nhau như sau: Thường xuyên mót tiểu (trên 8 lần/ngày) Hầu hết mọi người thường đi tiểu từ 4 – 8 lần mỗi ngày. Tuy nhiên ở những người bị đi tiểu nhiều thì con số này có thể tăng lên trên 8 lần, thậm chí phải tỉnh giấc vào vào buổi sáng sớm để đi tiểu. Dù người bệnh uống ít nước nhưng lại thường xuyên mót tiểu, mỗi 1 – 2 giờ một lần. Một số người còn gặp tình trạng cứ sau khi uống nước khoảng 10 – 15 phút là lại muốn đi tiểu. Đi tiểu nhiều có thể nặng hơn khi chế độ ăn uống chứa nhiều rau xanh, trái cây với hàm lượng nước cao như dưa hấu, dứa… Tình trạng này diễn ra liên tục ở nơi làm việc có thể khiến bạn mất khả năng tập trung, giảm hiệu quả công việc, thậm chí ảnh hưởng tới tâm trạng như lo lắng, ngại và tự ti. Xem thêm: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục xuất hiện vì sao? Lượng nước tiểu mỗi lần ít Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít Một người khỏe mạnh thường bài xuất ra lượng nước tiểu từ 250 – 400ml. Bởi khi lượng nước tiểu ở ngưỡng 250ml bàng quang sẽ tạo cảm giác muốn đi tiểu mạnh, kích thích phản xạ cơ vòng để giải phóng nước tiểu. Tuy nhiên ở bệnh nhân đi tiểu nhiều, ngưỡng này bị giảm đi. Khi chỉ mới 150 – 200ml, hay thậm chí là 100ml đã kích thích bàng quang tạo cảm giác mót tiểu dẫn đến lượng nước tiểu đi mỗi lần rất ít. Thường xuyên mót tiểu khiến người bệnh khó chịu do đó họ luôn cố gắng để bàng quang được trống nhưng càng muốn đi tiểu nhiều thì lượng nước tiểu càng ít đi. Tiểu không hết Sau khi đi tiểu, nước tiểu được đào thải hết ra bên ngoài, bàng quang trống tạo cảm giác dễ chịu. Còn ở người bệnh đi tiểu nhiều, họ cảm thấy đi tiểu không hết. Cố gắng rặn nhưng vẫn có cảm giác như còn nước tiểu tồn đọng trong bàng quang. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, lại muốn đi tiểu nữa. Tiểu không kịp són ra quần Do một nguyên nhân nào đó việc điều chỉnh các cơ ở bàng quang không đem lại hiệu quả. Điều này dẫn đến người đi tiểu nhiều không kịp có thể són ra quần, nhất là khi khoảng cách giữa vị trí đang đứng và nhà vệ sinh cách xa nhau. Nước tiểu bị chảy nhỏ giọt rỉ ra ngoài, thậm chí trong trường hợp nặng, chỉ cần hắt hơi, ho hay kéo vật nặng là người bệnh bị són tiểu. Màu sắc của nước tiểu thay đổi Đi tiểu nhiều với màu sắc nước tiểu thay đổi như màu hồng, trắng đục… Thông thường nước tiểu trong và có màu vàng nhạt, tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh đi tiểu nhiều với màu sắc bất thường. Nó có thể chuyển màu đậm hơn, nhạt hơn hay sang màu khác như trắng đục, hồng nhạt và có mùi hôi khó chịu. Đây có thể là biểu hiện của việc đi tiểu ra máu, mủ của bệnh viêm đường tiết niệu, tổn thương bàng quang… Đi cùng với dấu hiệu đi tiểu nhiều với màu nước tiểu thay đổi, người bệnh thường bị tiết dịch bất thường từ âm đạo hay dương vật. Đau rát, khó chịu khi đi tiểu Đi tiểu nhiều có thể kèm theo đau, buốt, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Tình trạng này xảy ra khi vùng cổ bàng quang bị kích thích dẫn đến co thắt gây đau khi tiểu. Ngoài ra sự tăng số lượng thần kinh dưới niệu đạo, tăng độ nhạy của các neuropeptid vận chuyển cảm giác cũng khiến đau tăng lên. Ở một số người bị nhiễm trùng đường tiết niệu còn có dấu hiệu đi tiểu nhiều kèm đau bàng quang do bị tổn thương. Xuất hiện các cơn đau bụng, thắt lưng Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới Đi tiểu nhiều có thể kèm theo đau bụng dưới hoặc đau lưng. Biểu hiện này thường phổ biến hơn ở nữ giới. Cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống dưới vùng xương chậu và cơ quan sinh dục kèm theo các chứng rối loạn tiết niệu như tiểu són, tiểu rắt… Triệu chứng khác Bên cạnh những dấu hiệu điển hình được nêu ở trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác của bệnh nhiễm trùng đường niệu,bao gồm buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể, chóng mặt… Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều Các nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều phải kể đến như uống quá nhiều nước, thay đổi trong thai kỳ, mắc một số bệnh lý như u xơ tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt… Chế độ ăn uống Dùng quá nhiều đồ uống trong ngày như nước, caffein, rượu, nước ngọt… là một trong những nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều. Đặc biệt là phê lại có tính lợi tiểu mạnh, làm tăng co bóp cơ bàng quang và kích thích bàng quang khiến đi tiểu nhiều hơn. Do thay đổi trong thai kỳ Đi tiểu nhiều khi mang thai không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào. Tình trạng này thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ. Thai nhi ngày càng phát triển tạo áp lực lên bàng quang khiến nó bị kích thích dẫn đến mẹ bầu thường xuyên mót tiểu. Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai tiểu không kịp bị són ra quần hoặc rò rỉ khi hắt hơi và ho. Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt dẫn đến đi tiểu nhiều Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đi tiểu nhiều. Bàng quang tăng hoạt khiến cơ quan này co bóp không đúng thời điểm dẫn đến các chứng rối loạn tiểu tiện như đi tiểu nhiều, mỗi lần đi tiểu nước tiểu ít… Nhưng khi bác sĩ tiến hành kiểm tra thì không thấy tình trạng nhiễm trùng, các tổn thương bàng quang hay bệnh lý rõ ràng nào. Gặp vấn đề về tuyến tiền liệt Khi gặp vấn đề về tuyến tiền liệt như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, phì đại tuyến tiền liệt có thể kích thích co bóp bàng quang và ảnh hưởng tới dòng chảy nước tiểu. Điều này khiến người bệnh có các triệu chứng như thường xuyên mót tiểu, tiểu không kịp són ra quần… Nhiễm trùng đường tiết niệu Đây là nguyên nhân phổ biến gây đi tiểu nhiều. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo làm viêm nhiễm, giảm khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang… Nguyên nhân khác Đi tiểu nhiều còn do tiểu đường, người bệnh không kiểm soát được lượng đường trong máu làm cơ thể phải tiểu nhiều hơn để đào thải nó ra bên ngoài. Một số bệnh lý khác gây đi tiểu nhiều như ung thư bàng quang, sỏi thận, viêm âm đạo… Đi tiểu nhiều có gây hại không? Đi tiểu nhiều thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên việc này lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Việc đi tiểu nhiều đòi hỏi phải đến nhà vệ sinh nhiều lần khiến bạn lo lắng, muộn phiền, mất tự tin, giảm hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, nó còn cảnh báo một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến… phải tiến hành điều trị chuyên biệt. Chẩn đoán đi tiểu nhiều như thế nào? Chẩn đoán đi tiểu nhiều như thế nào? Khi thấy các dấu hiệu của đi tiểu nhiều, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để được đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Đầu tiên bác sĩ cần tìm hiểu một số thông tin như loại nước bạn thường uống là gì? Số lượng nước uống là bao nhiêu? Số lần đi tiểu trong ngày và lượng nước tiểu ra chừng bao nhiêu ml? Có đang sử dụng loại thuốc nào không?… Sau đó bệnh nhân được yêu cầu khám bụng, trực tràng, cơ quan sinh dục, thực hiện phân tích nước tiểu và một số xét nghiệm khác nếu cần thiết. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Làm thế nào để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều? Dựa vào nguyên nhân gây đi tiểu nhiều mà thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau như điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện bài tập kegel bảo vệ sức khỏe xương chậu, sử dụng thuốc… Điều chỉnh chế độ ăn uống Người đi tiểu nhiều cần hạn chế tiêu thụ caffein  Hạn chế dùng caffein, rượu, bia, thức uống có đường… do nó có tính lợi tiểu, kích thích bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Nếu như không bỏ được cà phê thì chỉ sử dụng tối đa 200mg caffein/ngày tương đương với 2 ly cà phê để cải thiện các biểu hiện bệnh. Uống quá nhiều nước làm lượng nước tiểu nhiều khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều hơn. Nhưng nếu lượng nước bổ sung vào cơ thể quá ít cũng kích thích niêm mạc, vi khuẩn có hại phát triển làm bệnh nặng hơn. Do đó, lượng nước cần thiết phải cung cấp mỗi ngày tốt nhất là từ 1,5 – 2 lít. Bên cạnh đó là bổ sung thêm chất xơ như rau xanh, trái cây… để ngăn ngừa táo bón. Dùng thêm sữa chua để bảo vệ sức khỏe bàng quang, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe của thận. Huấn luyện bàng quang Nhiều người bệnh cứ cố gắng đi tiểu ngay sau khi có cảm giác để tránh tiểu không kịp són ra quần mà không biết rằng việc đi tiểu nhiều lần có thể làm bệnh nặng thêm. Để cải thiện dần các triệu chứng, người bệnh cần tập thói quen đi tiểu theo giờ, không đi tiểu nếu chưa đến thời gian quy định. Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu từ 3 – 4 giờ, không cần thiết phải đi tiểu khi người bệnh thấy xuất hiện những cảm giác khác lạ trong bàng quang. Việc quy định giờ cần linh hoạt tùy theo mỗi cá nhân như lượng nước uống hàng ngày, loại công việc đang làm, thời tiết nóng hay lạnh… Thực hiện bài tập cơ sàn chậu (kegel) Bài tập Kegel cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều Phương pháp này được đánh giá hiệu quả đối với việc kiểm soát các triệu chứng của đi tiểu nhiều lần. Bài tập kegel giúp tăng cường các cơ ở xương chậu và niệu đạo, hỗ trợ bàng quang khỏe mạnh. Bài tập gồm 3 bước đơn giản như sau: Bước 1: Thả lỏng cơ thể, nhất là nhóm cơ vùng bụng. Bước 2: Thắt chặt các cơ lại như trong trạng thái nhịn tiểu, giữ khoảng 10 giây. Bước 3: Thả lỏng các cơ. Tiến hành lặp lại động tác trên khoảng 10 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập này mỗi ngày 3 lần. Châm cứu Châm cứu là một trong những giải pháp chữa đi tiểu nhiều, nhất là do bàng quang tăng hoạt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, châm cứu ở phụ nữ giúp giảm số lần đi tiểu, cải thiện sức khỏe bàng quang đáng kể. Liệu pháp phản hồi sinh học Là phương pháp trị liệu thay thế giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều không kiểm soát được, đảm bảo chức năng của bàng quang khi hoạt động quá mức. Lợi ích này nhờ tác dụng tăng cường các cơ vùng chậu, hạn chế ảnh hưởng của tác nhân gây đi tiểu nhiều. Điều trị nội khoa Điều trị nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều là giải pháp hữu hiệu để cải thiện bệnh: Do đái tháo đường dùng thuốc ức chế men chuyển alpha-glucosidase, nhóm biguanid, nhóm sulfonylure… Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu dùng kháng sinh, thuốc chống viêm thích hợp. Bàng quang tăng hoạt dùng thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng muscarinic… ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả nhất? Điều trị ngoại khoa Giải pháp này được cân nhắc cuối cùng và chỉ áp dụng trong các trường hợp nặng, các biện pháp trên không đem lại hiệu quả. Kỹ thuật phổ biến được áp dụng hiện nay là mở rộng bàng quang bằng ruột non, cắt bỏ hoàn toàn bàng quang. Vương niệu đan – Giải pháp vàng cho bệnh nhân đi tiểu nhiều Một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều được mọi người dân tin dùng là sử dụng Vương Niệu Đan. Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ hoặc không cảm thấy buồn tiểu sau khi uống nước hiệu quả Vương Niệu Đan chứa các thành phần: Cao UVAROX gồm 3 dược liệu cao Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược giúp tăng sức chứa bàng quang, tăng ngưỡng chứa nước tiểu. Bên cạnh đó là tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, tăng lực cơ vùng sàn chậu giúp kiểm soát tiểu tiện tốt hơn. Vispo là chiết xuất Cọ lùn, có tác dụng ức chế thụ thể muscarinic ở cơ chóp của bàng quang từ đó giảm co thắt. Đồng thời làm tăng nồng độ testosteron giúp cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Chiết xuất Hạt bí đỏ có khả năng ức chế enzyme aromatase cũng có tác dụng tăng lượng testosteron. Bên cạnh đó còn tăng lượng nitric oxyd cần thiết giúp giãn bàng quang, tăng sức chứa. Cao Nữ lang giúp an thần, dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm tiểu đêm nhiều lần. Từ đó, Vương Niệu Đan có công dụng giảm co thắt, tăng độ co giãn bàng quang, giúp bàng quang chứa được lượng nước tiểu đủ lớn mới kích thích phản xạ đi tiểu. Đồng thời làm giảm các chứng rối loạn tiểu tiện khác như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì về thông tin sản phẩm hoặc các vấn đề về đi tiểu nhiều, bạn có thể gọi đến số tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Dựa vào những dấu hiệu đi tiểu nhiều kể trên mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải và có hướng giải quyết kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Chia sẻ13

Loading...