Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là những dấu hiệu tiết niệu khá phổ biến gây nhiều phiền toái, tự ti cho người người mắc phải. Vậy đây là những dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són

Tiểu đêm là tình trạng bạn cần phải thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm. Bởi một người khỏe mạnh hầu hết sẽ không cần thức dậy đi tiểu hoặc thi thoảng mới cần dậy đi tiểu. Đi tiểu vào ban đêm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như khiến bạn luôn trong trạng thái uể oải, thiếu ngủ vào hôm sau.

Tiểu nhiều lần đây là tình trạng bạn cần đi tiểu nhiều hơn bình thường vào ban ngày. Bình thường mỗi người chỉ cần đi tiểu từ 6-8 lần trong ngày và nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày thì có thể coi bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều. Đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc của bạn.

Tiểu són (tiểu không kiểm soát) là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách không tự chủ khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ và bối rối. Mức độ nhẹ của bệnh là chỉ thi thoảng mới xảy ra cho đến mức độ nặng hơn là khi ho hoặc hắt hơi cũng khiến nước tiểu bị són, mà bạn không kịp chạy đến phòng vệ sinh.

Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu són nhiều lần là gì?

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là những dấu hiệu khác nhau nhưng hoàn toàn có thể xảy ra cùng một lúc khi bạn mặc phải những bệnh lý mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây.

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són là những dấu hiệu mà bạn có thể gặp cùng một lúc ở những bệnh sau đây

Bệnh bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang co bóp do bị kích thích một cách đột ngột không theo sự kiểm soát của cơ thể, ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu để có kích thích bình thường.

Bệnh thường gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, khó nhịn tiểu, có thể tiểu không tự chủ, đi tiểu không hết bãi, cảm giác tiểu rắt,…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhưng thường liên quan đến tình trạng tăng co bóp cơ chóp bàng quang. Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam đề cập đến những nguyên nhân sau:

  • Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang.
  • Tuổi già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm.

Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già.

Bệnh này tuy không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để lâu dài không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và công việc trong cuộc sống.

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) đây là bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt là cơ quan nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh đường niệu đạo. Tuyến này thường phát triển ở tuổi dậy thì và khi đến khoảng 10-25 tuổi là thời kỳ ổn định cho đến khi vào đổi tuổi trung niên trên 40 tuổi bắt đầu có xu hướng phát triển.

Khi tuyến tiền liệt phát triển làm chèn ép vào bàng quang, gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu như ngăn cản dòng nước tiểu ra khỏi bàng quang, tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són, tiểu khó, tiểu rắt , tiểu không hết…

Nguyên nhân gây ra bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể kể đến những nguyên nhân như sau:

  • Do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể nam giới
  • Do di truyền
  • Lối sống thiếu khoa học
  • Do ít vận động

Phì đại tuyến tiền tiệt có tỉ lệ nam giới mắc khá cao, theo thống kê thì có đến hơn 60% nam giới trong độ tuổi trên 60 và hơn 80% nam giới trên 80 tuổi bị mắc bệnh này. Do đó, phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của nam giới khi bước sang tuổi trung niên.

>>> Xem thêm: Đi tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt cần phải làm gì?

Đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa của cơ thể với đặc điểm là lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên. Một trong những triệu chứng ban đầu của đái tháo đường là tình trạng đi tiểu đêm, tiểu nhiều. Nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện là do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thưa ra khỏi cơ thể thông quá nước tiểu.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây nên những tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang, dẫn đến bàng quang hoạt động không kiểm soát từ đó làm xuất hiện các tình trạng tiểu són, tiểu gấp, tiểu không kiểm tự chủ,….

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống?

Khi bạn bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són do những bệnh lý kể trên, tuy những bệnh lý này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng khi bạn bị những dấu hiệu này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Cụ thể như sau:

  • Làm mất tự tin khi tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuốc sống bởi luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn
  • Bạn luôn có cảm giác lo lắng, lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm
  • Ảnh hưởng tới chuyện vợ chồng gây rạn nứt hạnh phúc gia đình
  • Tăng nguy cơ bị ngã, tai nạn đặc biệt với người cao tuổi
  • Làm ảnh hưởng đến những người xung quanh

Với những ảnh hưởng trên tới cuộc sống, nên khi bạn gặp phải các dậu hiệu tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són thì bạn cần đi khám sớm để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chuẩn đoán tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són

Để chuẩn đoán được chính xác được bệnh lý gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són thì đầu tiên bác sỹ sẽ đưa ra một số câu hỏi cho bạn như sau:

  • Bạn đi tiểu bao lần trong ngày?
  • Có đi tiểu đêm nhiều lần hay không?
  • Bạn có thường xuyên bị tiểu són hay không?
  • Những dấu hiệu này đã xảy ra trong bao lâu?
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống của bạn thế nào?
  • Gần đây bạn có sử dụng loại thuốc nào không?
  • Lượng nước tiểu của bạn mỗi lần đi tiểu nhiều hay ít?

Sau khi hỏi bạn một số câu hỏi như trên thì các bác sỹ thường sẽ chỉ định bạn đi làm thêm một số những xét nhiệm như: xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra sức căng bàng quang, soi bàng quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT, đo lượng nước tiểu còn dư,… từ đó sẽ đưa ra được kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh của bạn.

Điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són

Để điều trị dứt điểm được tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són thì tùy theo từng nguyên nhân gây ra mà có những cách điều trị phù hợp cho từ loại bệnh.

Do bệnh bàng quang tăng hoạt (OAB)

Tập bài tập Kegel

Đây là bài tập rất tốt nhằm giúp cải thiện tăng cường cơ sàn chậu, giúp cơ này khỏe hơn từ đó giúp cho việc kiểm soát bàng quang hiệu quả và giảm được tình tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són do bàng quang tăng hoạt. Với cách này bạn cần phải tập luyện hàng ngày, đúng nhóm cơ và đúng phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Bài tập gồm 3 bước đơn giản, bạn có thể luyện tập nhiều lần trong ngày:

  • Bước 1: thả lỏng toàn thân, đặc biệt là nhóm cơ bụng
  • Bước 2: thắt chặt các cơ trong trạng thái nhịn tiểu. Giữ trong 10 giây.
  • Bước 3: thả lỏng các cơ. Lặp lại các động tác khoảng 10 lần.

Bạn nên luyện tập bài tập này ít nhất 3 lần một ngày.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc tây y được sử dụng trong phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt hiện nay gồm:

  • Các thuốc kháng Muscarin:  darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium. Thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang từ đó giảm tình trạng bàng quang kích thích.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chen anpha giao cảm: imipramin, amitriptyline, duloxetine, tamsulosin, alfuzosin, doxazosin, cũng cho thấy có tác dụng hiệu quả trong điều trị bàng quang tăng hoạt tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng.
  • Tiêm thuốc bàng quang: Onabotulinumtoxin A, còn được gọi là Botox, là một loại thuốc tiêm được tạo ra từ độc tố botulinum loại A – tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Chúng được sử dụng với liều lượng nhỏ tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang để giúp thư giãn các cơ, từ đó ngăn chặn tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són nghiêm trọng.

Việc sử dụng các thuốc điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt nên được chỉ định bởi bác sĩ tùy tình trạng bệnh.

TPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són an toàn và hiệu quả 

Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả.
  3. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn.

Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau:

  • Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích).
  • Người đang có các triệu chứng của những bệnh tiểu gấp mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Chú ý:

  • Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ
  • Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà

Phẫu thuật

Đây là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt khi mà xuất hiện triệu chứng khá nghiêm trọng, các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật mở rộng tăng dung tích bàng quang: đây là phương pháp tăng thể tích bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang qua đó làm giảm tình trạng bàng quang kích thích.
  • Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang: bàng quang sẽ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể, nối niệu quản ra da thông với một túi chứa nước tiểu nên các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt sẽ hết. Tuy nhiên cuộc sống sinh hoạt, vệ sinh của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Do bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Khi bệnh phì đại tuyến tiền liệt của bạn đang trong giai đoạn đầu chưa gây ảnh hưởng quá nhiều đế cuộc sống và các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són chưa đến mức nguy hiểm thì bạn có thể thay đổi chế độ sinh hoạt cũng giúp giảm bạn cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể như:

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,…
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước, nhưng cần tránh uống nhiều nước vào buổi tối.
  • Tạo một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dụng thường xuyên để cải thiện sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Ngoài việc việc thay đổi chế độ sinh hoạt thì sử dụng thuốc cũng là một phương pháp giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Một số loại thuốc có thể kể đến như sau:

  • Thuốc kháng cholinergic, như oxybutynin, tolterodine (Detrusitol XL) và solifenacin (Vesicare). Nhóm thuốc này có thể giúp cải thiện các triệu chứng như: tiểu khẩn cấp, tiểu són, tiểu nhiều lần,…
  • Chất ức chế phosphodiesterase 5 (PDE5). Tadalafil thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến cương cứng. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, thuốc giúp làm giãn các cơ ở tuyến tiền liệt và xung quanh lỗ mở của bàng quang, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn.

  • Mirabegron (Betmiga). Nếu thuốc kháng cholinergic không hoạt động hoặc bạn không thể dùng thuốc kháng cholinergic, bác sĩ có thể kê mirabegron. Mirabegron là một loại thuốc mới được gọi là chất chủ vận beta-3-adrenoceptor.
  • Desmopressin. Nếu bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống một viên desmopressin trước khi đi ngủ. Điều này làm cho thận sản xuất ít nước tiểu hơn trong sáu đến tám giờ. Bạn sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi chức năng thận khi sử dụng thuốc này.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện khi thay đổi lối sống và dùng thuốc, hoặc nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng.

Một số loại phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP)
  • Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum)
  • Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT)
  • Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA)
  • Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP)
  • Mổ mở tuyến tiền liệt

Do bệnh đái tháo đường

Thay đổi thói quen ăn uống, vận động

Bệnh đái tháo đường này có ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do đó việc thay đổi thói quen ăn uống, vận động là một cách đơn giản mà hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng do bệnh đái tháo đường gây nên. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Ăn ít calo hơn
  • Ăn ít carbohydrate tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt
  • Ăn ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa
  • Sử dụng nhiều rau và trái cây
  • Sử dụng nhiều thực phẩm có chất xơ
  • Dành ra từ 30-60 phút một ngày để tập thể dục hàng ngày. Bạn có thể tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, yoga,…
  • Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu, hãy chú di đứng dậy đi lại sau 45 phút ngồi hoặc nằm.

Sử dụng thuốc

Ngoài việc có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì nhiều trường hợp bác sỹ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm một số loại thuốc. Một số loại thuốc hay được sử dụng bạn có thể tham khảo:

  • Metformin (Glucophage, Glumetza,…): metformin là thuốc phổ biến nhất cho bệnh tiểu đường. Nó hoạt động bằng cách giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin để cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.
  • Sulfonylureas: Những loại thuốc này giúp cơ thể bạn tiết ra nhiều insulin hơn, như glyburide (DiaBeta, Glynase), glipizide (Glucotrol) và glimepiride (Amaryl).

 

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...