Tiểu không kiểm soát

Són tiểu là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục són tiểu hiệu quả

Người bệnh tiểu són (tiểu không tự chủ) thường chậm trễ trong việc điều trị do đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình trạng mình mắc phải. Tuy nhiên, họ không biết rằng bản thân đang phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về “Són tiểu là bệnh gì?” cũng như cách để khắc phục tình trạng này. Tham khảo bài viết: 6 Mẹo hay chữa són tiểu Mục lục1. Són tiểu là hiện tượng gì?Són tiểu căng thẳngSón tiểu gấpSón tiểu trànSón tiểu chức năngSón tiểu hỗn hợp2. Són tiểu là biểu hiện của bệnh gì?Són tiểu tạm thờiSón tiểu kéo dài3. Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu són4. Chẩn đoán chứng tiểu sónKhám lâm sàngXét nghiệm5. Khắc phục tiểu són bằng cách nào?Điều trị tiểu són bằng thuốc tân dược (Tây y)Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoaCác biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện tiểu són6. Vương Niệu Đan – liệu pháp thảo dược đẩy lùi tình trạng tiểu són an toàn, hiệu quả Són tiểu là biểu hiện của bệnh gì? Bạn đã biết chưa? 1. Són tiểu là hiện tượng gì? Bàng quang là cơ quan có chức năng lưu trữ nước tiểu. Ở người bình thường, khi bạn cần đi tiểu, các cơ bàng quang sẽ co thắt lại đẩy nước tiểu ra ống niệu đạo, tại đây, các cơ vòng niệu đạo giãn ra và nước tiểu sẽ được tống ra ngoài. Tuy nhiên, với người bệnh són tiểu, họ mất kiểm soát chức năng này của bàng quang, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào những mức độ này mà các chuyên gia chia ra 5 loại tiểu són khác nhau. Cụ thể: Són tiểu căng thẳng Són tiểu do căng thẳng là hiện tượng rò rỉ nước tiểu một lượng thấp đến vừa phải do áp lực ổ bụng tăng đột ngột. Áp lực này gây ra khi người bệnh thực hiện một số hành động gắng sức như: nâng vật nặng, ho, hắt hơi, cười,…Đây là loại tiểu són thường gặp nhất, đặc biệt phổ biến ở đối tượng phụ nữ do biến chứng của quá trình sinh nở. Hầu như ai cũng từng bị són tiểu do ho, hắt hơi ít nhất một lần trong đời, tuy nhiên, tiêu chuẩn để được coi như tình trạng bệnh lý là tần suất tiểu són do căng thẳng xảy ra hơn 2 lần trong một tháng. Són tiểu có thể xảy ra khi bạn thực hiện hoạt động gắng sức như ho Són tiểu gấp Đây là loại tiểu són phổ biến thứ hai, hay gặp nhất ở đối tượng người cao tuổi. Són tiểu gấp đặc trưng bởi tình trạng tiểu không tự chủ kèm theo tiểu gấp, bệnh nhân đột nhiên có nhu cầu đi tiểu rất thôi thúc mà họ không thể kiềm lại được. Dẫn đến, một lượng nước tiểu từ trung bình đến nhiều sẽ bị rò rỉ. ☛ Xem đầy đủ: Chứng són tiểu ở người già Són tiểu tràn Són tiểu tràn phổ biến hơn cả ở đối tượng nam giới có bệnh lý về tuyến tiền liệt. Dạng són tiểu này đặc trưng bởi tình trạng bàng quang không đủ sức chứa lượng nước tiểu mà cơ thể tạo ra, có thể kèm theo mất khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Dẫn đến, nước tiểu bị rò rỉ mãn tính, thường chỉ với một lượng nhỏ nhưng sự rò rỉ có thể diễn ra liên tục bất kể ngày đêm. Són tiểu tràn bất kể ngày đêm khiến bệnh nhân lệ thuộc vào tã Són tiểu chức năng Són tiểu chức năng là tình trạng tiểu són không do các vấn đề về thể chất. Các cơ quan hệ tiết niệu của bệnh nhân vẫn điều tiết bình thường, tuy nhiên, do sa sút về nhận thức hoặc trí tuệ khiến họ không biết đâu mới là thời gian, địa điểm phù hợp để đi tiểu. Són tiểu chức năng có thể gặp ở người mắc Alzheimer, bệnh nhân tâm thần,… Són tiểu hỗn hợp Són tiểu hỗn hợp là sự kết hợp của 2 trong những dạng tiểu không kiểm soát kể trên. Thông thường, người bệnh són tiểu thường có nhiều hơn một loại tiểu không kiểm soát và thường gặp nhất là són tiểu căng thẳng kết hợp với són tiểu gấp. ☛ Đọc thêm: Chứng són tiểu sau sinh 2. Són tiểu là biểu hiện của bệnh gì? Són tiểu có thể gây ra bởi những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hoặc bắt nguồn từ các bệnh lý tiềm ẩn. Đánh giá chính xác nguyên nhân gây tiểu són là căn cứ để bác sĩ giúp bạn xác định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Són tiểu tạm thời Một số bệnh lý đơn giản, dễ điều trị có thể gây ra són tiểu tạm thời: ➤ Nhiễm trùng tiết niệu Nhiễm trùng tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập vào các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Sự nhiễm trùng sẽ kích thích các cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể để tiêu diệt hoặc tống khứ vi khuẩn ra ngoài, trong đó, thông qua nước tiểu cũng là một con đường để loại bỏ vi khuẩn. Bệnh nhân sẽ được kích thích nhu cầu đi tiểu một cách mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và có thể kèm theo tiểu không tự chủ. Ngoài tiểu nhiều, tiểu són, nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra những triệu chứng điển hình khác như: Sốt, mệt mỏi toàn thân. Nóng rát ở niệu đạo mỗi khi đi tiểu do tính acid trong nước tiểu tăng để chống lại vi khuẩn. Nước tiểu vàng đục, có mùi hôi bất thường, đôi khi có thể lẫn máu. ➤ Táo bón Táo bón cũng được biết tới như là một nguyên nhân gây ra tiểu són tạm thời. Tương tự như nhiễm trùng tiết niệu, tình trạng táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Theo giải phẫu, trực tràng nằm gần bàng quang và cả 2 cơ quan này có chung dây thần kinh chi phối. Khi bị táo bón, phân cứng tích tụ nhiều trong trực tràng sẽ gây sức ép cho bàng quang, đồng thời các dây thần kinh phải tăng cường hoạt động để đẩy phân ra ngoài. Điều này đã vô tình dẫn đến bàng quang bị kích thích quá mức, gây ra tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Đôi khi chứng tiểu són tạm thời gây ra bởi các lý do khác, bao gồm: ☛Rượu Rượu ngoài tác dụng lợi tiểu còn có thể gây an thần, mê sảng hoặc bất động, khiến người uống mất kiểm soát chức năng bàng quang. Từ đó, gây ra tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. ☛Cafein Đồ uống chứa cafein như cà phê có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, khiến bàng quang bị đầy nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều, có thể kèm theo rò rỉ nước tiểu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ cao hơn với chứng tiểu không tự chủ. ☛Thuốc Són tiểu đôi khi là một tác dụng không mong muốn của các thuốc dùng trong điều trị suy tim, tăng huyết áp. Ví dụ như thuốc lợi tiểu (bumetanide , furosemide,…) làm tăng sản xuất nước tiểu, gây tiểu nhiều, tiểu đêm, có thể kèm tiểu són. Tình trạng tiểu són thường tự hết khi bạn ngừng dùng thuốc. Són tiểu kéo dài Tiểu són dai dẳng có thể do các bệnh lý mạn tính hoặc do thay đổi thể chất tiềm ẩn, bao gồm: ➤Bàng quang tăng hoạt Són tiểu do hội chứng bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý rất phổ biến ở đối tượng người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan tới sự co bóp quá mức của cơ chóp bàng quang. Dẫn đến tình trạng bệnh nhân thường xuyên tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu đêm, có thể kèm theo tiểu không tự chủ. Nếu bạn thường xuyên bị mót tiểu đột ngột, cảm giác thôi thúc đi tiểu mạnh mẽ, không nhịn được và kèm theo một trong số các triệu chứng sau thì khả năng cao bạn đã mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều: trung bình, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Do đó, bạn sẽ được tính là đi tiểu nhiều nếu tần suất đi tiểu trên 8 lần/ngày. Tiểu đêm: bệnh nhân cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bất kể là một hay nhiều lần thì cũng được coi là đi tiểu đêm. Tiểu són: sau cảm giác tiểu gấp, bệnh nhân có hiện tượng tiểu không tự chủ, đái dầm ngắt quãng. Triệu chứng này gặp ở khoảng 50% bệnh nhân mắc OAB. ➤Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh nam khoa phổ biến ở đàn ông tuổi trung niên, đặc trưng bởi sự tăng sản lành tính của tuyến tiền liệt. Do tương quan vị trí giữa tuyến tiền liệt, bàng quang và niệu đạo nên khi tăng sinh bất thường, tuyến tiền liệt sẽ chèn ép vào niệu đạo và tạo áp lực cho bàng quang. Điều này dẫn tới sự tắc nghẽn đường tiểu và kích thích bàng quang quá mức, khiến cho bệnh nhân thường xuyên tiểu són, tiểu nhiều. ➤Sỏi đường tiết niệu Sỏi tiết niệu – những tinh thể rắn tích tụ từ khoáng chất trong nước tiểu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gây cản trở dòng chảy nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu són. Ngoài tiểu không tự chủ, bạn còn có thể gặp những triệu chứng khác như: Đau bụng dưới, đau mỏi phần thắt lưng, mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội. Nước tiểu đục, có màu bất thường, có thể lẫn máu. Có thể kèm theo đái buốt. ➤Rối loạn thần kinh Các bệnh lý gây tổn thương thần kinh hoặc tủy sống như đái tháo đường, Parkinson, đột quỵ, u não hoặc Alzheimer có thể cản trở các tín hiệu thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang. Điều này lý giải tại sao những bệnh nhân này lại hay gặp tình trạng tiểu không tự chủ. ➤Mang thai Các báo cáo y khoa cho thấy cứ 10 phụ nữ mang thai thì có tới 4 người bị són tiểu thai kỳ. Do khi mang thai, thai nhi phát triển, đè nén lên bàng quang và niệu đạo  khiến cho mẹ gặp tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt và tiểu són. Hầu hết các trường hợp, các vấn đề về tiểu són thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên ở một số phụ nữ, quá trình mang thai gây áp lực khiến cơ sàn chậu suy yếu dần theo thời gian. Dẫn đến, sau sinh, tình trạng tiểu rắt, rò rỉ nước tiểu vẫn không tự cải thiện. ➤Thời kỳ mãn kinh Ở phụ nữ tuổi mãn kinh, lượng estrogen – một loại hormone giúp niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh bị suy giảm. Kết quả là, các mô ở niệu đạo bị teo, áp lực đóng của niệu đạo cũng suy yếu nên nước tiểu dễ bị rò rỉ ra ngoài. Xem đầy đủ: Chứng són tiểu ở phụ nữ 3. Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu són Các đối tượng có nguy cơ cao hơn trong mắc chứng tiểu không tự chủ bao gồm: Phụ nữ: nữ giới có nguy cơ mắc tiểu són cao hơn nam giới, đặc biệt là dạng tiểu són căng thẳng. Tất cả những yếu tố như sinh nở, mãn kinh và cấu tạo giải phẫu của phụ nữ là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Người cao tuổi: tuổi càng cao thì cơ sàn chậu, cơ trơn bàng quang và cơ vòng niệu đạo càng suy yếu, đồng thời sức chứa của bàng quang cũng suy giảm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc người già hay gặp tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Béo phì: béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang, niệu đạo, lâu ngày dẫn đến chức năng kiểm soát nước tiểu của các cơ quan suy yếu. Do đó, người béo phì có nguy cơ cao với chứng tiểu són căng thẳng, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình bạn có một người thân mắc chứng tiểu són thì bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu són cao hơn người khác. Một số bệnh lý: các đối tượng đang mắc sẵn một số bệnh lý về thần kinh hoặc đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc tiểu không tự chủ cao hơn người khỏe mạnh. ☛Tham khảo: Són tiểu khi ho và hắt hơi 4. Chẩn đoán chứng tiểu són Mục tiêu của việc chẩn đoán là xác định được dạng tiểu són bạn mắc phải và nguyên nhân gây tiểu són vì những thông tin đó sẽ quyết định việc điều trị. Khám lâm sàng Bạn cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về tiền sử gia đình và bệnh lý đang mắc phải, thông tin càng chi tiết thì càng có ích cho việc chẩn đoán và điều trị. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số hành động gắng sức như ho để họ có thể nắm bắt được tình trạng tiểu són của bạn. Xét nghiệm Bạn có thể được đề nghị làm một số xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu: để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, dấu hiệu nước tiểu lẫn máu hoặc các bất thường khác. Nhật ký bàng quang: hàng ngày, bạn cần ghi chép lại lượng nước nạp vào, lượng nước tiểu ra và số lần đi tiểu không tự chủ. Điều này cho phép xác định lượng nước tiểu bị són. Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi tiểu: bạn sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một thùng có mức đo lượng nước tiểu, sau đó bác sĩ sẽ dùng ống thông hoặc xét nghiệm siêu âm để xác định lượng nước tiểu còn sót trong bàng quang. Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin để cân nhắc phẫu thuật, bạn sẽ được đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm niệu động học và siêu âm vùng chậu. 5. Khắc phục tiểu són bằng cách nào? Nếu tiểu són là do lối sống thiếu khoa học thì bạn cần thay đổi những thói quen xấu ngay từ bây giờ để tình trạng tiểu són sớm được cải thiện. Còn với trường hợp tiểu són bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh sinh, để giải quyết triệt để tình trạng này, bệnh nhân cần được bắt đầu điều trị từ bệnh lý gây ra tiểu són. Điều trị tiểu són bằng thuốc tân dược (Tây y) Điều trị tiểu són bằng thuốc Tây y Thuốc tân dược luôn là một trong những phương pháp điều trị được quan tâm hàng đầu trong bất kỳ chứng bệnh nào bởi chúng không chỉ cho hiệu quả điều trị tốt mà cách sử dụng đa phần rất thuận tiện. Tuy nhiên, đi kèm với ưu điểm đó là những rủi ro không hề nhỏ do các tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Do đó, bạn không được tự chữa tiểu són bằng thuốc Tây y một cách tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý cũng như để kê đúng thuốc đúng bệnh. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số thuốc hay dùng trong điều trị các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ. ➤Nhiễm trùng tiết niệu Kháng sinh là liệu pháp chỉ định đầu tiên trong nhiễm trùng tiết niệu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, nuôi cấy và phân lập vi khuẩn trong nước tiểu, bác sĩ sẽ đưa ra kháng sinh đồ phù hợp với bạn. Xét nghiệm nước tiểu cho phép bác sĩ lựa chọn kháng sinh phù hợp Một số kháng sinh đường uống dùng trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu đơn giản, không biến chứng bao gồm: kháng sinh Cephalosporin (Ceftriaxone, Cephalexin), kháng sinh Cotrimoxazol (Biseptol, Bactrim, Septra). Thông thường, với trường hợp này, kháng sinh sẽ được kê đơn từ 3 -7 ngày. Hãy cố gắng dùng thuốc đúng lịch trình, triệu chứng tiểu són có thể cải thiện ngay sau 1-2 ngày, tuy nhiên, bạn không được tự ý ngừng thuốc sớm vì vi khuẩn có thể chưa bị tiêu diệt triệt để và sẽ lại tiếp tục gây bệnh. Khi đó, việc điều trị sẽ vất vả hơn nhiều. ➤Bàng quang tăng hoạt Do nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt hiện vẫn chưa xác định rõ nên việc điều trị hội chứng sẽ tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng thông qua sử dụng một trong số các nhóm thuốc: Các thuốc kháng muscarinic: Oxybutynin, Darifenacin, Solifenacin,…Đây là nhóm thuốc hiệu quả nhất trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Chúng giúp giảm tình trạng tiểu són thông qua cơ chế đối kháng thụ thể muscarinic và làm giãn cơ trơn bàng quang. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các thuốc trên có một số tác dụng phụ phổ biến như: khô miệng, táo bón, nóng mặt, nhức đầu,…có thể gây cản trở việc tuân thủ của người bệnh. Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Imipramine cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên thần kinh và tim mạch nên Imipramine không được sử dụng rộng rãi để điều trị tiểu són như nhóm kháng muscarinic. Xem thêm: Bàng quang tăng hoạt nên làm gì?. ➤Đái tháo đường Như đề cập ở mục 2, đái tháo đường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương thần kinh kiểm soát bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu són. Để điều trị đái tháo đường, bệnh nhân sẽ được kê những thuốc làm giảm lượng đường huyết trong máu. Các thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị tiểu đường ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Nhóm biguanid: Metformin thường được chỉ định đầu tiên để điều trị đái tháo đường tuýp 2. Thuốc gây hạ đường huyết bằng cách làm giảm tân tạo đường ở gan. Nhóm Sulfonylureas: Gliclazide (Diamicron), Glimepiride (Amaryl) kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin – hormone có tác dụng hạ đường huyết. Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa Trong các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi tiết niệu, bệnh nhân có thể được chỉ định một số phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn khi điều trị nội khoa đơn thuần không giúp kiểm soát được bệnh tật. Các can thiệp ngoại khoa này sẽ giúp loại bỏ khối u xơ, tán sỏi. Từ đó, các tác nhân cản trở đường tiểu được loại bỏ và tình trạng tiểu són được cải thiện đáng kể. Các biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện tiểu són Bệnh nhân tiểu són nên hạn chế uống rượu Hạn chế tiêu thụ rượu, cafein: đây đều là những chất lợi tiểu, dùng lâu dài có thể khiến bạn tiểu không kiểm soát, do đó, hãy hạn chế hết mức có thể. Tránh uống thuốc lợi tiểu vào buổi tối: các thuốc lợi tiểu trong điều trị tim mạch, tăng huyết áp thường được uống vào 1 thời điểm cố định trong ngày, hãy bàn bạc với bác sĩ của bạn về việc uống thuốc vào buổi sáng để tránh tình trạng tiểu đêm. Quản lý lượng chất lỏng nạp vào: uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày giúp bàng quang hoạt động hiệu quả. Uống không đủ nước có thể làm tăng nguy cơ táo bón – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu són. Đào tạo bàng quang: tập luyện thói quen đi tiểu vào các thời điểm cố định trong ngày, sao cho khoảng cách giữa mỗi lần từ 2-3 giờ. Sau đó, dần dần kéo dài thời gian đó ra đến khi đạt 3-4 giờ/lần. Tập luyện cơ sàn chậu: bài tập Kegel giúp tăng sức khỏe cơ sàn chậu hiệu quả, đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh. Cơ sàn chậu khỏe mạnh sẽ nâng đỡ bàng quang không bị sa và kiểm soát tốt sự co thắt của cơ vòng niệu đạo. Tham khảo thêm các bài tập cơ sàn chậu tại đây. 6. Vương Niệu Đan – liệu pháp thảo dược đẩy lùi tình trạng tiểu són an toàn, hiệu quả Ngoài những phương pháp kể trên, sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan cũng là một giải pháp hiệu quả để đẩy lùi tình trạng tiểu són. Vương Niệu Đan ra đời dựa trên sự phối hợp của các thành phần thảo dược quý: Vương Niệu Đan là giải pháp thảo dược an toàn để cải thiện tiểu són Cao UVAROX (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược): có tác dụng giãn cơ trơn và tăng sức chứa bàng quang nên giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. VispoTM (chiết xuất Cọ lùn): có cơ chế tương tự như nhóm thuốc kháng thụ thể muscarinic, tuy nhiên tác dụng khá chọn lọc trên M3 nên giúp bạn vẫn đạt hiệu quả làm giãn cơ trơn bàng quang mà không gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón. Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ Lang: giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và giảm nhẹ triệu chứng tiểu đêm nhiều lần. Với sự phối hợp các thành phần dược liệu trên, Vương Niệu Đan thực sự là một liệu pháp an toàn, hiệu quả để cải thiện tình trạng tiểu són, tiểu gấp, tiểu đêm nhiều lần. Vương Niệu Đan đã được Bộ Y Tế công nhận về tính an toàn, hiệu quả và cấp phép lưu hành. Do đó, bạn có thể an tâm mà trải nghiệm sản phẩm, hãy kiên trì sử dụng trong 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Tài liệu tham khảo https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/urinary-incontinence https://www.medicalnewstoday.com/articles/165408#types https://www.msdmanuals.com/professional/genitourinary-disorders/voiding-disorders/urinary-incontinence-in-adults https://www.msdmanuals.com/home/kidney-and-urinary-tract-disorders/disorders-of-urination/urinary-incontinence-in-adults http://benhvienlaokhoa.vn/tieu-khong-kiem-soat-o-nguoi-cao-tuoi Chia sẻ0

3 cách chữa đái rắt hiệu quả không phải ai cũng biết

Đái rắt (tiểu rắt) là tình trạng rất phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm của triệu chứng nên nhiều người còn e dè, không điều trị từ sớm, dẫn đến để lại hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về cách chữa đái rắt an toàn, hiệu quả. Mục lục1. Nguyên nhân gây ra đái rắtĐái rắt có thể là biểu hiện của bệnh lýNguyên nhân không do bệnh lý2. 3 cách chữa trị đái rắt hiệu quảMẹo dân gian đẩy lùi triệu chứng đái rắt hiệu quảChữa tiểu rắt bằng thuốc Tây yĐiều trị tiểu rắt bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa3. Một số biện pháp hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắtLưu ý chung khi điều trị tiểu rắtVương Niệu Đan – giải pháp an toàn hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắt Chữa dứt điểm tiểu rắt bằng cách nào? 1. Nguyên nhân gây ra đái rắt Đái rắt có thể là biểu hiện của bệnh lý Để hiểu và áp dụng được các cách điều trị tiểu rắt, trước tiên bạn cần nắm rõ được nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng tiểu rắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu, tiểu rắt chủ yếu bắt nguồn từ một bệnh lý nguyên phát, có thể là: bệnh lý hệ tiết niệu, bệnh lý nam khoa và bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Cụ thể: Bệnh lý hệ tiết niệu ➤Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Nhiễm trùng đường tiết niệu được cho là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tiểu rắt. Bệnh gây ra bới các tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, ngoài ra còn có virus và nấm. Chúng xâm nhập vào các cơ quan trong hệ tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và gây ra nhiễm trùng. Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Ngoài triệu chứng thường gặp là tiểu rắt, bệnh nhân bị nhiễm trùng đường niệu còn có thể xuất hiện những biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Nước tiểu có màu vàng đục, mùi hôi, đôi khi có thể lẫn máu mủ. Cảm giác nóng rát khi đi tiểu. ➤Sỏi đường tiết niệu Sỏi hệ tiết niệu có thể là nguyên nhân gây ra đái rắt Sỏi ở đường tiết niệu chính là những khối canxi oxalate được kết tinh và tích tụ trong nước tiểu. Sỏi có thể xuất hiện ở thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản, thậm chí chúng có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác như từ thận di chuyển đến niệu đạo. Sỏi niệu chính là dị vật cản trở đường dẫn nước tiểu, khiến bệnh nhân thường xuyên tiểu không hết bãi và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu có thể gặp triệu chứng đặc trưng: bụng dưới đau âm ỉ, không có tư thế nào giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau. ➤Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co thắt không kiểm soát kèm theo cơ sàn chậu suy yếu, gây ra tình trạng bệnh nhân thường xuyên tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ và có thể kèm theo tiểu rắt. Bệnh phổ biến ở đối tượng người cao tuổi. Đọc thêm: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? ➤Viêm bàng quang kẽ Đến nay, nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ vẫn chưa được xác định chính xác. Ở người bình thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, não bộ sẽ được báo hiệu và thôi thúc cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm bàng quang kẽ, tín hiệu này bị lẫn lộn khiến họ buồn tiểu ngay cả khi bàng quang chứa ít nước tiểu. Ngoài biểu hiện tiểu nhiều, tiểu rắt, bệnh còn đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng chậu với các mức độ từ âm ỉ đến dữ dội. ➤Ung thư bàng quang Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng không thể loại trừ khả năng tiểu rắt gây ra bởi ung thư bàng quang. Do các khối u ác tính chèn ép vào niệu đạo nên bệnh nhân ung thư bàng quang hay buồn tiểu và phải đi tiểu dù lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, kèm theo đó là cảm giác bứt rứt do tiểu không hết bãi. Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện nghiêm trọng khác như: đái ra máu toàn bãi, nước tiểu chứa máu cục. Bệnh lý nam khoa ➤Phì đại tuyến tiền liệt Đái rắt do phì đại tuyến tiền liệt Ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt sẽ tăng sinh lành tính bất thường và chèn ép, gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo. Do đó, bệnh nhân thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới đã bước vào độ tuổi trung niên. ➤Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt cũng là một bệnh phổ biến ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thường thứ phát sau viêm mào tinh hoàn hoặc viêm niệu đạo. Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường gặp tình trạng: tiểu rắt, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, kèm theo đau nhiều ở vùng bẹn. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa ➤Đái tháo đường Đái tháo đường có thể gây biến chứng lên thần kinh khiến bệnh nhân mất kiểm soát hoạt động bàng quang, dẫn đến tình trạng thường xuyên tiểu gấp, tiểu nhiều lần và có thể kèm theo tiểu rắt. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như khát nước, sụt cân và khô da. Nguyên nhân không do bệnh lý Ngoài ra, tình trạng tiểu rắt tạm thời, mức độ nhẹ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: các thói quen thiếu khoa học, tình trạng sinh lý của cơ thể: Uống thuốc lợi tiểu (trong điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp) vào buổi tối. Uống nhiều đồ uống có chất kích thích gây lợi tiểu như rượu bia, cà phê. Mất ngủ, căng thẳng thần kinh, stress khiến tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Mang thai: thai nhi phát triển và gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo khiến thai phụ thường xuyên tiểu nhiều, tiểu rắt. Tình trạng tiểu rắt do những nguyên nhân không do bệnh lý thường không quá nghiêm trọng và dễ dàng khắc phục khi tình trạng sinh lý cơ thể thay đổi cũng như chấm dứt các thói quen bất lợi với cơ thể. 2. 3 cách chữa trị đái rắt hiệu quả Mẹo dân gian đẩy lùi triệu chứng đái rắt hiệu quả Từ xa xưa, ông bà ta đã biết tận dụng những món quà thiên nhiên ban tặng để tạo nên các bài thuốc điều trị tiểu rắt. Các bài thuốc dân gian này đều sử dụng những cây cỏ vô cùng quen thuộc, gần gũi mà bạn có thể không ngờ đến: ☛ Rau mồng tơi Rau mồng tơi sắc uống có thể cải thiện chứng đái rắt Rau mồng tơi hẳn không hề xa lạ gì với các bữa ăn của người Việt. Ngoài món canh mồng tơi đượm vị ngọt, mát, rau mồng tơi còn được dùng để tăng nhuận tràng và chữa tiểu rắt, tiểu buốt rất hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần giã mồng tơi lấy nước cốt và đun sôi, để nguội rồi uống. Nếu không thể chịu được mùi nước cốt, bạn có thể sắc mồng tơi và uống như trà hàng ngày. ☛ Bí xanh Nước ép bí xanh có thể chữa đái rắt Bí xanh cũng là một loại thực phẩm quen thuộc và dễ kiếm. Ngoài công dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, bí xanh còn có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi triệu chứng tiểu rắt. Người bệnh có thể gọt vỏ, ép lấy nước rồi hòa tan một chút muối vào nước ép bí xanh và uống. So với nước cốt mồng tơi thì nước ép bí xanh thường được cảm nhận là thơm ngon và dễ uống hơn. Nếu ngại làm nước ép hoặc không chịu được vị nước ép bí xanh thì bạn có thể luộc ăn và uống nước bí luộc, tuy nhiên cách làm này sẽ kém hiệu quả hơn uống nước ép tươi. ☛Râu ngô Râu ngô có thể làm giảm tình trạng đái rắt Râu ngô được biết đến như một loại thảo dược bình dân mà giá trị vô cùng bởi vô số những lợi ích cho sức khỏe mà nó đem lại. Trong đó, những công dụng được biết đến nhiều nhất của râu ngô chính là điều trị tiểu rắt, viêm bàng quang, viêm thận, tán tỏi tiết niệu. Bài thuốc với râu ngô thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch rồi luộc râu ngô với nước, để sôi 10 phút trước khi tắt bếp. Nước râu ngô ngọt thanh, thơm ngon, dễ uống, cách làm lại đơn giản, tuy nhiên tác dụng đẩy lùi tiểu rắt của nó thì vô cùng hiệu quả, không thể xem thường. Những bài thuốc dân gian trên đều có ưu điểm là nguyên liệu thân thuộc, dễ kiếm và an toàn với sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc kỹ những điều sau trước khi áp dụng: Các mẹo dân gian trên thường chỉ giúp làm giảm triệu chứng đái rắt chứ không giải quyết triệt để gốc rễ nguyên nhân gây ra đái rắt. Do đó, tình trạng đái rắt rất dễ tái phát. Hiệu quả trị tiểu rắt khó dự đoán do mức độ đáp ứng của mỗi người với cùng một bài thuốc là khác nhau, có người hợp, có người lại không hợp. Các bài thuốc trên phải thực hiện trong một thời gian dài thì mới đem lại kết quả. Tuy nhiên, vì sự lách cách, tốn thời gian mỗi khi chuẩn bị nên bệnh nhân thường khó kiên trì và dễ bỏ cuộc. Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với bệnh nhân tiểu rắt mức độ nhẹ. Khi triệu chứng tiểu rắt trở nên nặng hơn thì các mẹo trên không còn phát huy tác dụng, bạn chỉ nên sử dụng nó như một biện pháp hỗ trợ. Chữa tiểu rắt bằng thuốc Tây y Các thuốc Tây y sẽ được phối hợp để vừa làm giảm triệu chứng tiểu rắt, vừa điều trị gốc rễ bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu rắt. Tùy vào mỗi nguyên nhân bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê những thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Chữa tiểu rắt bằng thuốc tây y là cách điều trị phổ biến ➤Nhiễm trùng đường tiết niệu Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, thông qua một số xét nghiệm để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh hoặc dựa vào tình hình dịch tễ của địa phương, bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh đồ phù hợp với bệnh nhân. Một số kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu hiện nay phải kể đến: kháng sinh nhóm cephalosporin như Zinnat, kháng sinh Trimethoprim sulfamethoxazole. Nhiễm trùng bắt nguồn từ nguyên nhân là nấm thường hiếm gặp, trong trường hợp này bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc chống nấm như Fluconazol, Itraconazol. ➤Bàng quang tăng hoạt Thuốc kháng muscarinics như darifenacin, fesoterodine có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bằng quang tăng hoạt nhờ cơ chế làm giảm co bóp của cơ chóp bàng quang. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho người bệnh như: khô miệng, khó tiêu, táo bón, nóng mặt, nhịp tim nhanh. ➤Viêm bàng quang kẽ Viêm bàng quang kẽ đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên việc điều trị tập trung vào làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân được điều trị bằng phối hợp các thuốc: thuốc Nsaids giúp giảm đau, chống viêm; thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng thư giãn bàng quang và thuốc kháng histamin làm giảm cảm giác kích thích buồn tiểu, giảm số lần đi tiểu. ➤Đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường sẽ được điều trị bằng các thuốc làm giảm glucose máu phù hợp, tùy mức độ bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường hiện nay là metformin, bên cạnh đó, các thuốc nhóm sulfonylurea cũng được chỉ định rất phổ biến. Việc điều trị đái rắt bằng thuốc Tây y đem lại những lợi ích dễ thấy: Điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tiểu rắt. Hiệu quả thuốc thường phát huy nhanh, có thể điều trị tiểu rắt các mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân chủ yếu dùng thuốc đường uống nên cảm thấy rất đơn giản, thuận tiện, dễ tuân thủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó thuốc Tây y cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Thuốc Tây y có rất nhiều tác dụng phụ bất lợi. Tuy lợi ích điều trị lớn nhưng nguy cơ chúng đem lại cũng không phải là nhỏ. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được tư vấn và cân nhắc kỹ để có được phương án điều trị tốt nhất. Khi dùng thuốc tây y, một sai lầm nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn. Việc sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Điều trị tiểu rắt bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa Khi tiểu rắt bằng nguồn từ các nguyên nhân như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, có thể bệnh nhân sẽ cần can thiệp các phẫu thuật loại bỏ sỏi, khối u thì triệu chứng tiểu rắt mới có thể đẩy lui. Các biện pháp ngoại khoa này chỉ được áp dụng khi bệnh lý của bệnh nhân đã nghiêm trọng và việc điều trị bằng thuốc đã thất bại. Hầu hết các bệnh nhân sau khi can thiệp ngoại khoa đều điều trị thành công triệu chứng tiểu rắt. Tuy nhiên, thực tế luôn có một xác suất cuộc phẫu thuật diễn ra không thành công. Khi đó thì không chỉ không đạt được mục tiêu điều trị mà đến sức khỏe của bệnh nhân cũng bị đe dọa. Bên cạnh đó, những can thiệp có thể gây ra đau đớn lâu dài, dai dẳng cho người bệnh sau này. Tham khảo: Top 8 cách chữa tiểu rắt tại nhà 3. Một số biện pháp hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắt Lưu ý chung khi điều trị tiểu rắt Bài tập kegel giúp tăng sức mạnh cơ sàn chậu và cải thiện tình trạng đái rắt Để hỗ trợ các biện pháp điều trị tiểu rắt phát huy hiệu quả tốt nhất cũng như giúp triệu chứng tiểu rắt sớm chấm dứt, không tái phát, bạn cần lưu ý những điều sau: Uống đủ 2 lít nước trong ngày để đảm bảo bàng quang hoạt động bình thường, không uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng niệu đạo. Tránh tiêu thụ những thực phẩm kích thích lợi tiểu như cà phê, trà, rượu bia,… Luyện tập cho bàng quang: cố gắng kéo dài khoảng cách giữa những lần đi tiểu để tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, tập thói quen đi tiểu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Dành đủ thời gian cho mỗi lần đi tiểu để đảm bảo tống hết nước tiểu ra ngoài. Tập luyện để tăng sức khỏe cơ sàn chậu (cơ nâng đỡ bàng quang và kiểm soát đường ra của niệu đạo) bằng bài tập Kegel. Vương Niệu Đan – giải pháp an toàn hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắt Vương Niệu Đan giúp cải thiện triệu chứng đái rắt hiệu quả Do e ngại những tác dụng ngoại ý của thuốc Tây y nên hiện nay nhiều người có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn với sức khỏe. Đáp ứng những nhu cầu đó, công ty Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan như một giải pháp an toàn, hiệu quả trong cải thiện tình trạng tiểu rắt hiện nay. Vương Niệu Đan chứa các thành phần thảo dược quý: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), chiết xuất Hạt bí đỏ, Cao Nữ lang. Sản phẩm hỗ trợ bạn đẩy lui triệu chứng đái rắt nhờ vào 3 tác động: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: giãn cơ trơn, tăng sức chứa của bàng quang nhờ vào cơ chế đối kháng các receptor của α- adrenergic, muscarinic ở đường niệu dưới kết hợp với việc tổng hợp đủ Nitric oxide cần cho quá trình giãn cơ bàng quang. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, nhờ đó tăng khả năng nâng đỡ bàng quang nằm đúng vị trí và kiểm soát tiểu tiện tốt hơn. Cải thiện giấc ngủ: an thần và cải thiện giấc ngủ, từ đó làm giảm tần suất tiểu đêm. Tính an toàn và hiệu quả của Vương Niệu Đan trong làm giảm tình trạng tiểu rắt đã được Bộ Y Tế công nhận. Do đó, bạn có thể yên tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm như một giải pháp hiệu quả hỗ trợ đẩy lùi tiểu rắt. Bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1800.1279 để được tư vấn chi tiết hơn về công dụng cũng như cách sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Chia sẻ0

Loading...