Tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát do căng thẳng và cách khắc phục

Chào bác sĩ: Tôi là Bùi Thị Thư, năm nay 54 tuổi hiện đang sinh sống tại Hải Dương. Dạo gần đây tôi thường xuyên bị tiểu không kiểm soát. Tôi có đi khám thì chức năng thận không có vấn đề gì, bác sĩ tư vấn nguyên nhân có lẽ do căng thẳng trong cuộc sống, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh kết hợp với việc trải qua sinh nở nhiều lần khiến cơ bàng quang bị suy yếu. Mong bác sĩ tư vấn làm thế nào để kiểm soát được hiện tượng này không? Tôi xin cảm ơn! Trả lời: Chào chị Thư! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe của chúng tôi. Với thắc mắc của chị, chúng tôi giải đáp thông qua những thông tin sau đây. Hoạt động tiểu tiện bình thường diễn ra như thế nào? Trước khi tìm hiểu về chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ, hãy cùng tìm hiểu về hoạt động tiểu tiện bình thường của bàng quang. Phản xạ đi tiểu bình thường là sự kết hợp giữa các nhóm cơ và hệ thần kinh trung ương. Các nhóm cơ đó bao gồm: Cơ trơn bàng quang. Cơ thắt niệu đạo trong. Cơ thắt niệu đạo ngoài. Nhóm cơ sàn chậu. Chức năng của các nhóm cơ như sau: Cơ trơn bàng quang có nhiệm vụ tống nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Cơ thắt niệu đạo trong nằm cạnh cổ bàng quang có tác dụng đóng niệu đạo lại khi chưa có nhu cầu đi tiểu. Cơ thắt niệu đạo ngoài có tác dụng kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Cơ sàn chậu có vị trí ngay dưới bàng quang có tác dụng nâng đỡ bàng quang, giúp cho ống niệu đạo đóng lại đều đặn. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích các cơ ở thành bàng quang để gửi tín hiệu lên hệ thần kinh. Tín hiệu này gửi lên cầu não (cầu não có vai trò điều phối hoạt động của bàng quang và cơ thắt để chúng hoạt động nhịp nhàng) và tới vỏ não – nơi kiểm soát quá trình tiểu tiện. Các xung động từ vỏ não đi xuống chỉ huy co thắt hoặc giãn cơ vòng niệu đạo ngoài nhằm kiểm soát quá trình đi tiểu. Do đó, phản xạ đi tiểu bình thường có sự kết hợp toàn vẹn giữa vỏ não, cầu não, cơ bàng quang, cơ vòng niệu đạo, các dây thần kinh dẫn truyền. Tìm hiểu thêm thông tin: Chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Khám tiểu không kiểm soát ở đâu? Tiểu không kiểm soát do căng thẳng là gì? Tiểu không kiểm soát là một vấn đề phổ biến gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nhẹ (són tiểu, thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi) cho đến nặng (tiểu không kiểm soát khi gắng sức). Người bệnh không kiểm soát được quá trình đi tiểu gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Stress là một trong những yếu tố khiến triệu chứng này càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu không kiểm soát được việc tiểu tiện, người bệnh cảm thấy bối rối, tự ti hoặc giới hạn công việc, cuộc sống xã hội đặc biệt là vận động, hoạt động giải trí. Nếu không kiềm chế được căng thẳng, người bệnh bị són tiểu ngay khi: Hắt hơi. Ho. Cười. Đứng lên. Nâng vật nặng. Tập thể dục. Căng thẳng kéo dài khiến tiểu không kiểm soát càng tồi tệ. Quay lại trường hợp của chị Thư, do tâm lý căng thẳng, gặp nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh nên gây ức chế dây thần kinh khiến hệ thống điều khiển hoạt động tiểu tiện bị xáo trộn gây tiểu không kiểm soát. Bên cạnh đó, quá trình sinh nở nhiều lần khiến cho nhóm cơ bàng quang bị suy yếu. Kết hợp với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, các cơ quan này không còn hoạt động trơn tru như trước. Và tất nhiên, hệ quả tất yếu là bàng quang co bóp quá mức trong giai đoạn làm đầy, khả năng lưu trữ nước tiểu bị giảm. Những co bóp này tự phát, không thể kìm hãm khiến người bệnh mắc chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát…như trường hợp mà chị đang gặp phải. Ngay khi gặp phải hiện tượng này, chị cần gặp bác sĩ để kiểm tra cụ thể để kiềm chế tiểu không kiểm soát gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện như thư giãn, giảm căng thẳng, thực hiện các bài tập kiểm soát bàng quang… Khắc phục chứng tiểu không kiểm soát do căng thẳng Phần lớn các trường hợp kiểm soát bàng quang giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát do căng thẳng. Dưới đây là một số cách giúp chị kiểm soát bàng quang một cách hiệu quả hơn. Thay đổi lối sống Giảm căng thẳng: Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những yếu tố khiến tiểu không kiểm soát tồi tệ hơn. Để cải thiện chứng tiểu không kiểm soát, hãy kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng. Thiền, đọc sách, yoga, đi bộ…là một trong những mẹo giảm căng thẳng hiệu quả. Giảm căng thẳng trong cuộc sống là biện pháp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát do stress. Hạn chế rượu bia và đồ uống chứa caffein: Đây là những đồ uống có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu mà cơ thể sản xuất ra. Với phụ nữ đangm ắc chứng tiểu không kiểm soát, chúng sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Do đó, cần hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống này. Những nguồn chứa caffein phổ biến như cà phê, soda, socola, trà… Hạn chế chất làm ngọt nhân tạo: Một số chất làm ngọt nhân tạo gây kích thích bàng quang và khiến tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn. Hãy tránh xa những thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo để kiểm soát bàng quang tốt hơn. Giảm cân: Phụ nữ béo phì, thừa cân có nguy cơ cao mắc chứng tiểu không kiểm soát. Nếu thừa cân hãy giảm cân tới mức trọng lượng khỏe mạnh nhằm hạn chế rò rỉ nước tiểu. Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể: Nên dùng 1,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh bị tiểu đêm nhiều lần. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan mỗi ngày không chỉ giúp kiểm soát tốt việc đi tiểu mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Phương pháp tập luyện Một số bài tập giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiểu không kiểm soát hiệu quả. Chị có thể thực hiện một số bài tập như sau: Đi tiểu theo giờ: Thực hiện bằng cách đi tiểu vào một khung giờ nhất định trong ngày. Thời điểm ban đầu thực hiện sẽ khá khó khăn nhưng dần bạn sẽ thấy quen hơn. Đi tiểu theo giờ được thực hiện ngay cả khi bạn chưa cần đi tiểu ngay. Mục đích của việc làm này nhằm giúp bạn có thói quen tốt để làm quen với nhịp độ đi tiểu cố định. Luyện tập bàng quang: Nhằm cải thiện tiểu không kiểm soát hiệu quả. Người bệnh cần cố gắng nhịn tiểu trong khoảng 10 phút mỗi khi có cảm giác buồn tiểu. Điều này nhằm kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi đạt 2,5 – 3,5 giờ. Khi có dấu hiệu buồn tiểu, bạn có thể đánh lạc hướng bằng cách đọc sách, chơi game, thư giãn, đứng lên ngồi xuống… Bài tập Kegel: Đây là bài tập phụ nữ không nên bỏ qua nhằm cải thiện chứng tiểu không kiểm soát. Bài tập kegels hỗ trợ ngăn ngừa tiểu không kiểm soát, tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Trước khi thực hiện bài tập, bạn cần xác định nhóm cơ sàn chậu. Đây là nhóm cơ được sử dụng để ngăn dòng nước tiểu bài tiết ra ngoài. Sau khi xác định nhóm cơ này, thực hiện như sau: Co thắt cơ sàn chậu, giữ trong khoảng 5 – 10 giây. Từ từ thả lỏng. Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 30 nhịp co thắt. Bài tập có thể thực hiện ở bất cứ đâu và thời điểm nào nhằm tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Chi tiết: Một số bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu không kiểm soát an toàn hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Hy vọng những thông tin trên giải đáp thắc mắc của chị Thư và giúp chị có giải pháp khắc phục tốt nhất cho tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng của mình. Chúc chị sức khỏe! Chia sẻ0

Cách trị tiểu gấp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Ngày nay, tiểu gấp đang là một vấn đề mà rất nhiều người mắc phải ở cả nam và nữ giới. Khi bạn bị tiểu gấp sẽ gây nên những khó chịu làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như sức khỏe. Vậy nên để giải quyết tình trạng tiểu gấp này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị tiểu gấp hiệu quả trong bài viết sau đây. Mục lục1. Nguyên nhân gây tiểu gấp là gì?2. Cách chẩn đoán bệnh tiểu gấp như thế nào?3. Cách điều trị tiểu gấp hiệu quả3.1. Cách điều trị tiểu gấp không sử dụng thuốc3.2. Cách điều trị tiểu gấp sử dụng thuốc3.3. Cách điều trị tiểu gấp bằng phương pháp dân gian4. TPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ an toàn và hiệu quả  Nguyên nhân gây tiểu gấp là gì? Tiểu gấp là hiện tượng mà người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu tới mức không chịu được và cần đi tiểu nhanh chóng. Thông thường người bị tiểu gấp sẽ có số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày, tuy nhiên lượng nước tiểu đi trong một lần thường sẽ khá ít. Vậy đâu là những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu gấp này? Nguyên nhân có thể kể đến như: Bàng quang tăng hoạt: Đây là hiện tượng các cơ của bàng quang bị kích thích và co bóp một cách bất thường làm xuất hiện tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều cả ngày và đêm. Viêm bàng quang: viêm bàng quang khiến cho quá trình bài tiết nước tiểu bị rối loạn, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu gấp. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bệnh này thường xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngoài triệu chứng tiểu gấp thì còn những dấu hiệu khác như tiểu nhiều, tiểu buốt,… Phì đại tuyến tiền liệt: sự gia tăng về kích thước của tuyến tiền liệt sẽ gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến cho bạn gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu rắt hay tiểu són. Viêm tuyến tiền liệt: đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng tiểu gấp xảy ra ở nam giới. Khi bạn bị viêm tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết nước tiểu từ đó gây ra hiện tượng tiểu gấp. Các bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu gấp là gì? Cách chẩn đoán bệnh tiểu gấp như thế nào? Để xác định xem người bệnh có phải đang bị gặp các vấn đề liên quan đến triệu chứng tiểu gấp hay không thì các Bác sĩ sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp chẩn đoán như kiểm tra thể chất của người bệnh và kết hợp với các xét nghiệm. Đối với phần kiểm tra thể chất, các Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi để test về tiền sử, thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt hàng ngày để xác định nguyên nhân gây bệnh: Tần suất đi tiểu như thế nào? Lượng nước tiểu là ít hay nhiều? Màu sắc nước tiểu? Bạn có thường xuyên cảm thấy đau, rát hoặc khó chịu trong quá trình đi tiểu? Thời gian gần đây bạn có sử dụng những loại thuốc gì đặc biệt không? Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn như thế nào? …. Ngoài ra, tùy vào kết quả khám sức khỏe tổng quát như thế nào, các Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như sau: Xét nghiệm nước tiểu Siêu âm Nội soi bàng quang Xét nghiệm thần kinh Đọc thêm: Cần chuẩn bị trước khi đi khám tiểu không kiểm soát Cách điều trị tiểu gấp hiệu quả Cách điều trị tiểu gấp không sử dụng thuốc Tập bài tập Kegel Đây là bài tập rất tốt nhằm giúp cải thiện tăng cường cơ sàn chậu, giúp cơ này khỏe hơn từ đó giúp cho việc kiểm soát bàng quang hiệu quả và giảm được tình trạng tiểu gấp. Với cách này bạn cần phải tập luyện hàng ngày, đúng nhóm cơ và đúng phương pháp. Để tập được bài tập kegel này tốt thì việc đầu tiên bạn cần xác định được chính xác cơ sàn chậu. Việc xác định này sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau: Đối với nữ: bạn hãy đặt một ngón tay vào âm đạo và thít phần có này lại. Lúc này bạn sẽ cảm thấy các cơ thắt lại và sàn chậu của bạn di chuyển lên. Thả lỏng và sau đó bạn cảm thấy sàn chậu di chuyển trở lại bình thường. Đối với nam: để xác định cơ này bằng cách ngưng tiểu giữa chừng, lúc đó bạn sẽ cảm nhận được sự co thắt của cơ này nhằm làm cản trở lại việc đi tiểu. Sau khi bạn đã xác định được cơ ngày thì bạn bắt đầu thực hiện bài tập. Có 3 bài tập phổ biết mà bạn có thể thực hiện như sau: Bài tập co thắt chậm: Thít chặt cơ sàn chậu và giữ trong 3 – 5 giây rồi nghỉ 3 – 5 giây, làm như vậy 8 – 12 lần. Bài tập co thắt nhanh: Giữ chặt cơ sàn chậu trong 1 giây và thả lỏng ngay sau đó, liên tục trong khoảng 10 – 30 lần. Bạn nên sử dụng cách này từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Bài tập pull-in: Thực hiện bài tập này bằng cách căng cơ mông và giơ 2 chân lên cao và hướng vào trong. Giữ nguyên tư thế này trong 5-10 giây và trở lại tư thế bạn đầu. Thực hiện động tác như vậy 10 lần. Luyện tập bàng quang Luyện tập bàng quang là một cách nữa rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng tiểu gấp. Để luyện tập cách này bạn chuẩn bị một cuốn sổ để ghi lại nhật ký thời gian giữa các lần đi tiểu. Để thực hiện cách này các bạn cần thực thiện như sau: Ban đầu bạn hãy cứ đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy buồn và ghi lại thời gian giữa các lần đi vệ sinh này. Sau vài lần bạn sẽ tính ra được thời gian ngắn nhất giữa các lần đi vệ sinh. Bạn theo dõi và xác định được thời gian ngắn nhất trung bình giữ những lần đi vệ sinh ghi lại con số đó. Tiếp đó bạn bắt đầu quá trình luyện tập. Ví dụ như bạn ghi được con số thời gian ngắn nhất bằng cách ở trên là 45 phút. Thì lúc này bạn cần cố gắng nhịn tiểu lâu hơn thơi gian trên bằng các biện pháp đánh lạc hướng như sau: Hãy dừng lại và đừng chạy ngay vào nhà vệ sinh Đứng yên hoặc ngồi xuống nếu có thể Hãy hít thở sâu và từ từ thở ra nhằm tạo sự thư giãn nhất Tập trung vào làm một việc gì đó để làm giảm bớt hoặc làm hạn chế cảm giác buồn tiểu ví dụ như tính nhấm hay gì đó tương tự Khi bạn đã cảm thấy không thể nhìn được nữa thì thay vì chạy bạn hãy đi chậm từ từ vào nhà vệ sinh và đi tiểu Bạn hãy cứ giữ mức thời gian này bằng những cách đánh lạc hướng như trên đến khi không còn cảm giác bị tiểu gấp. Sau đó bạn hãy tăng thời gian giữa các lần đi tiểu lên thêm 15 phút. Và bạn lại thực hiện lặp lại cho đến khi đạt thời gian mới mà không còn cảm giác bị tiểu gấp. Bạn hãy thực hiện luyện tập duy trì điều này cho đến khi bạn có thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu gấp của mình trong khoảng 4 giờ cho đến khi thoải mái. Quá trình này sẽ mất thời gian khá dài. Đừng bỏ cuộc! Luyện tập bàng quang này cần nhiều thời gian và công sức, nhưng đây là cách có thể giúp bạn không cần dùng thuốc hay can thiệp của phẫu thuật. Tham khảo: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt Phương pháp không dùng thuốc cuối cùng mà chúng tôi muối giới thiệu đến với các bạn cũng rất hiệu quả trong việc trị tiểu gấp đó là việc bạn thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Cụ thể: Tránh sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt,… bởi những chất này sẽ khiến bàng quang của bạn bị kích thích sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng tiểu gấp. Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ. Luôn cung cấp đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nhưng tránh uống quá nhiều trong một lần mà bạn cần uống rải đều ra trong ngày. Luôn duy trì cân nặng ở mức phù hợp để tránh mỡ có thể làm chèn ép lên bàng quang. Hãy tránh việc căng thẳng thường xuyên bằng cách mỗi ngày nên dành một khoảng thời gian cho bản thân có thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Thường xuyện luyện tập thể dục hàng ngày, chú ý cần chọn những môn thể thao vừa sức tránh những môn cần hoạt động với cường độ mạnh. Một vài môn bạn có thể tham khảo như: đi bộ, yoga,… Cách điều trị tiểu gấp sử dụng thuốc Đối với trường hợp tình trạng tiểu gấp của bạn gây ảnh hưởng quá đến cuộc sống của bạn thì việc sử dụng thuốc để điều trị những triệu chứng là hợp lý. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự tư vấn và kê đơn của bác sỹ có chuyên môn trước khi sử dụng. Thuốc kháng cholinergic Thuốc kháng cholinergic gây ngăn chặn tác động xấu của chất acetylcholin. Giúp làm giãn cơ trơn bàng quang từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt ở bàng quang khiến bạn đi tiểu gấp do bàng quang tăng hoạt. Đối với nhóm thuốc này bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sỹ đã chỉ định bởi uống quá nhiều thuốc kháng cholinergic có thể dẫn đến các triệu chứng quá liều, chẳng hạn như: Chóng mặt, buồn ngủ cực độ, sốt, ảo giác nặng, khó thở, tim đập nhanh… và có thể dẫn đến tử vong. Thuốc chẹn alpha – 1 Thuốc chẹn alpha-1 hay còn gọi là thuốc đối kháng alpha-adrenergic là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Nhóm thuốc này giúp thư giãn cơ ở cổ bàng quang và cơ trong đường tiết niệu nhằm giúp việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bao gồm cả tình trạng tiểu gấp. Thuốc antimuscarinic Loại thuốc này hoạt động chủ yếu bằng cách tăng sức chứa bằng quang và giảm tình trạng tiểu gấp thông qua việc phóng tỏa kích thích thụ thể muscarinic bởi acetylcholine trong quá trình lưu trữ bàng quang. Thuốc này chống chỉ định dùng cho các bệnh nhân loạn nhịp nhanh không kiểm soát được, bệnh nhược cơ, ứ dịch dạ dày và bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra thuốc antimuscarinics cũng có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, mờ mắt, nhịp tim nhanh, buồn ngủ,… Thuốc Mirabegron Thuốc này có tác dụng tương tự như antimuscarinics nhưng mang lại hiệu quả hơn. Thuốc này hoạt động bằng cách thúc đẩy kích thích thụ thể beta có chọn lọc của cơ detrusor để tăng cường thư giãn cơ trơn. Thuốc này không nên sử dụng với những bệnh nhân có tiểu sử tăng huyết áp. Ngoài ra, Mirabegron cũng có một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, mờ mắt,… Xem thêm: Thuốc trị tiểu đêm nhiều uống loại nào hiệu quả? Cách điều trị tiểu gấp bằng phương pháp dân gian Một cách điều trị tiểu gấp nữa cũng mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn mà còn không gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh như dùng thuốc Tây ở trên đó là sử dụng phương pháp dân gian. Những nguyên liệu trong bài thuốc này đều là những nguyên liệu dễ kiếm, bạn có thể tham khảo dưới đây: Sử dụng bí xanh Bí xanh được biết tới là một nguyên liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Bí xanh được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau trong đó có chứng tiểu gấp. Cách thực hiện: Bạn lấy một miếng bí xanh to gọt vỏ rồi mang đi xay nhuyễn lấy nước uống hoặc ăn sống. Bạn sử dụng các này trong khoảng 10 ngày liên tục sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể sử dụng bí xanh trong chế biến các món ăn hàng ngày cũng rất tốt. Sử dụng phượng vĩ thảo Phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ seo gà, đây là một loại cây có tính lạnh, vị hơi đắng và ngọt nhạt. Loại cỏ này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, trị lỵ. Thường được dùng để trị các bệnh như táo bón, viêm đường tiết niệu. Cách thực hiện: Lấy 20-30g phượng vĩ thảo, 550ml nước vo gạo lưu ý là sử dụng nước vo lần 2. Mang sắc còn lại khoảng 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng trong thời gian từ 10-15 ngày. Sử dụng rau mồng tơi Mồng tơi là một trong số các loại rau rất phổ biến có mặt trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Rau mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, có khả năng giải độc tố, giúp nhuận tràng… được coi là một dược liệu trong chữa trị các bệnh như tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu rắt,… Cách thực hiện: Bạn sử dụng 100 gram lá và cuộng rau mồng tơi rửa sạch, để ráo rồi cho vào ấm đun kỹ. Đem lọc lấy nước, pha thêm chút nước sôi để nguội, uống thay trà hàng ngày. Lưu ý: Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà hiệu quả trên mỗi người có thể khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có sự tư vấn và chỉ định trực tiếp của các Bác sỹ có chuyên môn. Ngoài ra người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, tăng cường luyện tập cơ sàn chậu để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông tin thêm cho bạn: Tiểu nhiều uống cây thuốc gì hiệu quả? TPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ an toàn và hiệu quả  Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh tiểu gấp mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ0

Tiểu gấp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiểu gấp là một trong những hiện tượng rối loạn đường tiết niệu mà rất nhiều người gặp phải. Đi tiểu gấp gây nên rất nhiều bất tiện cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì bạn luôn lo lắng vì cần phải đi tiểu nhiều. Do đó để các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu gấp này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcTiểu gấp là gì?Triệu trứng hay gặp của tiểu gấpNguyên nhân gây tiểu gấpNhiễm khuẩn đường tiết niệuBàng quang tăng hoạtViêm bàng quangViêm tuyến tiền liệtPhì đại tuyến tiền liệtSỏi đường tiết niệuDo bệnh thần kinhCách chuẩn đoánPhương pháp điều trị tiểu gấp hiệu quảPhương pháp điều trị tại nhàPhương pháp dùng thuốcPhương pháp khácSử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tiểu gấp hiệu quảNhững cách phòng ngừa tiểu gấp Tiểu gấp là gì? Tiểu gấp là hiện tượng thường xuyên có cảm giác buồn tiểu đến mức không thể chịu đựng được và phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh để đi tiểu. Số lần đi tiểu trong ngày thường nhiều hơn 8 lần một ngày. Tuy nhiên, có một vấn đề là khi bị tiểu gấp số lần đi tiểu có thể nhiều nhưng lượng nước tiểu đi trong một lần lại rất ít. Ngoài tiểu gấp thì người bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu rắt,… Triệu trứng hay gặp của tiểu gấp Một vài triệu chứng mà người bị tiểu gấp hay gặp có thể kể đến như sau: Tiểu gấp gây ra hiện tượng cần đi tiểu ngay lập tức, do áp lực trong bàng quang tăng đột ngột và khó giữ được nước tiểu. Tiểu gấp có thể xảy ra bất kể bàng quang có nước tiểu hay không. Điều này khiến cho người bị tiểu gấp có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong suốt cả ngày. Tiểu gấp luôn kèm theo việc bạn không thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình. Khi bị tiểu gấp thì những cử động đột ngột gây áp lực lên bàng quang như ho, cười cũng có thể làm nước tiểu bị són ra ngoài qua niệu đạo. ☛ Xem thêm: Tình trạng mắc tiểu liên tục là gì? Nguyên nhân gây tiểu gấp Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Một trong những nguyên nhân khá phổ biến gân nên tình trạng tiểu gấp là do bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận. Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu xuất hiện khi bạn vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,… Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng tiểu gấp, đi tiều nhiều lần, tiểu buốt,… Bệnh này bạn cần được phát hiện và điều trị kịp thời bởi rất có thể bệnh tình sẽ lại có thể bị tái phát nếu không được điều trị triệt để. Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt (OAB) cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tiểu gấp. Đây là hiện tượng các cơ của bàng quang bị kích thích và co bóp một cách bất thường. Điều này khiến xuất hiện tình trạng bạn bị tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều cả vào ban ngày và ban đêm. Tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể xuất hiện cả ở nam và nữ giới, đặc biệt là tỉ lệ này thường gặp ở người già. Và theo một thống kê cho thấy có tới 15% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng bàng quang kích thích này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt có thể kể đến như: Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang. Tuổi già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Viêm bàng quang Như các bạn đã biết thì bàng quang có vai trò trong việc lưu trữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể. Việc bạn bị viêm bàng quang nghĩa là việc bài tiết nước tiểu bị rồi loạn, từ đó gây nên những vấn đề như: tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu buốt,… Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới, tuyến này là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới giữ vai trò trong việc kiểm soát nước tiểu. Do đó khi bạn bị viêm tuyến tiền liệt sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết nước tiểu. Từ đó mà làm xuất hiện các hiện tượng như tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són,… Viêm tuyến tiền liệt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó sẽ gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng chỉ xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Đây là bệnh do sự tăng sinh tuyến tiền liệt, khi đó sự gia tăng này của tuyến tiền liệt sẽ gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang, khiến cho người bệnh gặp phải các tình trạng rối loạn tiểu tiện như: tiểu gấp, tiểu rắt hay tiểu són. Sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu là tình trạng sỏi bao gồm: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo. Đây đều là những nguyên nhân gây ra các hiện tượng như đi tiểu gấp, tiểu buốt, nước tiểu đục,… Do bệnh thần kinh Tổn thương dây thần kinh trong việc điều khiển phản xạ đi tiểu là nguyên nhân khiến cho bạn bị xuất hiện những tình trạng rồi loại tiểu như tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần. Cách chuẩn đoán Để chuẩn đoán được đúng nguyên nhân từ đó cách điều trị phù hợp thì bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế có uy tín. Tại đây bạn sẽ được các bác sỹ hỏi một số câu hỏi như: Bạn đi tiểu bao lần trong ngày? Màu sắc nước tiểu có gì khác thường không? Bạn có cảm thấy có dấu hiệu bất thường gì khi đi tiểu không? Thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày của bạn thế nào? Thông quá một số câu hỏi bác sỹ có thể phần nào đưa ra nguyên nhân tuy nhiên để chính xác hơn thì có thể bạn sẽ được các bác sỹ yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm nước tiểu Siêu âm Nội soi bàng quang Xét nghiệm máu ☛ Tham khảo thêm: Đái xong vẫn buồn đái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị tiểu gấp hiệu quả Điều trị tiểu gấp hiệu quả thì cần xác định đúng nguyên nhân từ đó mà có biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị tiểu gấp bạn có thể tham khảo như sau: Phương pháp điều trị tại nhà Bài tập Kegel: đây là một bài tập rất hữu ích cho giúp cải thiện được tình trạng tiểu gấp, bởi bài tập này giúp luyện tập cho cơ sàn chậu khỏe hơn, giúp kiểm soát bàng quang từ đó có thể giảm được hiện tượng tiểu gấp. Bạn nên thực hiện bài tập này hàng ngày thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Luyện tập bàng quang: đây là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng tiểu gấp rất hiệu quả. Luyện tập bàng quang là việc nhịn tiểu theo thời gian bằng việc xây dựng một lịch đi tiểu khoa học, rõ ràng. Mội người có thể tăng dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh lâu hơn, từ từ sẽ giảm được tình trạng tiểu gấp. Thay để chế độ ăn uống: bạn cần thay đổi để có một chế độ ăn uống phù hợp tránh những chất kích thích như cà phê, rượu, bia hay tránh không ăn những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng. Ngoài ra bạn nên uống đủ nước tuy nhiên lượng nước bạn cần chia đều ra trong cả ngày tránh tập trung uống nhiều vào một vài thời điểm trong ngày. Hạn chế tình trạng căng thẳng: việc bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng cũng là một tác nhân gây ra tình trạng tiểu gấp. Lúc này bạn cần phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi từ đó giúp cho tình trạng tiểu gấp của bạn sẽ được giảm đi đáng kể. Phương pháp dùng thuốc Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu gấp thì các bác sỹ sẽ chỉ định bạn sử dụng những loại thuốc khác nhau để điều trị cho hiệu quả, cụ thể như sau: Với bệnh lý viêm bàng quang thì sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau. Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể sử dụng thuốc khách sinh Trimethoprim giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn, hay các thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline. Còn với bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì sử dụng thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5. Với bệnh bàng quang tăng hoạt thì sử dụng các thuốc như: thuốc esmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil ), mirabegron (Myrbetriq),… Phương pháp khác Ngoài những phương pháp trên thì tiểu gấp còn được sử dụng bằng những biện pháp kỹ thuật hiện đại cho các trường hợp nghiêm trọng. Lúc này bác sỹ có thể sẽ can thiệp bằng cách sử dụng thông ống tiểu để giúp làm rỗng bàng quang hoặc có thể sử dụng các xung điện để kích thích chức năng bàng quang. ☛  Bạn có thể quan tâm: Cách chữa tiểu nhiều lần hiệu quả Sử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tiểu gấp hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh tiểu gấp mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Những cách phòng ngừa tiểu gấp Để giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng tiểu gấp thì bạn cần lưu ý những điều sau: Có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày. Cần duy trì cân nặng phù hợp để tránh làm gây áp lực lên bàng quang. Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà hay thuốc lá,… Thường xuyên tập thể dục hàng ngày đặc biệt là một số bài tập tập trung vào việc tăng cường cơ xương chậu. Hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Thông tin hữu ích cho bạn: Đi tiểu đêm nhiều nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh? Chia sẻ13

Khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, tốt nhất?

Bất kể ai cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu không kiểm soát, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn. Khi có dấu hiệu này tốt nhất người bệnh nên tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều thắc mắc không biết khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, chất lượng? Dưới đây là những địa chỉ khám bệnh uy tín người bệnh nên tham khảo. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát là gì?2. Những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát2.1. Tiểu không kiểm soát tạm thời2.2. Tiểu không kiểm soát kéo dài3. Khi nào cần gặp bác sĩ?4. Khám tiểu không kiểm soát ở đâu?4.1. Tại Hà Nội4.2. Tại Tp.HCM Tiểu không kiểm soát là gì? Tiểu không kiểm soát là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình tiểu tiện. Người bệnh bị mất khả năng kiểm soát bàng quang (bọng đái). Những trường hợp nhẹ bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc khi cười, nặng thì không kiểm soát được cảm giác muốn đi tiểu. Tiểu không kiểm soát khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ nhưng thực tế đây là hiện tượng gặp phổ biến ở rất nhiều người. Tiểu không kiểm soát thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới nhưng vẫn có thể gặp ở người trẻ tuổi và phụ nữ sau sinh nở. Những thay đổi sinh lý của quá trình lão hóa khiến bàng quang của người lớn tuổi bị giảm dung tích chứa nước tiểu. Từ đó giảm khả năng tống xuất nước tiểu khiến người bệnh rất muốn đi tiểu và không thể kiểm soát được cảm giác này. Tuy nhiên, không phải mọi người lớn tuổi đều bị mắc tình trạng này. Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng thường bị tiểu không kiểm soát. Sau sinh nở sàn chậu bị suy yếu, lực co thắt của các cơ vòng bàng quang và cơ tầng sinh môn bị giảm khiến khả năng kiềm chế đi tiểu không còn được tốt. Người bệnh mắc chứng đái tháo đường, chấn thương tủy sống cũng có thể bị tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, nhóm nguyên nhân này không nhiều. Thông tin chi tiết: Làm gì khi nam giới bị tiểu không kiểm soát? Những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soát không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng. Thông thường đây là kết quả của thói quen hàng ngày, bệnh lý tiềm ẩn hoặc do các vấn đề thể chất gây nên. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến gây tiểu không kiểm soát: Tiểu không kiểm soát tạm thời Khi dung nạp một số đồ uống hay ăn một số thực phẩm, sử dụng thuốc có thể gây kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu. Một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc như: Rượu bia Caffein. Soda và đồ uống có ga. Socola. Ớt. Các loại thực phẩm nhiều gia vị, đường hoặc axit đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Các loại thuốc dùng điều trị huyết áp, tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ. Vitamin C liều lớn. Một số bệnh lý cũng gây tiểu không kiểm soát như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón.. Đồ uống có ga gây kích thích bàng quang dẫn tới đi tiểu không kiểm soát. Tiểu không kiểm soát kéo dài Hiện tượng tiểu không kiểm soát kéo dài thường do nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe gây nên như: Mang thai và sinh con: Mang thai làm thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi tăng lên gây tiểu không kiểm soát do áp lực. bên cạnh đó, sinh con tự nhiên làm suy yếu cơ bàng quang, làm tổn thương dây thần kinh bàng quang và các mô hỗ trợ dẫn tới sa sàn chậu. Bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống khỏi vị trí bình thường gây tiểu không kiểm soát. Tuổi tác: Tuổi tác càng cao càng khiến các cơ bàng quang bị lão hóa làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang. Khi già đi, các cơn co thắt bàng quang xuất hiện thường xuyên hơn làm tăng cảm giác đi tiểu. Cắt tử cung: Phụ nữ bị cắt bỏ tư cung có thể làm hỏng các cơ hỗ trợ sàn chậu dẫn tới tiểu không kiểm soát. Bệnh lý tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu không kiểm soát ở nam giới. Tắc nghẽn: Đường tiết niệu xuất hiện khối u, dòng nước tiểu bình thường bị chặn lại gây tiểu không kiểm soát. Người bị sỏi niệu quản cũng có thể bị són tiểu. Rối loạn thần kinh: bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống cũng có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan tới kiểm soát chức năng của bàng quang gây tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, một số yếu tố là tăng nguy cơ gây tiểu không kiểm soát như tình trạng thừa cân, hút thuốc, bệnh sử gia đình… Sinh con nhiều lần làm cơ bàng quang yếu đi dễ gây tiểu không kiểm soát. Khi nào cần gặp bác sĩ? Trong nhiều trường hợp tiểu không kiểm soát gây cản trở không nhỏ tới hoạt động hàng ngày. Hãy gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể khi: Tiểu không kiểm soát diễn ra thường xuyên. Tiểu không kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Điều này rất quan trọng bởi chúng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng khác và gây giới hạn hoạt động của bạn. Hơn thế nữa, tiểu không kiểm soát làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi khi họ phải vội vào nhà vệ sinh. Khám tiểu không kiểm soát ở đâu? Tiểu không kiểm soát không chỉ khiến người bệnh tự ti mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để khám tiểu không kiểm soát, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín sau đây. Tại Hà Nội Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội Giờ khám: 6h30 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ Nhật Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu của cả nước chuyên khám bệnh Thận – Tiết niệu. Bệnh viện áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật tiên tiến để điều trị bệnh như kỹ thuật lọc máu cấp cứu, siêu lọc máu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, thay huyết tương, tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và chăm sóc bệnh nhân sau ghép thận… Lưu ý khi đến khám: Do bệnh nhân khá đông nên tốt nhất người bệnh nên tới khám trước giờ bác sĩ bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Nên nhịn ăn sáng để làm các thủ tục xét nghiệm cũng như mang lại kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác. Tự bảo quản tài sản cá nhân đồng thời mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh từ cơ thể người khác. Thủ tục khám bệnh tại khoa Khám chữa bệnh như sau: Xếp hàng, lấy số và chờ khám. Chờ tới lượt khám, trong quá trình khám bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết. Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết. Sau khi có kết quả, người bệnh mang lại phòng khám ban đầu để nghe kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Khoa tiết niệu, Bệnh viện TW Quân đội 108: Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội Giờ khám: Từ 6h30 từ thứ 2-thứ 7. Lưu ý khi khám bệnh: Người bệnh xếp hàng đăng ký khám tại cửa số 6 của tầng 1. Khám bệnh ở tầng 2 theo phiếu khám. Đóng tiền xét nghiệm tại cửa số 8 của tầng 1. Đi xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Quay lại kết luận tại buồng của bác sĩ khám sau khi có kết quả xét nghiệm. In kết quả, lấy đơn thuốc và lấy thuốc tại cửa số 7 tầng 1 của bệnh viện. Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Thanh Nhàn: Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội Bệnh viện Thanh Nhàn có thế mạnh về khám và điều trị bệnh lý về đường tiết niệu. Bác sĩ tại khoa Thận tiết niệu được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh. Có 2 cách khám bệnh tại khoa Thận – Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn như: Khám tạo khoa Khám bệnh, đây là khám thông thường, khám BHYT. Khám tại Phòng khám bệnh theo yêu cầu, ở cạnh cổng bệnh viện mà không cần vào trong viện. Người bệnh khám tại khoa Khám bệnh và khám yêu cầu đăng ký khám tại tầng 1, tòa nhà 9 tầng. Nếu khám với chuyên gia, giáo sư thì đăng ký ở phòng khám tại cổng. Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ: Nhà A5, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Hay còn có tên gọi khác là Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng khám có hầu hết các chuyên khoa với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được mời từ các bệnh viện uy tín về như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức… Phòng khám nằm tách biệt với Bệnh viện Đại học Y, nằm ngay mặt đường Tôn Thất Tùng, cạnh trường Đại học Y nên thuận tiện cho bệnh nhân đi khám. Kinh nghiệm đi khám: Phòng khám số 1 nằm ngay mặt đường nên không cần phải đi vào cổng Bệnh viện Đại học Y. Bệnh nhân có thể liên hệ số điện thoại của phòng khám để kiểm tra lịch khám của bác sĩ và đặt lịch hẹn khám.  Khoa Phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện Việt Đức: Vị trí: Tầng 4, 5 nhà B1 – Phòng khám: 239 nhà C2 khu Khám bệnh Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội Khoa là nơi điều trị và phẫu thuật cho rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý về hệ tiết niệu như bệnh lý ung thư đường tiết niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu cũng như các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam… Lưu ý khi đi khám: Bệnh viện có 2 cổng gửi xe dành cho bệnh nhân và người nhà. Cổng số 3 có địa chỉ số 8 , Phủ Doãn hoặc cổng số 7 có địa chỉ số 14 Phủ Doãn. Bạn có thể gửi xe ở nhà xe tự phát ở cổng bệnh viện với giá gửi xe cao hơn. Cổng số 40 dành riêng cho cán bộ nhân viên bệnh viện, người nhà và bệnh nhân không đi cổng này. Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Việt Đức như sau: Người bệnh được tư vấn, lấy số, đăng ký khám và đóng tiền tại khu vực khám. Lên phòng khám và gặp chuyên gia. Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Lấy kết quả như siêu âm, chụp X-quang…và quay lại phòng khám. Người bệnh nghe kết luận của chuyên gia và xuống hoàn tiền ứng, kết thúc quy trình khám. Bệnh viện E Hà Nội: Địa chỉ: Số 87 – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh viện E đã và đang thực hiện các kỹ thuật tiến tiến nhằm điều trị bệnh lý về thận – tiết niệu chuyên sâu như soi bàng quang, tán sỏi ra ngoài cơ thể, sinh thiết, lọc màng bụng, thận nhân tạo… Không chỉ nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, khoa còn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế. Thủ tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện E được thực hiện như sau: Đăng ký khám và nộp lệ phí khám bệnh. Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà. Trong quá trình khám và điều trị, người bệnh hãy xuất trình Bảo hiểm Y tế hoặc các giấy tờ liên quan để được giảm viện phí, cuhyeern viện tại các bàn đăng ký khi nộp lý phí để được hướng dẫn thủ tục cụ thể. Tại Tp.HCM Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM Giờ khám: TThứ 2 đến thứ 6: 7h – 17h/Thứ 7: 07h – 16h Lưu ý khi người bệnh tới khám: Người bệnh vào khu N tại cổng Nguyễn Thị Minh Khai. Đến quầy thu ngân để đóng tiền khám và nhận sổ khám. Đến phòng khám ghi phiếu, chờ tới số để khám. Khoa Tiết Niệu A, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM: Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3. TP. Hồ Chí Minh Giờ khám: Từ thứ 2- thứ 6: 7h-16h/Thứ 7: 7h-11h Lưu ý khi đến khám: Nếu khám dịch vụ: Người bệnh vào lấy số ở bàn bảo vệ, ghi đầy đủ thông tin. Nếu có thẻ BHYT (áp dụng cho mổ) thì photo làm 2 bản nộp và tới quầy thu ngân đóng tiền, mua sổ khám bệnh. Sau đó, nộp sổ vào trước cửa phòng khám rồi chờ gọi tên. Tùy theo yêu cầu của bác sĩ mà người bệnh được chỉ định nhập viện hay sử dụng thuốc điều trị. Đăng kí qua tổng đài: Gọi tới số 1081 và đọc tên, địa chỉ, bệnh cần khám để đặt số (gọi trước 1 ngày). Ngày hôm sau tới khám tới cửa B1 đọc tên, địa chỉ để lấy số mình đặt trước đó. Mua sổ, đóng tiền rồi tới trước cửa phòng khám nộp sổ và chờ gọi tên khám. Quy trình khám tại bệnh tại Bệnh viện Bình Dân được thực hiện như sau: Đăng ký khám bệnh và nộp lệ phí khám bệnh. Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM/ 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM/ 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Giờ khám: 5h- 16h30 từ thứ 2 – thứ 6/5h – 11h30 thứ 7 Lưu ý khi đến khám: Nếu bạn muốn khám nhiều chuyên khoa thì mua nhiều phiếu khám, tái khám lại mua phiếu khám. Đăng ký xét nghiệm nếu không muốn làm nữa được hoàn tiền. Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y TP.Hồ Chí Minh như sau: Điền thông tin trong phiếu thông tin. Đóng tiền, nhận số thứ tự tại quầy đăng ký khám bệnh. Nhận số thứ tự đến phòng khám chuyên khoa được ghi trên phiếu khám. Thực hiện các thủ tục xét nghiệm, chụp X-quang…theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Người bệnh trở lại phòng khám chuyên khoa để nghe kết luận của bác sĩ. Trên đây là những địa chỉ khám tiểu không kiểm soát uy tín, chất lượng được nhiều người tin cậy. Hy vọng những thông tin giúp bạn lựa chọn được nơi khám bệnh như ý. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa. Chia sẻ2

Phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là dấu hiệu mà khá nhiều người gặp phải. Không chỉ khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống mà còn gây ra vô số những bất tiện ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Mức độ của tiểu không kiểm soát từ nhẹ như thỉnh thoảng mới rò rỉ nước tiểu cho tới nặng hơn như tiểu không kiểm soát được khi gắng sức. Cho dù tiểu không kiểm soát ở mức độ nào đi chăng nữa người bệnh cũng cần có biện pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả để giảm ảnh hưởng nhất tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát là gì?2. Dấu hiệu của chứng tiểu không kiểm soát3. Chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát4. Những phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát4.1. Kiểm soát hành vi4.2. Vật lý trị liệu4.3. Dùng thuốc4.4. Liệu pháp can thiệp4.5. Phẫu thuật5. Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu không kiểm soát an toàn hiệu quả Tiểu không kiểm soát là gì? Tiểu không kiểm soát là tình trạng mất kiểm soát chức năng của bàng quang gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Tình trạng này có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì són tiểu, nặng thì tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Khi bị tiểu không kiểm soát người bệnh cần phải đi tiểu ngay lập tức mà không thể trì hoãn được lâu. Để điều trị chứng tiểu không kiểm soát cần phối hợp nhiều liệu pháp khác nhau như liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, dùng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật. Sau khi được thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn nên lựa chọn phương pháp tiếp cận nào phù hợp nhất cho từng trường hợp. Dấu hiệu của chứng tiểu không kiểm soát Sau đây là các dạng tiểu không kiểm soát và triệu chứng đi kèm: Tiểu không kiểm soát do gắng sức Hiện tượng này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Xảy ra khi người bệnh có các hoạt động gắng sức như rặn, cười, ho, khiêng vật nặng…khiến lượng nước tiểu thoát ra ngoài ít. Đối tượng thường gặp như phụ nữ thừa cân, chửa đẻ nhiều lần, mãn kinh…Xảy ra ở nam giới sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, nhất là cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc. Tiểu không kiểm soát gấp Hay còn gọi là đái vãi, xảy ra do chức năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang bị suy yếu hay còn được gọi là bất ổn định cơ detrusor. Hiện tượng này xảy ra khi thời tiết lạnh, rửa ráy bằng nước hay rối loạn tinh thần. Nam giới bị chứng tiểu không kiểm soát gấp có thể là triệu chứng của tắc nghẽn dòng tiểu, bất ổn định cơ detrusor vô căn, bệnh lý thần kinh hay xạ trị vùng tiểu khung. Tiểu không kiểm soát tràn đầy Hay còn gọi là đái rỉ, thường gặp ở người bệnh suy yếu co bóp bàng quang hoặc tắc nghẽn đường bàng quang. Thường gặp nhất là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép đường ra cổ bàng quang. Ở nữ giới thường do sa tử cung hoặc chứng táo bón. Tiểu không kiểm soát hoàn toàn Hay còn gọi là đái rỉ liên tục, nguyên nhân thường thấy trong rối loạn chức năng bàng quang do bệnh lý thần kinh như tổn thương tủy sống, tổn thương thần kinh ngoại biên, đột quỵ, sau cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc ở nam giới. Tiểu không kiểm soát chức năng Người bệnh bị tiểu không kiểm soát chức năng các cơ quan hệ tiết niệu hoạt động bình thường nhưng người bệnh bị rối loạn tâm thần hay sa sút trí tuệ nên không quan tâm tới các quy tắc xã hội về thời gian cũng như địa điểm đi tiểu. ☛ Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát sau sinh? Chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát Khi thăm khám, bác sĩ cần xác định dạng tiểu không kiểm soát thông qua các triệu chứng của người bệnh từ đó mới quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Đầu tiên người bệnh cần cung cấp đầy đủ các thông tin về dấu hiệu và được bác sĩ kiểm tra triệu chứng thực thể. Sau đây là một số kỹ thuật giúp chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát: Tổng phân tích nước tiểu: Nhằm kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, máu hoặc các bất thường khác. Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm thường được chỉ định để tìm nguyên nhân tiểu không kiểm soát. Ghi nhật ký đi tiểu: Để ghi lại lượng nước đã uống, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra tính cả những lần tiểu tiện bình thường và tiểu không kiểm soát. Xét nghiệm máu: Nhằm tìm ra nguyên nhân tiểu không kiểm soát. Đo lượng nước tiểu tồn dư sau đi tiểu: Người bệnh được yêu cầu đi tiểu vào một bình chứa có vạch đo thể tích. Sau đó, bác sĩ kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang bằng cách siêu âm hoặc dùng catheter. Lượng nước tiểu tồn dư còn lại chứng tỏ bạn đang bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc có vấn đề về dây thần kinh của bàng quang. Xét nghiệm niệu động học: Bác sĩ hoặc điều dưỡng dùng ống thông tiểu vào niệu đạo tới bàng quang và bơm nước vào. Cùng lúc đó dùng một máy đo áp lực đo và ghi nhận áp lực bên trong bàng quang. Xét nghiệm này nhằm đo sức cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo. Đây là phương pháp quan trọng để phân biệt các loại tiểu không kiểm soát. Soi bàng quang: Bác sĩ đưa một ống mỏng với thấu kính nhỏ vào niệu đạo để kiểm tra và loại bỏ bất thường trong đường tiểu. Chụp bàng quang: Bác sĩ dùng ống thông tiểu vào niệu đạo, bàng quang và bơm thuốc cản quang vào đó. Khi người bệnh đi tiểu và tống lượng thuốc này ra, phim X-quang giúp bác sĩ tìm ra các vấn đề ở đường tiết niệu. Siêu âm vùng chậu: Đây là biện pháp để kiểm tra bất thường đường niệu và hệ sinh dục. Thử nghiệm gắng sức: Bác sĩ đề nghị người bệnh ho mạnh để bác sĩ xem xét nước tiểu. Thử nghiệm niệu động học: Phương pháp chẩn đoán này nhằm kiểm tra áp lực trong bàng quang khi trống và khi đầy. Y tá hay bác sĩ đưa ống thông vào niệu đạo và bàng quang, sau đó đưa nước vào bàng quang. Đồng thời theo dõi áp lực trong bàng quang và ghi lại. Thử nghiệm này có tác dụng đo lường sức mạnh bàng quang và sức khỏe cơ vòng niệu. Cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu tiểu không kiểm soát. Những phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát Tùy thuộc vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân mà có phương pháp điều trị chứng tiểu không kiểm soát khác nhau. Bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn trước và khi người bệnh không đáp ứng với kỹ thuật này mới chuyển sang sự lựa chọn khác. Sau đây là các phương pháp điều trị chứng tiểu không kiểm soát: Kiểm soát hành vi Thay đổi hành vi và lối sống là biện pháp tốt giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát mà người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện được. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi hành vi: Đào tạo bàng quang: Luyện tập bàng quang hoặc kết hợp với các liệu pháp khác nhằm cải thiện tiểu không kiểm soát. Luyện tập chức năng bàng quang bằng cách cố gắng nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục đích của điều này nhằm kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi đạt được đi tiểu sau 2,5 – 3,5 giờ. Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, bạn có thể học cách thư giãn, hít sâu hay thở chậm hoặc thực hiện hành động nào đó nhằm đánh lạc hướng và quên đi nhu cầu đi tiểu. Tập luyện bàng quang nhằm kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu. Đi tiểu hai lần: Sau khi đi tiểu xong, bạn chờ thêm vài phút nữa để đi tiểu thêm một lần nữa nhằm giúp bàng quang được trống hoàn toàn, tránh được hiện tượng són tiểu. Tập thói quen đi tiểu theo lịch trình: Có nghĩa là người bệnh chủ động đi tiểu mỗi 2 – 4 giờ thay vì chờ đợi tới khi có dấu hiệu buồn tiểu. Kiểm soát chế độ ăn uống: Một số trường hợp có thể sửa đổi thói quen hàng ngày để lấy lại quyền kiểm soát bàng quang. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống có cồn, caffein hoặc những thực phẩm có tính axit. Nên hạn chế các món ăn dạng lỏng, giảm cân nếu thừa cân và tăng cường hoạt động thể chất. Vật lý trị liệu Bài tập Kegels: Bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường cơ sàn chậu và cơ vòng niệu đạo (bài tập kegels) có thể giúp bạn tự chủ được quá trình tiểu tiện hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tập thường xuyên bởi những lợi ích mà bài tập mang lại. Trước khi thực hiện bài tập, bạn cần xác định vị trí của cơ kegel bằng cách hãy tưởng tượng rằng đang cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu. Bóp các cơ để ngăn dòng nước tiểu và giữ, sau đó lặp lại. Nếu bạn không chắc chắn tìm đúng cơ này, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu. Sau khi xác định đúng nhóm cơ này, bạn có thể dễ dàng thực hiện bài tập Kegels qua các bước sau đây: Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu và giữ nguyên trong khoảng từu 5 – 10 giây. Thả lỏng các cơ trong 10 giây. Tiếp tục thắt chặt các cơ và lặp lại các bước trên khoảng 10 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập này ở bất cứ đâu, thậm chí trong những hoạt động thường ngày như ngồi tán gẫu, lái xe hay ngồi làm việc. Nên tập 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm như buổi sáng, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian tối thiểu để người bệnh thấy được hiệu quả của bài tập từ 3 – 6 tháng. Xem chi tiết: Bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Kích thích điện: Các điện cực được đưa tạm thời vào trực tràng hoặc âm đạo nhằm tăng cường chức năng cơ sàn chậu. Kích thích điện nhẹ nhàng có thể mang lại hiệu quả trong trường hợp tiểu không kiểm soát do căng thẳng và cấp kỳ nhưng cần điều trị phối hợp các phương pháp trong thời gian vài tháng. Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Một thiết bị hỗ trợ được gọi là vòng nâng hay pessary được đưa vào âm đạo nhằm hỗ trợ vùng chậu và điều trị chứng tiểu không kiểm soát do áp lực ở nữ. Vòng nâng được hoạt động bằng cách nâng bàng quang và niệu đạo thông qua tác động lên thành âm đạo. Thông thường, người bệnh có thể tự chèn và tháo vòng nâng. Một thiết bị khác giống như tampon cũng được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn nước tiểu rò rỉ từ bàng quang. Dùng thuốc Thông thường các loại thuốc được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật hành vi. Thuốc được sử dụng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát như: Thuốc kháng cholinergic: Các thuốc theo toa giúp thư giãn bàng quang hoạt động quá mức cũng như tiểu không kiểm soát. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm oxybutynin (Ditropan), tolterodine (Detrol), darifenacin (Enablex) solifenacin (Vesicare) và trospium (Sanctura). Mirabegron: Có tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu giữ được trong bàng quang, tăng lượng nước tiểu thải ra trong một lần đi tiểu giúp bàng quang được trống hoàn toàn. Thuốc chẹn alpha: Làm thư giãn cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt của nam giới giúp hỗ trợ quá trình làm trống bàng quang một cách dễ dàng hơn. Các loại thuốc thuộc nhóm này như tamsulosin, alfuzosin, silodosin, doxazosin và terazosin. Estrogen tại chỗ liều thấp: Dùng dưới dạng kem bôi âm đạo, vòng hay miếng dán có tác dụng làm săn chắc và trẻ hóa các mô ở niệu đạo và vùng âm đạo nhằm cải thiện chứng tiểu không kiểm soát ở nữ giới. Dạng thuốc viên không được khuyến cáo để điều trị, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ nào hiệu quả Liệu pháp can thiệp Một số liệu pháp can thiệp được dùng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát như: Tiêm Botulinum toxin: Tiêm độc tố botulinum A (Botox) vào cơ bàng quang có thể làm tê cơ bàng quang đồng thời giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Tiêm Bulking: Dùng collagen, zirconi, hạt carbon hoặc coapxite để tiêm vào các mô xung quanh niệu đạo mục đích làm chắc cơ niệu đạo, giảm rò rỉ nước tiểu. Việc này thường cần phải lặp lại sau mỗi 6 đến 18 tháng. Kích thích thần kinh xương cùng: Sử dụng một thiết bị tương tư như máy tạo nhịp tim được cấy dưới da mông. Một dây từ thiết bị được kết nối với dây thần kinh xương cùng (dây thần kinh quan trọng giúp tự chủ bàng quang chạy từ cột sống thấp đến bàng quang). Thông qua dây, thiết bị phát ra các xung điện không gây đau đớn nhằm kích thích các ây thần kinh và giúp tự chủ bàng quang. Phẫu thuật Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, người bệnh cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau dựa vào triệu chứng tiểu không kiểm soát. Một số thủ tục phổ biến bao gồm: Tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo: Sử dụng thiết biệt nhỏ cho nam giới bị suy yếu cơ vòng tiết niệu khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Thiết bị này được cấy quanh cổ bàng quang nhằm giữ cho cơ vòng đóng chặt cho tới khi sẵn sàng đi tiểu. Khi muốn đi tiểu, người bệnh sẽ nhấn một van được cấy dưới da giúp vòng mở ra và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra. Phẫu thuật slings, TVT hay TOT:  Dùng một dải băng tổng hợp bọc quanh niệu đạo để tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu giúp giữ niệu đạo đóng, đặc biệt khi hắt hơi, ho để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài. Treo cổ bàng quang: Nhằm treo cổ bàng quang vào xương mu để giảm rò rỉ nước tiểu. Phương pháp phẫu thuật này cần gây mê cột sống hoặc gây mê toàn thân, thực hiện khoảng 1 giờ và phục hồi mất khoảng 6 tuần. Miếng thấm và ống thông: Ngoài ra, để đối phó tạm thời với chứng tiểu không kiểm soát người bệnh có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như miếng thấm nước tiểu hay ống thông tiểu…Bên cạnh đó, cần tránh uống nhiều nước, nên mang thêm quần áo khi ra ngoài để khắc phục khi có sự cố xảy ra. Lời khuyên của thầy thuốc: Người bệnh mắc chứng tiểu không kiểm soát cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và khám định kỳ. Cần thay đổi lối sống bằng cách không sử dụng các đồ uống có chứa caffein có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu và giãn cơ thắt niệu đạo dễ gây tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Thực hiện các bài tập kegels hàng ngày, tập thể dục để giảm cân nặng, giảm tình trạng béo phì. Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể, không hút thuốc lá. Chế độ ăn uống cần bổ sung rau xanh, chất xơ để ngăn ngừa táo bón bởi táo bón khiến tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn. Vận động cơ thể thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress mỗi ngày. Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu không kiểm soát an toàn hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ76

Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ do đâu? Cách cải thiện?

Tiểu không kiểm soát là hiện tượng gặp khá phổ biến hiện nay. Thực tế, nữ giới thường gặp phải hiện tượng này nhiều hơn so với nam giới gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao nữ giới dễ bị tiểu không kiểm soát? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát ở nữ giới là gì?2. Vì sao tiểu không kiểm soát hay gặp ở nữ giới?2.1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể2.2. Mang thai2.3. Sinh nở2.4. Cơ sàn chậu suy yếu2.5. Do cắt tử cung2.6. Ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh3. Triệu chứng của tiểu không kiểm soát ở phụ nữ4. Chẩn đoán bệnh tiểu không kiểm soát ở phụ nữ5. Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát ở phụ nữ5.1. Thay đổi lối sống5.2. Các phương pháp luyện tập6. Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người mắc tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soát ở nữ giới là gì? Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu không tự chủ, là tình trạng không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện, nước tiểu bị rò rỉ ngay cả không có nhu cầu đi vệ sinh. Thậm chí một số trường hợp nặng, nước tiểu có thể rò rỉ mà người bệnh không hề hay biết. Theo số liệu thống kê, trên thế giới có 10 phụ nữ đến tuổi trưởng thành thì sẽ có 3 người gặp phải chứng tiểu không kiểm soát. Tại Việt Nam, số lượng nữ giới mắc tiểu không kiểm soát cao gấp 5 – 7 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Tiểu không kiểm soát xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, nữ giới có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát. Nhiều người cho rằng tiểu không kiểm soát là hiện tượng bình thường và chỉ liên quan tới quá trình lão hóa của cơ thể. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Tiểu không kiểm soát gặp phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Tiểu không kiểm soát là một vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng tới rất nhiều mặt từ cảm xúc, tâm lý tới giao tiếp xã hội. Những người mắc chứng tiểu không kiểm soát thường muốn tránh một số nơi hoặc một số tình huống nhất định do sợ không kiểm soát được hành vi tiểu tiện của mình. Bởi vậy mà phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát thường gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Xem thêm: Tiểu không kiểm soát sau sinh – Làm gì để cải thiện? Vì sao tiểu không kiểm soát hay gặp ở nữ giới? Tiểu không kiểm soát phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới thường gặp phải tình trạng này nhé. Đặc điểm cấu tạo cơ thể Cấu tạo cơ quan sinh dục và đường tiết niệu ở nam giới và phụ nữ khác nhau hoàn toàn. Trong khi đường tiết niệu của nam giới dài tối đa khoảng 20cm thì của nữ giới chỉ khoảng 3 – 5 cm. Bởi vậy mà khả năng giữ nước tiểu của phụ nữ sẽ kém hơn so với nam giới khi gặp kích thích ở bàng quang. Mang thai Quá trình mang thai khiến người mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau, phổ biến là chứng tiểu không kiểm soát. Do sự thay đổi nội tiết tố cùng với sự phát triển của em bé làm tăng áp lực lên bàng quang khiến trương lực cơ bàng quang bị giảm, đàn hồi kém, lưu lượng nước tiểu ít hơn và dễ bị són tiểu khi hoạt động. Đặc biệt những trường hợp đa thai có nguy cơ mắc cao hơn. Sinh nở Khi trải qua quá trình sinh nở, tầng sinh môn của phụ nữ bị ảnh hưởng không hề nhỏ, cơ sàn chậu và cơ bàng quang chịu tổn thương lớn. Ngoài ra, sau khi sinh người mẹ sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, dễ rơi vào trầm cảm. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ. Cơ sàn chậu suy yếu Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ trẻ. Một số hoạt động như tập thể dục, yoga, uốn dẻo thậm chí cười, ho, hắt hơi cũng có thể khiến cơ sàn chậu suy yếu gây tiểu không kiểm soát. Nói chung bất cứ hoạt động nào làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu đều khiến chứng bị suy yếu bao gồm cả quan hệ tình dục. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ suy yếu cơ sàn chậu mà lượng nước rò rỉ khác nhau. Do cắt tử cung Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trong 600.000 phụ nữ can thiệp cắt bỏ tử cung mỗi năm thì có tới 45% gặp phải triệu chứng tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật. Tử cung có vị trí nằm gần với bàng quang. Khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc bộ phận sinh dục sẽ gây tổn thương bàng quang của phụ nữ. Đây là lý do giải thích tại sao phụ nữ dễ gặp phải chứng tiểu không kiểm soát hơn. Ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh Tỷ lệ phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở tuổi trung niên khá cao, chiếm tới 50%. Nguyên nhân do sự thiếu hụt estrogen khiến âm đạo đàn hồi kém, nhóm cơ sàn chậu và cơ nâng bàng quang bị suy yếu khiến tình trạng tiểu không kiểm soát càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ như: Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát càng gia tăng. Chấn thương dây thần kinh lưng dưới. Một số vấn đề về sức khỏe như thừa cân, béo phì, ho mãn tính làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát. Triệu chứng của tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Tiểu không kiểm soát liên quan tới sự thôi thúc không tự chủ, chúng xảy ra do hoạt động quá mức của các cơ kiểm soát hoạt động của bàng quang. Các triệu chứng đặc trưng của tiểu không kiểm soát chính là sự thôi thúc đi tiểu đột ngột, quá mức kèm theo hiện tượng són tiểu. Ngoài ra, tiểu thường xuyên và tiểu nhiều vào ban đêm cũng là những triệu chứng điển hình của chứng tiểu không kiểm soát. Người bệnh mắc phải tình trạng này có thể tiểu tiện không kiểm soát khi nghe thấy tiếng nước chảy hoặc thậm chí thay đổi vị trí khiến cơ bàng quang bị co thắt. Theo số liệu thống kê, chí có 9% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 44 mắc phải chứng tiểu không kiểm soát. Trong khi con số này ở phụ nữ độ tuổi trên 75 lên tới 31%. Hậu quả của chứng tiểu không kiểm soát chính là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu ngược dòng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ thận gây suy thận và tăng huyết áp. Cần có biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát để hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Thông tin cần biết: Tiểu không kiểm soát ở người già – Nguyên nhân và cách cải thiện Chẩn đoán bệnh tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Khi hiện tượng tiểu không kiểm soát không được cải thiện, chị em nên đi khám tại trung tâm y tế tin cậy càng sớm càng tốt. Để đánh giá tình trạng tiểu không kiểm soát, người bệnh được bác sĩ hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Tiền sử bệnh: Người bệnh ghi chú lại các triệu chứng, vấn đề gặp phải vào cuốn nhật ký trong vài ngày. Thông qua đó bác sĩ chẩn đoán chính xác và dễ dàng hơn. Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành thăm khám vùng chậu xem người bệnh có bị sa các cơ quan vùng chậu hay không, tìm kiếm các vấn đề khác thuộc giải phẫu. Áp dụng nghiệm pháp ho có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không kiểm soát. Đôi khi, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm chức năng bàng quang nếu cần thêm thông tin để chẩn đoán. Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Đa số các trường hợp kiểm soát bàng quang có thể hỗ trợ điều trị chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ, ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát bàng quang dễ dàng hơn giúp hạn chế tiểu không kiểm soát. Thay đổi lối sống Hạn chế rượu bia và caffein: Rượu bia và caffein có tác dụng lợi tiểu, chúng có khả năng làm tăng lượng nước tiểu mà cơ thể sản xuất ra. Đối với phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát, chúng làm trầm trọng hơn các triệu chứng của người bệnh. Do đó, cần hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều caffein và rượu bia. Những nguồn chứa caffein phổ biến như cà phê, trà, soda, socola… Hạn chế đồ uống chứa caffein bởi chúng có thể làm tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn. Hạn chế chất ngọt nhân tạo: Một số chất tạo ngọt nhân tạo như natri saccharin, acesulfame K và aspartame. Chúng có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng hơn tình trạng tiểu không kiểm soát bằng cách hoạt động như những chất lợi tiểu. Hãy tránh xa những loại thực phẩm hay đồ uống có chứa chất tạo ngọt thay đường này để kiểm soát bàng quang tốt hơn. Giảm cân: Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc chứng tiểu không kiểm soát. Nếu thừa cân cần giảm nhằm hạn chế khả năng làm rò rỉ nước tiểu. Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể: Người bệnh nên dùng khoảng 1,5 lít nước/ngày. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh bị đi tiểu đêm nhiều lần. Các phương pháp luyện tập Một số bài tập giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiểu không kiểm soát ở nữ giới. Sau đây là một số bài tập mang lại hiệu quả tốt. Tập đi tiểu theo giờ: Bạn nên thực hiện bài tập bàng quang bằng cách đi tiểu vào một khung giờ cố định. Lúc đầu việc này đôi khi thực hiện khó khăn nhưng dần bạn sẽ cảm thấy quen hơn. Đi tiểu theo giờ được thực hiện ngay cả khi bạn chưa cần đi tiểu ngay. Mục đích của việc làm này giúp bàng quang có thói quen  tốt từ đó làm quen với nhịp độ cố định. Luyện tập bàng quang: Mục đích giúp cải thiện tiểu không kiểm soát. Luyện tập chức năng bàng quang bằng cách cố gắng nhịn tiểu trong khoảng 10 phút mỗi khi có cảm giác buồn tiểu. Điều này giúp kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi đạt 2,5 – 3,5 giờ. Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, bạn có thể đánh lạc hướng và quên nhu cầu đi tiểu bằng cách như đọc sách, thư giãn, chơi game, đứng lên ngồi xuống… Bài tập cơ sàn chậu (Kegels): Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới đi tiểu không kiểm soát chính do cơ sàn chậu suy yếu. Những bài tập cơ sàn chậu hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này, tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu. Bài tập này thực hiện khá dễ. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần xác định chính xác nhóm cơ sàn chậu. Bởi đây là nhóm cơ bắp được sử dụng để cố gắng ngăn dòng nước tiểu bài tiết ra ngoài. Sau khi xác định chính xác nhóm cơ này, thực hiện như sau: Co thắt cơ sàn chậu, giữ trong khoảng 5 – 10 giây. Từ từ thả lỏng. Các nhà khoa học khuyến cáo nên thực hiện bài tập cơ sàn chậu hai lần mỗi ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 nhịp co thắt. Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Ngoài các mẹo kiểm soát bàng quang kể trên, điều trị chứng tiểu không kiểm soát còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu tiểu không kiểm soát liên quan tới các vấn đề sức khỏe khác, điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ hiệu quả hơn. Thông tin xem thêm: Những bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người mắc tiểu không kiểm soát Nếu bạn bị chứng tiểu không kiểm soát làm phiền và đang đi tìm giải pháp hiệu quả hãy dùng Vương Niệu Đan. Đây là giải pháp tối ưu mà bạn không nên bỏ qua. Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là các loại thảo dược quý có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên như: chiết xuất từ Varuna, cao Ô dược, Cỏ đuôi ngựa, chiết xuất từ Cọ lùn, Hạt bí đỏ và cao Nữ lang. Đây đều là những loại thảo dược được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời trong các bài thuốc dành cho người bị rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, Vương Niệu Đan luôn được đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu són, tiểu nhiều lần tối ưu Với sự kết hợp khéo léo các loại thảo dược trên, Vương Niệu Đan có công dụng: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu Tăng cường chất lượng giấc ngủ Để thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ sử dụng theo liệu trình của sản phẩm, cụ thể là: 2 – 4 tuần đầu: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên. Khi tình trạng tiểu rắt được thuyên giảm, người bệnh giảm liều xuống 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn. Duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà. Trên đây là những thông tin cần biết về chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiểu không kiểm soát và có biện pháp xử trí hiệu quả khi gặp phải hiện tượng này. Chia sẻ30

Loading...