Tiểu không tự chủ

Những cách điều trị bí tiểu tại nhà hiệu quả

Bí tiểu là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải và cũng gây nên khá nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Và nếu để lâu, bí tiểu rất dễ gây nên những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó việc bạn nắm vững một số cách điều trị bí tiểu tại nhà là vô cùng cần thiết. Vậy những cách đó là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây bí tiểuDo lực bóp của bàng quang yếuDo bị tắc nghẽn niệu đạoDo mắc bệnh lýDo tác dụng phụ của thuốcBí tiểu gây nên những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?Cách điều trị bí tiểu hiệu quả tại nhàThay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạtSử dụng bài thuốc Đông ySử dụng phương pháp dân gian Nguyên nhân gây bí tiểu Bí tiểu thông thường có 2 dạng chính đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính. Tình trạng bí tiểu này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những nguyên nhân đó có thể kể đến như: Do lực bóp của bàng quang yếu Bàng quang bình thường khi nào chứa khoảng 250ml đến 300ml sẽ bắt đầu kích thích gây cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên trong những trường hợp thành bàng quang co bóp không đủ mạnh làm không đẩy được nước tiểu ra ngoài, từ đó gây nên hiện tượng bí tiểu. Tình trạng thành bàng quang có bóp không đủ mạnh có thể do một vài nguyên nhân có thể kể đến sau đây: Do mất sự liên hệ với hệ thần kinh thưc vật, thường gặp đối với trường hợp bị chấn thương cột sống. Do thành bàng quang bị chai xơ do nguyên nhân do viêm mãn tính. Do mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi. >>> Bạn có thể tham khảo: Bàng quang mất chức năng do đâu? Do bị tắc nghẽn niệu đạo Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng bí tiểu cho dù lúc này bàng quang vẫn co bóp hoạt đông bình thường đó là tình trạng bị tắc có thể do cơ vòng niệu đạo không mở hoặc do niệu đạo không thông. Với cơ vòng niệu đạo không mở hoặc mở không đủ rộng khiến cho nước tiểu không chảy được vào niệu đạo và đi ra ngoài cơ thể khiến cho xuất hiện tình trạng bí tiểu. Nguyên nhân của tình trạng niệu đạo mở không đủ rộng có thể do: Mất sự liệ hệ với hệ thần kinh thực vật Cơ vòng bị chai xơ do bẩm sinh hoặc bị viêm Cơ vòng bị chèn ép bởi tuyến tiền liệt hoặc do sỏi bàng quang Do gặp một chấn thương khiến cho não bộ không truyền được tín hiệu tới cơ vòng Còn với tình trạng niệu đạo bị tắc cũng khiến cho nước tiểu không thải được ra ngoài. Điều này cũng khiến cho tình trạng bí tiểu xảy ra. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng niệu đạo bị tắc có thể kể đến như: bị sỏi niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, niệu đạo bị xơ hóa,…. Do mắc bệnh lý Một nguyên nhân nữa cũng khiến bạn bị bí tiểu đó là xuất phát từ một số bệnh lý mà bạn gặp phải. Những bệnh này gây ra bí tiểu có khác nhau đôi chút ở nam giới và nữ giới. Bệnh lý đối với nam giới: Bệnh sỏi đường tiết niệu (sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản,…) Bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt,…) Bị hẹp niệu đạo Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang,…) Bệnh lý đỗi với nữ giới: Viêm bàng quang Viêm niệu đạo Viêm ống dẫn trứng Viêm tử cung Viêm âm đạo Do đang trong giai đoạn mang thai Do tác dụng phụ của thuốc Nguyên nhân cuối cùng khiến bạn bị bí tiểu là do bạn đang sử dụng một số loại thuốc mà có tác dụng phụ có thể gây ra tình trạng bí tiểu. Thông thường với nguyên nhân này thì tình trạng bí tiểu sẽ tự khỏi khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây bí tiểu có thể kể đến như: thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp,…. Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân bí tiểu ở người già và cách điều trị Bí tiểu gây nên những ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Khi bị bí tiểu thường sẽ khiến người mắc luôn trong cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người. Từ đó mà gây nên những ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là bí tiểu xuất hiện vào ban đêm, khiến cho bạn bị mất ngủ làm sáng hôm sau bạn sẽ có cảm giác thiếu ngủ, người thì luôn trong trạng thái buồn ngủ và uể oải. Bí tiếu khiến cho nước tiểu khó thoát được ra bên ngoài từ đó không được lưu thông, tồn đọng đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Và khi để cho nước tiểu ứ đọng trong bàng quang trong thời gian kéo dài, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp. Thậm chí, nguy hiểm hơn nữa là khiến thận bị tổn thương, giảm chức năng thận và gây suy thận mạn tính. Cách điều trị bí tiểu hiệu quả tại nhà Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Khi mới có những triệu chứng đầu tiên thì bạn có thể điều trị ở nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt cho hợp lý như sau: Tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày. Khi mà tất cả các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động sẽ giúp khí huyết lưu thông, bàng quang co bóp nhịp nhàng, thuận lợi cho việc tiểu tiện. Uống đủ nước mỗi ngày, nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối. Không nên nhịn tiểu quá lâu, nên hình thành thói quen đi tiểu đúng giờ và hạn chế ngồi lâu một chỗ. Hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng, nhiều muối. Bạn tham khảo thêm: Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì? Sử dụng bài thuốc Đông y Ngoài việc bạn thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt thì sử dụng điều trị bí tiểu theo phương pháp Đông y cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Một số bài thuốc Đông y điều trị bí tiểu bạn có thể tham khảo dưới đây: ## Bài thuốc 1 Bài thuốc này các tác dụng điều trị tình trạng bí tiểu do thận hư, bí tiểu kèm tiểu không hết, mỏi lưng, tay chân bị lạnh,… Nguyên liệu: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sa tiền tử 12g, ngưu tất 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g , sơn thù 8g, phục tử chế 8g, đan bì 8g, nhục quế 4g Cách thực hiện: Bạn cho các vị thuốc vào ấm cùng với 3 bát con nước. Đun đến khi sôi rồi cho nhỏ lửa đun đến khi nào còn lại 1 bát nước thì tắt bếp chắt ra bát để sử dụng. Bạn uống thuốc sau khi ăn. Mỗi thang bạn sắc làm 3 lần uống trong ngày. ## Bài thuốc 2 Bài thuốc thứ 2 này dùng để điều trị bí tiểu với những nguyên nhân gây bởi phì đại tuyến tiền liệt mang lại hiệu quả rất tốt. Nguyên liệu: Lá Náng hoa trắng khô 10g, ké đầu ngựa 10g, cây xạ đen 40g Cách thực hiện: Bạn cho các vị thuốc vào ấm đun với 1 lít nước. Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa và đun tiếp trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp. Phần nước bạn đổ ra bình và có thể thế sử dụng uống thay nước, hết bạn có thể cho thêm nước và đun thêm từ 2-3 lần nữa. ## Bài thuốc 3 Với bài thuốc này có thể sử dụng để điều trị bí tiểu do nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nguyên liệu: Hoạt thạch 12g, biên súc 12g, sơn chi tử 12g, mộc thong 12g, cù mạch 12g, sa tiên 12g, đại hoàng 8g, chích thảo 6g Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu vào ấm đun với 3 bát nước con. Đun đến khi sôi và cho nhỏ lửa và đun tiếp đến khi nào còn 1 bát nước thì tắt bếp cho ra bát để uống. Bạn uống thuốc sau khi ăn. Mỗi thang bạn sắc làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng phương pháp dân gian Phương pháp điều trị bí tiểu qua các bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Cụ thể các bài thuốc đó như sau: ## Sử dụng củ sắn dây Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa nước với đường uống. Dùng trong 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. ## Sử dụng râu ngô, xa tiên tử Nguyên liệu: Râu ngô 50g, Xa tiền tử 20 g (bỏ trong túi vải). Cam thảo tươi 10 g Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu nồi với 500 ml nước rồi đun sôi cho đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp chắt ra bát và uống nóng. Mỗi ngày uống ba lần. Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng ## Sử dụng rễ cỏ chanh và rau má Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, hoa súng 15g, râu ngô 15g, rau diếp cá 10g Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào nồi đun cùng 550ml nước. Khi sôi thì bạn cho nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi còn khoảng 300ml thì ngừng. Bạn chia thuốc thành 2 để sử dụng uống trong ngày. Kiên trì thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể. ## Sử dụng kim anh tử Nguyên liệu: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng Cách thực hiện: Kim anh tử rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tiến hành vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, cần khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy. Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày. ## Sử dụng lá bìm bìm, lá mành cộng Nguyên liệu: Lá bìm bìm tươi 50g, Lá mảnh cộng tươi 50g Cách thực hiện: Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện 10 ngày liên tục. ## Sử dụng bồ công anh Nguyên liệu: Bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, Cam thảo dây, Mía dò, Rễ cỏ tranh Cách thực hiện: Chuẩn bị các nguyên liệu trên với lượng bằng nhau (tỉ lệ 1:1) rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu. ## Sử dụng hoàng kỳ nấu cá chép Nguyên liệu: Hoàng kỳ tươi 60g, Cá chép tươi 1 con (khoảng 250-300g) Cách thực hiện: Cá chép sau khi được sơ chế làm sạch thì cho các nguyên liệu trên vào nồi nấu chín và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sử dụng ăn kèm với cơm. Chú ý: Người bị cảm, nóng trong không được dùng. ## Sử dụng cá lóc nấu với đậu phụ Nguyên liệu: Cá lóc 500g, 250g đậu phụ Cách thực hiện: Cá lóc bạn bỏ đầu, ruột, rửa sạch. Cho nước vừa đủ, một ít muối, ninh nhừ. Rồi tiếp theo bạn cho đậu phụ vào và đun sôi tiếp cho chín đậu là có thể sử dụng. Sử để ăn cùng với cơm. Bạn có thể tham khảo thêm: Cách chữa bí tiểu hiệu quả bằng thuốc nam Chia sẻ4

Bí tiểu cấp - Nguyên nhân và cách điều trị bạn nên biết

Bí tiểu cấp là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai cả nam giới và nữ giới, hiện tượng này có tỉ lệ mắc nhiều hơn đối với người lớn tuổi. Bí tiểu cấp gây nên rất nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cho người mắc phải nếu như không được xử lý đúng cách và kịp thời. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý bí tiểu cấp chính xác nhất. Mục lụcBí tiểu cấp là gì?Biểu hiện của bí tiểu cấpNguyên nhân phổ biến dẫn đến bí tiểu cấpDo bàng quang co bóp không đủ mạnhDo bị tắc dòng tiểuDo tác dụng phụ của thuốcDo vấn đề thần kinhCách chuẩn đoán bí tiểu cấpHỏi thăm về tiểu sử bệnhKhám trực tiếpCách điều trị bí tiểu cấp bạn nên biếtĐiều trị cấp cứuĐiều trị bằng thuốcThực hiện phẫu thuật Bí tiểu cấp là gì? Bí tiểu cấp (AUR) là hiện tượng người bệnh đột ngột rơi vào tình trạng không thể đi tiểu được hoặc trong trường hợp cố rặn thì cũng chỉ đi được một ít mặc dù lúc này trong bàng quang đã đầy và gây cảm giác căng tức. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt rất hay gặp với người trên 60 tuổi. Bình thường, khi bàng quang chứa khoảng từ 250-300ml là sẽ xuất hiện kích thích báo hiệu cho bạn buồn tiểu và cần đi tiểu. Nhưng đối với người bị mắc tình trạng bí tiểu cấp thì họ thường không hoặc khó khăn trong việc đi tiểu. Do đó nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây nên những nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. >>> Bạn có thể tham khảo: Bí tiểu là gì? Biểu hiện của bí tiểu cấp Bí tiểu cấp thông thường có những biểu hiện như sau: Khi bị bí tiểu cấp thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt vì có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc khó đi tiểu. Thấy xuất hiện cảm giác đau, rát  bàng quang. Thường rất khó khăn trong việc đi tiểu hoặc nếu đi tiểu được thì dòng chảy yếu. Có cảm giác căng tức vùng xương chậu và vùng bụng dưới. Nếu bạn thấy những biểu hiện trên thì bạn hãy nhanh chóng đi đến các cơ sở ý tế được được cấp cứu và xử lý kịp thời. Bởi đã rất nhiều trường hợp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới việc bị vỡ bàng quang, khiến cho nước tiểu bị tràn vào khoang bụng gây viêm nhiễm. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời rất dễ gây tử vong. Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều ở nữ giới dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bí tiểu cấp Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bị tiểu cấp. Một số nguyên nhân phổ biến các bạn có thể tham khảo dưới đây: Do bàng quang co bóp không đủ mạnh Bàng quang co bóp không đủ mạnh là nguyên nhân đầu tiên và khá phổ biến dẫn đến tình trạng bị bí tiểu gấp. Bàng quang không co bóp đủ mạnh có nguyên nhân do sự mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động tiểu tiện hoặc là do những nguyên nhân như chấn thương cột sống, vỡ xương chậu hay một số bệnh lý về bàng quang (như viêm bàng quang cấp, viêm mãn tính, sỏi bàng quang, xơ viêm bàng quang mãn tính,…). Do bị tắc dòng tiểu Một nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng bí tiểu cấp có thể kể đến là tình trạng đường tiểu bị tắc khiến làm ngăn chặn dòng nước tiểu chảy từ bàng quang vào niệu đạo ra ngoài cơ thể. Vấn đề này có thể xuất hiện là do: Do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) ở nam giới gây chèn ép niệu đạo. Do tình trạng sa bàng quang ở nữ giới. Sỏi đường tiết niệu cũng khiến cho dòng tiểu bị tắc, làm cản trở quá trình đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Viêm tuyến tiền liệt do bị nhiễm khuẩn làm tuyến này bị sưng gây chèn ép lên niệu đạo, làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu. Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt có nguy hiểm không? Do tác dụng phụ của thuốc Tình trạng bí tiểu cấp có thể xuất hiện do dụng phụ của một số loại thuốc gây nên. Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng bí tiểu cấp có thể kể đến như: thuốc chống co thắt, thuốc giãn cơ, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng cholinergics, thuốc kháng histamon hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng,…. Do đó trong quá trình bạn sử dụng những loại thuốc này để chữa các bệnh liên quan thì những thuốc này khi đi vào cơ thể có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của bàng quang, từ đó gây nên tình trạng bí tiểu cấp xuất hiện. Do vấn đề thần kinh Thông thường não sẽ chỉ đạo khiến truyền tín hiệu cho bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu và niệu đạo mở ra khi trong bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định. Lúc này cơ trơn của bàng quang sẽ tiến hành co bóp để đẩy nước tiểu quá niệu đạo và ra ngoài. Tuy nhiên vì một vấn đề gì đó khiến cho quá trình tiếp nhận thông tin từ não cho các cơ quan trên có vần đề, từ đó gây nền tình trạng bí tiểu cấp. Vấn đề này xuất hiện là như nhau đối với nam giới và nữ giới. Tình trạng bí tiểu cấp do vấn đề thần kinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý như sau: đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống, có khối u chèn ép lên đĩa đệm gây tổn thương dây thần kinh,…. Thông tin thêm cho bạn:  Nguyên nhân và cách chữa bí tiểu ở người già Cách chuẩn đoán bí tiểu cấp Để chuẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bí tiểu cấp ở bạn thì các bác sỹ sẽ thực hiện lần lượt những các bước sau đây: Hỏi thăm về tiểu sử bệnh Tại đây các bác sỹ sẽ hỏi bạn về một vài thông tin như tiền sử bí tiểu, ung thư tuyến tiền liệt, có thực hiện phẫu thuật hay xạ trị trước đó hay không? Ngoài ra, bạn cũng được hỏi xem bí tiểu có xuất hiện kèm tình trạng đi tiểu ra máu, tiểu nhiều, sốt, đau lưng, hoặc phát ban hay không?  Cuối cùng thì các bác sỹ sẽ hỏi trong thời gian gần đó bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không? Khám trực tiếp Bác sỹ sau khi hỏi thăm tình hình để có cái nhìn tổng quát thì tiếp theo họ sẽ thực hiện các biện pháp khám trực tiếp như: Khám vùng bụng dưới: cầu bàng quang có thể được sờ thấy. Và việc sờ nắn xương mu sâu sẽ gây cảm giác khó chịu muốn đi tiểu từ đó bác sỹ có thể đánh giá phần nào bệnh tình. Khám trực tràng: khám trực tràng được thực hiện ở cả nam giới và phụ nữ, để đánh cảm giác cơ đáy chậu và trương lực cơ vòng hậu môn, tuyến tiền liệt. Khám vùng chậu: thông thường vùng chậu này phụ nữ bị bí tiểu cấp sẽ được thực hiện khám kỹ để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân. Khám thần kinh: việc khám thần kinh cũng sẽ được thưc hiện rất chi tiết bao gồm việc đánh giá về sức cơ, cảm giác, phản xạ và trương lực cơ. Kiểm tra thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang: trường hợp nghi ngờ bí tiểu cấp có thể bác sỹ sẽ thực hiện đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang thông qua việc siêu âm hoặc đặt ống thông niệu đạo. Cách điều trị bí tiểu cấp bạn nên biết Tình trạng bí tiểu cấp có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như có thể gây nên những nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Dó đó bạn cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị sớm. Một số cách mà bác sỹ hay dùng để xử lý bí tiểu gấp bạn có thể tham khảo dưới đây: Điều trị cấp cứu Bí tiểu cấp thường xuất hiện gây nên những khó chịu, gây đau nhức dữ dỗi cho người mắc phải, do đó bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ thực hiện cấp cứu kịp thời, bằng cách giúp thông tiểu và dẫn nước tiểu ra ngoài. Lúc này các bác sỹ sẽ sử dụng những dụng cụ y tế chuyên dụng để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang , ống này gọi là ống sonde. Ống này được sử dụng để đặt qua niệu đạo hoặc được đặt trực tiếp vào bàng quang nến niệu đạo bị hẹp khiến ống sonde không đi quan được. Đây là cách để giúp làm bớt khó chịu cũng như đau nhức tức thì. Thông thường thì người bệnh có thể được điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn việc chăm sóc các ống thông, đổ túi đựng nước tiểu và theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày. Còn trong những trường hợp có xuất hiện nhiễm trùng thì sẽ được chỉ định nằm viện để tiện trong việc xử lý. Điều trị bằng thuốc Cách điều trị bí tiểu cấp cũng được sử dụng khá phổ biến đó là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giúp điều trị bí tiểu cấp tính mà hay được các bác sỹ sử dụng có thể kể đến như: Nhóm thuốc chẹn alpha: thuốc này làm giám sự tắc nghẽn do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt gây ra băng cách làm giãn các cơ trơn ở cổ bàng quang và vỏ bao tuyến tiền liệt. Một số loại thuốc được sử dụng trong nhóm này có thể kể đến như: tamsulosin, alfuzosin,… Nhóm thuốc làm ức chế reductase 5-alpha: thuốc này giúp phong tỏa chọn lọc việc chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, điều này sẽ giúp làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu cấp. >>> Tham khảo thêm: Cách chữa bí tiểu hiệu quả bằng thuốc nam Thực hiện phẫu thuật Cách cuối cùng cũng là cách hiệu quả cũng như triệt để nhất trong việc điều trị bí tiểu cấp đó là thực hiện phẫu thuật. Việc thực hiện phẫu thuật cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt là cách giúp điều trị tình trạng bí tiểu cấp hiệu quả đặt 85%-90%. Tất cả các trường hơp phẫu thuật đều phải thực hiện đánh giá niệu động học, để xác định chính xác nguyên nhân bí tiểu cấp do tắc nghẽn dòng ra hay bàng quang co bóp yếu. Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất, mặc dù hiện có nhiều phương pháp điều trị khác. Một trong những phương pháp đó là việc đặt stent niệu đạo giúp cải thiện dòng tiểu nhưng với cách này thì có thể gây nên những biến chứng có thể xảy ra như stent di chuyển, nhiễm trùng, sỏi… Phương pháp đặt stent này thông thường chỉ dành cho việc điều trị tạm thời do có một số nguyên nhân nào đó mà người bệnh không sử dụng phương pháp phẫu thuật được. Ngoài ra còn có một số thủ thuật khác cũng có thể hỗ trợ khắc phục bí tiểu cấp mà không cần đến phẫu thuật như dùng laser để phá hủy tắc nghẽn. Đây cũng là một cách đáng chú ý bạn cũng nên biết. Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng cách điều trị chứng bí tiểu cấp để bạn tham khảo, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn chính xác và có quyết định đi khám kịp thời tránh được những biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Thông tin hữu ích cho bạn: Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì? Chia sẻ0

Bí tiểu ở người già nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bí tiểu là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên tỷ lệ này ở người già là rất lớn. Vậy bí tiểu ở người già nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcBí tiểu ở người già là gì?Tại sao người già bị bí tiểu?Bàng quang co bóp không đủ mạnhCổ bàng quang không giãn nởDo viêm đường tiết niệuBệnh lý về tuyến tiền liệtDo mắc bệnh nam khoa, phụ khoaDo tác dụng phụ của thuốcDo rối loạn hệ thần kinh thực vậtBí tiểu ở người già có nguy hiểm không?Cách điều trị bí tiểu ở người già an toànBí tiểu ở người già khi nào cần gặp bác sỹ? Bí tiểu ở người già là gì? Bí tiểu ở người già là tình trạng không đi tiểu được mặc dù bàng quang bị đầy và muốn đi tiểu hoặc tiểu được nhưng tiểu không hết, không làm trống được bàng quang ở người cao tuổi. Bí tiểu thường được chia làm 2 loại đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính. Bí tiểu cấp tính là tình trạng diễn ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, lúc này người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy. Bí tiểu mãn tính là tình trạng diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian dài. Bí tiểu mãn tính vẫn có thể đi tiểu được nhưng không thể đẩy hết được nước tiểu ra khỏi bàng quang khi đi tiểu. Tình trạng này gây nên rất nhiều những ảnh hưởng đối với người già, không những làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm suy giảm sức khỏe ở người lớn tuổi. Bí tiểu ở người già có thể xác định thông qua những triệu chứng phổ biến như sau: Luôn cảm thấy buồn tiểu mặc dù vừa đi tiểu xong Thường xuyên phải đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều Gây cảm giác căng tức ở bàng quang và bụng dưới vì chứa đầy nước tiểu Tại sao người già bị bí tiểu? Người già bị bí tiểu thường gặp khi hệ tiết niệu bị tổn thương hoặc do cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó liên quan. Cụ thể một số nguyên nhân dẫn đến bí tiểu ở người già có thể kể đến như: Bàng quang co bóp không đủ mạnh Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ kích thích thành bàng quang truyền tín hiệu lên vỏ não khiến bạn cần đi tiểu để đào thải nước tiểu ra ngoài. Khi buồn tiểu thì bàng quang sẽ co bóp để nước tiểu ra ngoài. Sự co bóp của bàng quang không đủ mạnh thường xảy ra do sự mất kết nối với hệ dây thần kinh não bộ. Tổn thương này có thể gặp phải khi thành bàng quang bị xơ cứng, chấn thương cột sống,…Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu của bàng quang khiến người già bị bí tiểu. Thông tin thêm cho bạn: Bí tiểu có nguy hiểm hay không? Cổ bàng quang không giãn nở Việc bàng quang hoạt động bình thường mà cơ vòng trong không giãn nở cũng gây tình trạng bí tiểu ở người cao tuổi. Các cơ vòng nhẵn của cổ bàng quang phải đảm bảo khả năng giãn nở khi cần thiết để lưu trữ và bài tiết nước tiểu bình thường. Khi cổ bàng quang không giãn nở do bị chai, viêm, biến dạng hoặc bị chèn ép sẽ cản trở hoạt động tiểu tiện của người già gây ra chứng bí tiểu. Do viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến do có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi nấm, mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây tổn thương và viêm nhiễm bộ phận này. Đường tiết niệu là nơi sản xuất và đào thải nước tiểu. Do đó khi chúng bị viêm thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện. Triệu chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu là tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, đau bụng dưới, đau thắt lưng. Bệnh lý về tuyến tiền liệt Ở nam giới cao tuổi, các bệnh về tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu.Tuyến tiền liệt là nơi sản xuất dịch trong tinh dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu. Chính vì thế khi mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm, phì đại, tăng sinh lành tính, ung thư,…gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo khiến hoạt động tiểu tiện bị rối loạn. Từ đó khiến cho nam giới cao tuổi khó đi tiểu. Do mắc bệnh nam khoa, phụ khoa Các bệnh nam khoa có thể là nguyên nhân dẫn tới bí tiểu ở nam giới cao tuổi, điển hình như hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, nhiễm trùng nấm men, bệnh lậu,… Các phản ứng sưng, viêm, tắc nghẽn niệu đạo gây cản trở sự bài tiết nước tiểu và dẫn đến bí tiểu ở người già. Ngoài ra các bệnh nam khoa còn gây ra triệu chứng đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt. Bí tiểu ở nữ giới cao tuổi cũng có thể do bệnh phụ khoa. Cụ thể: viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung gây chèn ép lên bàng quang, niệu đạo gây khó khăn cho việc đi tiểu. Các bệnh phụ khoa còn gây ra triệu chứng ngứa âm đạo, dịch âm đạo ra nhiều và mùi hôi, đau rát vùng kín khi đi tiểu, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần nhưng không hết nước tiểu trong bàng quang,… Do tác dụng phụ của thuốc Thuốc có thể gây bí tiểu ở người già, do tác động của chúng lên các chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể thần kinh, cholinergic và thụ thể muscarinic. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng bí tiểu là: Thuốc cường hệ adrenergic Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống loạn nhịp tim Thuốc kháng histamin Thuốc giãn cơ Thuốc trị cao huyết áp Do rối loạn hệ thần kinh thực vật Hệ thần kinh thực vật là nơi kết nối với bàng quang và điều khiển hoạt động đi tiểu. Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn có thể là do chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, đái tháo đường,…khiến cho người già dễ mắc các chứng rối loạn tiểu tiện như bí tiểu. Bí tiểu ở người già có nguy hiểm không? Bí tiểu là tình trạng khá phổ biến đặc biệt đối với người cao tuổi. Đối với tình trạng bí tiểu cấp thì đây có gây đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng bí tiểu gấp khiến người già gặp phải tình trạng đau dữ dội do bàng quang bị căng ra do chứa đầy nước tiểu. Còn đối với bí tiểu mãn tính nếu bạn để lâu không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng có thể gây nguy hiểm như sau: Gây nhiễm trùng đường tiết niệu: do nước tiểu không được thải hết ra ngoài còn tồn đọng trong đường tiết niệu, đây sẽ là điều kiện khiến cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tổn thương bàng quang: khi bị bí tiểu khiến cho bàng quang luôn bị căng ra quá mức trong thời gian dài, về lâu dài sẽ khiến cho bàng quang bị tổn thương và không còn hoạt động được chính xác Bị hư thận: khi bị bí tiểu khiến cho nước tiểu còn dư sau mỗi lần đi tiểu có thể tích tụ lại vào trào ngược vào thận, từ đó làm thận bị sưng lên và áp lực này sẽ làm hư thận nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy thận hoặc thận mãn tính Dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ: trường hợp bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn có thể có trường hợp nước tiểu có thể bị rò rỉ ra ngoài hay còn gọi là tiểu không tự chủ. >>> Xem thêm: Tiểu không kiểm soát ở người già nguyên nhân do đâu? Cách điều trị bí tiểu ở người già an toàn Như đã đề cập ở trên bí tiểu ở người già có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau nên để có thể điều trị bí tiểu hiệu quả cần tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo những cách dưới đây. Với bí tiểu cấp tính cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để cấp cứu, tại đây các bác sỹ sẽ tiến hành đặt ống tiểu qua đường niệu đạo để giảm áp lực cho bàng quang và đưa nước tiểu ra ngoài. Với bí tiểu mãn tính cần được điều trị các triệu chứng gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống ở người lớn tuổi. Một số phương pháp có thể kể đến như: Đặt ống thông tiểu: Bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu để nhằm giúp thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Nong niệu đạo và đặt stent: Thủ thuật này được sử dụng để mở rộng lỗ hẹp niệu đạo, từ đó cho phép nước tiểu chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Nội soi: Phương pháp nội soi này được sử dụng để tìm và loại bỏi sỏi hoặc các vật thể lạ trong bàng quang, niệu đạo. Sử dụng thuốc: Để điều trị bí tiểu mãn tính, bác sỹ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang. Có thể kể đến như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Cefuroxim… Các loại thuốc làm cho cơ vòng niệu đạo và tuyến tiền liệt giãn ra, từ đó giúp nước tiểu được thải ra ngoài dễ hơn. Một một số loại thuốc như: Oxybutinine, Tolterodine,… Thuốc giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt, để giảm tắc nghẽn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Một số loại thuốc như: Doxazosin, Tamsulosin, Finasteride,… Phẫu thuật. Nếu thuốc và các liệu pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể cần thực hiện các thủ thuật phẫu thuật. Việc thực hiện thủ thuật nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể quan tâm: Các phương pháp điều trị bí tiểu nên biết Bí tiểu ở người già khi nào cần gặp bác sỹ? Với người già bị bí tiểu không nên chủ quan. Việc tiến hành điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên tiến hành thăm khám bác sĩ trong một số trường hợp sau: Người cao tuổi bị bí tiểu đột ngột, căng tức, khó chịu khi đi tiểu. Bệnh nhân gặp phải triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt. Cảm thấy đâu tức bụng dưới. Luôn có cảm giác buồn đi tiểu cho dù vừa đi tiểu xong. Số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày và 2 lần vào ban đêm. Chia sẻ12

Cách chữa bí tiểu hiệu quả bằng thuốc nam

Chữa bí tiểu bằng thuốc nam có hiệu quả không? Những bài thuốc nam nào chữa bí tiểu hiệu quả? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bí tiểu bằng thuốc nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểuCách chữa bí tiểu bằng thuốc namSử dụng củ sắn dâySử dụng bầu đất, mã đề, râu ngôSử dụng búp tre, rau máSử dụng kim tiền thảo, cỏ mần trầuSử dụng hoa súng, râu ngô, rể cỏ tranhSử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộngSử dụng lá náng hoa trắngSử dụng cây mã đềSử dụng bồ công anhSử dụng bí xanhNhững ưu điểm chữa bí tiểu bằng thuốc namMột vài lưu ý giúp điều trị bí tiểu đạt hiệu quả Nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu Tình trạng bí tiểu có thể gặp ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Đây không phải là hiện tượng hiếm mà khá phổ biến hiện nay, nó gây ra khá nhiều những phiền toái làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của các bạn. Vậy chứng bí tiểu này xuất hiện có thể là do những nguyên nhân dưới đây: Do bàng quang co bóp yếu: khi cổ bàng quang bị bít tắc có thể gây ra sự kháng cự của các lớp cơ thắt khiến cho bàng quang co bóp không đủ mạnh, từ đó gây ra hiện tượng bí tiểu. Do cơ vòng niệu đạo giãn nở không đủ: mặc dù bàng quang của bạn co bóp bình thường nhưng các cơ vòng niệu đạo không giãn nở cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bí tiểu. Do tắc niệu đạo: niệu đạo là cơ quan có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Do đó ống niệu đạo không thông do các bệnh lý như sỏi niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt,… có thể gây nên tình trạng bí tiểu, khó tiểu. Do một số bệnh lý cụ thể, đối với nam giới là viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,… còn đối với nữ giới là viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo,… Bạn có thể quan tâm: Tiểu gấp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục/tds_info] Cách chữa bí tiểu bằng thuốc nam Để điều trị bệnh bí tiểu hiệu quả mà vẫn đảm bảo độ an toàn cao thì bạn có thể tham khảo những bài thuốc nam chia sẻ dưới đây: Sử dụng củ sắn dây Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa nước với đường uống. Dùng trong 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây (nguồn nguyên liệu chất lượng không bị pha) đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. Sử dụng bầu đất, mã đề, râu ngô Nguyên liệu: bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g Cách thực hiện: Rửa sạch bầu đất, râu ngô và mã đề rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống 2 lần trong ngày, dùng 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả. Sử dụng búp tre, rau má Nguyên liêu: búp tre 50g, rau má 50g Cách thực hiện: Các nguyên liệu chuẩn bị nên ở dạng tươi. Bạn rửa sạch rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp. Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả. Sử dụng kim tiền thảo, cỏ mần trầu Nguyên liệu: kim tiền thảo 50g, cây mã đề 50g, cổ mần trầu 50g, râu ngô 50g, kim ngân hoa 30g, hương nhu trắng 30g, sinh địa 12g, liên kiều 12g. Các thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì đun tiếp tục 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó dùng nước thuốc thu được uống trong ngày uống thay nước lọc. Sử dụng hoa súng, râu ngô, rể cỏ tranh Nguyên liệu: rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, hoa súng 15g, râu ngô 15g, rau diếp cá 10g Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể. Sử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộng Nguyên liệu: lá bìm bìm 50g, lá mảnh cộng 50g Cách thực hiện: Rửa sạch lá bìm bìm và lá mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện. Sử dụng lá náng hoa trắng Nguyên liệu: lá náng hoa trắng đã phơi khô 10g, quả ké đầu ngựa 10g, cây xạ đen 40g Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các nguyên liệu được ngấm ra nước. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi. Sử dụng cây mã đề Nguyên liệu: cây mã đề 100g, rễ cỏ tranh 20g, râu ngô 20g, củ sả 20g, đậu đen 20g Cách thực hiện: Rửa sạch 5 nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lit nước sạch. Khi ấm sôi thì đun thuốc trên lửa nhỏ đến khi thuốc còn khoảng 500ml thì ngừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 phần và dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn chính. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi cải thiện của chứng bí tiểu. Sử dụng bồ công anh Nguyên liệu: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh mỗi loại có lượng bằng nhau. Cách thực hiện: Nguyên liệu trên đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu. Sử dụng bí xanh Nguyên liệu: bí xanh 300g Cách thực hiện: Gọt vỏ bỏ ruột rồi sắt miếng, đem ép lấy nước cốt rồi dùng uống trực tiếp. Nếu không uống quen có thể pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Hoặc cũng có thể dùng bí xanh luộc chín rồi ăn hết cả bí và nước luộc. Ngày ăn từ 300g – 500g. Áp dụng khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. Lưu ý: Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà hiệu quả trên mỗi người có thể khác nhau. Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ gồm những loại nào? Những ưu điểm chữa bí tiểu bằng thuốc nam Hiện nay để chữa bí tiểu có rất nhiều phương pháp khác nhau từ Đông y cho đến Tây y mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng đối với từng phương pháp. Còn đối với phương pháp chữa bằng thuốc Nam cũng có ưu điểm riêng. Cụ thể: An toàn: đây chính là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này. Hầu hết các dược liệu trong các bài thuốc Nam đều là thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, điều này giúp các bài thuốc luôn đảm bảo được về độ an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Giá thành rẻ: các bài thuốc nam thường là những nguyên liệu sẵn có hoặc cũng khá dễ kiếm và phổ biến nên chi phí mua cũng không quá tốn kém. Phù hợp với nhiều đối tượng: do các nguyên liệu đều là từ thiên nhiên nên khá lành tính và có thể sử dụng được với nhiều đối tượng khác nhau mà không lo để lại những tác dụng phụ. Mang lại hiệu quả cao: đây đều là những bài thuốc Nam đã được đúc kết và được sử dụng từ rất lâu nên các bài thuốc thường mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị tình trạng bí tiểu. Một vài lưu ý giúp điều trị bí tiểu đạt hiệu quả Để việc sử dụng thuốc Nam điều trị bí tiểu đạt hiệu quả thì ngoài việc tuân theo đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ thì bạn cần lưu ý mốt số vấn đề sau: Giữ cân nặng ổn định tránh tình trạng thừa cân gây áp lực lên bàng quang Thường xuyên tập thể dụng thể thao để tăng sức đề kháng chung của cơ thể, bạn nên tập một số môn nhẹ nhàng tránh làm áp lực mạnh lên bàng quang như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,… Luyện tập cơ sàn chậu bằng bài tập kegel nhằm làm tăng khả năng chống đỡ niệu đạo và bàng quang Không nên nhịn tiểu quá lâu gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang làm bàng quang căng tức đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng việc này cho phép khu vực xung quanh niệu đạo luôn khô ráo, thoáng mát, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Thông tin hữu ích cho bạn: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẻ0

Bí tiểu nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng?

Bí tiểu là hiện tượng luôn khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Với bí tiểu cấp thì bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được cấp cứu ngay. Còn bí tiểu mãn thì thường kéo dài theo thời gian và các bạn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen ăn uống từ đó giảm được những triệu chứng khó chịu. Hãy tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây. Mục lụcBí tiểu là hiện tượng gì?Bí tiểu nên ăn gì tốt?Hoa quả và rau xanhNhững thực phẩm giàu proteinNhững thực phẩm giàu vitamin CNhững thực phẩm giàu omega-3Những thực phẩm có chứa beta-sitosterol từ thực vậtBổ sung đủ nước cho cơ thểBí tiêu nên kiêng ăn gì?Những thực phẩm cay nóngNhững thực phẩm nhiều dầu mỡNhững chất kích thíchChất tạo ngọt nhân tạoLời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng bí tiểu Bí tiểu là hiện tượng gì? Bí tiểu là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai và mọi độ tuổi. Đặc biệt những người đàn ông trong độ tuổi từ 50 – 60 có nguy cơ gặp phải cao nhất. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở dạng cấp tính hay mãn tính. Bí tiểu cấp tính thường đến khá đột ngột, có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn nhiều. Đây là một tình trạng nguy hiểm, đôi khi có thể đe dọa cả tính mạng. Với chứng bí tiểu cấp tính thường đi kèm với những biểu hiện sau: Không có khả năng đi tiểu Đau đớn vùng chậu, niệu đạo Đau dữ dội, khó chịu ở bụng dưới Còn bí tiểu mãn tính là tình trạng kéo dài. Khi mắc phải hiện tượng này, người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng lại không đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Nhiều người không biết họ bị bí tiểu mãn tính cho đến khi tình trạng bệnh trở nặng. Còn với bí tiểu mãn tính, triệu chứng có thể không rõ ràng. Biểu hiện có thể là: Tần suất đi tiểu khoảng hơn 8 lần/ngày. Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu, dòng nước tiểu yếu hay gián đoạn Vẫn có cảm giác buồn đi tiểu ngay cả khi vừa tiểu xong Không cảm nhận được khi bàng quang đầy Khó chịu liên tục ở đường tiết niệu và bụng dưới Có xu hướng tiểu đêm nhiều lần Áp lực tăng lên ở vùng bụng, không tự chủ với việc đi tiểu Bí tiểu nên ăn gì tốt? Hoa quả và rau xanh Để trả lời câu hỏi “Bí tiểu nên ăn gì?” thì bạn không nên bỏ qua các loại rau quả. Hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin cùng các chất dinh dưỡng có tác động tích cực đến sức khỏe bàng quang của bạn. Cụ thể: Chất xơ giúp hạn chế táo bón – một trong những nguyên nhân gây bí tiểu cấp tính; Các chất chống oxy hóa, được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế biến chứng nhiễm trùng đường tiểu do bí tiểu gây ra; Các loại vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Do đó trong bữa ăn hàng ngày bạn nên bổ sung nhiều hoa quả như bưởi, dâu tây, cam, chuối,… và các loại rau xanh (dưa chuột, bí xanh, rau diếp cá, các loại đậu,…) là rất cần thiết đối với người bị bí tiểu. Những thực phẩm giàu protein Protein là một chất rất quan trọng đối với các hoạt động của con người, đặc biệt là trong việc duy trì cơ bắp điều hòa hormon, bao gồm cả hệ cơ xương chậu và bàng quang. Khi mà cơ xương chậu và bàng quang được khỏe mạnh thì tình trạng bí tiểu cũng sẽ được cải thiện. Do đó những người bí tiểu nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, một số thực phẩm giàu protein bạn nên ăn đó là: các loại đậu, bơ đậu phộng, thịt bò, thịt gà, trứng, lạc, yến mạch,…. Những thực phẩm giàu vitamin C Như chúng ta đã biết, vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch rất tốt. Đối với chứng bí tiểu, vitamin C làm cho nước tiểu có tính axit cao hơn, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh, hạn chế nhiễm trùng đường tiểu. Vitamin C cũng được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa biến chứng và bí tiểu tái phát. Có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: cà chua, các loại rau màu xanh đậm, đu đủ, ổi, cam, quýt, khoai tây,… Những thực phẩm giàu omega-3 Omega – 3 là chất béo rất tốt cho sức khỏe được tìm thấy trong nhiều loại cá gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi,….  Đây là chất béo lành tính rất tốt cho người bị  phì đại tuyến tiền liệt – đây đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu. Khi ăn các loại thực phẩm giàu omega – 3 giúp làm giảm viêm trong bệnh u xơ tuyến tiền liệt và hạn chế các chất leukotriene gây viêm. Ngoài các loại cá thì các loại hạt như chia, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó cũng là nguồn cung cấp omega – 3 dồi dào. Những thực phẩm có chứa beta-sitosterol từ thực vật Beta-sitosterol là một loại sterol thực vật được cho là có thể làm giảm các triệu chứng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,… do các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt. Hơn thế nữa, beta-sitosterol còn giúp làm giảm cholesterol xấu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Người bệnh bí tiểu nên bổ sung beta-sitosterol từ thực vật để đảm bảo độ an toàn. Một số thực phẩm giàu beta-sitosterol là: quả bơ, dầu đậu nành, dầu hạt cải, hạnh nhân, hạt dẻ cười, quả óc chó, rau dền,… Bổ sung đủ nước cho cơ thể Nước là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Đối với chứng bí tiểu, nước giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa biến chứng do bí tiểu mãn tính gây ra; giúp ngăn ngừa táo bón; cải thiện tâm trạng khó chịu;… Theo các chuyên gia lượng nước nói chung (từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm) đáp ứng hầu hết nhu cầu của mọi người là: Khoảng từ 2 đến 2.5 lít mỗi ngày đối với nam giới Khoảng từ 1.5 đến 2 lít mỗi ngày đối với nữ giới Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn điều trị bí tiểu hiệu quả Bí tiêu nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm cay nóng Đồ ăn cay nóng như nhiều ớt, hạt tiêu khiến cho bí tiểu trở nên nặng hơn vì thực phẩm cay nóng này gây kích thích niêm mạc bàng quang. Sự kích thích này phụ thuộc vào phản ứng của từng người nhưng để giảm thiểu tối đa bí tiểu trở nặng thì người bệnh nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ Ăn nhiều những thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến tình trạng táo bón có thể xảy ra gây bí tiểu và có thể làm tình trạng thêm nặng. Vì vậy bạn cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, thức ăn nhanh,… Những chất kích thích Những chất kích thích như rượu, bia có thể làm kích ứng niêm mạc đường tiết niệu à ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây cản trở tín hiệu bàng quang báo hiệu lên vỏ não làm tình trạng bí tiểu có thể xảy ra. Ngoài ra sử dụng nhiều các chất kích thích này tăng nguy cơ bị tiểu són, tiểu nhiều và tiểu không tự chủ. Chất tạo ngọt nhân tạo Những người bị bí tiểu thường cảm thấy khó chịu và áp lực ở vùng bụng dưới. Và các chất ngọt nhân tạo, gồm saccharin, aspartame và acesulfame K có thể làm tăng sự khó chịu này của bàng quang. Ngoài ra chất ngọt nhân tạo cũng dễ khiến bạn bị béo phì, thừa cân hoặc bệnh tiểu đường. Đây đều có thể là nguyên nhân gây ra bí tiểu. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo, như: nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, mứt, thạch,… Lời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng bí tiểu Ngoài có chế độ ăn uống khoa học thì một lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng bí tiểu rất hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể tham khảo nhằm cải thiện tình trạng bí tiểu: Giữ cân nặng ổn định tránh tình trạng thừa cân gây áp lực lên bàng quang Thường xuyên tập thể dụng thể thao để tăng sức đề kháng chung của cơ thể, bạn nên tập một số môn nhẹ nhàng tránh làm áp lực mạnh lên bàng quang như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,… Luyện tập cơ sàn chậu bằng bài tập kegel nhằm làm tăng khả năng chống đỡ niệu đạo và bàng quang Không nên nhịn tiểu quá lâu gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang làm bàng quang căng tức đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng việc này cho phép khu vực xung quanh niệu đạo luôn khô ráo, thoáng mát, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Thông tin thêm cho bạn: Đi tiểu đêm nhiều nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh? Chia sẻ0

Tiểu đêm không kiểm soát: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiểu đêm không kiểm soát là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài, hay còn có thể gọi là tiểu són hay đái dầm. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, vậy câu hỏi đặt ra là tiểu đêm không kiểm soát nguyên nhân là gì? Và cách khắc phục thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, các bạn hãy theo dõi trong bài viết dưới đây. Mục lụcTiểu đêm không kiểm soát là gì?Dấu hiệu của tiểu đêm không kiểm soátNguyên nhân của tiểu đêm không kiểm soát?Nhiễm trùng đường tiết niệuHội chứng bàng quang kích thíchBệnh lý ở tuyến tiền liệtBệnh lý ở thậnRối loạn hệ thần kinhNguyên nhân không do bệnh lýTiểu đêm không kiểm soát gây ảnh hưởng gì?Ảnh hưởng đến sinh hoạtKhiến sức khỏe bị suy giảmẢnh hưởng đến tinh thầnChất lượng công việc bị suy giảmẢnh hưởng tới đời sống tình dụcCách khắc phục tiểu đêm không kiểm soátSử dụng phương pháp nội khoaSử dụng phương pháp ngoại khoaThực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu ĐanNhững lưu ý giúp trị tiểu đêm không kiểm soát hiệu quả Tiểu đêm không kiểm soát là gì? Đi tiểu đêm không kiểm soát là tình trạng không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện vào ban đêm gây ra rò rỉ nước tiểu. Người bệnh không ý thức được cơn buồn tiểu đến nhanh, bàng quang không gửi tín hiệu lên não bộ báo hiệu người bệnh cần được đi tiểu khiến cho họ bị són tiểu són ra quần. Tình trạng tiểu đêm không kiểm soát có thể gặp ở mọi lứa tuổi tử trẻ em cho đến người cao tuổi, cả nam giới lẫn nữ giới gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt là với người trẻ tuổi khi gặp tình trạng này thường có thể sẽ khiến họ xấu hổ và không dám chia sẻ với ai và chỉ khi gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thì mới chủ động tìm đến bác sỹ để chữa trị. ⇒ Tìm hiểu đầy đủ:  Tiểu đêm là gì? Những điều bạn cần biết Dấu hiệu của tiểu đêm không kiểm soát Dấu hiếu của hiện tượng tiểu đêm không kiểm soát bạn có thể dễ dàng nhận ra thông qua một số triệu chứng điển hình như sau: Cảm giác buồn đi tiểu khó kiềm chế được, cảm giác buồn tiểu có thể xuất hiện đột ngột khiến cho bạn không kịp vào nhà vệ sinh. Số lần đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn bình thường từ 2 – 3 lần trở lên. Khi đi tiểu thấy xuất hiện cảm giác đau buốt khó chịu bên trong đường niệu đạo. Trong khi ngủ thấy có hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài làm quần bị ướt và làm bạn thức dậy. Nguyên nhân của tiểu đêm không kiểm soát? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm không kiểm soát, trong đó có những nguyên nhân chính dưới đây: Nhiễm trùng đường tiết niệu Sự tấn công bởi các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm,….vào hệ tiết niệu gây ra viêm nhiễm tổn thương tại các bộ phận thuộc hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Triệu chứng của viêm nhiễm trùng đường tiết niệu là tiểu đau rát, tiểu buốt, tiểu đêm không kiểm soát,… Hội chứng bàng quang kích thích Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tiểu đêm không kiểm soát đó là do hội chứng bàng quang kích thích do các cơ bàng quang suy yếu, rối loạn. Ở người có thể trạng bình thường, thận sau khi lọc máu, sản xuất nước tiểu sẽ đẩy xuống bàng quang. Khi lượng nước tiểu đạt đến giới hạn sẽ kích thích các dây thần kinh truyền tín hiệu và kích thích cơ bàng quang co thắt để đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, đối với những người có cơ bàng quang suy yếu thì chỉ cần một lượng nước tiểu nhỏ cũng sẽ gửi thông tin cho não bộ. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Bệnh lý ở tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục của nam giới nằm ở phía dưới bàng quang ngay sát dưới cổ bàng quang, sau xương mu và bọc lấy quanh niệu đạo của nam giới. Khi nam giới mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,… sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kiểm soát việc đi tiểu. Đặc biệt là phì đại tuyến tiền liệt, các khối u gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến các cơ bàng quang co bóp kém thậm chí không co bóp khi cần dẫn tới các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu đêm không kiểm soát. Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt cần phải làm gì? Bệnh lý ở thận Thận là cơ quan nằm trong hệ tiết niệu, có vai trò lọc máu, sản xuất và bài tiết nước tiểu. Một số bệnh lý ở thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, sỏi thận, suy thận… có thể gây ra tiểu đêm không kiểm soát, tiểu buốt tiểu rắt. Rối loạn hệ thần kinh Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ gửi tín hiệu lên não báo hiệu con người cần được đi tiểu để giải phóng nước tiểu trong bàng quang. Nếu người bệnh gặp một vài bệnh lý ở hệ thần kinh do có khối u hoặc chấn thương sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Khi đó nước tiểu tín hiệu từ não có thể báo hiệu nhầm hoặc thậm chí không báo hiệu gây ra rò rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát, kèm theo tiểu đêm không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt. Nguyên nhân không do bệnh lý Ngoài những nguyên nhân bệnh lý thì tiểu đêm không kiểm soát có thể chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, ví dụ như: Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, trà, cafe, nhất là vào buổi tối; Uống quá nhiều nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ Béo phì, thừa cân gây áp lực lên thận và bàng quang; Tác dụng phụ của một số loại thuốc có tính chất lợi tiểu: thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc giãn cơ,… Xem thêm: Tiểu đêu nhiều lần là bệnh gì? Tiểu đêm không kiểm soát gây ảnh hưởng gì? Tiểu đêm không kiểm soát có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều những phiền phức trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, cụ thể như sau: Ảnh hưởng đến sinh hoạt Khi bị tiểu đêm không kiểm soát, bạn sẽ gặp không ít phiền toái trong sinh hoạt. Ban sẽ không thể ngủ ngon giấc như những người bình thường mà cần phải dậy 2-3 lần, thậm chí nhiều hơn để đi tiểu, làm cơ thể luôn cảm giác bị mệt mỏi. Khiến sức khỏe bị suy giảm Đi tiểu đêm  không kiểm soát khiến người bệnh khó có được giấc ngủ ngon trọn vẹn, thường xuyên gián đoạn giấc ngủ, đối với người khó ngủ thì khó để trở lại giấc ngủ và gây mất ngủ. Mất ngủ kéo dài khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nghiêm trọng, có thể luôn mệt mỏi, suy nhược và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,… Ảnh hưởng đến tinh thần Những người gặp tình trạng tiểu không tự chủ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Nguyên nhân là do sợ bị mọi người phát hiện hoặc do vùng kín thường xuyên có mùi hôi khai do nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng tiểu nhiều về đêm không kiểm soát kéo dài khiến cho một số người rơi vào trạng thái trầm cảm, mất ngủ… Chất lượng công việc bị suy giảm Ngủ không đủ giấc, tinh thần lo lắng, bất ổn khiến cho bạn mất tập trung trong công việc dẫn tới hiệu suất làm việc giảm sút. Ảnh hưởng tới đời sống tình dục Tâm lý lo lắng, sợ hãi nước tiểu rò rỉ trong khi “yêu” khiến người bệnh xấu hổ trước bạn tình, khó đạt được thăng hoa. Lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm ham muốn, mất hứng thú với chuyện chăn gối. Đặc biệt đối với nam giới còn có thể gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý,… >>> Bạn có thể tham khảo: Những hậu quả nguy hiểm của tiểu đêm nhiều mất ngủ Cách khắc phục tiểu đêm không kiểm soát Đi tiểu đêm không kiểm soát hoàn toàn có thể được khắc phục nếu được điệu trị sớm và đúng cách. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Các bạn có thể tham khảo những cách dưới đây: Sử dụng phương pháp nội khoa Thuốc được sử dụng khi người bệnh bị tiểu đêm không kiểm soát do mắc bệnh lý nào đó. Một số thuốc được kê như: Thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Thuốc kháng sinh Trimethoprim, Ofloxacin, Ciprofloxacin,… Thuốc điều trị bệnh về tuyến tiền liệt: Levofloxacin, Clarithromycin, thuốc chẹn alpha 1,… Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt: Oxybutynin, Tolterodine, Darifenacin, Fesoterodine,… Thuốc an thần giúp ngủ ngon. Bạn có thể quan tâm: Thuốc trị tiểu đêm nhiều uống loại nào hiệu quả? Sử dụng phương pháp ngoại khoa Một vài trường hợp người bệnh tiểu đêm không kiểm soát được chỉ định dùng phương pháp ngoại khoa, ví dụ như bị sỏi đường tiết niệu kích thích lớn, bệnh về tuyến tiền liệt nghiêm trọng như u xơ tuyến tiền liệt hay sỏi thận…Các phương pháp ngoại khoa này bao gồm phẫu thuật nội soi lấy sỏi ra ngoài, nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt,… Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Những lưu ý giúp trị tiểu đêm không kiểm soát hiệu quả Ngoài việc sử dụng thuốc hay cần can thiệp bằng phẫu thuật thì những thói quen sinh hoạt tốt cũng sẽ giúp rất nhiều trong quá trình điều trị, các bạn có thể tham khảo dưới đây: Không uống nhiều rượu bia, cafe, đồ uống có gas, hút thuốc lá… Vệ sinh sạch sẽ để tránh bị các bệnh liên quan đến đường tiểu. Không nhịn đi tiểu thường xuyên và uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Ăn uống đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm tăng miễn dịch, sức đề kháng. Rèn luyện thể dục hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, đặc biệt là bài tập Kegel tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và cơ bàng quang. Thông tin hữu ích cho bạn: Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Chia sẻ0

Loading...