Bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang bị kích thích và những điều cần biết

Hiện nay, có rất nhiều người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích và họ coi đây là một cơn ác mộng thực sự đối với họ. Bởi lẽ bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người mắc còn gây nhiều phiền phức trong cuộc sống. Vậy hội chứng bàng quang kích thích là gì, làm thế nào để cải thiện bệnh? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Mục lụcHôi chứng bàng quang bị kích thích là gì?Hội chứng bàng quang kích thích có phổ biến không?Bệnh học hội chứng bàng quang bị kích thíchNguyên nhân gây hội chứng bàng quang bị kích thíchTuổi giàChế độ ăn uốngCác bệnh lý tại bàng quangHội chứng bàng quang kích thích ở nữ giớiBệnh béo phìTriệu chứng của hội chứng bàng quang kích thíchTiểu nhiều lầnTiểu đêmTiểu són (tiểu không tự chủ)Biến chứng của bàng quang kích thíchGây mất ngủ, rối loạn giấc ngủNgại giao tiếp, trầm cảmNguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệuSuy giảm sinh lý ở nam giớiHội chứng bàng quang bị kích thích khi nào cần đến gặp bác sĩHội chứng bàng quang bị kích thích điều trị như thế nào?Thay đổi thói quen ăn uốngBàng quang kích thích uống nước thế nào mới đúng?Luyện tập nhịn tiểuTập bài tập cơ sàn chậu (kegel)Dùng thuốc điều trịThực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu ĐanCác biện pháp can thiệp và phẫu thuật Hôi chứng bàng quang bị kích thích là gì? Hội chứng bàng quang bị kích thích Hội chứng bàng quang bị kích thích hay hội chứng bàng quang kích hoạt là một tập hợp các triệu chứng gồm: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són (tiểu không tự chủ) gây ra bởi tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên không theo kiểm soát của cơ thể. Những kích thích này có thể xảy ra ngay cả khi bàng quang chưa chứa đủ lượng nước tiểu để gây kích thích bình thường. Hội chứng bàng quang kích thích có phổ biến không? Hội chứng bàng quang kích thích khá phổ biến hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu thấy cứ 20 người trưởng thành thì có một người bị bành quang kích thích với các triệu chứng và mức độ khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn, bên cạnh đó nữ giới có nguy cơ mắc bàng quang kích thích cao hơn nam giới. Bệnh học hội chứng bàng quang bị kích thích Hội chứng bàng quang bị kích thích bệnh học Hệ tiết niệu của chúng ta là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu loại bảo các chất độc ra khỏi cơ thể tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được dẫn từ thận quá niệu quản đến chứa đựng tại bàng quang. Khi chúng ta đi tiểu bàng quang đẩy nước tiểu quá niệu đạo ra ngoài môi trường. Bàng quang là có khả năng co giãn để chứa đựng lượng nước tiểu lên tới 500ml, khi bàng quang chứa khoảng 300-400 ml nước tiểu thì chúng ta sẽ cảm giác mót tiểu. Phản xạ mót tiểu được điều khiển bởi hệ thống thần kinh phức tạp. Vì một nguyên nhân nào đó làm thần kinh bàng quang bị rối loạn hay bàng quang giảm chức năng (bàng quang nhỏ, bàng quang kém co giãn, cơ nâng đỡ bàng quang bị yếu) sẽ dẫn tới tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên gây hội chứng bàng quang kích thích. ☛Xem thêm: Bàng quang tăng hoạt nên làm gì? Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang bị kích thích Tuổi già Tuổi già có nguy cơ cao mắc bàng quang kích thích Người già có nguy cơ cao mắc hội chứng bàng quang kích thích do quá trình lão hóa làm nhóm cơ nâng đỡ bàng quang (cơ sàn chậu) bị yếu đi kém dẻo dai dẫn tới bàng quang bị giảm chức năng. Chế độ ăn uống Bia rượu tác nhân gây bàng quang kích thích Chế độ ăn: thói quen sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá có thể gây rối loạn thần kinh bàng quang. Cafein có trong các loại đồ uống như cafe, trà, nước có ga gây tăng bài tiết nước tiểu làm trầm trọng hơn chứng tiểu nhiều. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam,… các đồ ăn cay nóng khi sử dụng quá nhiều cũng tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích đó làm tăng bài tiết nước tiểu. Các bệnh lý tại bàng quang Các bệnh lý tại bàng quang có thể gây kích thích bàng quang Các bệnh lý tại bàng quang: các bệnh lý gây giảm thể tích bàng quang như khối u bàng quang, ung thư bàng quang, bàng quang bé bẩm sinh,…làm bàng quang chứa được lượng nước tiểu ít hơn bình thường nên các kích thích bàng quang cũng đến sớm và thường xuyên hơn bình thường. Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng gây kích thích hệ thống thần kinh bàng quang một cách thường xuyên. Hội chứng bàng quang kích thích ở nữ giới Nữ giới và nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích cao gấp 4 lần so với nam giới. Trong quá trình mang thai do áp lực từ cung người mẹ lên bàng quang khiến bàng quang kém co giãn và dễ bị kích thích hơn. Nên phụ nữ khi mang thì rất hay bị hội chứng bàng quang kích thích. Bên cạnh đó quá trình mang thai và sinh đẻ khiến nhóm cơ sàn chậu (cơ nâng đỡ bàng quang) bị yếu đi tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích.Quá trình mãn kinh ở phụ nữ có sự suy giảm của các loại hoocmon đắc biệt là estrogen khiến niêm mạc tử cung không còn khoẻ mạnh như trước. Bệnh béo phì Béo phì gây tăng áp lực lên bàng quang Do áp lực lượng mỡ ổ bụng lên bàng quang, bàng quang người béo phì sẽ kém co giãn và dễ kích thích hơn. Ngoài ra sự rối loạn tuần hoàn ở người béo phì làm rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng bàng quang và hệ thần kinh bàng quang. Tham khảo bài viết: Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích Hội chứng bàng quang kích thích đặc trưng bởi tần số và nhu cầu cấp thiết của việc đi tiểu biểu hiện qua các triệu chứng cụ thể như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són (tiểu không tự chủ) Tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần là triệu chứng điển hình do bàng quang bị kích thích Một người trưởng thành bình thường khi uống 2 lít nước/ ngày sẽ đi tiểu trừng bình 6-8 lần. Khi bạn đi tiểu hơn 8 lần/ ngày trong một khoảng thời gian bạn có thể đang mắc chứng tiểu nhiều lần. ☛Xem thêm bài viết: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Tiểu đêm Tiểu đêm gây nhiều phiền toái cho người mắc Bạn đêm khi chúng ta ngủ là thời điểm cơ thể sẽ tiết ít nước tiểu hơn và nước tiểu sẽ cô đặc hơn. Vậy nên, một người bình thường sẽ không phải thực dậy để đi tiểu trong khoảng 6-8 tiếng. Nếu bạn phải thức dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu vào buổi đêm trong một thời gian hãy cẩn thận bạn có thể đang mắc chứng tiểu đêm. Tiểu són (tiểu không tự chủ) Tiểu són thường gặp ở người mắc bàng quang kích thích Bình thường cổ bàng quang luôn được đóng kín nhờ các cơ nâng đỡ bàng quang quanh cổ bàng quang. Khi có tín hiệu thần kinh chỉ đạo các cơ sẽ giãn ra, cổ bàng quang mở bàng quang có bóp đẩy nước tiểu ra niệu đạo và ra ngoài. Tiểu són là tình trạng nước tiểu rỉ là một cách tự nhiên khi bàng quang bị kích thích mà bạn không kịp đi tiểu hoặc ngay cả khi bạn không có cảm giác mót tiểu. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể chỉ là vài giọt hoặc có thể nhiều hơn khiến bạn ướt quần. Biến chứng của bàng quang kích thích Hội chứng bàng quang kích thích không phải là một căn bệnh đe doạ đến tính mạng, tùy nhiên với các triệu chứng đã nêu, nó gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bạn và có thể gây ra một vài biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ Tiểu đêm gây mất ngủ rối loạn giấc ngủ Việc phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu có thể làm cho bạn ngủ không ngon giấc, mất ngủ lâu dần có thể gây rối loạn giấc ngủ làm bạn mệt mỏi, kém tập trung, chất lượng công việc giảm. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và mắc các bệnh tim mạch. Ngại giao tiếp, trầm cảm Các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích gây không ít các tình huống phiền toái, xấu hổ cho bạn. Đi tiểu nhiều lần khiến bạn không ít lần phải tạm dừng công việc, đặc biệt khi có kèm theo tiểu són thì thực sự sẽ rất xấu hổ. Lâu dần có nhiều người rất ngại khi giao tiếp và tụ tập đông người trầm trọng hơn cả thể bị trầm cảm. Nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu Nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu Có rất nhiều người cho rằng chỉ cần uống ít nước có thể giảm được các triệu chứng của bệnh dẫn tới uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động. Điều này làm cho cơ thể tiết ít nước tiểu và nước tiểu bị cô đặc tăng nguy cơ tích tụ các chất cặn trong nước tiểu để hình thành sỏi, và khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu. Suy giảm sinh lý ở nam giới Có nhiều nghiên cứu cho rằng nam giới mắc hội chứng bàng quang kích thích có thể bị suy giảm sinh lý do hệ thần kinh sinh dục của thể bị rối loạn. Hội chứng bàng quang bị kích thích khi nào cần đến gặp bác sĩ Bàng quang kích thích khi nào cần đến bác sĩ để khám và điều trị? Nhiều người cho rằng hội chứng bàng quang kích thích là bệnh của tuổi già và không thể điều trị khỏi bệnh làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng và điều trị không đem lại hiệu quả. Hiện nay, hội chứng bàng quang kích thích nếu điều trị kịp thời hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi hoặc có thể giảm đáng kể trình trạng bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc. Vậy nên nếu bạn gặp các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích trong khoảng 1 tuần liên tiếp hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm kịp thời. Hội chứng bàng quang bị kích thích điều trị như thế nào? Quá trình điều trị hội chứng bàng quang kích thích là cần sự kết hợp của thay đổi thói quen ăn uống rèn luyện và dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa. Thay đổi thói quen ăn uống Hạn chế bia rượu để cải thiện bàng quang kích thích Thói quen ăn uống không hợp lý có thể làm làm các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Bạn không nên sử dụng các chất kích thích như bịa rượu hay các đồ uống có ga, trà xanh quá nhiều và thường xuyên. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi và đồ ăn cay nóng cũng nên được hạn chế. Điều này sẽ làm hạn chế bài tiết quá nhiều nước tiểu làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh. Bàng quang kích thích uống nước thế nào mới đúng? Rất nhiều người nghĩ uống ít nước sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bàng quang kích thích nên đã uống quá ít nước không đủ cũng cấp cho cơ thể khiến cơ thể thiếu nước, nước tiểu bị cô đặc tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Hội chứng bàng quang kích thích nên uống nước đúng cách Giảm lượng nước uống chắc chắn là một giải pháp, lượng nước và cách uống nước như sau: Bạn nên uống khoảng 1,5 lít nước/ ngày Nên chia thành nhiều lần uống nước và nên uống thành các ngụm nhỏ, nuốt chậm. Bạn cũng nên thay thế nước uống bằng các thực phẩm khác cung cấp nước như hoa quả, cảnh. Không nên uống nước trước khi đi ngủ 3 tiếng. Bằng cách đó bạn vừa có thể giảm các triệu chứng của bệnh và cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Luyện tập nhịn tiểu Luyện tập nhịn tiểu là một phương pháp hữu ích giúp bạn tăng khả năng kiểm soát bàng quang giảm các tình huống xấu hổ do bệnh gây ra. Bạn không nên đi tiểu mỗi khi bàng quang kích thích gây mót tiểu. Hai lần đi tiểu nên cách nhau khoảng 3 giờ. Viết nhật ký đi tiểu hàng ngày giúp bạn kiểm soát được thời gian đi tiểu và diễn biến các triệu chứng của bệnh. Các bài tập giúp cải thiện tình trạng bàng quang kích thích Tập bài tập cơ sàn chậu (kegel) Đây là bài tập phổ biến và hữu ích với người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích. Bài tập này có tác dụng tăng cường sức khoẻ của nhóm cơ sàn chậu cải thiện chức năng bàng quang. Bài tập này gồm 3 bước đơn giản: Bước 1: thả lỏng toàn thân Bước 2: siết chặt các cơ trong trạng thái nhịn tiểu, giữ khoảng 10 giây Bước 3: thả lỏng toàn thân. Lặp lại các bước 10 lần. Bạn nên tập bài tập này ít nhất 3 lần một ngày vào buổi sáng, trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng thuốc điều trị Thuốc điều trị hội chứng bàng quang bị kích thích Hiện nay dùng các thuốc kháng muscarin để điều trị bàng quang kích thích rất phổ biến và có tác dụng hiệu quả như: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin. Thuốc tác dụng qua cơ chế làm giảm sự co bóp của cơ bàng quang. Ngoài các thuốc tây y các bài thuốc đông y chứa các thảo dược như cọ lùn, nấm linh chi, cao nữ lang,… cũng cho thấy có tác dụng tích cực trong điều trị bàng quang kích thích. Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan an toàn và hiệu quả trong điều trị bàng quang kích thích Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan hiện là sản phẩm được nhiều chuyên gia về bàng quang kích thích khuyên dùng do tác dụng tích cực và an toàn của Vương Niệu Đan đem lại. Được nghiên cứu và điều chế từ các thảo dược quý như cọ lùn, cỏ đuôi chó, cao nữ lang, varuna, ô dược Vương Niệu Đan được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang kích thích giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần thông qua các cơ chế: Giảm co thắt, tăng độ giãn của bàng quang. Tăng sức khoẻ cơ sàn chậu Tăng chất lượng giấc ngủ Chỉ sau 2 tuần sử dụng các triệu chứng đã được cải thiện đáng kể. Vương Niệu Đan thực sự là một giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho người bị bàng quang tăng hoạt. ☛Xem đầy đủ: Review sản phẩm Vương Niệu Đan có tốt không? Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật Phẫu thuật hội chứng bàng quang kích thích Tiêm onabotulinumtoxin A vào cơ bàng quang là một biện pháp can thiệp nhằm mục đích làm giảm đáp ứng của cơ bàng quang với kích thích có phục hồi, chỉ có tác dụng trong  một thời gian nhất định và phải thực hiện tiêm theo nhiều đợt. Phương pháp phẫu thuật bàng quang kích thích gồm các phương pháp như: mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột, cắt bỏ bàng quang. Đây là những phương pháp phẫu thuật nặng nề và nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh nên chỉ được chỉ định với những người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích nặng nề không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Lời kết Hội chứng bàng quang bị kích thích thực sự là một cơn ác mộng đối với cuộc sống của chúng ta. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích để vượt qua được cơ ác mộng này để sống vui sống khỏe hơn. Chia sẻ2

Bàng quang mất chức năng do đâu? Dấu hiệu nhận biết

Bàng quang hay còn gọi là bọng đái, giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chức năng của bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu do thận bài tiết và đẩy ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. Có nhiều nguyên nhân khiến bàng quang không thực hiện đúng chức năng của mình gây ra tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu són, bí tiểu, tiểu nhiều lần…Cùng tìm hiểu chức năng của bàng quang, nguyên nhân khiến bàng quang suy giảm hoặc mất chức năng thông qua những thông tin sau đây. Mục lục1. Chức năng của bàng quang trong cơ thể1.1. Lưu trữ nước tiểu1.2. Tống xuất nước tiểu2. Bàng quang mất chức năng, mất cảm giác do đâu?2.1. Bàng quang tăng hoạt2.2. Viêm bàng quang2.3. Ung thư bàng quang2.4. Sỏi bàng quang3. Dấu hiệu nhận biết bàng quang mất/ suy giảm chức năng3.1. Tiểu không tự chủ3.2. Tiểu ra máu3.3. Bí tiểu3.4. Đái dầm3.5. Tiểu đau3.6. Tiểu nhiều lần3.7. Tiểu rắt, tiểu buốt4. Hướng chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày Chức năng của bàng quang trong cơ thể Vị trí của bàng quang nằm ngay dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi bàng quang rỗng sẽ nằm hoàn toàn ở trước vùng chậu, trước trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng. Bàng quang có chức năng lưu trữ nước tiểu từ thận bài tiết ra và tống xuất nước tiểu ra ngoài cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Lưu trữ nước tiểu Bàng quang nhận nước tiểu từ thận tiết ra thông qua hai niệu quản. Hai niệu quản vào bàng quang thông qua 2 lỗ niệu đạo, tạo thành tam giác bàng quang. Bàng quang có khả năng chứa nhiều nước tiểu mà áp lực trong bàng quang không tăng lên nhiều. Thông thường, khi bàng quang chứa khoảng 250 – 350 ml nước tiểu chúng ta sẽ có cảm giác buồn tiểu. Và trung bình bàng quang có thể chứa tới 500ml nước tiểu mà không quá căng. Nếu cố nín tiểu, dung tích bàng quang có thể tăng lên khá nhiều, thậm chí có trường hợp bí tiểu bàng quang căng lên rất to và có thể chứa tới vài lít nước tiểu. Bàng quang có đặc điểm thú vị này nhờ vào đặc tính nhầy – đàn hồi của thành bàng quang cũng như sự chi phối của hệ thần kinh, sự chi phối nhịp nhàng của các cơ trong bàng quang. Tống xuất nước tiểu Bàng quang có vai trò tống xuất nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể theo từng đợt. Trong đó: Lớp cơ trơn bàng quang: Nhận sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy và là cơ tống nước tiểu. Lớp cơ vòng trong và lỗ niệu đạo hoạt động dưới sự chi phối của thần kinh giao cảm, kiểm soát quá trình tiểu tiện của cơ thể. ở nam giới, cơ vòng trong còn có tác dụng giúp ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất Cơ vân ở vòng ngoài giúp điều khiển việc đi tiểu theo ý muốn của bản thân. Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát bởi cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, những thụ thể chịu sức căng bề mặt cơ bàng quang sẽ gửi tín hiệu tới não. Khi nhận tín hiệu, não sẽ gửi phản hồi xuống bàng quang khiến thành bàng quang co lại, cơ thắt, van gần đầu niệu đạo thả lỏng và mở dần ra để nước tiểu chảy ra, thoát ra ngoài cơ thể. Xem thêm: Bàng quang nằm ở đâu trong cơ thể? Bàng quang mất chức năng, mất cảm giác do đâu? Bàng quang suy giảm chức năng hay mất chức năng, mất cảm giác là tình trạng bàng quang không thực hiện đúng chức năng của nó. Quá trình lưu trữ và tống xuất nước tiểu bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Người bệnh phải đối mặt với các dấu hiệu như tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu… Có khá nhiều nguyên nhân khiến chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng. Trong đó, các bệnh lý về bàng quang là nguyên nhân phổ biến khiến bàng quang bị mất chức năng. Một số bệnh lý thường gặp về bàng quang phải kể đến như: Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang khiến cơ quan này co bóp không đúng lúc. Người bệnh đối mặt với tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát, són tiểu…mà không tìm thấy tình trạng nhiễm trùng tiểu hay một bệnh lý nào khác. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân tới nay chưa biết chính xác nhưng có liên quan tới một số yếu tố sau: Đột quỵ, bệnh Parkinson, xơ hóa tủy… Tình trạng bất ổn ở cơ quan này như sỏi hoặc khối u. Một số yếu tố làm cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hay tác động của việc chữa trị vùng tiểu khung. Uống rượu bia, cà phê quá mức. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm: Tiểu gấp, tiểu đột ngột không thể nhịn và phải đi ngay lập tức, đi tiểu nhiều lần trong ngày… Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Viêm bàng quang Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Bệnh gặp khá phổ biến, chiếm tới 50% các ca nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng của bàng quang, khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiểu tiện. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể giảm biến chứng. Một số dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang như: Đi tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu trong nước tiểu. Tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi chỉ ra một ít nước tiểu. Tiểu đau và nóng rát. Có cảm giác đi tiểu gấp. Trẻ em có thể bị đái dầm ban ngày. Đau ở vị trí hai bên hay giữa lưng. Nguyên nhân gây viêm bàng quang phải kể đến như: Bị nhiễm khuẩn E.coli, Chlamydia và Mycoplasma. Đặt ống thông tiểu. Viêm bàng quang kẽ. Sử dụng thuốc như cyclophosphamide và ifosfamide. Tiếp xúc với hóa chất như sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín dạng xịt hay kem diệt tinh trùng… Biến chứng từ một số bệnh lý như sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường, tổn thương tủy sống… Xạ trị vùng khung chậu. Ung thư bàng quang Ung thư bàng quang là dạng ung thư gặp khá phổ biến hiện nay. Sự xuất hiện của khối u ác tính trong bàng quang khiến chức năng bàng quang dần suy yếu, thậm chí mất chức năng bàng quang. Cho tới nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng các chuyên gia nhận định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Thói quen hút thuốc lá. Phơi nhiễm tia bức xạ. Viêm nhiễm ký sinh trùng. Tiếp xúc với hóa chất… Các dấu hiệu của bệnh khó nhận biết, tuy nhiên có một số biểu hiện dưới đây giúp người bệnh có thể phát hiện sớm và thăm khám kịp thời như: Mệt mỏi, sút cân, ăn uống kém. Đi tiểu ra máu. Có cảm giác đau khi đi tiểu. Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu… Sỏi bàng quang Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý về đường tiết niệu khá thường gặp. Sỏi xuất hiện trong bàng quang gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng bàng quang, khiến người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như: Tiểu khó, tiểu buốt. Tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu sậm. Đau bụng dưới… Sỏi bàng quang thường xảy ra chủ yếu ở nam giới. Người mắc bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật khiến bàng quang bị cản trở lối thoát. Hoặc những người có di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm… Dấu hiệu nhận biết bàng quang mất/ suy giảm chức năng Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bàng quang đang gặp vấn đề gây suy giảm hoặc mất chức năng. Cụ thể như sau: Tiểu không tự chủ Tiểu không tự chủ là tình trạng người bệnh không chủ động trong việc điều khiển quá trình tiểu tiện khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách không kiểm soát. Điều này gây ra không ít khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp phổ biến hơn ở tuổi trung niên và phụ nữ sinh nhiều lần. Tiểu ra máu Đây là tình trạng xuất hiện máu ở trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng đôi khi phải thông qua xét nghiệm. Tình trạng tiểu ra máu có thể vô hại nhưng cũng có thể do nhiễm trùng hoặc một tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm bàng quang, ung thư bàng quang…Ngay khi có triệu chứng này bạn nên thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bí tiểu Là tình trạng nước tiểu không thể thoát ra khỏi bàng quang. Nguyên nhân phổ biến có thể do tắc nghẽn hoặc ức chế hoạt động cơ bàng quang gây nên. Bí tiểu nếu không được thông tiểu kịp thời có thể tái đi tái lại nhiều lần hoặc gây ứ đọng nước tiểu từ đó dẫn tới viêm bàng quang. Thậm chí nước tiểu gây viêm nhiễm ngược dòng gân viêm thận, suy thận. Đái dầm Là tình trạng tiểu không tự chủ khi ngủ khiến người bệnh không khỏi ngại ngùng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể gặp phải do mắc bệnh lý. Để không gây ảnh hưởng tới chức năng bàng quang tốt nhất bạn nên đi thăm khám cụ thể và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Tiểu đau Mỗi khi đi tiểu đều có cảm giác đau hoặc khó chịu khi đi tiểu. Nguyên nhân gây nên thường do nhiễm trùng, kích thích hoặc viêm bàng quang, niệu đạo hay bộ phận sinh dục bên ngoài gây nên. Tiểu nhiều lần Mỗi ngày mỗi người đi tiểu 1,2 – 1,5 lít, lượng nước tiểu ít hơn nếu mùa hè nóng hoặc lao động ở môi trường nóng bức ra mồ hôi nhiều. Tiểu nhiều lần là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần khá ít. Tiểu nhiều lần có thể do nguyên nhân không phải bệnh lý (mang thai, bàng quang tăng hoạt…) hoặc do bệnh lý (u xơ tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu…) gây nên. Tiểu nhiều lần thường kèm theo các triệu chứng khác như tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu ngắt quãng, rối loạn đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu đêm, tiểu nhỏ giọt…Tình trạng tiểu nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm khi gặp phải tình trạng này nhé. Tiểu rắt, tiểu buốt Tiểu buốt là tình trạng đau buốt trước, trong và sau khi đi tiểu. Đau kèm theo cảm giác nóng rát thường tăng dần lên khiến người bệnh rất khó chịu. Tiểu buốt thường kèm theo tiểu dắt. Khi bàng quang bị kích thích bởi viêm hoặc yếu tố ngoại lại hay do ngưỡng kích thích hạ thấp gây ra tiểu buốt, tiểu rắt. Hướng chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày Bàng quang cũng như các bộ phận khác trong cơ thể đều rất quan trọng. Vì vậy, hãy bổ sung những kiến thức để chăm sóc sức khỏe bàng quang một cách tốt nhất. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, nhất là ung thư. Bạn hãy chú ý một số điểm sau đây nhé. Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu và hoạt động sinh lý của mỗi người. Hãy uống từ 2 – 2,5 lít nước giúp làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang. Hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày  giúp bàng quang hoạt động hiệu quả. Không nhịn tiểu: Thói quen nhịn tiểu không tốt cho sức khỏe của bàng quang, làm các cơ bàng quang bị yếu đi và gây ảnh hưởng xấu tới thận. Hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu bạn nhé. Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn, không để vi khuẩn tấn công và gây hại cơ thể. Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục cũng cần thiết để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Giữ cân nặng hợp lý: Trọng lượng càng lớn càng gây áp lực lớn lên bàng quang. Do đó, bạn hãy giữ cân nặng ở mức ổn định bằng cách tập thể dục đều đặn, chế độ ăn giàu dinh dưỡng với nhiều trái cây và rau xanh để kiểm soát cân nặng, tránh các bệnh lý liên quan tới bàng quang. Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 2 – 3 lần so với người không hút thuốc. Chế độ ăn uống khoa học: Cần hạn chế các thực phẩm khiến bàng quang bị kích thích như thực phẩm cay nóng, thực phẩm giàu tính axit hay các thực phẩm có thể gây kích thích hệ tiết niệu. Lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao hàng ngày, vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể vừa giúp ngăn ngừa các bệnh lý về bàng quang. Cân nhắc khi dùng thuốc: Có một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về tiểu tiện hoặc làm nặng hơn các triệu chứng có sẵn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc điều trị các tình trạng bệnh khác, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bài tập Kegel: bài tập giúp ép và thư giãn vùng cơ đáy chậu – nhóm cơ có liên quan trực tiếp tới dây thần kinh ở bàng quang. Bài tập Kegel là cách giúp duy trì kiểm soát bàng quang hiệu quả. Không chỉ vậy, bài tập này còn rất tốt đối với chị em phụ nữ giúp làm khỏe cơ vùng đáy chậu trước khi sinh con và giữa các lần sinh nở. Bởi sinh con sẽ làm tổn thương vùng cơ đáy chậu, bàng quang, niệu đạo. Bài tập Kegel mang lại rất nhiều lợi ích giúp kiểm soát bàng quang hiệu quả. Tránh bị táo bón: Hãy để đường ruột hoạt động một cách trơn tru bằng cách bổ sung nhiều chất xơ, trái cây vào thực đơn hàng ngày nhé. Điều này cũng sẽ giúp ích cho bàng quang bởi đại tràng nặng nề, chứa nhiều chất thải gây áp lực lên bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng bàng quang mất chức năng và cách chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày. Hãy chăm sóc sức khỏe bàng quang ngay từ hôm nay nhé. Chia sẻ0

Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Lời khuyên từ chuyên gia

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh khá phổ biến hiện nay, gây ra rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cho người mắc. Vậy bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không, nó gây ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn và làm thế nào để khắc phục bệnh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem các chuyên gia nói gì về bàng quang tăng hoạt và các lời khuyên dành cho bạn nhé. Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Bàng quang tăng hoạt có phổ biến không?Triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạtBệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của bạn?Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ của bạn?Nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệuSuy giảm sinh lý ở nam giớiTăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạchLàm thế nào để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt?Thay đổi thói quen ăn uốngBàng quang tăng hoạt nên uống nước thế nào?Luyện tập bài tập cơ sàn chậu (Kegel)Luyện tập nhịn tiểuĐiều trị bằng thuốcThực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu ĐanCác phương pháp can thiệp và điều trị ngoại khoaVideo tham khảo thêm về bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt gây nhiều phiền toái cho người mắc Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang bị kích thích một cách thường xuyên không dưới sự kiểm soát của cơ thể ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu để gây kích thích bình thường. Hiện tượng này làm cho người mắc thường có các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người mắc. ☛ Tham khảo: Bàng quang như thế nào là bình thường? Bàng quang tăng hoạt có phổ biến không? Hiện nay hội chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cứ 6 người trưởng thành thì có 1 người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt với các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bên cạnh đó theo nghiên cứu thấy rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn nam giới 4 lần. Vì thế bạn đừng ngại ngần khi có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt mà không đi gặp bác sĩ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt Trước khi tìm hiểu bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt nhé. Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Bàng quang tăng hoạt đặc trưng bởi tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên không theo sự kiểm soát của cơ thể, đặc trưng bởi tần số và nhu cầu cấp bách của việc đi tiểu. Bệnh được biểu hiện qua các triệu chứng điển hình: Tiểu nhiều lần: một người trưởng thành uống 2 lít nước/ ngày sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần. Nếu bạn đi tiểu hơn 8 lần một ngày trong một thời gian nhất định có thể bạn đang mắc chứng tiểu nhiều lần. Tiểu đêm: nếu bạn phải thức dậy ít nhất 1 lần khi ngủ để đi tiểu trong một khảng thời gian thì bạn đang mắc chứng tiểu đêm. Do thông thường chúng ta sẽ không phải thức dậy trong khoảng 6-8 tiếng khi ngủ để đi tiểu đó đó là thời gian cơ thể tiết ít nước tiểu và nước tiểu được cô đặc hơn. Tiểu són hay tiểu không tự chủ: đây là triệu chứng điển hình nhất của bàng quang tăng hoạt, biểu hiện bằng tình trạng nước tiểu rỉ ra một cách tự nhiên không thể kiểm soát khi bạn không kịp đi tiểu hay sau khi họ, hắt hơi vận động mạnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh được đánh giá dựa trên tần suất xuất hiện các triệu chứng và cường độ của nó. Bạn hãy cố gắng theo dõi thật kỹ tần suất các triệu chứng mình gặp phải nhé, đó là thông tin quan trọng giúp bác sĩ xác định mức độ của bệnh đó. Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? ” Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?” Có lẽ đây là câu hỏi bạn thắc mắc khi phát hiện mình có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt. Mức độ nguy hiểm của bàng quang tăng hoạt tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng bạn đang mắc, tác động lên hai mặt chính là: giảm chất lượng cuộc sống của bạn và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của bạn? Với các triệu chứng như trên, bàng quang tăng hoạt chắc hẳn sẽ gây nhiều phiền toái tới cuộc sống của bạn. Bàng quang tăng hoạt gây nhiều phiền toái cho bạn Việc phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn dẫn tới tình trạng cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, giảm tập trung gây gây giảm chất lượng công việc. Có lẽ bạn sẽ gặp một chuỗi các phiền phức khi bàng quang bị kích thích một cách thường xuyên khiến bạn mắc chứng đi tiểu nhiều lần. Công việc của bạn có thể sẽ thường xuyên bị gián đoạn, hay trong những tình huống quan trọng có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ. Sẽ thế nào nếu những kích thích bàng quang đó khiến bạn phải đi tiểu gấp nếu không kịp bạn có thể bị tiểu són. Đây có sẽ là những vấn đề tế nhị bạn ngại chia sẻ với người khác.  Nên bàng quang tăng hoạt có thể khiến bạn xấu hổ, thu mình hơn, ngại giao tiếp và ngại chỗ đông người. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm. Bàng quang tăng hoạt nhìn chung không gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn nhưng gây giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và công việc của bạn. Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ của bạn? Không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn, tình trạng bàng quang tăng hoạt kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Chứng đi tiểu đêm gây mất ngủ rối loạn giấc ngủ hay việc phải đi tiểu nhiều lần khiến cơ thể bạn mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống kém dẫn tới gầy sút cân, cơ thể không có năng lượng để luyện tập, làm việc. Biến chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt Nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu Do mắc chứng đi tiểu nhiều lần mà nhiều người đã tự cải thiện bằng cách uống rất ít nước. Khi không cứng cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nước tiểu sẽ bị cô đặc dẫn đến nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhịn tiểu không đúng cách, giữ nước tiểu quá lâu trong cũng là một yếu tố gây cô đặc nước tiểu tăng nguy cơ hình thành sỏi bàng quang, không những thế việc này còn có nguy cơ gây bí tiểu thứ phát. Suy giảm sinh lý ở nam giới Đối với nam giới, bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục của họ, gây rối loạn sinh dục, giảm nhu cầu tình dục. Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc mắc chứng tiểu đêm gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và các bệnh tim mạch ở người già. Bài viết liên quan: Bàng quang nằm ở đâu trong cơ thể? Làm thế nào để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt? Bàng quang tăng hoạt điều trị như thế nào? Nhiều người có suy nghĩ bàng quang tăng hoạt là bệnh của tuổi già, đây là bệnh không thể chữa khỏi và họ chấp nhận sống chung với bàng quang tăng hoạt. Đó hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Với các phương pháp điều trị hiện nay, nếu bạn điều trị bàng quang tăng hoạt sớm bệnh có khả năng cao được điều trị khỏi hoặc giảm đáng kể các triệu chứng từ đó chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên rất nhiều. Bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để được khám và điều trị nhé, như thế hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Quá trình điều trị bàng quang tăng hoạt là quá trình kết hợp của việc thay đổi thói quen ăn uống rèn luyện và điều trị thực thụ (bảo gồm dùng thuốc hoặc phẫu thuật ngoại khoa) Thay đổi thói quen ăn uống Thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện bàng quang tăng hoạt Bạn có biết một trong những nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt là thói quen ăn uống không hợp lý. Thói quen sử dụng các chất kích thích như bịa, rượu, đồ uống có ga có thể gây rối loạn thần kinh bàng quang. Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều vitamin C cũng có thể gây bàng quang tăng hoạt do làm tăng bài tiết nước tiểu. Do đó hãy hạn chế sử dụng bia rượu, nước có ga và các đồ ăn cay chua nhiều vitamin C để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt. ☛ Đọc thêm: Bàng quang tăng hoạt nên làm gì? Bàng quang tăng hoạt nên uống nước thế nào? Uống ít nước hơn là đúng là một phương pháp cải thiện tình trạng tiểu nhiều. Tuy nhiên uống như thế nào mới đúng? Các chuyên gia khuyên rằng: Bạn nên uống khoảng 1,5 lít nước/ ngày Nên chia lượng nước uống thành nhiều lần, và uống khi thực sự khát nước. Nên uống nước thành từng ngụm nhỏ và nuốt chậm. Không nên uống nước trước khi ngủ 3-4 giờ. Nên kết hợp thấy thế nước uống bằng hoa quả, canh trong bữa ăn. Rèn luyện các bài tập để cải thiện các triệu chứng bệnh Luyện tập bài tập cơ sàn chậu (Kegel) Cơ sàn chậu là nhóm cơ nâng đỡ bàng quang, khi nhóm cơ này yếu đi không còn dẻo dai nữa dẫn tới bàng quang giảm chức năng. Các bài tập rèn luyện cơ sàn chậu là một phương pháp phổ biến để tăng sức dẻo dai của cơ sàn chậu mà rất đơn giản để thực hiện. Bước 1: thả lỏng toàn thân đặc biệt là nhóm cơ bụng Bước 2: co các cơ trong trạng thái nhịn tiểu, giữ khoảng 10 giây. Bước 3: thả lỏng cơ thể. Lặp lại các bước khoảng 10 lần. Bạn nên tập bài tập ít nhất 3 lần một ngày vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng hoàn toàn có thể luyện bài tập này khi lái xe, xem tivi, khi có thời gian rãnh. Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện không chỉ có lợi trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt mà còn có tác dụng phòng bệnh vô cùng hiệu quả. ☛ Xem đầy đủ: 6 Bài tập chữa chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả Luyện tập nhịn tiểu Bạn không nên đi tiểu mỗi khi bàng quang kích thích gây buồn tiểu, khi cơn kích thích qua đi cảm giác buồn tiểu sẽ hết. Việc luyện tập nhịn tiểu và viết nhật ký đi tiểu theo giờ giúp bạn nâng cao khả năng kiểm soát được bàng quang. Hai lần đi tiểu nên cách nhau khoảng 3 giờ. Phương pháp này cũng giúp bạn hạn chế các phiền toái do bàng quang tăng hoạt gây ra. Điều trị bằng thuốc Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Hiện nay đã có những loại thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt như thuốc nhóm muscarin có tác dụng làm giảm sự co bóp của bàng quang. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng cho thấy hiệu quả trong điều trị bàng quang tăng hoạt nhưng cơ chế chưa rõ ràng. Bên cạnh đó còn có các bài thuốc đông y chứa các thảo dược như cọ lùn, ô dược, nấm linh chi,… Đã được chứng minh có tác dụng rất hiệu quả làm giảm các triệu chứng bàng quang kích thích. Tùy nhiên việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng. ☛Tham khảo bài viết: Bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Được điều chế từ các thảo dược quý hiếm trong tự nhiên như: ô dược, cọ lùn, cỏ đuôi chó, cao nữ lang, varuna. Đây là các loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tích cức trong điều trị bàng quang tăng hoạt OAB, cải thiện tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần. Vương Niệu Đan giúp làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt thông qua các cơ chế: Làm giảm co bóp bàng quang, giảm kích thích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ. Nghiên cứu đã cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng Vương Niệu Đan các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són đã giảm đáng kể, người bệnh cảm thấy ngủ ngon giấc hơn. Do đó, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hoàn toàn lựa chọn hữu ích và an toàn cho bạn trong điều trị bàng quang tăng hoạt OAB ☛ Đọc thêm: Review sản phẩm Vương Niệu Đan có tốt không? Các phương pháp can thiệp và điều trị ngoại khoa Phương pháp can thiệp điều trị bàng quang tăng hoạt Biện pháp can thiệp kích thích thần kinh chày bằng cách cấy điện cực vào rễ thần kinh chày có tác dụng chị phối các kích thích thần kinh của bàng quang khiến nó hoạt đọng dưới sự chi phối và kiểm soát của điện cực. Đây là một phương pháp ít xâm lấm, ít tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao kể cả một số trường hợp bàng quang tăng hoạt đã nặng. Phương pháp tiêm onabotulinumtoxin A vào cơ bàng quang làm cơ bàng quang giảm nhạy cảm với kích thích giảm co bóp đột ngột, từ đó làm giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són. Đây là phương pháp tạm thời, bạn phải thực tiêm theo định kì. Điều trị ngoại khoa: bảo gồm các phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột non, cắt bỏ bàng quang hoàn toàn. Đây đều là những phương pháp phẫu thuật nặng nề, nhiều tác dụng phụ nên cần được cân nhắc kĩ, chỉ được chỉ định với những trường hợp bàng quang tăng hoạt nặng nề mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bàng quang tăng hoạt càng để lâu, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì đòi hỏi phương pháp điều trị càng phức tạp mà hiệu quả điều trị không cao. Vì thế, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt nhé. Video tham khảo thêm về bàng quang tăng hoạt Lời kết Bệnh bàng quang tăng hoạt là căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng của bạn, tuy nhiên với các triệu chứng của nó thì đây vẫn là một cơn ác mộng đối với nhiều người. Hy vọng bài viết này giúp bạn có được nhiều thông tin, giải pháp hữu ích để bạn sớm điều trị khỏi bàng quang tăng hoạt nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Chia sẻ13

Hình ảnh bàng quang trong cơ thể

Bàng quang hay còn được gọi là bọng đái có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra và bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những hình ảnh về bàng quang trong cơ thể bao gồm vị trí, cấu tạo và các bệnh lý về bàng quang. Mời các bạn theo dõi nhé. Mục lục1. Hình ảnh bàng quang trong cơ thể1.1. Vị trí của bàng quang1.2. Hình dạng của bàng quang1.3. Cấu tạo của bàng quang2. Hình ảnh bàng quang thông qua siêu âm, nội soi2.1. Hình ảnh bàng quang qua siêu âm2.2. Hình ảnh bàng quang qua nội soi3. Hình ảnh bàng quang khi mắc bệnh lý3.1. Viêm bàng quang3.2. Bàng quang tăng hoạt3.3. Ung thư bàng quang3.4. Sỏi bàng quang4. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bàng quang Hình ảnh bàng quang trong cơ thể Vị trí của bàng quang Vị trí của bàng quang bên trong cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Các bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau về cả giải phẫu và hoạt động chức năng. Trong đó, bàng quang  là một cơ rỗng, nằm ở vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi ra ngoài cơ thể qua đường niệu đạo. Chúng nằm ngay dưới phúc mạc, sau khớp mu. Khi ở trạng thái rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, trước trực tràng và cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, khi chứa đầy nước tiểu bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng. Xem chi tiết: Bàng quang nằm ở đâu trong cơ thể? Hình dạng của bàng quang Bàng quang có hình tứ diện tam giác bao gồm 4 mặt như sau: Mặt trên: Được che phủ bởi phúc mạc, khi bàng quang không chứa nước tiểu thì mặt trên sẽ lõm. Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu nó sẽ lồi lên. Hai mặt dưới bên: Nằm ở trên hoành chậu. Mặt sau dưới hay còn gọi là đáy bàng quang: Có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra. Ở trẻ em, bàng quang phần lớn nằm trong ổ bụng và có hình dạng giống quả lê với phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn dần lên, bàng quang dần xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại. Cấu tạo của bàng quang Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp và được sắp xếp từ trong ra ngoài như sau: Lớp niêm mạc. Lớp hạ niêm mạc có cấu tạo khá lỏng lẻo nên có thể khiến lớp cơ và hạ niêm mạc trượt lên nhau. Lớp cơ gồm 3 lớp cơ (cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài và cơ chéo ở giữa). Lớp thanh mạc. Trong lòng bàng quang được che phủ bởi lớp niêm mạc. Bàng quang được nối thông với bể thận bởi 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành tam giác (hay còn gọi là tam giác bàng quang). Ở người trưởng thành, bàng quang chứa từ 300 – 500ml nước tiểu. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý dung tích có thể thay đổi, tăng lên đến đơn vị lít hoặc giảm xuống vài chục ml. Thông tin xem thêm: Bàng quang suy yếu do đâu và cách khắc phục Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu? Hình ảnh bàng quang thông qua siêu âm, nội soi Khi gặp phải một số vấn đề về bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số kỹ thuật như siêu âm bàng quang, nội soi bàng quang. Sau đây là một số hình ảnh bàng quang thông qua siêu âm, nội soi. Hình ảnh bàng quang qua siêu âm Hình ảnh bàng quang thông qua siêu âm. Siêu âm bàng quang là một kỹ thuật dùng để chẩn đoán các bất thường ở bàng quang nhờ sóng âm truyền qua vùng bụng. Đây là phương pháp đầu tiên dùng để sử dụng nhằm kiểm tra những nghi ngờ về rối loạn tiểu tiện, dị tật bẩm sinh, các khối u. Kỹ thuật này không làm đau hoặc gây tổn thương tới bàng quang. Hình ảnh bàng quang qua nội soi Hình ảnh nội soi bàng quang. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng máy nội soi chuyên dụng. Bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc thông qua màn hình máy tính. Dựa trên các hình ảnh thu được bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường trong bàng quang. Hình ảnh bàng quang khi mắc bệnh lý Bàng quang có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thảo nước tiểu thông qua quá trình tiểu tiện. Khi bàng quang gặp vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng bàng quang dẫn tới các vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Sau đây là các bệnh lý thường gặp về bàng quang và hình ảnh bàng quang đi kèm. Viêm bàng quang Là bệnh lý phổ biến ở bàng quang, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái diễn trong một thời gian dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hình ảnh bàng quang bị viêm. Các dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang như: Nước tiểu có máu hoặc mùi hôi. Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ có một ít. Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu. Có cảm giác đi tiểu gấp. Trẻ em có thể bị tè dầm vào ban ngày. Đau lưng ở hai bên hoặc giữa lưng. Bàng quang tăng hoạt Là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, co thắt quá mức làm mất sự phối hợp với cơ thắt niệu đạo khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng tiểu gấp, tiểu đột ngột, nếu nhịn có thể bị són tiểu…mà không tìm thấy nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác. Hình ảnh bàng quang tăng hoạt. Cho tới nay chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng hội chứng bàng quang tăng hoạt có liên quan tới: Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, tủy sống bị tổn thương do chấn thương, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy … Gặp bất thường ở bàng quang như sỏi hoặc khối u. Yếu tố khiến dòng chảy từ bàng quang bị cản trở như u xơ tuyến tiền liệt hay các tác động điều trị ở vùng tiểu khung. Sử dụng cà phê, bia rượu quá mức. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Ung thư bàng quang Ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến, phát triển bất thường từ đó tạo thành các khối u. Hiện nay, vẫn chưa tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư bàng quang. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như hút thuốc, nhiễm ký sinh trùng hay do tiếp xúc với hóa chất dài ngày. Hình ảnh ung thư bàng quang Một số dấu hiệu sau có thể nhận biết ung thư bàng quang như: Mệt mỏi, cơ thể gầy sút, chán ăn. Đi tiểu ra máu, đái ra máu từng đợt, đái ra máu đại thể, toàn bãi. Đau mỗi khi đi tiểu. Đau lưng hay sốt nhẹ… Sỏi bàng quang Hình ảnh sỏi bàng quang Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiết niệu. Sỏi bàng quang được phân chia làm 2 loại: Sỏi từ hệ tiết niệu rơi xuống. Sỏi sinh ra từ bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu, túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu. Các dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi bàng quang như sau: Đau bụng dưới. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Tiểu khó hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn. Tiểu ra máu hoặc nước tiểu sậm màu. Hình ảnh sỏi bàng quang được nhìn thấy là viên sỏi được bao bọc bởi một lớp nhân tơ huyết – bạch cầu. Sỏi bàng quang có khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bàng quang Nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư bạn hãy chăm sóc sức khỏe bàng quang ngay từ hôm nay bằng cách: Bổ sung đủ nước mỗi ngày, nên uống từ 2 – 2,5 lít nước nhằm làm sạch đường tiết niệu. Không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nước gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của bàng quang. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ phòng ngừa viêm nhiễm xảy ra. Không nên nhịn tiểu sẽ gây hại cho bàng quang khiến các cơ bàng quang yếu đi và ảnh hưởng xấu tới thận. Kiểm soát cân bằng bởi bàng quang là một trong những bộ phận chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nếu không kiểm soát cân nặng làm tăng áp lực lên bàng quang. Không hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola… Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu biết chi tiết về hình ảnh bàng quang bên trong cơ thể và có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cơ quan này thật tốt để tránh những bệnh lý nguy hiểm liên quan tới bàng quang nhé. Chia sẻ0

Chuyên gia nói gì về Bàng quang tăng hoạt OAB

Hầu hết mọi người đều nghĩ, thủ phạm chính gây ra tiểu nhiều lần, tiểu đêm hay tiểu không tự chủ là bệnh lý tại thận. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã cho biết rằng bàng quang tăng hoạt OAB mới là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn tiểu tiện. Mục lụcBàng quang tăng hoạt OAB là gì?Bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thườngNguyên nhân của bàng quang tăng hoạt – OABTuổi giàGiới tínhThói quen ăn uống và sinh hoạtBéo phìMột số bệnh lý khácTriệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt OABBiến chứng của bàng quang tăng hoạt OABTrầm cảm, ngại giao tiếpTăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, bệnh tim mạchSuy giảm sinh lý ở nam giớiSỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệuBàng quang tăng hoạt OAB khi nào cần đến bác sĩ?Đi khám bàng quang tăng hoạt OAB cần làm những gì?Bác sĩ hỏi bệnhCác xét nghiệm cần làmĐiều trị bàng quang tăng hoạt OABThay đổi thói quen ăn uống và rèn luyệnLuyện tập nhịn tiểuDùng thuốcThực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu ĐanĐiều trị ngoại khoaVideo tìm hiểu thêm về bàng quang tăng hoạt OAB Bàng quang tăng hoạt OAB là gì? Bàng quang tăng hoạt oab Bàng quang tăng hoạt OAB là tình trạng bàng quang co bóp do bị kích thích một cách đột ngột không theo sự kiểm soát của cơ thể, ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu để có kích thích bình thường. Hiện tượng này dẫn tới tình trạng người mắc thường bị mót tiểu một cách đột ngột, tiểu đêm, tiểu nhiều và tiểu  không tự chủ. Bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thường Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bệnh bàng quang tăng hoạt OAB, chúng ta hãy cũng tìm hiểu một chút về chức năng của bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thường nhé. Hệ tiết niệu của chúng ta là một hệ thống phức tạp bao gồm các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Hệ tiết niệu là một hệ thống phức tạp gồm nhiều cơ quan Thận có chức năng lọc máu loại bỏ chất độc hại ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu, nước tiểu từ thận được dẫn qua niệu quản và được lưu trữ ở bàng quang. Khi bàng quang bị kích thích sẽ hình thành phản xạ đi tiểu làm cổ bàng quang mở và dòng nước tiểu từ bàng quang được bài xuất ra ngoài mô trường qua niệu đạo. Bàng quang là một cơ quan có dạng hình cầu, được cấu tạo bàng ba lớp cơ đem lại cho bàng quang khả năng co giãn khi chứa đựng nước tiểu. Một bàng quang bình thường có thể chứa đến 500ml nước tiểu. Bình thường khi bàng quang chứa khoảng 300-400ml nước tiểu bàng quang sẽ bị kích thích và chúng ta có cảm giác mót tiểu. Đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo luôn được đóng kín nhờ hệ thống cơ nâng đỡ bàng quang (cơ sàn chậu), khi ta đi tiểu một tín hiệu thần kinh phức tạp sẽ gửi đến bàng quang làm cơ sàn chậu giãn ra, bàng quang co bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo ra ngoài. ☛ Tham khảo bài viết: Bàng quang tăng hoạt có mấy loại? Nguyên nhân của bàng quang tăng hoạt – OAB Bàng quang tăng hoạt OAB hay bàng quang tăng hoạt không do yếu tố thần kinh, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là: Tuổi già Tuổi già: bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do quá trình lão hóa làm cho các cơ sàn chậu mất tính dẻo dai đàn hồi giảm khả năng nâng đỡ bàng quang. Giới tính Nữ giới thường có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt OAB cao hơn nam giới Phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt OAB cao hơn đàn ông. Điều này là do quá trình mang thai và sinh con làm suy yếu nhóm cơ sàn chậu giảm chức năng của bàng quang, bên cạnh đó sự thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh đặc biệt là estrogen (hoocmon giúp niêm mạc bàng quang khỏe mạnh) góp phần gây ra tình trạng trên. Phụ nữ có thai rất dễ mắc bàng quang tăng hoạt do quá trình mang thai làm tăng áp lực lên bàng quang làm bàng quang kém có giãn và dễ bị kích thích hơn. Thói quen ăn uống và sinh hoạt Thói quen sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm tăng bài tiết nước tiểu và kích thích bàng quang, tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt OAB. Thói quen ăn đồ cay nóng, một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C làm tăng bài tiết nước tiểu làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Người thường xuyên căng thẳng và stress kéo dài có thể gặp rối loạn thần kinh hệ thống kiểm soát tiểu tiện. Béo phì Béo phì tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt OAB Người mắc bệnh béo phì, do trọng lượng mỡ lớn làm tăng áp lực lên bàng quang, cùng với việc rối loạn tuần hoàn máu tới bàng quang làm rối loạn hoạt động thần kinh tại bàng quang. Vậy nên người mắc béo phì rất có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt oab. Một số bệnh lý khác Một số bệnh lý khác tại bàng quang có thể là nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt OAB như: sỏi bàng quang, khối u bàng quang hay các bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu. Các bệnh lý này có thể gây tăng kích thích bàng quang, lâu ngày gây giảm chức năng bàng quang dẫn tới bàng quang tăng hoạt. Triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt OAB Bàng quang tăng hoạt OAB là tình trạng bàng quang kích thích không theo kiểm soát của cơ thể do đó bệnh này được đặc trưng bởi số lần và nước độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu ở người mắc. Người mắc thường gặp các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són (tiểu không tự chủ), tiểu không hết. Triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB Tiểu nhiều lần: một người trường thành khi uống khoảng 2 lít nước một ngày sẽ đi tiểu trung bình khoảng 6-8 lần/ ngày. Khi đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày trong một khoảng thời gian nhất định, rất có  thể bạn đang mắc tiểu nhiều lần. Tiểu đêm: bình thường trong suốt thời gian ngủ, cơ thể chúng ta thường tạo ra lượng nước tiểu ít hơn, và nước tiểu thường cô đắc hơn do đó hầu hết mọi người không cần thức dậy đi tiểu trong khoảng 6-8 tiếng. Nếu bạn phải thức dậy để đi tiểu hơn 1 lần vào ban đêm trong một thời gian nhất định có thể bạn đang mắc chứng tiểu đêm. Tiểu són hay tiểu không tự chủ: đây là tình trạng không kiểm soát được phản xạ đi tiểu bình thường, khiến nước tiểu chảy rỉ ra một cách không kiểm soát đặc biệt hay xảy ra khi bạn ho, hắt hơi hay vận động mạnh gây nhiều phiền phức cho cuộc sống. Tiểu không hết: đây là hiện tượng ngay sau khi đi tiểu bạn lại có cảm giác muốn đi tiểu do bàng quang thường xuyên bị kích thích. ☛ Xem thêm: 6 dấu hiệu bàng quang tăng hoạt Biến chứng của bàng quang tăng hoạt OAB Biến chứng của bàng quang tăng hoạt OAB Trầm cảm, ngại giao tiếp Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn. Việc phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn gây mệt mỏi, kém tập trung gây giảm chất lượng công việc. Đặc biệt việc bàng quang kích thích thường xuyên gây tiểu nhiều, tiểu són có thể gây ra nhiều tình huống xấu hổ cho bạn. Tình trạng này kéo dài có thể gây stress, ngại giao tiếp có thể dẫn tới trầm cảm. Tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não, bệnh tim mạch Mất ngủ kéo dài, rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và mắc các bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi. Suy giảm sinh lý ở nam giới Nhiều năm giới mắc bàng quang tăng hoạt OAB bị suy giảm sinh lý do rối loạn thần kinh sinh dục kèm theo. Sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu Trong trường hợp uống quá ít nước không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể, bạn có thể gặp tình trạng cô đặc nước tiểu tăng khả năng tích tụ các chất cặn hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang, tăng nguy cơ gây viêm nhiễm hệ tiết niệu. ☛ Đọc thêm bài: Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi được không? Bàng quang tăng hoạt OAB khi nào cần đến bác sĩ? Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy, bành quang tăng hoạt OAB điều trị sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh hoặc giảm đáng kể các triệu chứng là rất cao. Điều trị khi các triệu chứng đã trầm trọng thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn. Vậy nên khi bạn thấy mình có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt là tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són trong khoảng 2 tuần liên tiếp hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn nhé. Cần đến gặp bác sĩ sớm ngay khi có triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB Đi khám bàng quang tăng hoạt OAB cần làm những gì? Việc đến gặp bác sĩ sớm khi phát hiện bản thân có triệu chứng của bàng quang tăng hoạt oab là một cách tốt để giúp bạn có thể được khám, xác định nguyên nhân đúng kịp thời từ đó việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn. Bác sĩ hỏi bệnh Việc chẩn đoán bàng quang tăng hoạt OAB chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi và khai thác tiền sử bệnh thông qua các câu hỏi ví như: bạn gặp các triệu chứng nào? thời gian các triệu chứng xuất hiện ra sao? tần suất xuất hiện của các triệu chứng? các triệu chứng đó ảnh hưởng tới cuốc sống của bạn thế nào? Việc của bạn là cố gắng theo dõi kỹ tình trạng các triệu chứng của bản thân, từ đó có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin chính xác và có giá trị. Các xét nghiệm cần làm Các xét nghiệm cần làm khi đi khám bàng quang tăng hoạt OAB Niệu động học: đây là phương pháp đánh giá chức năng của bàng quang thông qua các phương pháp gồm: đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, đo tốc độ dòng nước tiểu, đo áp lực trong bàng quang. Đo điện thần kinh bàng quang cho phép đánh giá mức độ kích thích bàng quang và bất tương hợp co thắt bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá thành phần nước tiểu tìm vi khuẩn trong nước tiểu trong trường hợp viêm đường tiết niệu. Chụp XQ hệ tiết niệu: giúp phát hiện sỏi bàng quang Nội soi bàng quang: quan sát được bàng quang, đánh giá được các bất thường của bàng quang như u bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang. Việc chỉ định các xét nghiệm cần làm sẽ tùy thuộc vào bác sĩ sau khi đã khám lâm sàng và hỏi bệnh. Điều trị bàng quang tăng hoạt OAB Việc điều trị bàng quang tăng hoạt OAB cần có sự kết hợp giữa điều trị thực thụ (dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa) và việc thay đổi lối sống và rèn luyện thích hợp có như thế mới đem lại hiệu quả điều trị tốt. Thay đổi thói quen ăn uống và rèn luyện Như đã nói trên, thói quen ăn uống không phù hợp là một nguy cơ gây bệnh và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Vậy nên việc thay đổi thói quen ăn uống phù hợp giúp cải thiện đáng kể tình trạng bàng quang tăng hoạt. Thay đổi thói quen ăn uống và rèn luyện để cải thiện bàng quang tăng hoạt OAB Bạn không nên sử dụng quá nhiều đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có ga. Việc hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các đồ cay nóng cũng góp phần hạn chế tình trạng bệnh. Tập luyện các bài tập dành cho cơ sàn chậu (bài tập Kegel) giúp tăng sức khỏe của cơ sàn chậu, bài tập rất đơn giản và dễ thực hiện bao gồm các bước: Thả lỏng tất cả các cơ đặc biệt là các cơ bụng Co nhóm cơ nhịn tiểu trong vòng 10s Thả lỏng các cơ Tiếp tục thắt chặt các cơ nhịn tiểu trong khoảng 10s. Lặp lại các động tác trong khoảng 10 lần. Bạn có nên tập luyện bài tập này 3 lần một ngày vào buổi sáng, trưa và tối. ☛ Tham khảo thêm: Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Luyện tập nhịn tiểu Bạn nên hình thành thói quen đi tiểu theo giờ nhất định, hai lần đi tiểu cách nhau khoảng 3 giờ và ghi chép lại nhật ký đi tiểu của mình. Rèn luyện khả năng nhịn tiểu cũng là một bước quan trọng trong điều trị bàng quang tăng hoạt OAB. Bạn không nên đi tiểu bất cứ khi nào có kích thích, chờ đợt kích thích qua đi bạn sẽ không còn cảm giác mót tiểu nữa. Việc này sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng kiểm soát bàng quang tốt hơn và hạn chế các tình huống xấu hổ bạn gặp phải đo bệnh gây ra. Thay đổi thói quen ăn uống và rèn luyện không chỉ dùng để điều trị bệnh mà bạn có thể áp dụng để phòng bệnh bàng quang tăng hoạt OAB. Dùng thuốc Dùng thuốc để điều trị bàng quang tăng hoạt OAB Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt OAB trên thị trường hiện nay gồm các thuốc kháng Muscarin: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ bàng quang, đạt hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt OAB. Bên cạnh sử dụng các thuốc tây y, các bài thuốc đông y sử dụng các loại thảo dược như: cọ lùn, nấm linh chi, cao nữ lang, ô dược. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Với các thảo dược quý hiếm đã được nghiên cứu có tác dụng tích cực trong điều trị bàng quang tăng hoạt OAB là cọ lùn, cao nữ lang, ô dược, cỏ đuôi chó, varuna. Vương Niệu Đan có tác dụng: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang Tăng sức khoẻ cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Với thành phần hoàn toàn tự nhiên Vương Niệu Đan hoàn toàn an toàn và phù hợp với người có triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB. ☛ Tìm hiểu thêm: Vương Niệu Đan giá bao nhiêu? Địa chỉ mua Vương Niệu Đan chính hãng Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng điều trị đối với những người mắc bàng quang tăng hoạt nặng nề, những phương pháp khác không hiệu quả. Gồm các phương pháp: Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột non: có tác dụng tăng thể tích bàng quang, giảm áp lực trong bàng quang do đó cải thiện bàng quang tăng hoạt. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang: Bàng quang sẽ được loại bỏ hoàn toàn do đó các triệu chứng của bàng quang kích thích cũng hết. Các phương pháp phẫu thuật để điều trị bàng quang tăng hoạt OAB đều là những phẫu thuật nặng nề và có tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Vì thế việc chỉ định cần được cân nhắc kỹ càng. Video tìm hiểu thêm về bàng quang tăng hoạt OAB Bàng quang tăng hoạt OAB là một bệnh khá phổ biến hiện nay gây ra nhiều phiền phức cho người mắc. Hi vọng bài viết này đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có định hướng để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chia sẻ46

Mách cho bạn bàng quang tăng hoạt nên làm gì?

Bạn phát hiện mình bị bàng quang tăng hoạt, bạn đang băn khoăn không biết người mắc bàng quang tặng hoạt nên làm gì để cải hiện tình trạng này? Đừng lo lắng, hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết này nhé. Mục lục1. Bệnh bàng quang tăng hoạt1.1. Bàng quang tăng hoạt là gì?1.2. Triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt1.3. Nguyên nhân của bệnh bàng quang tăng hoạt2. Vậy người mắc bàng quang tăng hoạt nên làm gì để cải thiện tình trạng này?3. Thay đổi thói quen ăn uống3.1. Lượng nước uống mỗi ngày3.2. Hạn chế rượu, bia, cafe, nước có ga3.3. Tránh thực phẩm gây trầm trọng bệnh4. Huấn luyện bàng quang4.1. Nhịn tiểu, đi tiểu theo giờ4.2. Bài tập cơ sàn chậu (Kegel)5. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc5.1. Thuốc tây y5.2. Thuốc đông y5.3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan6. Điều trị ngoại khoa6.1. Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột6.2. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang7. Người mắc bàng quang tăng hoạt khi nào nên gặp bác sĩ? Bệnh bàng quang tăng hoạt Trước khi tìm hiểu bàng quang tăng hoạt nên làm gì, chúng ta hãy cùng nhắc lại một chút về bênh bàng quang tăng hoạt để hiểu rõ hơn về tình trạng bạn đang gặp. Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt hay còn gọi là bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang bị kích thích một cách đột ngột không dưới sự kiểm soát của cơ thể ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu, dẫn tới người mắc có cảm giác buồn đi tiểu cả ngày lẫn đêm, có thể có kèm theo tiểu rắt, tiểu són (tiểu không tự chủ). Triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt Bệnh bàng quang tăng hoạt được nhận biết bằng tần số đi tiểu và mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu điển hình là các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Triệu chứng bàng quang tăng hoạt Tiểu nhiều lần: là tình trạng đi tiểu quá 8 lần một ngày. Tiểu đêm: một đêm người mắc phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu Tiểu gấp: Là cảm giác mót tiểu một cách đột ngột khiến người mắc phải đi tiểu ngay lập tức, nếu không có thể bị són ra quần. Tiểu rắt: là cảm giác mót đi tiểu ngay khi vừa đi tiểu xong, lượng nước tiểu mỗi lần ít có thể chỉ vài giọt. Tiểu không tự chủ: Là tình trạng bàng quang bị kích thích đột ngột dẫn tới nước tiểu bị són ra ngoài, đặc biệt hay gặp khi ho, hắt hơi hay vẫn động mạnh. Đôi khi nước tiểu tự nhiên rỉ ra mà người mắc không có cảm giác. ☛ Bạn có thể tham khảo: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Nguyên nhân của bệnh bàng quang tăng hoạt Cơ chế của bệnh bàng quang tăng hoạt là do sự hoạt đọng quá mức không theo kiểm soát của cơ bàng quang. Tình trạng này có thể bị gây ra do các nguyên nhân: Tuổi tác: người già có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn do sự lão hóa của của cơ bàng quang. Phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang kích thích cao hơn nam giới do quá trình mang thai và sinh đẻ làm suy yếu cơ sàn chậu (cơ nâng đỡ bàng quang), bên cạnh đó là sự thay đổi nôi tiết của tuổi mãn kinh. Lối sống: thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe cùng với căng thẳng, stress có thể gây kích thích thần kinh gây bàng quang tăng hoạt. Béo phì: gây tăng áp lực lên bàng quang, cùng với đó béo phì gây rối loạn máu nuôi dưỡng bàng quang và thần kinh bàng quang dẫn tới giảm chức năng bàng quang. Các bệnh lí rối loạn thần kinh, bệnh lý bàng quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang,…) Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống Bàng quang tăng hoạt khiến người mắc gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến bạn cảm thấy tự ti, xấu hổ trong nhiều tình huống đặc biệt là khi bị tiểu són. Tình trạng này kéo dài có thể gây trầm cảm, ngại giao tiếp cho người mắc. Các tình trạng này còn có thể khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc, tăng khả năng mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, đột quỵ đặc biệt là ở người cao tuổi. Vậy người mắc bàng quang tăng hoạt nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Tùy vào tăng mức độ bàng tăng hoạt sẽ có các phương pháp cải thiện khác nhau. Tuy nhiên việc kết hợp giữa điều trị thực thụ (sử dụng thuốc, phương pháp phẫu thuật) kết hợp với thay đổi lối sống (phong cách ăn uống, luyện tập) là rất quan trọng, bên cạch đó việc sử dụng thực phẩm chức năng phù hợp có tác dụng tích cực trong cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt. Thay đổi thói quen ăn uống Việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp sẽ góp phần giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang kích thích và làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Thay đổi thói quen ăn uống cải thiện tình trạng bệnh Lượng nước uống mỗi ngày Giảm hấp thu nước và chất lỏng là cách tốt nhất để kiểm soát lượng nước tiểu. Tuy nhiên nhiều người làm tưởng chỉ cần uống ít nước là được đẫn tới tình trạng nước tiểu bị cô đặc gây kích ứng bàng quang làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Do đó với bàng quang tăng hoạt việc lựa chọn lượng nước và thời điểm uống nước rất quan trọng. Uống trung bình khoảng 1500ml/ ngày Nên chia lượng nước uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống trước khi ngủ 3 tiếng Uống thành từng ngụm, uống ít nước vào giữa các bữa ăn Tăng cường ăn hoa quả, rau củ để hấp thu nước thay thế uống nước. Hạn chế rượu, bia, cafe, nước có ga Các loại đồ uống chứa các chất kích thích như bia, rượu có thể gây tăng bài tiết nước tiểu, kích thích thần kinh bàng quang làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh. Hạn chế caffein có trong cafe, nước có ga, trà theo nghiên cứu có thể làm giảm các  triệu chứng bệnh đáng kể. Tránh thực phẩm gây trầm trọng bệnh Các thực phẩm giàu axit như cam, chanh, bưởi có thể làm tăng tiết nước tiểu gây tiểu nhiều và bàng quang bị kích thích hơn. Tránh ăn mặn do ăn quá mặn sẽ khiến cơ thể giữ nước gây khát nước và uống nhiều nước hơn. Việc giữ nước này cũng gây cô đặc nước tiểu và kích ứng bàng quang. Bạn có thể quan tâm: Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì mới tốt? Huấn luyện bàng quang Tập luyện tăng cường chức năng bàng quang Việc huấn luyện bàng quang bao gồm phương pháp nhịn tiểu, đi tiểu theo giờ kết hợp với liệu pháp vật lí sàn chậu với bài tập kegel. Việc huấn luyện bàng quang giúp cải thiện chức năng và sự kiểm soát của cơ thể đối với bàng quang. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh bàng quang tăng hoạt. Người khỏe mạnh cũng có thể thực hiện phương pháp này để giảm nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt. Nhịn tiểu, đi tiểu theo giờ Bạn không nên đi tiểu ngay lập tức mỗi khi có cảm giác muốn tiểu đột ngột, nên cố gắng nhịn tiểu qua cơn kích thích. Việc viết nhiệt kí đi tiểu là cần thiết cho quá trình theo dõi bệnh, mỗi lần đi tiểu có thể cách nhau 3 giờ. Nhịn tiểu có thể giúp bạn rèn luyện được khả năng kiểm soát được bàng quang tốt hơn. Bài tập cơ sàn chậu (Kegel) Cơ sàn chậu là nhóm cơ bao quanh cổ bàng quang có chức năng nâng đỡ bàng quang tham gia vào quá trình đi tiểu. Việc tập bài tập Kegel sẽ giúp cơ sàn chậu khỏe mạnh, dẻo dai hơn giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Bài tập gồm 4 bước đơn giản: Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể đặc biệt là cơ bụng Thắt chặt các cơ để nhịn tiểu và giữ khoảng 10 giây Thả lỏng các cơ Tiếp tục thắt chặt các cơ nhịn tiểu khoảng 10 giây. Lặp lại các bước khoảng 10 lần. Bạn có thể dễ dàng tập Kegel ngay cả khi lái xe hay ngồi xem ti vi. Bạn nên tập luyện bài tập này ít nhất 3 lần một ngày vào sáng, trưa và tối trước khi ngủ. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc Kết hợp với các phương pháp thay đổi lối sống và tập luyện thì việc sử dụng thuốc điều trị là cần thiết để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng tránh ảnh hưởng lâu dài hơn tới cuộc sống của bạn. Thuốc tây y Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc tây y Các thuốc kháng muscarin bao gồm: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium có tác dụng làm giảm sự có bóp của cơ bàng quang đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin) cũng có hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng. Thuốc đông y Thảo dược chữa bàng quang tăng hoạt Nhiều vị thuốc đông y cho thấy sự an toàn và hiệu quả cao trong điều trị bàng quang tăng hoạt nên được nhiều người lựa chọn để điều trị đơn độc hoặc điều trị kết hợp với thuốc tây y. Do tính an toàn nên các bài thuốc đông y có thể sử dụng cho những người mắc bàng quang tăng hoạt ở các giai đoạn. Các vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt: Cao nữ lang, ô dược, cọ lùn, nấm linh chi, varuna Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám và chẩn đoán rõ tình trạng bệnh của bạn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây y mà muốn kết hợp sử dụng thuốc đông y thì nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của mình do nhiều thuốc đông y sẽ làm hạn chế tác dụng của thuốc tây y. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan Vương niệu đan là sản phẩm được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược quý hiếm như: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Đây đều là những thảo dược an toàn có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt. Do đó Vương Niệu Đan giúp bàng quang có khả năng chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo ra phản xạ kích thích đi tiểu từ đó làm giảm các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, tiểu gấp chỉ sau 2 tuần sử dụng. Sản phẩm Vương Niệu Đan có thể sử dụng cho mọi đối tượng mắc bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng. ☛ Xem đầy đủ: Công dụng của Vương Niệu Đan Điều trị ngoại khoa Đây là các can thiệp ngoại khoa chỉ nên được chỉ định đối với những người mắc bàng quang tăng hoạt nặng mà các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột Đây là phẫu thuật sử dụng đoạn ruột non của bệnh nhân để mở rộng bàng quang nhằm mục đích tăng thể tích bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang để giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật nặng nề nhiều tác dụng phụ cần phải cân nhắc kĩ trước khi chỉ định. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang Đây là phương pháp cắt bỏ hoàn toàn bàng quang, nối niệu quản ra da thông với một túi chứa nước tiểu. Do bàng quang đã bị cắt bỏ nên người bệnh hết hoàn toàn bệnh bàng quang kích thích, tuy nhiên gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. >>> Tham khảo: Phẫu thuật bàng quang tăng hoạt  Người mắc bàng quang tăng hoạt khi nào nên gặp bác sĩ? Người bị bàng quang tăng hoạt khi nào nên gặp bác sĩ? Bất cứ khi nào bạn phát hiện mình bị các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt,nếu có thể bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám, xác định tình trạng bệnh và lên kế hoạch điều trị sớm. Như vậy hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn. Tuy nhiên cũng nên xem xét rõ xem các triệu chứng bạn gặp có phải do các yếu tố như uống nhiều nước, ăn thực phẩm hay đồ uống không phù hợp. Hãy thử thay đổi thói quen ăn uống của bạn như trên khoảng 1 tuần nếu các triệu chứng không giảm hãy đi gặp bác sĩ nhé. Lời kết Bệnh bàng quang tăng hoạt là một bệnh khá phổ biến hiện nay, gây nhiều ảnh hưởng phiền toái tới người mắc. Tuy nhiên nến bạn biết mắc bàng quang tăng hoạt nên làm gì thì có thể cải thiện tốt tình trạng bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Tài liệu tham khảo: https://www.auanet.org/guidelines/overactive-bladder-(oab)-guideline https://www.medicinenet.com/overactive_bladder/article.htm Chia sẻ0

Loading...