Ditieunhieu.com https://ditieunhieu.com Trang thông tin sức khỏe đường tiết niệu Tue, 25 Apr 2023 06:42:45 +0000 vi hourly 1 Tại sao bị covid-19 kèm đi tiểu nhiều lần trong ngày? https://ditieunhieu.com/bi-covid-kem-di-tieu-nhieu-lan-trong-ngay-8746/ https://ditieunhieu.com/bi-covid-kem-di-tieu-nhieu-lan-trong-ngay-8746/#respond Mon, 19 Sep 2022 10:28:46 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8746 Dịch Covid -19 được coi là nỗi sợ của toàn cầu trong mấy năm gần đây. Các triệu chứng của covid khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên. Nhiều người bệnh thắc mắc khi đang bị covid, ngoài các dấu hiệu bệnh họ còn bị đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tại sao lại xảy ra điều này và cần làm gì thời điểm này? Mời quý độc giả cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Tại sao mắc covid lại đi tiểu nhiều lần?

Covid – 19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Bệnh lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác chẳng hạn như khi ho, hắt hơi mà không che miệng, bắt tay với người có virus gây bệnh… cũng có thể lây bệnh.

Covid – 19 tác động đến mỗi người theo các cách khác nhau. Hầu hết người mắc bệnh sẽ có triệu chứng từ nhẹ tới trung bình, có thể tự hồi phục mà không nhất thiết phải nhập viện.

Các triệu chứng thường gặp phải kể đến như:

  • Sốt.
  • Ho.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Mất vị giác hoặc khứu giác.

Sốt là dấu hiệu phổ biến của bệnh nhân covid – 19.

Một số triệu chứng ít gặp hơn như đau họng, đau đầu, đau nhức, tiêu chảy, da nổi mẩn hay ngón tay, ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái. Các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mất khả năng nói hay cứ động hoặc lú lẫn, đau ngực…

Một số người bệnh Covid – 19 than phiền rằng, trong thời gian mắc bệnh họ vừa phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh gây ra kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Tại sao lại xảy ra điều này? Sau đây là một số lý do khiến bạn vừa mắc covid-19 vừa bị đi tiểu nhiều lần trong ngày nhé:

– Do uống nhiều nước

Thực tế, rất nhiều người bệnh Covid có triệu chứng sốt, mệt mỏi nên bổ sung khá nhiều nước cho cơ thể bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa… để hạ sốt và giúp cơ thể mau hồi phục. Đồng nghĩa với việc dung nạp nhiều nước, hệ tiết niệu phải làm việc tích cực hơn khiến bạn thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Các loại nước trái cây giàu vitamin C được người bệnh Covid khá ưa chuộng, để bổ sung nhiều nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây giàu vitamin C có tính lợi tiểu nên bạn sẽ nhanh chóng có cảm giác mắc tiểu khi dung nạp nhiều.

Việc đi tiểu nhiều khi uống nhiều nước là điều hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần thay đổi lại lượng nước uống hàng ngày, dấu hiệu này cũng dần thuyên giảm.

– Do lo lắng, mất ngủ

Bệnh nhân mắc covid-19 thường có tâm lý lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên vì “sợ”. Tâm trạng không tốt, lo lắng thường xuyên, mất ngủ cũng là yếu tố gây kích thích bàng quang, dẫn tới đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Thả lỏng tâm trạng, tìm các biện pháp thư giãn (nghe nhạc, xem phim, tập thể thao…) dần giúp bạn cải thiện hiện tượng này.

– Do bệnh lý

Bên cạnh mắc Covid – 19, bệnh nhân có thể đang mắc đồng thời các bệnh lý khác gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nếu không được điều trị, tiểu nhiều lần kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc cũng như tâm lý của người bệnh. Các bệnh lý có thể dẫn tới chứng tiểu nhiều lần trong ngày như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo, lên bàng quang gây nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới chứng tiểu nhiều và một số dấu hiệu khác.
  • Suy thận mạn tính: Ở giai đoạn đầu của bệnh, chức năng cô đặc nước tiểu của thận bị giảm có thể gây ra chứng tiểu đêm và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Người bệnh còn gặp các dấu hiệu khác như tiểu nhiều bọt, tiểu ít, hiện tượng phù, da xanh, cơ thể chán ăn, suy nhược, mệt mỏi.
  • Sỏi hoặc dị vật đường tiết niệu: Đường tiết niệu có sỏi hoặc dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều lần. Các dấu hiệu của sỏi thận thường khá đa dạng, trong đó có tiểu đêm kèm tiểu khó, nước tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng, có thể xuất hiện máu trong nước tiểu… Nếu không có cách điều trị sỏi thận người bệnh có nguy cơ bị suy thận.
  • Tiểu đường: Bệnh đái tháo đường typ 1 và 2 có dấu hiệu sớm là chứng tiểu nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng trên dây thần kinh kiểm soát bàng quang cũng có biểu hiện tiểu nhiều lần.
  • Bàng quang tăng hoạt: Khi cơ bàng quang hoạt động quá mức khiến bệnh nhân thường xuyên muốn đi tiểu mặc dù lượng nước tiểu trong bàng quang chưa nhiều. Phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác cao… dễ mắc chứng bàng quang tăng hoạt.
  • Đột quỵ và các bệnh lý thần kinh: Khi dây thần kinh chi phối bàng quang bị tổn thương khiến chức năng bàng quang bị rối loạn gây ra tiểu nhiều lần, đôi khi tiểu đột ngột.
  • Ung thư bàng quang: Khối u ác tính phát triển trong bàng quang gây chèn ép hoặc chảy máu bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều lần.
  • Bệnh lý khác: Bị cao huyết áp, viêm bàng quang kẽ, phì đại tuyến tiền liệt… cũng khiến bạn phải đối mặt với chứng tiểu nhiều lần.

Mắc bàng quang tăng hoạt khiến bạn thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Bị Covid – 19 kèm chứng đi tiểu nhiều lần gây ra vô số phiền toái ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh. Đối với nguyên nhân sinh lý gây tiểu nhiều lần (uống nhiều nước, stress…) không có gì nguy hiểm, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại lượng nước uống, nghỉ ngơi nhiều và thực hiện các biện pháp điều trị covid tại nhà.

Tuy nhiên, tiểu nhiều lần do nguyên nhân bệnh lý, nếu không có các biện pháp điều trị đúng cách, tình trạng càng tồi tệ hơn, nguy cơ biến chứng xảy ra cao. Bên cạnh điều trị Covid, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình, thông báo cho bác sĩ khi có bất cứ biểu hiện bất thường xảy ra.

Cần làm gì khi nhiễm Covid-19 kèm đi tiểu nhiều?

Khi mắc Covid-19 kèm hiện tượng đi tiểu nhiều, người bệnh không nên có tâm trạng bi quan, lo lắng. Hãy bình tĩnh xử lý đúng cách giúp bạn nhanh chóng bình phục. Người bệnh hãy thực hiện theo các điều sau đây:

Nhờ trợ giúp từ bác sĩ, nhân viên y tế

Covid – 19 là bệnh lây nhiễm, đối với các trường hợp có triệu chứng nhẹ, trung bình hoặc không có triệu chứng người bệnh cách ly và điều trị tại nhà. Trong quá trình điều trị, bạn hãy liên lạc với bác sĩ, nhân viên y tế địa phương để được tư vấn chăm sóc sức khỏe, dùng thuốc đúng cách.

Với trường hợp tiểu nhiều lần do nguyên nhân sinh lý trong thời gian mắc covid – 19, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hiện tượng này sẽ dần thuyên giảm. Với nguyên nhân bệnh lý gây tiểu nhiều lần, nếu không có bất cứ dấu hiệu cấp cứu hay trở nặng nào, người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị covid tại nhà và thay đổi lối sống nhằm cải thiện phần nào triệu chứng đi tiểu nhiều.

Ngay khi khỏi covid – 19, bạn hãy nhanh chóng tới trung tâm y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây tiểu nhiều và có biện pháp điều trị đúng hướng nhé.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị covid tại nhà, nếu có bất kỳ dấu hiệu trở nặng của covid – 19 như khó thở, mất khả năng nói hay cứ động hoặc lú lẫn, đau ngực… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế uy tín để được cấp cứu, điều trị.

Tự cách ly

Tự cách ly tại nhà, thực hiện biện pháp sát khuẩn để hạn chế lây lan virus corona nhé.

Covid – 19 có khả năng lây lan cực mạnh nên ngay khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh tự cách ly tại nhà đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cũng như người thân, người đã tiếp xúc kể từ thời gian nghi nhiễm Covid – 19 được biết.

Cần bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng cho người bệnh, thực hiện các biện pháp sát khuẩn để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa bệnh nhân với những người khác.

Người bệnh đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt để giảm nguy cơ lây truyền virus cho người khác. Rửa tay  bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay có cồn khi ở nồng độ tối thiểu 60%.

Theo dõi các triệu chứng của bệnh, giữ tinh thần lạc quan, tự cách ly điều trị. Nếu có bất cứ triệu chứng xấu đi cần được điều trị nhanh chóng.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng và uống đủ nước là điều quan trọng trong điều trị covid – 19, giúp kiểm soát triệu chứng. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể tối ưu hóa chức năng của hệ miễn dịch, cải thiện trao đổi chất, ngăn ngừa sự phát triển của triệu chứng mạn tính liên quan tới covid – 19 đồng thời giảm thiểu chứng đi tiểu nhiều.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước ép trái cây, sữa… giúp hỗ trợ giảm sốt và giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để tránh tiểu đêm.
  • Cung cấp đủ lượng protein để ngăn ngừa mất cơ và duy trì chức năng trao đổi chất. Thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa…
  • Bổ sung chất béo lành mạnh như cá, các loại hạt. Hạn chế chế biến đồ ăn dưới dạng chiên rán.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Bổ sung men vi sinh probiotis, các vi khuẩn có trong men vi sinh sẽ giúp đường ruột chống lại vi trùng gây bệnh. Sữa chua, kefir, … là những thực phẩm chứa nhiều men vi sinh.
  • Tăng cường thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và giúp vết thương mau lành. Chúng được tìm thấy trong thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Hạn chế đồ uống như rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga… Chúng không tốt cho sức khỏe mà còn là những đồ uống lợi tiểu khiến chứng đi tiểu nhiều càng trở nên tồi tệ.
  • Hạn chế những thực phẩm có tính axit như cam, chanh, bưởi… bởi chúng gây kích thích bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
  • Các loại thực phẩm, gia vị cay nóng, ngọt nên hạn chế vì chúng gây lợi tiểu.
Bên cạnh đó, các loại dụng cụ ăn uống cho người bệnh cần sử dụng riêng. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần và bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng. Bát đĩa rửa bằng nước nóng và xà phòng để diệt khuẩn. Sau khi rửa xong, dụng cụ ăn uống của người bệnh cần để ở vị trí riêng trong phòng riêng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu nhiều nên ăn gì và kiêng gì?

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya căng thẳng.
  • Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh gây tiểu đêm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Quần áo của bệnh nhân cần giặt riêng, tốt nhất người bệnh nên tự giặt đồ của mình. Không giữ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.
  • Làm sạch môi trường sống, thường xuyên dùng cồn 70 độ để lau các bề mặt, các thiết bị điện, điện tử…
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu, bài tập kegel rất tốt đối với cơ sàn chậu, giúp tăng cường kiểm soát hoạt động của bàng quang, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và sau sinh mắc chứng tiểu nhiều lần.

Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện tiểu nhiều lần trong ngày

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là thảo dược kết hợp với phương pháp hiện đại để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  • Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Thường xuyên theo dõi các triệu chứng của bệnh, tự cách ly và điều trị. Nếu thấy các triệu chứng bất thường như khó thở, hụt hơi, các chỉ số sinh tồn bất thường, đau tức ngực, thay đổi ý thức, mất khả năng vận động… cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ sớm nhất.

]]>
https://ditieunhieu.com/bi-covid-kem-di-tieu-nhieu-lan-trong-ngay-8746/feed/ 0
Tiểu buốt ở nữ giới – Coi chừng nguy hiểm! https://ditieunhieu.com/tieu-buot-o-phu-nu-8640/ https://ditieunhieu.com/tieu-buot-o-phu-nu-8640/#respond Wed, 14 Sep 2022 09:46:56 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8640 Rất nhiều chị em than phiền rằng họ thường xuyên bị chứng tiểu buốt “hành hạ”. Thực tế, tiểu buốt kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không có cách cải thiện sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như tâm lý của phụ nữ. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tiểu buốt ở nữ  ngay tại nhà nhé.

Tiểu buốt ở nữ là gì?

Tiểu buốt ở nữ được mô tả là triệu chứng nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nam giới và mọi lứa tuổi.

Một số biểu hiện dễ nhận thấy như đau buốt cơ quan sinh dục mỗi lần đi tiểu tiện, niệu đạo thường xuyên rơi vào tình trạng nóng rát. Trong ngày người bệnh đi tiểu tiện với tần suất nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu mỗi lần tương đối ít.

Nguyên nhân khiến tiểu buốt gặp phổ biến ở nữ giới hơn do với nam giới bởi cấu tạo cơ thể có phần khác biệt. Kích thước niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới và có vị trí gần hậu môn. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng nhập nhập và lây lan dẫn tới viêm nhiễm.

Nữ giới bị đi tiểu buốt do đâu?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nữ giới, trong đó bác sĩ thường chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc tác động từ bên ngoài tưởng chừng như vô hại nhưng có thể là lý do gây tiểu buốt ở nữ giới. Một số nguyên nhân đề cập tới như:

  • Thói quen nhịn tiểu: Nhịn tiểu trong vòng 6 giờ trở lên làm tăng nguy cơ tiểu buốt. Khi nhịn tiểu quá lâu, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bàng quang gây bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu buốt, thói quen này tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và gây ra tiểu buốt.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu khiến không ít chị em phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Mãn kinh: Theo nghiên cứu, khi tới độ tuổi mãn kinh, cơ thể sản xuất hormone estrogen giảm mạnh khiến độ pH âm đạo thay đổi, khiến sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo thay đổi, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em phải đối mặt với cảm giác tiểu buốt mỗi lần đi tiểu.
  • Mang thai: Bà bầu có nguy cơ gặp phải hiện tượng đi tiểu buốt do cơ thể người mẹ sản sinh ra hormone HCG tăng cường đào thải gây cảm giác muốn đi tiểu, từ đó sinh ra chứng tiểu buốt. Mặt khác, thai nhi ngày càng phát triển làm tăng áp lực lên bàng quang của người mẹ khiến không ít chị em gặp phải chứng tiểu buốt, muốn đi tiểu mặc dù bàng quang không chứa nước tiểu.
  • Dùng băng vệ sinh không đúng cách: Lựa chọn băng vệ sinh kém chất lượng, sử dụng trong thời gian dài mà không thay là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ gây ra tiểu buốt.
  • Nguyên nhân khác: Mặc quần áo chật, nóng trong, tác dụng phụ của thuốc điều trị… cũng khiến không ít chị em phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt khá khó chịu này.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể gây ra chứng tiểu buốt ở nữ giới.

Nguyên nhân bệnh lý

Thực tế, tiểu buốt còn xem là “hồi chuông” cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe cần được phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra chứng tiểu buốt:

Bệnh lậu

Nếu bị tiểu buốt bạn không thể loại trừ khả năng mắc bệnh lậu. Sau khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ người khác, sau từ 3 – 5 ngày chị em có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, khí hư có mùi hôi khó chịu. Một số dấu hiệu khác nhận biết bệnh lý như:

  • Nước tiểu có kèm mủ đặc màu vàng.
  • Khí hư có màu vàng, xanh và mùi hôi.
  • Bụng dưới đau lâm râm, đau vùng hố chậu hoặc hạ vị.
  • Ngứa rát vùng kín.
  • Buồn nôn, có thể kèm sốt.

Để nhận biết chính xác bệnh tốt nhất bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ. Do cấu tạo cơ thể của chị em phụ nữ đặc biệt hơn, niệu đạo ngắn, chỉ bằng 1/3 so với nam giới và có vị trí gần hậu môn nên dễ dàng bị các loại vi khuẩn xâm nhập, lây lan gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn có dấu hiệu điển hình là cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu. Nặng hơn sẽ thấy có dịch chảy ra từ niệu đạo và có cảm giác bỏng rát. Các dấu hiệu khác kèm theo phải kể tới như:

  • Ra nhiều khí hư bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Vùng kín ngứa rát và sưng tấy.
  • Đau bụng dưới, đau mạnh mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Sốt nhẹ.

Các triệu chứng khác có thể gặp như đi tiểu nhiều, nước tiểu đục hoặc nhuốm máu, sốt, nước tiểu có mùi hôi, vùng lưng và hông đau…

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, niệu đạo cũng có thể khiến chị em bị tiểu buốt. Các viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, cọ xát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Để nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó.
  • Nước tiểu đục, có mủ hoặc màu hồng, có lẫn máu.
  • Đau ở thận hoặc đau mỗi khi gắng sức.
  • Nếu thận bị viêm nhiễm có thể gây buồn nôn, sốt.
  • Nếu ở viêm bàng quang gây bí tiểu, đau ở bàng quang mỗi khi ấn vào.

Viêm âm đạo

Khi âm đạo bị viêm nhiễm có thể gây ra các vết trợt loét, khi vết loét tiếp xúc với nước tiểu gây ra cảm giác rát buốt ở nữ giới. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Ra khí hư bất thường và có màu lạ.
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ.
  • Ngứa ngáy hoặc xuất huyết âm đạo.
  • Chảy máu âm đạo (thường nhẹ)

U nang buồng trứng

Tiểu tiện bất thường như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng ở phụ nữ. Nguyên nhân là do khối u phát triển trên một hoặc hai buồng trứng chèn ép lên bàng quang dẫn tới các vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Các triệu chứng khác giúp bạn nhận biết bệnh như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau trong thời gian hành kinh.
  • Ngực căng tức.
  • Đau âm ỉ vùng thắt lưng.

Viêm bàng quang kẽ

Tiểu buốt ở phụ nữ là do bệnh gì? Nó có thể là bạn đang bị viêm bàng quang kẽ – một tình trạng mạn tính gây áp lực và đau bàng quang. Nó đi kèm với các triệu chứng khác ở dường tiết niệu trong hơn 6 tuần mà không do nhiễm trùng hay nguyên nhân nào rõ ràng.

Các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh như:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau ở âm hộ hoặc âm đạo.
  • Tiểu thường xuyên nhưng lượng nước nhỏ giọt.

Tiểu buốt ở phụ nữ có nguy hiểm hay không?

Như phân tích ở trên, tiểu buốt ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thì không quá lo ngại, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen, lối sống… tình trạng sẽ dần cải thiện. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp tiểu buốt do căn nguyên từ các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không phát hiện sớm, thăm khám và điều trị đúng cách gây ra vô số phiền toái như:

  • Cảm giác khó chịu: Mỗi lần đi tiểu có cảm giác buốt rát khiến bạn vô cùng khổ sở, khó chịu. Nếu không có cách khắc phục thậm chí khiến nhiều chị em có cảm giác sợ hãi mỗi khi đi tiểu, nhịn tiểu lâu hơn khiến tiểu buốt càng trở nên tồi tệ. Và một vòng luẩn quẩn như vậy không có hồi kết.
  • Ảnh hưởng đời sống tình dục: Tiểu buốt kéo dài làm giảm sức khỏe sinh lý ở vùng kín, khiến nhiều chị em tự ti, e ngại với bạn tình, ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Về lâu dài ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng, gây sứt mẻ tình cảm.
  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Tiểu buốt còn có thể gây ra bệnh lý viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Biến chứng nguy hiểm về sức khỏe: Tiểu buốt xuất phát từ các bệnh lý nếu không được chữa trị kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, như bệnh đường tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận như viêm thận, suy thận…

Tiểu buốt kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chị em.

Do đó, chị em hãy đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau buốt khi đi tiểu nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế khó chịu và các biến chứng có thể xảy ra.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tiểu buốt ở phụ nữ khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra liên tục trong thời gian dài mà không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, tìm nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả.

  • Tiểu ra máu, thường có màu hồng, nâu hoặc đỏ.
  • Đau hông hoặc lưng.
  • Cơn đau kéo dài hơn 24 giờ.
  • Tiết dịch bất thường ở âm đạo.
  • Sốt, nếu sốt trên 39 độ C cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo mắc bệnh gì?

Bật mí cách chữa tiểu buốt tại nhà cho nữ

Không thể phủ nhận rằng chứng tiểu buốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, tâm lý cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Việc thăm khám sớm, điều trị đúng mang ý nghĩa rất quan trọng. Chúng ta nên chủ động đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây tiểu buốt sẽ có phương án điều trị thích hợp.

Đối với chứng tiểu buốt do yếu tố sinh lý, như nóng trong hay mang thai bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng. Người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, quan tâm tới vấn đề vệ sinh vùng kín nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nếu có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, chứng tiểu buốt sẽ dần cải thiện và không gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý cũng như cuộc sống của bạn.

Đối với chị em bị chứng tiểu buốt do bệnh lý gây ra, các bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe thường xuyên và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tiểu buốt do các bệnh lý viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê nhóm thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nhóm thuốc giảm đau hoặc giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang… Đây là nhóm thuốc có kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể. Sử dụng thuốc tây điều trị phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ để tạm ngưng sử dụng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Bên cạnh đó, để cải thiện tiểu buốt bạn có thể áp dụng một số mẹo tạo nhà như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Uống nhiều nước lọc, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không uống bia rượu, các chất kích thích.
  • Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ nhằm hạn chế vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công gây viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục an toàn tránh lây lan các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Không mặc quần áo quá chật, giữ cho vùng kín khô thoáng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10+ loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Mẹo dân gian

Dùng bí xanh:

Bí xanh hay còn gọi là bí đao, có vị ngọt nhạt, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Để cải thiện chứng tiểu buốt bạn thực hiện như sau:

  • Lấy 250g bí xanh, gọt vỏ và bỏ ruột, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Đem xay nhuyễn bí đao cùng 150ml nước đun sôi để nguội.
  • Mỗi ngày uống nước 2 lần vào sáng và tối để cải thiện tiểu buốt.

Dùng râu ngô:

Râu ngô có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên thường dùng để cải thiện các bệnh lý về đường tiết niệu, tiêu biểu là chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Bạn áp dụng mẹo này theo các bước sau đây:

  • Lấy râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, đậu đen rửa sạch, phơi khô.
  • Sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Dùng rau má:

Rau má có vị đắng, tính hàn, vào ba kinh can, tỳ, thận. Trong đông y, rau má được coi là vị thuốc quý với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, rôm sảy, ngứa…

Dùng rau má cải thiện tiểu buốt như sau:

  • Rau má tươi 300g đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó để ráo nước.
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn cùng với nước lọc và vài hạt muối tinh. Nếu không có máy xay bạn có thể giã nát rồi dùng rây hoặc vải sạch lọc lấy nước cốt.
  • Dùng hỗn hợp thu được uống trực tiếp, chia làm 2 lần sáng và tối.

Mẹo dân gian tuy dễ thực hiện, lành tính nhưng tùy thuộc cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người mà hiệu quả khác nhau. Do đó, cách tốt nhất chị em hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp chị em hiểu hơn về chứng tiểu buốt, mức độ nguy hiểm của hiện tượng này và một số mẹo khắc phục tại nhà. Hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 1800.1297 để được giải đáp chi tiết.

]]>
https://ditieunhieu.com/tieu-buot-o-phu-nu-8640/feed/ 0
[Cảnh giác] Đi tiểu buốt có mủ bệnh gì? Cách xử trí đúng! https://ditieunhieu.com/tieu-buot-co-mu-benh-gi-8612/ https://ditieunhieu.com/tieu-buot-co-mu-benh-gi-8612/#respond Tue, 13 Sep 2022 09:32:55 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8612 Cần hết sức cẩn trọng khi bạn có dấu hiệu tiểu buốt ra mủ. Thực tế, rất có thể đây là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo này có thể khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, thậm chí tử vong. Cùng tìm hiểu tiểu buốt ra mủ là bệnh gì và cách khắc phục khi gặp phải hiện tượng này nhé.

Dấu hiệu nhận biết tiểu buốt ra mủ

Tiểu buốt ra mủ là hiện tượng đi tiểu buốt có kèm theo ra mủ. Bạn có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm với một số trường hợp đặc biệt. Các dấu hiệu ở nam giới thường rõ ràng hơn so với phụ nữ. Ngoài những dấu hiệu trên đây, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó chịu.
  • Có mủ chảy ra từ lỗ tiểu, có mùi tanh hoặc hôi.
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi.
  • Mủ ban đầu loãng, sau nhiều ngày sẽ đặc hơn, mủ có màu trắng nên dễ nhận biết.
  • Có cảm giác ngứa ngáy.
  • Tiểu gấp, muốn đi tiểu nhiều lần, khó có thể nhịn tiểu.
  • Tiểu ra máu hoặc không.
  • Đau vụng chậu và bụng dưới ở phái nữ.
  • Đau vùng hậu môn ở nam giới.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan coi thường mà cần đi thăm khám sớm để được đưa ra những lời khuyên hữu ích nhằm điều trị bệnh hiệu quả.

Tiểu buốt ra mủ do bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ra mủ ở nam và nữ giới khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Sau đây là những bệnh lý khiến bạn phải đối mặt với triệu chứng “khó ở” này.

Bệnh lậu

Virus Neisseria gonorrhoeae chính là tác nhân hình thành nên bệnh lậu. Bệnh lây truyền với tốc độ nhanh và cao, thường do lối sống cẩu thả, sinh hoạt bừa bãi cùng ý thức tự bảo vệ kém khiến nhiều người mắc phải bệnh này. Khi bệnh phát triển tới giai đoạn nguy hiểm sẽ gây ra các triệu chứng như tiểu buốt có mủ, mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau rát gây ra vô số khó chịu. Các triệu chứng điển hình khác như:

  • Xuất hiện các nốt nhỏ li ti tại đầu dương vật (ở nam giới).
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Có cảm giác đau rát mỗi khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng thắt lưng…

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa, gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn. Thậm chí, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào máu, lên não gây nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não… dẫn tới tử vong.

Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt

Tiểu buốt ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt do vi khuẩn lậu hoặc một số vi khuẩn khác gây ra. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng nam giới tuổi trung niên và cao tuổi. Viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt sưng viêm gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe

Nam giới bị đi tiểu buốt và có mủ, thường xuyên mắc tiểu vào ban đêm. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó khăn, khi xuất tinh có cảm giác đau đớn hoặc đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Người bệnh cũng có thể bị sốt cao, mệt mỏi như người mắc cảm cúm.

Viêm mủ bể thận

Đây là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đái buốt ra mủ. Mủ bể thận hậu phát nguyên nhân do bể thận bị bội nhiễm làm mủ ở bể thận di chuyển xuống niệu quản. Thông thường, bệnh là do vi khuẩn gây mủ ở bể thận, nhưng cũng có trường hợp là do nguyên nhân như lao thận, thận nhiều nang. Bên cạnh đó, ung thư thận cũng gây ra các triệu chứng nêu trên.

Người bệnh có các dấu hiệu như đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu rát có mủ, đi tiểu ra mủ vàng, đau nhức bàng quang…

Viêm niệu đạo

Tiểu buốt, tiểu ra mủ là những dấu hiệu cảnh báo viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo gây sưng viêm khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, đau và xót mỗi lần đi tiểu khiến người bệnh gặp vô số bất tiện trong vấn đề tiểu tiện hàng ngày.

Bên cạnh hiện tượng đi tiểu buốt ra mủ, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy cần đi tiểu hoặc khẩn cấp.
  • Gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi không đi tiểu được.
  • Đau khi quan hệ.
  • Ở nam giới, có máu hoặc tinh dục trong nước tiểu.
  • Chất dịch trong hoặc có màng nhầy tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo.

Các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm bộ phận sinh dục khác, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có thể dẫn tới biến chứng vô sinh, hiếm muộn, thậm chí tác nhân gây bệnh còn lây nhiễm ngược dòng đến thận gây viêm thận, suy thận mãn tính.

Viêm mào tinh hoàn

Mào tình hoàn được biết đến là đoạn ống có vị trí nằm phía sau của tinh hoàn. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và là đường di chuyển sau khi tinh trùng được tạo ra. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, mỗi lần đi tiểu nam giới thường bị tiểu buốt có kèm mủ. Để nhận biết bệnh lý này, bệnh nhân có thể tham khảo các dấu hiệu khác sau đây:

  • Sưng, đỏ, cảm giác nóng ấm ở bìu.
  • Đau tinh hoàn một bên, đau hơn khi đi tiểu.
  • Đi tiểu đau, tiểu nhiều lần.
  • Có cảm giác đau khi giao hợp hoặc xuất tinh.
  • Sưng hạch bẹn.
  • Sốt cao, ớn lạnh.
  • Chảy dịch, mủ từ dương vật.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Vùng bụng dưới hoặc xương chậu đau, khó chịu.
  • Có khối u gồ lên trên tinh hoàn.

Viêm bàng quang

Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu nên thường xuyên phải tiếp xúc với các vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm. Viêm bàng quang là bệnh lý đường tiết niệu gặp khá phổ biến ở mọi đối tượng, cả nam và nữ.

Viêm bàng quang là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh phải đối mặt với chứng tiểu buốt ra mủ. Bên cạnh đó, họ còn có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, mỗi lần chỉ ra một ít nước tiểu.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hay có mùi hôi nồng.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Luôn có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Đau trằn bụng dưới.
  • Sốt nhẹ.
  • Đái dầm vào ban ngày ở trẻ em.

Sỏi thận

Khi sỏi thận ứ nước nhiễm trùng gây nên tình trạng tiểu buốt có mủ. Ngoài cảm giác đau buốt, khó chịu và có mủ trong nước tiểu, người bệnh còn có các triệu chứng khác như:

  • Cơn đau quặn thận điển hình với đặc điểm đau dữ dội vùng thắt lưng, 1 hoặc 2 bên; sau đó lan lên bụng, xuống bẹn và đùi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Bí tiểu khi đau.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nước tiểu có máu.
  • Sốt, ớn lạnh.

Bên cạnh những bệnh lý gây ra triệu chứng đi tiểu buốt có mủ, hiện tượng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý như:

  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng để vệ sinh bộ phận sinh dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, gây tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Sử dụng các loại bao cao su, gel bôi trơn không đảm bảo chất lượng gây nhiễm trùng dẫn tới tiểu buốt có mủ.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Dùng các loại sữa tắm, các loại hóa chất tẩy rửa kém chất lượng làm tăng nguy cơ mắc tiểu buốt.
  • Một số thao tác kỹ thuật như nong niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo dễ gây nhiễm khuẩn. Hoặc tiểu buốt có mủ xuất hiện sau khi thực hiện một số thủ thuật như thăm dò bàng quang, sỏi bàng quang và do tán sỏi bàng quang…
Tiểu buốt có mủ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh, cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Điều bệnh nhân nên làm trước tiên là cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tiểu buốt có mủ có nguy hiểm không?

Rất nhiều người bệnh có tâm lý lo lắng về sức khỏe khi gặp phải tình trạng này. Thực tế, đây là hiện tượng đáng báo động cần được người bệnh chú ý và chủ động thăm khám bác sĩ cụ thể nhằm điều trị dứt điểm. Bất kể do nguyên nhân nào nếu không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:

Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Tiểu buốt có mủ thường do nguyên nhân về đường tiết niệu, tuyến tiền liệt gây ra. Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc vô sinh hoặc hiếm muộn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân.

Giảm ham muốn

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối loeen kết giữa tiểu buốt với tần suất quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng. Theo đó, thường xuyên bị tiểu buốt sẽ làm giảm khả năng ham muốn, khiến bạn e ngại, cảm thấy mất tự tin trong các lần quan hệ.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Tiểu buốt ra mủ ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người bệnh, khiến họ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, mất tập trung. Tiểu buốt vào ban đêm lặp đi lặp lại nhiều lần gây mệt mỏi, chán ăn, xanh xao.

Ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe

Tiểu buốt ra mủ do các nguyên nhân bệnh lý, nếu không có biện pháp can thiệp điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm màng não, thậm chí tử vong.

Làm gì khi bị tiểu buốt ra mủ?

Đừng quá lo lắng khi gặp phải tình trạng đi tiểu buốt ra mủ. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau đây để xử trí đúng cách nhé.

Thăm khám sớm

Tiểu buốt ra mủ mà mắt thường quan sát được rất dễ nhầm lẫn với một số chứng tiểu đục như tiểu ra cặn sỏi, tiểu ra dưỡng chấp… Vì vậy, khi gặp phải hiện tượng này điều đầu tiên bạn cần làm là đi khám ngay để xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục.

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ, tùy từng nguyên nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Do bệnh lâu: Điều trị bằng thuốc kháng sịnh hoặc dùng phương pháp DHA. Thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, đau nhức ức chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh. Với phương pháp DHA, giúp tiêu diệt vi khuẩn lậu nhằm đem lại hiệu quả vượt trội mà không để lại biến chứng.
  • Do viêm tuyến tiền liệt: Thường kết hợp uống thuốc và tiêm, phác đồ điều trị bệnh cũng sẽ có sự khác biệt so với trường hợp trên.
  • Do viêm niệu đạo, viêm bàng quang: Thuốc kháng viêm là giải pháp được bác sĩ tận dụng nhiều nhất đem lại hiệu quả cao.

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị hay sử dụng sai liều lượng đã được chỉ định có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc khiến bệnh dễ tái phát.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống

Ngoài việc thăm khám sớm và điều trị theo nguyên nhân, để quá trình chữa trị mang lại hiệu quả cao nhất cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung các loại chất xơ, hoa quả có chứa vitamin A, B… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Giảm bớt lượng muối trong các khẩu phần ăn để tránh hại thận.
  • Tránh các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các loại chất kích thích làm tăng khả năng hưng phấn.
  • Hạn chế đồ ăn chiên xào, cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

☛ Tham khảo thêm tại: 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ mỗi ngày.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
  • Cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Dùng nước ấm để vệ sinh cơ quan sinh dục, hạn chế dùng xà phòng có mùi hương mạnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát làm tăng ma sát giữa quần áo với cơ thể. Nên thay quần áo thường xuyên.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, có thể đọc sách, đi bộ, tập yoga, thiền… để giải tỏa stress.
  • Không được nhịn tiểu.

Bài viết trên đây đã chỉ ra những nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ và cách khắc phục. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian, thực hiện ăn uống và lối sống lành mạnh nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc gọi về hotline 1800.1297 để được giải đáp chi tiết.

]]>
https://ditieunhieu.com/tieu-buot-co-mu-benh-gi-8612/feed/ 0
Cảm giác mắc tiểu liên tục ở phụ nữ – Cảnh giác nguy hiểm! https://ditieunhieu.com/cam-giac-mac-tieu-lien-tuc-o-nu-gioi-8703/ https://ditieunhieu.com/cam-giac-mac-tieu-lien-tuc-o-nu-gioi-8703/#respond Tue, 13 Sep 2022 08:05:57 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8703 Đi tiểu là nhu cầu bình thường của cơ thể nhằm đào thải các chất lỏng dư thừa ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mắc tiểu liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống. Nếu đang băn khoăn không biết nguyên nhân mắc tiểu liên tục ở nữ giới do đâu và cần làm gì lúc này, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để bỏ túi cho mình những mẹo quý báu nhé.

Nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục ở nữ

Thông thường, với phụ nữ số lần đi tiểu trong ngày từ 6 – 7 lần và ít khi tiểu đêm. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống, sinh hoạt như uống nhiều nước, sử dụng đồ uống có ga, cà phê, thuốc lá, dùng thuốc lợi tiểu… có thể khiến chị em đi tiểu nhiều hơn. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị mắc tiểu liên tục ngay cả khi duy trì chế độ ăn uống khoa học. Hãy cần cẩn trọng bởi rất có thể lúc này bạn có nguy cơ cao sống chung với nhiều bệnh lý.

Các nguyên nhân gây ra chứng mắc tiểu liên tục khá đa dạng nhưng được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là: Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân sinh lý

Uống quá nhiều nước

Nếu uống nước liên tục, lượng nước nạp vào cơ thể vượt mức cần thiết khiến thận phải hoạt động liên tục. Khi bàng quang đầy, nó sẽ thúc đẩy nhu cầu đi vệ sinh của bạn. Và điều đương nhiên, cảm giác mắc tiểu thường xuyên “ghé thăm” . Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường nên bạn chỉ cần nhanh chóng thay đổi thói quen sẽ khắc phục được điều này.

Đồ uống có tính lợi tiểu

Rượu bia, đồ uống có ga, caffein, chất làm ngọt nhân tạo có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Các loại thực phẩm có tính axit (cam, quýt…) cũng vậy. Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ bất cứ thứ nào trong số này, bạn sẽ có khả năng mắc tiểu liên tục.

Mang thai

Rất nhiều thai phụ than phiền họ mắc tiểu thường xuyên hơn so với bình thường. Đây là điều mà hầu hết chị em bầu bí đều trải qua, nguyên nhân do tử cung mở rộng, thai nhi ngày càng phát triển làm gia tăng áp lực lên bàng quang gây cảm giác mắc tiểu liên tục. Điều này sẽ dần cải thiện sau sinh vài tuần nên bạn không cần quá lo lắng.

Thuốc lợi tiểu

Các loại thuốc lợi tiểu, đột quỵ hoặc thuốc liên quan tới não, hệ thần kinh… có tác dụng phụ gây tác động đến cơ chế bài tiết, thúc đẩy cảm giác muốn đi tiểu.

Căng thẳng

Mắc tiểu thường xuyên có mối liên hệ với tâm lý của bạn. Nếu phụ nữ thường xuyên lo lắng, căng thẳng trong công việc, cuộc sống gây kích thích bàng quang gây ra cảm giác mắc tiểu tiện tục.

Cơ sàn chậu yếu

Cơ sàn chậu có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, bao gồm cả bàng quang. Chúng có vai trò giữ cho các cơ quan này ở đúng vị trí của mình, không bị sa xuống, nhất là khi vận động mạnh hay chạy nhảy. Cơ sàn chậu có chức năng đóng mở và kiểm soát hoạt động của âm đạo, lỗ tiểu, hậu môn tự chủ hơn. Khi cơ sàn chậu suy yếu có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiểu tiện, khiến nhiều chị em có cảm giác mắc tiểu liên tục ngay khi bàng quang chưa đầy nước tiểu.

Nguyên nhân do bệnh lý

Khi bạn có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh mà cảm giác mắc tiểu liên tục vẫn “đeo bám” không dứt, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Bạn có thể mắc một số bệnh lý như:

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn di chuyển ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang gây bệnh. Tác nhân gây bệnh phải kể đến E.Coli, Klebsiella, Staphylococcus Saprophyticus, Proteus… là những tác nhân chính.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, dần thận và bàng quang cũng bị ảnh hưởng khiến bàng quang dễ bị kích thích, nước tiểu tích tụ lại khiến bàng quang luôn căng tức và có cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, thường đục và có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bụng dưới đau nóng, đau rát khi đi tiểu là những dấu hiệu đi kèm. Trường hợp bệnh nặng còn xuất hiện máu hoặc mủ ở trong nước tiểu.

Bàng quang tăng hoạt OAB

Bàng quang tăng hoạt OAB là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Bệnh nhân mắc bàng quang tăng hoạt thường có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần kể cả ban ngày lẫn đêm, cũng có thể bị chứng tiểu gấp. Các dấu hiệu nhận biết chứng bàng quang tăng hoạt OAB như sau:

  • Có cảm giác đột ngột muốn đi tiểu.
  • Đi tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác buồn tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, trên 8 lần/24 giờ.
  • Thức dậy nhiều hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu.

Đây là tình trạng khá phổ biến không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra vô số phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Thực tế, nhiều bệnh nhân đặc biệt là phụ nữ có tâm lý e ngại nên nhiều người không muốn đến viện điều trị khiến các triệu chứng của bệnh càng tồi tệ, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 6 dấu hiệu bàng quang tăng hoạt  không nên bỏ qua

Sa tử cung

Nếu nữ giới thường xuyên có cảm giác mắc tiểu liên tục không loại trừ khả năng bị sa tử cung. Đặc biệt là những chị em sau sinh, sinh thường, sinh con nhiều lần, thời gian chuyển dạ lâu hoặc thai nhi có trọng lượng lớn có tỷ lệ mắc cao hơn. Tử cung bị sa xuống chèn ép vào ống âm đạo, từ đó gây ra chứng mắc tiểu liên tục. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần khá ít. Bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng khác như tiểu són, tiểu lắt nhắt mỗi khi cười to, ho mạnh thường bị rùng mình.

Sa tử cung nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Dễ gặp nhất là tình trạng sưng loét, nhiễm trùng, mưng mủ ngay tại tử cung, bàng quang hoặc ống âm đạo.

Bệnh tiểu đường

Khi bị mắc tiểu thường xuyên nhiều chị em thường nghĩ ngay tới bệnh lý về bàng quang hay thận. Tuy nhiên, bệnh lý tiểu đường cũng có thể liên quan tới hiện tượng này. Đặc trưng của tiểu đường là lượng đường trong máu tăng cao khiến thận chịu áp lực lớn. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn, sản xuất nhiều nước tiểu hơn để hạn chế dư thừa đường huyết trong cơ thể.

Tiểu đường kéo dài mà không có cách khắc phục khiến thận suy yếu và hoạt động kém hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lượng nước tiểu dư thừa khiến bệnh nhân thường xuyên mắc tiểu và đi tiểu liên tục trong ngày.

Sỏi bàng quang, niệu đạo

Các viên sỏi hình thành trong niệu đạo, bàng quang gây cản trở dòng nước tiểu. Sỏi phát triển lớn hơn 2cm thường gây kích thích bàng quang dẫn tới các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như thường xuyên mắc tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu.

Bệnh về thận

Thận là cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, giữ chức năng lọc chất thải và điều hòa thể tích máu. Nếu đang gặp phải hiện tượng mắc tiểu liên tục, đi tiểu với lượng nước tiểu bất thường khả năng cao thận của bạn đang gặp vấn đề. Một số bệnh lý tại thận có thể khiến chị em mắc tiểu liên tục như:

  • Sỏi thận:  Thường xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa các chất, điển hình là lượng canxi trong nước tiểu tăng, gây lắng đọng. Người bệnh mắc tiểu liên tục nhưng đi tiểu khó khăn, màu sắc nước tiểu thay đổi…
  • Suy thận: Chức năng thận bị suy giảm gây ra những thay đổi về vấn đề tiểu tiện như tiểu nhiều về đêm, đi tiểu khó khăn, nước tiểu có bọt hay dính máu.
  • Hội chứng thận hư:  Xảy ra khi có tổn thương ngay tại cầu thận do các bệnh lý liên quan gây ra. Người bệnh mắc tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu rất ít, khoảng 500ml/ngày.

Ung thư bàng quang

Mắc tiểu liên tục có thể là hồi chuông cảnh báo bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe, chẳng hạn như ung thư bàng quang. Khi khối u phát triển, chúng sẽ gây chèn ép lên bàng quang khiến bệnh nhân mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần, đôi khi còn kèm theo cả máu.

Ung thư bàng quang nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ phát sinh rất nhiều các vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe. Chẳng hạn như dẫn tới xơ bàng quang, phù thận, viêm thận, nhiễm độc nước tiểu gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Mắc tiểu nhiều lần ở nữ giới xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý (uống nhiều nước, mang thai, dùng thuốc…) không quá nghiêm trọng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể. Bạn không nên có tâm lý chủ quan, cần nhanh chóng tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị đúng.

Buồn tiểu liên tục ở nữ có nguy hiểm?

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác mót tiểu liên tục ở nữ giới. Nếu thường xuyên phải đi tiểu do uống nhiều nước, đồ uống lợi tiểu, mang thai, căng thẳng… là biểu hiện bình thường. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt dấu hiệu này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Tuy nhiên, mót tiểu liên tục kéo dài xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý, chị em cần thật cẩn trọng. Bởi tình trạng này không chỉ làm xáo trộn sinh hoạt, học tập, công việc hàng ngày của người bệnh mà còn là “hồi chuông” cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Nếu không có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt, sức khỏe của bạn rất nhanh chóng bị giảm sút, tinh thần kiệt quệ, chi phí điều trị tăng cao, nguy cơ xảy ra biến chứng khó lường là có thể xảy ra. Do đó, nếu đang phải đối mặt với hiện tượng này, điều cần làm chính là tới ngay trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thăm khám sớm có ý nghĩa quan trọng, mang lại nhiều tích cực trong điều trị. Điều trị sớm không chỉ giảm tỷ lệ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, sức khỏe bệnh nhân cũng nhanh chóng hồi phục.

☛ Tham khảo thêm tại: Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không?

Hướng dẫn xử lý khi nữ giới bị mắc tiểu liên tục

Nhiều chị em tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như thế nào khi gặp phải hiện tượng này. Thực tế, mắc tiểu liên tục là triệu chứng bất thường bạn không nên chủ quan. Hãy tìm hiểu cách xử lý để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng phát sinh như sau đây:

Thăm khám sớm

Thông thường, nhiều trường hợp mắc tiểu liên tục là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Tuy nhiên, chỉ dựa vào vài triệu chứng mà bạn nhận thấy rất khó có thể xác định đúng nguyên nhân mà bạn đang gặp phải. Do đó, việc thăm khám sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp kiểm soát tình hình.

Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật y khoa để thăm khám cũng như chẩn đoán bệnh lý chính xác.Dựa vào đó, bác sĩ đưa ra phương án can thiệp phù hợp, mang lại hiệu quả tốt.

Thăm khám sớm góp phần hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bởi bất kỳ bệnh lý nào được phát hiện sớm cũng sẽ đơn giản hơn trong điều trị, tránh được những vấn đề rủi ro phát sinh, gây tổn hại đến sức khỏe.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Như đã trình bày ở trên, mắc tiểu liên tục ở phụ nữ có liên quan tới nhiều bệnh lý. Tùy thuộc từng bệnh lý và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng, phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

Điều mà người bệnh cần thực hiện chính là nghiêm túc theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Dùng thuốc càn theo đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ đã dặn dò. Nếu thuốc không đáp ứng với triệu chứng thì bạn hãy chủ động báo lại cho bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp.

☛ Tham khảo thêm tại: Top 6 cây thuốc nam chữa mắc tiểu liên tục

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng giúp bạn cải thiện vấn đề không nhỏ. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn cải thiện phần nào chứng mắc tiểu liên tục:

Kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách:

  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn có tính acid để giảm gây kích thích bàng quang như hoa quả có tính chua (cam, chanh, quýt…), đồ cay nóng, chiên rán, cà phê, rượu bia…
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ nhằm hỗ trợ đào thải acid, trung hòa kiềm giúp giảm áp lực cho hoạt động của thận. Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh…
  • Không nên uống quá nhiều nước sẽ khiến cho bàng quang phải chịu áp lực và làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm.

Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách:

  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
  • Duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để giúp kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cơ thể, kịp thời phát hiện khi có các bệnh lý xuất hiện.

Vận động thể dục mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe.

Vương Niệu Đan – giải pháp hiệu quả dành cho người mắc tiểu liên tục

Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang.
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu.
  • Cải thiện giấc ngủ.

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Chớ coi thường khi chị em bị mắc tiểu liên tục bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hãy thăm khám càng sớm càng tốt khi sức khỏe của bạn đang gặp bất cứ trục trặc gì nhé. Đây là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe và yêu thương bản thân của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ số hotline miễn cước 1800.1297 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết nhé.

]]>
https://ditieunhieu.com/cam-giac-mac-tieu-lien-tuc-o-nu-gioi-8703/feed/ 0
Trẻ buồn tiểu liên tục bình thường hay đáng lo ngại! https://ditieunhieu.com/mac-tieu-lien-tuc-o-tre-em-8720/ https://ditieunhieu.com/mac-tieu-lien-tuc-o-tre-em-8720/#respond Tue, 13 Sep 2022 06:57:31 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8720 Cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé yêu thường xuyên mắc tiểu. Điều này có bình thường hay cảnh báo bệnh lý trong cơ thể trẻ? Hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục ở trẻ ngay dưới đây để giải đáp thắc mắc này. Cùng tham khảo nhé.

Trẻ mắc tiểu liên tục bình thường hay nguy hiểm?

Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 – 6 lần là bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ thường xuyên mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh không khỏi lo ngại. Thực tế, có vô số nguyên nhân khiến bé yêu của bạn có cảm giác mắc tiểu liên tục trong ngày. Có thể do uống nhiều nước, sữa, hay thậm chí lo lắng khi bị cha mẹ, thầy cô trách phạt… Đây là những nguyên nhân sinh lý khiến trẻ mắc tiểu liên tục. Cha mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong ngày cho bé, tâm lý trẻ thoải mái, ăn uống sinh hoạt lành mạnh… tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi không ít bé bị mắc tiểu liên tục kéo dài, mãi không thuyên giảm. Thực tế, đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám sớm. Trong trường hợp này, mắc tiểu ở bé do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu, bàng quang tăng hoạt OAB… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám, điều trị hợp lý.

Để hiểu hơn về nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khiến trẻ bị mắc tiểu thường xuyên, mời cha mẹ tham khảo ngay dưới đây để có hướng xử lý đúng khi bé yêu gặp phải hiện tượng này.

Nguyên nhân sinh lý

  • Uống nhiều nước: Cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước, ăn nhiều cháo, sữa… đặc biệt nấu uống càng thời điểm tối muộn trẻ càng có xu hướng buồn tiểu liên tục, tiểu đêm nhiều.
  • Đồ ăn, thức uống có tính lợi tiểu: Một số loại nước uống cũng có tính lợi tiểu như nước mía, nước dừa ăn kèm với thực phẩm ngọt. Trường hợp này trẻ buồn tiểu liên tục trong ngày do thận phải làm việc liên tục để đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài.
  • Nóng trong người: Khi cơ thể bị nóng trong cũng khiến bé có cảm giác mắc tiểu nhiều nhưng không đi được, lượng nước tiểu mỗi lần khá ít.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo lắng như bị cha mẹ trách mắng, phàn nàn về vấn đề tiểu tiện đã vô tình tạo áp lực tâm lý và khiến trẻ mắc tiểu liên tục.

Uống nhiều nước khiến trẻ mắc tiểu liên tục trong ngày.

☛ Tham khảo thêm tại: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục không đơn giản

Nguyên nhân bệnh lý

Thông thường, nếu mắc tiểu liên tục do nguyên nhân sinh lý thì chỉ vài ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lý nào đó khiến bé bị mắc tiểu nhiều mà không có biện pháp chẩn đoán, điều trị thì khả năng tự khỏi rất thấp. Bên cạnh đó, trẻ còn phải đối mặt với những nguy hiểm, biến chứng khôn lường về sức khỏe. Một số bệnh lý gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục ở trẻ được kể tới như:

Viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn, vi khuẩn từ da, từ hậu môn đi ngược, xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Tỷ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn bé trai, do cấu trúc niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo có vị trí gần hậu môn nên gia tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây bệnh.

Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu là một trong những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như:

  • Buồn tiểu mà không đi được.
  • Số lần đi tiểu tăng lên.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi.
  • Đau buốt mỗi lần đi tiểu.
  • Một số bé có thể bị đau ở vùng hạ vị hoặc đau xương chậu.
  • Triệu chứng toàn thân có thể gặp phải như chán ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều hoặc sốt.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu xuất hiện khá phổ biến ở trẻ, nhưng sẽ biến mất khi trưởng thành. Bao quy đầu hẹp sẽ bó chặt toàn bộ phần quy đầu khiến nó không thể lộn lại khi dương vật cương cứng. Đây được xem là nguyên nhân khiến bé có cảm giác mắc tiểu liên tục.

Quy đầu thắt chặt có thể gây trở ngại cho quá trình tiểu tiện, gây ra các triệu chứng như:

  • Trẻ mắc tiểu nhưng không đi được bình thường, nước tiểu bắn thành tia do lỗ bao quy đầu quá nhỏ.
  • Bao quy đầu sưng, đỏ, mọng nước và khó có thể lộn ra được.

Hẹp bao quy đầu khiến việc vệ sinh khu vực này gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công mạnh mẽ. Chúng không chỉ tồn tại ở bao quy đầu mà còn sinh sôi ở khu vực khác như niệu đạo. Hậu quả trẻ bị viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bệnh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không loại trừ trẻ em. Viêm bàng quang kẽ ban đầu thường không có triệu chứng nhưng khi bệnh càng trầm trọng qua mỗi năm các triệu chứng sẽ dần xuất hiện.

Cảm giác tức nặng vùng trên xương mu và vùng chậu, hoặc đau, cảm giác mắc tiểu liên tục nên trẻ thường xuyên đi tiểu trong ngày. Các triệu chứng nặng hơn khi bàng quang đầy và giảm bớt khi bệnh nhân đi tiểu hết.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một loại của rối loạn tiểu tiện, gặp khá phổ biến ở trẻ em. Đây là nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát gây tiểu rắt, tiểu són.

Triệu chứng phổ biến của bàng quang tăng hoạt là trẻ mắc tiểu liên tục nên vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn so với bình thường. Đối với trẻ bình thường vào nhà vệ sinh 4 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân OAB, bàng quang kích thích nên số lần đi tiểu nhiều hơn, mặc dù bàng quang chưa đầy.

Nhận biết trẻ mắc bàng quang tăng hoạt thông qua các dấu hiệu như:

  • Trẻ đột nhiên mắc tiểu mỗi 10 – 30 phút, tần suất 30 – 40 lần/ngày.
  • Trẻ chỉ đi một lượng nhỏ nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh.
  • Không có cảm giác đau khi đi tiểu.
  • Trẻ không đái ra quần trong ngày.
  • Không có nhu cầu uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Các dấu hiệu không xảy ra khi ngủ.

Sỏi và dị vật tiết niệu

Trẻ nhỏ ít khi gặp phải tình trạng có sỏi hoặc dị vật ở đường tiết niệu. Tuy nhiên, thực tế vẫn có khả năng xảy ra khiến trẻ mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần, tiểu có cảm giác không hết, đau quặn thận, đôi khi tiểu ra máu.

Sỏi đường tiết niệu ở trẻ thường gặp hơn ở thận, sau đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn nhưng lại có triệu chứng đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần do cổ bàng quang bị kích thích.

Hẹp niệu đạo

Trẻ có cảm giác mắc tiểu liên tục không loại trừ nguyên nhân trẻ bị hẹp niệu đạo. Chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh khiến một số trẻ gặp phải tình trạng này.

Mắc tiểu liên tục ở trẻ do bất cứ nguyên nhân nào đều có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và cuộc sống của trẻ. Hơn hết, cha mẹ nên đưa trẻ tới trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám cụ thể, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt nhé.

Trẻ em buồn tiểu liên tục phải làm sao?

Trẻ mắc tiểu liên tục là một rối loạn tiết niệu thường gặp. Hiện tượng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ vừa có thể để lại hệ quả nghiêm trọng.

Nhiều cha mẹ có xu hướng la mắng, trách móc hay thậm chí đánh đòn con khi trẻ buồn tiểu liên tục, khiến đúng quần ướt nước tiểu. Tuy nhiên, cách xử lý này hoàn toàn sai lầm, vừa không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bé có tâm lý hoảng sợ. Do đó, khi gặp phải tình trạng này tốt nhất cha mẹ nên:

Trấn an trẻ

Hãy trấn an trẻ rằng thể chất của bé là bình thường, trẻ không phải lo lắng về vấn đề đó. Bởi khi gia đình hoặc có thể là cả nhân viên y tế quan tâm tới bàng quang và nước tiểu của bé, bé sẽ càng trở nên lo lắng có sự bất thường hệ tiết niệu của mình.

Thăm khám sớm

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bé đang có vấn đề. Việc tốt nhất mà cha mẹ nên làm lúc này là ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường về tiểu tiện của con thì hãy nhanh chóng mang trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ có hướng điều trị thích hợp. Đối với nguyên nhân sinh lý gây mắc tiểu liên tục ở trẻ, cha mẹ chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, đối với các nguyên nhân bệnh lý, tùy từng bệnh lý, thể trạng của bé mà bác sĩ lên phác đồ trị bệnh như dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống…

Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà nhằm cải thiện tình trạng buồn tiểu liên tục ở trẻ như:

  • Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bé, đặc biệt là vào buổi tối để hạn chế số lần đi tiểu.
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit như cam, chanh, bưởi, kế… bởi các loại thực phẩm này gây kích thích bàng quang khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.
  • Đồ uống có ga, gia vị cay nóng hay quá ngọt cần hạn chế vì khả năng lợi tiểu rất mạnh.
  • Nhắc bé không nên nhịn tiểu.
  • Giúp trẻ thư giãn và vui chơi mỗi ngày, cố gắng loại bỏ các vấn đề gây ra stress ở trẻ.
  • Tập luyện bàng quang cho bé bằng cách bám vào lịch đi tiểu và cố gắng đi tiểu cho dù có buồn tiểu hay không. Hãy lên lịch trình cho trẻ vào nhà vệ sinh sau mỗi 2 – 3 giờ. Phương pháp này tốt cho trẻ có thói quen vào nhà vệ sinh thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng đi tiểu.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân khiến bé bị mắc tiểu liên tục và có hướng xử lý đúng đắn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ 1800.1297 để được giải đáp chi tiết hơn. Chúc quý độc giả sức khỏe.

]]>
https://ditieunhieu.com/mac-tieu-lien-tuc-o-tre-em-8720/feed/ 0
8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả https://ditieunhieu.com/tieu-buot-uong-khang-sinh-gi-8495/ https://ditieunhieu.com/tieu-buot-uong-khang-sinh-gi-8495/#respond Mon, 12 Sep 2022 09:29:48 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8495 Nhiều người hiện nay thường có thói quen sử dụng thuốc trong việc điều trị bệnh nói chung và tiểu buốt nói riêng. Tuy nhiên không phải ai uống thuốc cũng tốt và phù hợp. Vậy khi nào nên uống thuốc và cách uống như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây…

1. Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đau buốt, nóng rát khiến người bệnh khó chịu khi đi tiểu. Hiện tượng này có thể bắt gặp cả ở nam giới và nữ giới trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên phổ biến hơn ở nữ giới khoảng 20 – 50 tuổi và nam giới cao tuổi do liên quan đến bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân chủ yếu gây đi tiểu buốt là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra không do nhiễm trùng.

Nguyên nhân chủ yếu (chiếm 75 – 90%) khiến người bệnh bị tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng gây ra bởi vi khuẩn Eschericia coli (E coli) sống ở đường tiêu hóa, từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang, thận. Ngoài ra, còn một số vi khuẩn khác như Klebsiella pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, Staphylococcus aureus… Nấm Candida albicans cũng là những tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng.

2. Bị đi tiểu buốt khi nào cần dùng kháng sinh?

Kháng sinh là loại thuốc kê đơn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc tiêu diệt chúng. Nếu nguyên nhân gây đi tiểu buốt là do vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng thì mới cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Vì vậy, người tiểu buốt uống kháng sinh trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, viêm thận bể thận…

Tùy thuộc vào chủng loại gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại kháng sinh thích hợp. Nếu dùng thuốc không đúng thì việc điều trị không hiệu quả và tăng khả năng kháng thuốc.

3. 7 loại thuốc kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Bởi tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng cao nên hiện nay có nhiều loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đã bị đề kháng. Do đó để xác định loại kháng sinh có độ nhạy cao nhất với vi khuẩn gây bệnh cần tiến hành làm kháng sinh đồ.

Trong điều trị tiểu buốt do nhiễm trùng, những loại thuốc kháng sinh thường được khuyến cáo lựa chọn dưới đây:

3.1. Trimethoprim/Sulfamethoxazole

Trimethoprim/Sulfamethoxazole là sự kết hợp của hai loại kháng sinh đem lại tác dụng hiệp đồng, giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn.

– Cơ chế tác dụng:

  • Trimethoprim: Ức chế cạnh tranh việc sử dụng axit para-aminobenzoic trong quá trình tổng hợp dihydrofolate của tế bào vi khuẩn.
  • Sulfamethoxazole: Ức chế thuận nghịch men dihydrofolate reductase (DHFR) của vi khuẩn – enzym giúp chuyển hóa dihydrofolate thành tetrahydrofolate.
  • Vì vậy nó có tác dụng kháng khuẩn hiệp đồng nhờ ngăn chặn 2 bước liên tiếp trong quá trình sinh tổng hợp purin khiến vi khuẩn không thể sản sinh ra axit nucleic cần thiết cho sự nhân lên.

– Đối tượng sử dụng: Dùng cho người lớn và thanh thiếu niên từ 12- 18 tuổi bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt không có biến chứng.

– Liều lượng dùng:

Hiện nay có nhiều hàm lượng phối hợp khác nhau của 2 kháng sinh này như: sulfamethoxazole 400mg + trimethoprim 80mg, sulfamethoxazole 800mg + trimethoprim 160mg.

Liều khuyến cáo là 1 viên sulfamethoxazole 800mg + trimethoprim 160mg hoặc 2 viên sulfamethoxazole 400mg + trimethoprim 80mg.

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn cảm với sulfamethoxazole, trimethoprim.
  • Người suy chức năng gan nặng.
  • Suy thận nặng không thể thực hiện các phép đo lặp lại nồng độ trong huyết tương.
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch do thuốc khi dùng trimethoprim, sulphonamides.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Phát ban, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu…
  • Hiếm gặp: Nôn.
  • Rất hiếm gặp: Ù tai, chóng mặt, ảo giác, trầm cảm, viêm đại tràng màng giả, phản ứng quá mẫn nghiêm trọng…
  • Tỷ lệ không biết: Rối loạn tâm thần, tăng bạch cầu ái toan

3.2. Fosfomycin

Fosfomycin là một kháng sinh thuộc dẫn xuất từ acid fosfonic có phổ kháng khuẩn rộng.

– Cơ chế tác dụng: Ức chế enzyme enolpyruvyl transferase nên làm giảm hình thành acid uridin diphosphat-N-acetylmuramic. Vì vậy nó ngăn chặn giai đoạn đầu của quá trình tạo màng tế bào vi khuẩn.

– Đối tượng sử dụng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng (như viêm bàng quang cấp) gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli, Enterococcus faecalis.

– Liều lượng dùng:

  • Thuốc bột pha uống: Người lớn uống 1 liều duy nhất 3g.
  • Thuốc bột pha tiêm: Dùng trong những trường hợp nặng, liều trung bình của người lớn là 100-200 mg/kg/ngày. Với trẻ em không tiêm vượt quá con số này.

– Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với fosfomycin.
  • Viêm thận – bể thận hoặc áp xe quanh thận.
  • Suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 5 ml/phút.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, viêm âm đạo, viêm họng, viêm mũi…
  • Ít gặp: Táo bón, chán ăn, khô miệng, đầy hơi, nôn, đau nửa đầu, đau cơ, căng thẳng thần kinh, ngứa, loạn sắc tố da, phát ban…
  • Hiếm gặp: Viêm thần kinh thị giác một bên, hoại tử gan, phình đại tràng nhiễm độc, vàng da, hen phế quản…

3.3. Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là dẫn chất nitrofuran có tác dụng kháng khuẩn đường tiết niệu.

– Cơ chế tác dụng: Nitrofurantoin bị khử bởi flavoprotein do vi khuẩn sản sinh, tạo ra các chất trung gian làm bất hoặc hoặc thay đổi protein ribosome và một số phân tử khác của vi khuẩn. Vì vậy, ngăn chặn quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA và cả tổng hợp vách tế bào của vi sinh vật.

– Đối tượng sử dụng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không có biến chứng và mạn tính gây ra bởi E. coli, Enterococcus, S. saprophyticus, S. aureus và các chủng nhạy cảm Enterobacter, Klebsiella.

– Liều lượng dùng:

  • Người lớn: Uống 50-100 mg/lần x 4 lần/ngày trong bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Trẻ em: Uống 5 – 7 mg/kg thể trọng/ngày, chia 4 lần, có thể sử dụng liều thấp 1 mg/kg/ngày khi điều trị lâu dài.

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với nitrofurantoin.
  • Suy thận nặng, vô niệu, thiểu niệu.
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
  • Người bệnh thiếu hụt enzyme glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Sốt, đau cơ, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mày đay, ngứa…
  • Ít gặp và hiếm gặp: Giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu tan máu ở người thiếu hụt G6PD di truyền, viêm tuyến mang tai, rung giật nhãn cầu, lupus ban đỏ toàn thân…

3.4. Amoxicillin kết hợp với acid clavulanic

Amoxicillin/acid clavulanic là kháng sinh phối hợp giúp diệt khuẩn hiệu quả.

– Cơ chế tác dụng:

  • Amoxicillin: Ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn, bị bất hoạt khi tiếp xúc với enzym beta-lactamase của vi khuẩn.
  • Acid clavulanic: Tác dụng hiệp đồng, mở rộng phổ kháng khuẩn cho amoxicillin chống lại vi khuẩn sản sinh beta-lactamase.
  • Vì vậy kháng sinh có thể tiêu diệt một số vi khuẩn đã đề kháng với amoxicillin.

– Đối tượng sử dụng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục nặng gây ra bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta-lactamase nhạy cảm như bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ), viêm niệu đạo.

– Liều lượng dùng: Tùy thuộc vào dạng phối hợp theo tỷ lệ nào (2:1, 4:1 hoặc 7:1) mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cụ thể.

  • Liều người lớn và trẻ em trên 40 kg: Uống 1 viên (250 mg/125 mg) cách 8 giờ/lần hoặc 1 viên (500 mg/125 mg) cách 12 giờ/lần. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 1 viên (500 mg/125 mg) cách 8 giờ/lần hoặc 1 viên (875 mg/125 mg) cách 12 giờ/lần. Có thể sử dụng dạng bột pha hỗn dịch nếu người bệnh khó nuốt như người cao tuổi.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tuần tuổi: Dùng 30 mg/kg amoxicilin/ngày cách 12 giờ/lần (dùng dạng hỗn dịch 125 mg/5 ml).

– Chống chỉ định: Quá mẫn với nhóm beta-lactam (các penicilin và cephalosporin).

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ngoại ban, ngứa.
  • Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, tăng transaminase, nhức đầu, sốt, mệt mỏi.
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu…

3.5. Ceftriaxone

Ceftriaxone là một cephalosporin thế hệ thứ 3 có phổ kháng khuẩn rộng. Kháng sinh này thường chỉ áp dụng cho nhiễm khuẩn nặng.

– Cơ chế tác dụng: Ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.

– Đối tượng sử dụng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận).

– Liều lượng dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

  • Người lớn: Tiêm 1 – 2g/ngày chia 1 – 2 lần/ngày. Với trường hợp bị bệnh nghiêm trọng có thể dùng tới 4g.
  • Trẻ em: Dùng 50 – 75 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần/ngày. Tổng liều không vượt quá 2 g mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh: Dùng 50 mg/kg/ngày.

– Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.
  • Với dạng thuốc tiêm bắp thịt: Mẫn cảm với lidocain, không sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Ỉa chảy, phản ứng da, ngứa, nổi ban.
  • Ít gặp: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù, nổi mày đay, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Hiếm gặp: Ðau đầu, chóng mặt, phản vệ, viêm đại tràng có màng giả, tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh…

3.6. Levofloxacin

Levofloxacin là loại kháng sinh nhóm quinolone có tác dụng diệt khuẩn.

– Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym topoisomerase II và/hoặc IV (DNA-gyrase). Những enzyme này xúc tác quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn. Vì vậy mà vi khuẩn không thể tăng sinh và phát triển.

– Đối tượng sử dụng:

  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.

– Liều lượng dùng:

Tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm trùng đường tiết niệu mà sử dụng liều lượng khác nhau:

  • Có biến chứng: Uống 250 mg/lần/ngày trong 10 ngày.
  • Không có biến chứng: Dùng 250 mg/lần/ngày trong 3 ngày.
  • Viêm thận – bể thận cấp: Uống 250 mg/lần/ngày trong 10 ngày.

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với levofloxacin, với các quinolon khác.
  • Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bị bệnh ở gân cơ do dùng fluoroquinolon.
  • Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Buồn nôn, ỉa chảy, mất ngủ, đau đầu, kích ứng nơi tiêm.
  • Ít gặp: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục…
  • Hiếm gặp: Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi, yếu cơ, đau cơ, viêm tuỷ xương, trầm cảm, rối loạn tâm thần…

3.7. Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là loại kháng sinh thuộc nhóm quinolone có tác dụng diệt khuẩn.

– Cơ chế tác dụng: Ức chế DNA gyrase của quá trình sao chép chromosome, vì vậy vi khuẩn không thể nhân lên được.

– Đối tượng sử dụng: Chỉ được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây đi tiểu buốt ở mức độ nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường khác không đem lại hiệu quả.

  • Viêm đường tiết niệu trên và dưới.
  • Viêm tuyến tiền liệt.

– Liều lượng dùng: Người bệnh cần uống với nhiều nước sau bữa ăn 2 giờ.

  • Người lớn: Uống 250 – 750 mg/lần, cách 12 giờ/lần. Tiêm tĩnh mạch với liều 200 – 400 mg cách 12 giờ/lần.
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên: Uống l7,5 – 15 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần. Truyền tĩnh mạch 5 – 10 mg/kg/ngày, truyền từ 30 – 60 phút.

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với ciprofloxacin, các thuốc liên quan như acid nalidixic và các thuốc thuộc nhóm quinolon khác.
  • Phụ nữ mang thai và bà mẹ trong thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, tăng tạm thời nồng độ các transaminase.
  • Ít gặp: Nhức đầu, sốt do thuốc, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, kích động, rối loạn tiêu hóa…
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ, thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu…

3.8. Doxycyclin

Doxycyclin thuộc kháng sinh nhóm tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn với phổ kháng khuẩn rộng.

– Cơ chế tác dụng: Liên kết với tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của ribosom vi khuẩn gây ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Ngoài ra còn làm thay đổi ở màng bào tương.

– Đối tượng sử dụng:

Viêm niệu đạo không đặc hiệu do Ureaplasma urealyticum.

– Liều lượng dùng:

  • Dạng viên: Uống 100 mg/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày.
  • Dạng tiêm: Liều thường dùng để tiêm truyền tĩnh mạch là 200 mg chia thành 1 – 2 lần vào ngày thứ nhất, và trong những ngày sau tiêm 100 – 200 mg.

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn cảm với các tetracyclin, thuốc gây tê “loại cain” như lidocain, procain.
  • Trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Suy gan nặng.

– Tác dụng phụ cần chú ý:

  • Thường gặp: Nhức đầu, hội chứng cảm cúm thông thường, viêm thực quản, đau khớp, đau răng, rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, nôn, khó tiêu).
  • Ít gặp: Ban, mẫn cảm ánh sáng, buồn nôn, ỉa chảy, nhức đầu, rối loạn thị giác, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin. Tác dụng phụ tại chỗ gây viêm tĩnh mạch.
  • Hiếm gặp: Tăng áp lực nội sọ lành tính, thóp phồng ở trẻ nhỏ, viêm đại tràng do kháng sinh, răng kém phát triển.

4. Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh chữa tiểu buốt

Thuốc kháng sinh là thuốc kê đơn nên người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và kê đơn dựa vào tác nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Những lưu ý khi sử dụng thuốc như sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian để tránh hiện tượng kháng thuốc.
  • Không được tự ý dùng đơn của người khác để sử dụng cho mình.
  • Khi gặp các tác dụng ngoài ý muốn trong khi điều trị hay dùng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả cần liên hệ với bác sĩ kê đơn để xem xét có nên tiếp tục điều trị hay không.
  • Không lưu đơn thuốc để dùng lại cho lần sau do mỗi lần tái phát bệnh có thể do nguyên nhân khác nhau và cần sử dụng đúng loại thuốc nhạy cảm với tác nhân đó.

Trên đây là 8 loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để bệnh được khỏi nhanh nhất.

]]>
https://ditieunhieu.com/tieu-buot-uong-khang-sinh-gi-8495/feed/ 0
Tiết lộ 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt https://ditieunhieu.com/tieu-buot-nen-an-gi-8496/ https://ditieunhieu.com/tieu-buot-nen-an-gi-8496/#respond Tue, 30 Aug 2022 03:00:08 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8496 Chế độ ăn uống không phải là một yếu tố quyết định chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy với những người bị tiểu buốt thì nên ăn gì? Không nên ăn gì? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu buốt?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt như nóng trong người, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang… Vì vậy mà các bác sĩ khuyên rằng nên xây dựng chế độ ăn uống theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Nguyên tắc 1: Cung cấp các thực phẩm thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu để hỗ trợ làm giảm tình trạng nóng trong người. Chúng bao gồm: mướp đắng, bí đao, nước dừa, rau má, râu ngô, sữa chua, actiso…
  • Nguyên tắc 2: Bổ sung những thực phẩm chống viêm, chống oxy hóa cải thiện triệu chứng sưng, viêm đường tiết niệu, bàng quang. Chúng bao gồm: nam việt quất, nghệ, cá giàu omega-3
  • Nguyên tắc 3: Thực phẩm chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn nên được đưa vào những bữa ăn trong ngày như tỏi, nghệ, thực phẩm lên men…
  • Nguyên tắc 4: Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả như rau nhút, rau cải, rau đắng, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, bưởi, cam… để bảo vệ sức khỏe tổng quát, tăng sức đề kháng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi.
  • Nguyên tắc 5: Hạn chế thực phẩm gây nóng trong người, làm bùng phát các cơn viêm nhiễm như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, cách chất kích thích…

Tuy nhiên, mỗi người có thể đáp ứng với từng thực phẩm riêng. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và luân phiên sử dụng để xem bản thân mình phù hợp với loại nào nhất.

2. Top 12 những thực phẩm mà người bị đi tiểu buốt nên ăn?

Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho người bị đi tiểu buốt, người bệnh nên bổ sung lần lượt trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng tôi gợi ý 10 loại mà người bị đi tiểu buốt nên ăn như sau:

2.1. Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là loại quả phổ biến với người dân Việt Nam. Nó không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn được phơi khô, sắc lấy nước để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có chứng đi tiểu buốt.

Loại qua này giúp thanh nhiệt, làm mát máu,  giảm bớt tính hưng phấn của trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi giúp cải thiện tình trạng nóng trong người.

Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giải độc cho cơ thể. Từ đó, mướp đắng có tác dụng lợi tiểu, mát gan, chữa tiểu buốt, tiểu khó, tiểu dắt, mụn nhọt… hiệu quả.

Cách dùng như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch, thái thành lát mỏng, đem pha với nước nóng rồi uống như trà giải nhiệt. Bạn cũng có thể phơi khô để sắc uống dần.
  • Chế biến thành các món ăn từ quả mướp đắng như canh mướp đắng nấu tôm, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt.

Lưu ý:

Mỗi ngày không nên sử dụng quá 60g khổ qua khô và không quá 300g ở dạng tươi.

2.2. Sữa chua bổ sung probiotic

Trong cơ thể con người chứa rất nhiều lợi khuẩn hoạt động như là một màng chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây hại. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn (probiotics) từ các thực phẩm bên ngoài là điều cần thiết.

Probiotics giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, loại bỏ môi trường cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu như đi tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt, ngứa ngáy vùng sinh dục.

Ngoài cung cấp lợi khuẩn từ sữa chua, bạn cũng có thể luân phiên sử dụng các sản phẩm thay thế cho cơ thể như bắp cải muối, dưa muối, natto…

Cách dùng:

  • Mỗi ngày sử dụng đều đặn một hộp sữa chua.
  • Bổ sung các món ăn hàng ngày như cá trắm om dưa, cải kim chi muối…

2.3. Râu ngô

Râu ngô từ lâu đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu gây chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không kiểm soát. Bởi nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm… cải thiện chứng nóng trong người, thận hư, viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, râu ngô còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, C, K và các hoạt chất khác giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.

Cách dùng: Râu ngô rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, để ráo. Cho vào nồi nước đun sôi kỹ,  thêm chút đường, khuấy đều để ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày.

Lưu ý: Không nên lạm dụng nước râu ngô, các chuyên gia khuyên dùng không quá 10 lít nước trong 1 tháng.

2.4. Rau má

Gợi ý tiếp theo cho người bị đi tiểu buốt là rau má. Theo y học cổ truyền, rau má có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch đường tiết niệu, cải thiện tốt chứng đi tiểu buốt do nóng trong.

Cách dùng:

  • Rau má 50g rửa sạch, ngâm 30 phút với nước muối loãng. Vớt ra, để ráo, xay nhỏ ép lấy nước. Có thể thêm đường khuấy đều, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Ngoài ra, rau má có thể được chế biến thành món canh thịt băm rau má để ăn mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Trong ngày không sử dụng quá nhiều rau má tươi do có thể gây chướng bụng.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng không nên dùng loại rau này vì nguy cơ gây ra các cơn gò tử cung đe dọa sảy thai.

2.5. Bí đao

Bí đao không chỉ là một loại quả để chế biến thành các món ăn hàng ngày mà nó còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Theo y học cổ truyền, bí đao với tình hàn có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu phù thũng, lợi tiểu nên được sử dụng để chữa chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, viêm bàng quang. Ngoài ra, nó đao chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách dùng:

  • Bí đao luộc: Bí đao, gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Cho bí đao vào nấu đến sôi, sau đó đun nhỏ lửa để các tinh chất ra hết. Lấy nước lọc để ngăn mát tủ lạnh chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Có thể thêm quả la hán với tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt vào nồi cùng nấu với bí đao để tăng hiệu quả giảm chứng tiểu buốt.

2.6. Nước dừa

Nước dừa là một loại đồ uống có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, chống mất nước rất tốt. Bên cạnh đó, nó giúp kháng khuẩn, chống ký sinh trùng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiết niệu hiệu quả. Vì vậy mà làm giảm chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt…

Ngoài ra, nước dừa còn chứa vitamin C, carbohydrat, kali… giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Cách dùng: Mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả dừa. Có thể để tủ lạnh, chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

2.7. Mã đề

Mã đề có tác dụng làm mát đường niệu, lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm giúp thông kinh lạc gan thận, cải thiện triệu chứng đái buốt hiệu quả.

Cây này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa như vitamin C, canxi, betacaroten… giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại.

Cách dùng:

Lá mã đề đem rửa sạch, đun sôi với khoảng 3 lít nước. Tiếp tục đun, cô lại còn khoảng 1 lít thay trà uống trong ngày.

2.8. Atiso

Atiso là loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, trong cây này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B12, C, K, carbohydrat, acid pantothenic… tốt cho sức khỏe.

Cách dùng:

  • Sử dụng actiso tươi hoặc khô để pha thành trà uống hàng ngày.
  • Chế biến thành các món ăn như canh acito thịt vịt. Nó giúp thanh nhiệt được dùng để chữa chứng mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu khó và các biểu hiện khác liên quan đến thấp nhiệt.

2.9. Rau đắng

Rau đắng chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axit silicic, flavonoid, alkaloid… tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, từ lâu ông cha ta đã sử dụng nó như một bài thuốc lợi tiểu, thanh can khai uất lợi thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, sạn bàng quang.

Cách dùng:

  • Sắc nước rau đắng phơi khô uống hàng ngày: Rau đắng tươi 100g sắc với 300ml nước, cô cạn còn 100ml chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Chế biến thành các món ăn như canh cá lóc rau đắng, canh rau đắng thịt băm…

2.10. Nước đậu xanh đường phèn

Đậu xanh là thực phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của nó đối với nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt..

Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, B6) và khoáng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng quát.

Cách dùng:

  • Đậu xanh để cả vỏ 100g vo sạch, ngâm qua đêm. Hôm sau cho vào nồi đun chín nhừ, chắt lấy nước. Thêm chút đường phèn vào khuấy đều, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể nấu chè đậu xanh nha đam, sữa đậu xanh lá dứa…

2.11. Bột sắn dây

Theo đông y, bột sắn dây với tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể trị chứng nhiệt miệng, tiêu chảy, một số tình trạng liên quan đến nóng trong người khác. Vì vậy, người bị đi tiểu buốt do thấp nhiệt có thể sử dụng để cải thiện bệnh.

Cách dùng:

Bột sắn dây đem pha với nước lọc, thêm chút đường để cải thiện hương vị. Nếu không dùng được nước sắn có thể nấu với một ít nước thành hỗn hợp đặc quánh rồi ăn.

2.12. Rau mồng tơi

Cây mồng tơi không còn xa lạ với người dân Việt Nam bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng rất ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết được rằng loại cây này còn có thể hỗ trợ chữa chứng đi tiểu buốt do khả năng thanh nhiệt, mát huyết.

Cách dùng:

  • Mồng tơi đem rửa sạch, đun với khoảng nửa lít nước. Lấy dịch chiết để trong tủ lạnh đem uống nhiều lần trong ngày.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến thành các món ăn yêu thích như canh cua mồng tơi, canh mồng tơi nấu tôm…

☛ Xem thêm bài viết: Cách chữa tiểu buốt hiệu quả?

3. Người bị đi tiểu buốt không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung nhiều hơn mỗi ngày, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại có thể làm nặng thêm triệu chứng đi tiểu buốt như:

  • Cafein, rượu: Những đồ uống này kích thích bàng quang co bóp, khiến đi tiểu bị đau, buốt nhiều hơn. Khi uống quá nhiều còn gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh lý.
  • Thức ăn cay nóng như tiêu, ớt, gừng, thịt chó, thịt dê, cá phơi khô… Do chúng gây nóng trong làm nặng thêm chứng đi tiểu buốt. Vì vậy nên hạn chế thêm gia vị cay vào các món ăn.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối: Những món ăn quá mặn khiến lượng natri tăng cao trong nước tiểu. Điều này có thể kích thích đường tiết niệu khiến bạn đi tiểu đau và buốt hơn.

4. Những lưu ý khác cho người đi tiểu buốt

Để chữa bệnh được nhanh chóng, bạn không chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống đúng đắn mà cũng nên để ý đến chế độ sinh hoạt. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ như sau:

– Uống nước đầy đủ: Uống đủ nước sẽ đào thải nước tiểu thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn gây hại bên trong đường niệu. Đồng thời, cơ thể thiếu nước sẽ kích ứng bàng quang, thận, niệu đạo khiến đi tiểu ngứa ngáy, đau buốt hơn.

– Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể là nguyên nhân gây chứng đi tiểu buốt. Vì vậy, nên đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, đi tiểu và vệ sinh bộ phận sau khi quan hệ bằng dung dịch chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn lây lan.

– Không nhịn tiểu quá lâu: Ngay khi kích thích bàng quang buồn đi tiểu, bạn nên đi tiểu luôn, đừng để tiểu gấp gáp gây ngồi sai tư thể. Một người bình thường đi tiểu mỗi ngày khoảng 8 lần, tương ứng với khoảng 3 – 4 giờ/lần.

– Lựa chọn đồ lót phù hợp: Tránh tình trạng kích ứng bộ phận sinh dục gây nhiễm trùng, bạn nên lựa chọn loại vải cotton dễ thấm hút mồ hôi để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, ngăn ngừa bệnh tật.

Trên đây là gợi ý 12 loại thực phẩm mà người bị tiểu buốt nên ăn. Điều quan trọng là cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để bệnh nhanh chóng cải thiện. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

]]>
https://ditieunhieu.com/tieu-buot-nen-an-gi-8496/feed/ 0
Mách bạn 12 loại lá thuốc không thể bỏ qua khi bị đái buốt https://ditieunhieu.com/dai-buot-uong-la-gi-8178/ https://ditieunhieu.com/dai-buot-uong-la-gi-8178/#respond Mon, 22 Aug 2022 02:11:53 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8178 Việc sử dụng các loại dược liệu trong điều trị đái buốt luôn được mọi người ưa chuộng do ít gây tác dụng phụ mà đem lại hiệu quả tốt. Vậy đái buốt nên uống loại lá nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân đi tiểu buốt là gì?

Đi tiểu buốt là cảm giác đau, buốt khi đi tiểu. Cơn đau buốt này có thể xuất hiện ở đầu, giữa, cuối dòng hay toàn bãi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tình trạng đi tiểu buốt như nóng trong người, thận hư và suy giảm chính khí quá mức.

1.1. Thấp nhiệt (nóng trong)

Theo Y học cổ truyền, một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị tiểu buốt là do nóng trong. Ẩm thấp và nhiệt tích tụ tại hạ tiêu, thận, bàng quang có gây cản trở chức năng khí hóa của bàng quang và một số cơ quan khác. Điều này khiến cơ thể gặp một số rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu không kiểm soát…

Một số nguyên nhân gây nóng trong như ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn cay nóng, uống rượu…

1.2. Thận hư

Do thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, lâu ngày dẫn đến thận hư ảnh hưởng tới việc lọc máu hình thành nước tiểu. Vì vậy người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiểu không tự chủ, tiểu đau buốt…

1.3. Suy giảm chính khí quá mức

Khi dương khí trong người bị hạ hãm, gây chèn ép vào thành bàng quang dẫn đến thu hẹp ống dẫn nước tiểu. Điều này khiến bàng quang không khí hóa, âm dương mất cân bằng được gây tích tụ nội thấp kiêm hiệp nhiệt dần dần bàng quang không căng được. Vì vậy việc đi tiểu tiện trở nên khó khăn, người bệnh xuất hiện cơn đau và buốt. Bàng quang bị chèn ép càng nhiều thì mức độ buốt khi đi tiểu càng cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chính khí quá mức như tình dục không an toàn hay quá sức, ăn uống sinh hoạt không điều độ, thường xuyên giận dữ, uống chất kích thích khi đói…

☛ Tìm hiểu đầy đủ: Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

2. Nguyên tắc sử dụng các loại lá trong điều trị tiểu buốt?

Việc sử dụng các loại lá thảo dược được đánh là an toàn nhưng nếu dùng nhiều mà không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Vì vậy cần tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng các loại lá trong điều trị tiểu buốt như sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.
  • Trong thời gian đầu dùng thuốc cần theo dõi sức khỏe. Chú ý xem có gặp các triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, khó thở, phù mạch…
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiểu buốt mà sử dụng lá thuốc thích hợp. Vì vậy cần được thăm khám bởi các bác sĩ y học cổ truyền để tìm ra nguyên do chính xác gây nên chứng đi tiểu buốt.
  • Cần sử dụng trong thời gian đủ dài để đạt hiệu quả tác dụng do các thành phần chứa hoạt tính trong cây thường có hàm lượng thấp.
  • Thay vì chỉ uống một loại thuốc lá, bạn có thể luân phiên thay đổi những loại thuốc khác nhau có tác dụng tương tự. Tuy nhiên mỗi loại phải đủ thời gian.
  • Hiệu quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Vì vậy, nếu sau khi dùng thuốc lâu mà vẫn thấy không hiệu quả nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng các phương pháp khác.

3. Đi tiểu buốt uống lá gì?

Việc sử dụng các loại lá đã được ông cha ta áp dụng từ lâu để cải thiện chứng đi tiểu buốt. Một số loại được sử dụng phổ biến bao gồm ngải cứu, bèo cái, hải kim sa…

3.1. Ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Loại thảo dược này có tác dụng lưu thông khí huyết, cải thiện chứng suy giảm chính khí từ đó giảm tình trạng đi tiểu buốt hiệu quả.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào nồi đun với khoảng 1 lít nước, để nguội rồi uống trong ngày.
  • Có thể thêm mật ong cho dễ uống.

3.2. Bèo cái

Đây là một loại cây thường sống ở ao hồ. Theo Y dược cổ truyền, bèo cái có tính lạnh, vị cay giúp thanh nhiệt, cải thiện tình trạng nóng trong. Đồng thời giúp lợi tiểu, tiêu độc từ đó chữa tiểu buốt hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nhặt rễ, làm sạch bèo cái để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Phơi khô hoặc sao vàng.
  • Mỗi lần lấy ra một chút đem sắc với nước uống.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 2 cốc nước.

3.3. Râu ngô

Râu ngô được nhiều người sử dụng trong các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang. Theo quan niệm Y học cổ truyền, nó có vị ngọt, tính bình hiệu quả trong việc giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, ngăn lắng độc các chất trong nước tiểu. Từ đó cải thiện triệu chứng của tình trạng thận hư, suy giảm chính khí, nóng trong gây tiểu buốt.

Các nghiên cứu hiện đại còn chứng minh râu ngô có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện được các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Cùng với nhiều vitamin và khoáng chất nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể sử dụng râu ngô tươi hoặc đã được phơi khô sạch sẽ.
  • Đem đun với nước lọc trong vài phút thu được nước uống có màu vàng nhạt.
  • Có thể uống thay nước lọc hàng ngày.

3.4. Cây hải kim sa (bòng bong)

Hải kim sa hay còn gọi là cây bòng bong, thạch vĩ dây, dương vong… Loại thảo dược này được sắc uống để thông tiểu tiện, chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đái ra cát sạn… Bởi nó có đặc tính hàn, vị ngọt, quy vào tiểu trưởng và bàng quang với khả năng thông lâm, lợi thấp, tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và cả phần huyết.

Cách thực hiện:

  • Hải kim sa khoảng 60 – 90g đem sắc với nước.
  • Đun sôi rồi cho nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 – 2 cốc thuốc, thêm chút đường rồi uống thay trà trong ngày.

3.5. Cây rau má

Rau má là thảo dược có tính mát giúp cải thiện tình trạng đi tiểu buốt do nóng trong hiệu quả. Loại cây này cũng dễ kiếm, có thể uống hàng ngày mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 300g rau má tươi, rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong 20 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi nguyên liệu.
  • Vớt rau má ra để ráo, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 300ml nước.
  • Thêm một chút muối, khuấy đều rồi uống trực tiếp.

3.6. Phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ seo gà, là cây hoang mọc khắp mọi nơi, thường thấy ở chân tường, vách đất, quanh bờ giếng… Loại thảo dược này có tính mát giúp thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tiêu thũng, giải độc nên có tác dụng chữa tiểu đau buốt do nóng trong. Bộ phận dùng có thể là toàn cây, bạn đem rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Phượng vĩ thảo lấy khoảng 20 – 30g đem đun với 550 ml nước vo gạo (sử dụng nước vo gạo lần thứ hai).
  • Đem sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Sử dụng liên tục trong 10 – 15 ngày.

Lưu ý không dùng thảo dược này cho người mắc chứng hư hàn. Thận trọng dùng cho người già yếu mới ốm dậy.

3.7. Kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn được gọi là cây vảy rồng, mắt rồng, cây mắt trâu. Loại thảo dược này có công dụng điều trị nhiều bệnh lý đường tiết niệu như bàng quang thấp nhiệt, nhiễm khuẩn bàng quang với triệu chứng là tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu ít…

Thông thường, kim tiền thảo sẽ được sử dụng với một số dược liệu khác. Cách thực hiện như sau:

  • Kim tiền thảo 30g, mã đề (cây và hạt đều được), kim ngân hoa 15g, dừa nước 15g.
  • Đem sắc với nước uống hàng ngày để điều trị bệnh.

3.8. Cây mã đề

Cây mã đề thường mọc ven đường, các vùng núi, đầm lầy ven sông. Toàn bộ cây được dùng làm thuốc và là một loại lá rất tốt để chữa bệnh tiểu buốt lâu ngày không khỏi.

Cây có vị ngọt, tính lạnh với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Từ lâu nó đã được sử dụng để chữa các bệnh thận hư, suy giảm chính khí quá mức như bàng quang thấp khí, viêm màng quang, viêm thận cấp và mạn tính… giúp cải thiện các triệu chứng như đái buốt, thông kinh lạc gan, thận, phổi…

Các thực hiện như sau:

  • Mã đề đem rửa sạch.
  • Lấy 1 nắm dược liệu đem đun sôi với khoảng 3 lít nước, sắc còn 1 lít thu được nước uống.
  • Có thể thêm đường để cải thiện mùi vị và tăng tác dụng chữa bệnh.
  • Mỗi ngày uống 3 lần.

3.9. Hương nhu trắng

Hương nhu trắng đã được chứng minh có tác dụng trong việc tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền cây có tính ôn, không độc, giúp giảm nhiệt cải thiện tiểu buốt do nóng trong.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy khoảng một nắm dược liệu hương nhu trắng, đem sửa sạch.
  • Sắc với khoảng 2 lít nước, đun sôi trong 5 phút để hoạt chất ra hết.
  • Uống đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.10. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa đã được chứng minh có tác dụng chữa bệnh đi tiểu buốt.

Theo nghiên cứu hiện đại dược liệu này có nhiều thành phần thuộc nhóm flavonoid có tác dụng kháng vi khuẩn, virus, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt do viêm nhiễm đường tiết niệu.

Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, lương huyết được dùng để cải thiện tình trạng nóng trong gây tiểu buốt.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Dược liệu kim ngân hoa lấy khoảng 30g.
  • Đun với nước. Lấy dịch chiết uống thường xuyên để cải thiện triệu chứng đi tiểu buốt hiệu quả.

3.11. Rau diếp

Rau diếp có tên khác là rau dấp cá, rau vẹn, ngư tinh thảo… từ lâu đã được sử dụng nhiều trong việc cải thiện sức khỏe. Nó chứa nhiều thành phần khác nhau giúp điều trị chứng thấp nhiệt gây tiểu buốt.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Rau diếp tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
  • Đem hãm với nước nóng để lấy dịch chiết uống hàng ngày.
  • Nên sử dụng liên tục trong 10 ngày.

3.12. Mồng tơi

Cây mồng tơi đã quá thân thuộc với người dân Việt Nam. Nhờ đặc tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể nó phù hợp trong điều trị tình trạng tiểu buốt do nóng trong gây ra.

Cách thực hiện:

  • Mồng tơi rửa sạch đem đun với khoảng 0,5 lít nước.
  • Lấy nước chiết xuất để uống hàng ngày.

Bạn cũng có thể sử dụng mồng tơi trong các bữa ăn hàng ngày. Hay mồng tơi rửa sạch, cho vào chày giã, lọc lấy nước cốt, sau đó pha với 100ml rối uống.

☛ Tìm đọc thêm: Tổng hợp bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt

4. Những lưu ý cho người bị bệnh tiểu buốt

Bên cạnh việc sử dụng các loại nước uống được chiết xuất từ thảo dược, bạn cũng cần lưu ý những thông tin dưới đây để hỗ trợ chữa tiểu buốt nhanh chóng.

  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, các loại đồ uống kích thích như nước ngọt có gas, cà phê… vì gây kích thích bàng quang khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh uống nước lá, bạn cũng cần đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện chứng đi tiểu buốt.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá mức giúp bảo vệ cơ thể nói chung, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên nhịn đi tiểu quá lâu hay đi tiểu vội vàng.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh lây lan vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng khiến tình trạng nóng trong nặng hơn.

Trên đây là 12 loại lá giúp cải thiện hiệu quả chứng đi tiểu buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau như nóng trong, thận hư, suy giảm chính khí quá mức. Mong rằng có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

]]>
https://ditieunhieu.com/dai-buot-uong-la-gi-8178/feed/ 0
Tiểu ra máu khám khoa nào? Bệnh viện nào? https://ditieunhieu.com/di-tieu-ra-mau-kham-khoa-nao-8238/ https://ditieunhieu.com/di-tieu-ra-mau-kham-khoa-nao-8238/#respond Mon, 15 Aug 2022 08:42:55 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8238 Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Thăm khám sớm là điều rất cần thiết lúc này để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị hiệu quả. Khám tiểu ra máu ở khoa nào là một trong những thắc mắc được bạn đọc quan tâm. Cùng tìm hiểu những thông tin sau đây để trả lời câu hỏi này nhé.

Tiểu ra máu có phải do bệnh lý?

Tiểu ra máu hay còn gọi là đái ra máu, là tình trạng xuất hiện máu hoặc các tế bào máu trong nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn nghiêm trọng ở trong cơ thể. Bình thường nước tiểu có màu vàng, trong nhưng khi có lẫn máu sẽ chuyển sang hồng hoặc màu gỉ sắt, màu nâu. Có trường hợp tiểu cầu lẫn vào trong máu rất ít mắt thường không thể nhận thấy được, chỉ thông qua phân tích nước tiểu mới nhận biết rõ tình trạng.

Trong một số trường hợp, tiểu ra máu có thể là nguyên nhân vô hại, nhưng nhiều trường hợp nó có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận.
  • Viêm tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Viêm cầu thận.
  • Ung thư (ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư di căn thận).
  • Chấn thương thận.
  • Bất thường về chuyển hóa (canxi hoặc axit uric cao).
  • Bệnh thận đa nang.
  • Rối loạn hệ thống đông máu.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm…

Nhiều bệnh nhân chủ quan khi gặp triệu chứng đi tiểu ra máu vì nghĩ rằng sau thời gian ngắn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tiểu ra máu kéo dài là hồi chuông cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu. Đối với nam giới, tiểu ra máu liên tục còn là dấu hiệu của bệnh lý tuyến tiền liệt. Ở nữ giới có thể là dấu hiệu của ung thư đường tiết niệu, u xơ ống tiểu, viêm nhiễm âm đạo… Tiểu ra máu kéo dài gây suy giảm sinh lý, giảm sút sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở cả nam và nữ. Tình trạng này không tự thuyên giảm, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm tại: Viêm đường tiết niệu gây đi tiểu ra máu có sao không?

Tiểu ra máu khám ở khoa nào?

Theo các bác sĩ khuyên khoa, khi gặp phải hiện tượng đi tiểu ra máu người bệnh có thể chọn khám tại một số khoa sau đây:

Khoa tiết niệu

Khoa tiết niệu là chuyên khoa tập trung vào khám và chữa trị các bệnh lý hệ tiết niệu ở cả nam và nữ giới. Do đó, bệnh nhân bị đi tiểu ra máu rất phù hợp để thăm khám tại khoa này.

Khoa tiết niệu tiến hành thăm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý có liên quan tới đường tiết niệu như viêm nhiễm đường tiết niệu, có dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, các chấn thương tại đường tiết niệu, vô sinh nam…

Các bác sĩ thuộc khoa tiết niệu có thể điều trị các bệnh tổng quát về đường tiết niệu hoặc có bác sĩ chuyên khoa về một loại tiết niệu cụ thể. Chẳng hạn như bác sĩ chuyên về tiết niệu nam (tập trung về các vấn đề của đường tiết niệu và sinh sản nam); bác sĩ thần kinh học (tập trung vào các vấn đề tiết niệu do điều kiện thần kinh); bác sĩ tiết niệu nhi khoa (khám chữa bệnh về các vấn đề tiết niệu ở trẻ em)…

Khoa nam học

Khoa nam học là chuyên khoa về sức khỏe ở đối tượng nam giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, tiết niệu ở nam. Khao có nhiệm vụ khám và chữa bệnh lý cho các bệnh nhân nam, cụ thể như khám cấp cứu, điều trị bệnh lý nam học – tiết niệu; hội chẩn đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân nam đồng thời tư vấn sức khỏe và các vấn đề có liên quan tới bệnh lý nam học.

Các bệnh lý mà chuyên khoa thường chẩn đoán và điều trị như rối loạn cương dương, yếu sinh lý, vô sinh nam, rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt, bệnh thận cấp – mãn tính, mãn dục nam… Với các bệnh lý nam khoa gây tiểu ra máu bạn cũng có thể tới thăm khám tại đây.

Ngoài ra, nữ giới bị tiểu ra máu còn có thể thăm khám tại sản phụ khoa. Đây là chuyên khoa y tế bao gồm ngành chính như sau:

  • Phụ sản, bao gồm lĩnh vực sức khỏe mang thai, sinh nở và thời kỳ sau sinh.
  • Phụ khoa, bao gồm sức khỏe hệ thống sinh sản nữ, âm đạo, tử cung, buồng trứng…

Khi bị đi tiểu ra máu nghi ngờ do nguyên nhân viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ niệu sinh dục, phụ nữ có thể thăm khám tại khoa này và được điều trị đúng cách.

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám tiểu ra máu

Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín là bước đầu tiên quan trọng giúp việc chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu ra máu chính xác và điều trị mang lại hiệu quả cao. Sau đây là các tiêu chí khi lựa chọn địa chỉ khám chữa tiểu ra máu:

Cơ sở y tế được Sở y tế cấp phép hoạt động

Cơ sở y tế mà bạn thăm khám cần được Sở y tế cấp phép hoạt động. Tưởng chừng như đây là điều đương nhiên nhưng thực tế đây là tiêu chí cần quan tâm nhất. Có rất nhiều cơ sở y tế chưa được cấp phép, khám “chui” đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.

Hiện nay, nhu cầu khám bệnh tăng cao nên nhiều cơ sở bỏ qua quy định này, mở ra và hoạt động không phép, không đảm bảo khả năng khám chữa bệnh gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bệnh nhân.

Có chi trả bảo hiểm y tế

Nếu người bệnh muốn hưởng dịch vụ thăm khám từ thẻ bảo hiểm y tế, nên tới địa chỉ có chi trả bảo hiểm y tế. Tốt nhất, nên tới địa chỉ đăng ký trên thẻ. Ngoài ra, kể từ năm 2021, người có bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được thanh toán theo mức hưởng như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện hành là 60%);
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh

Cơ sở vật chất

Lựa chọn địa chỉ thăm khám có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn cũng như chất lượng. Các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ những nước có nền y tế tiên tiến, giúp quá trình thăm khám và điều trị bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả. Cụ thể như phòng khám tiếp bệnh kín đáo, phòng xét nghiệm chuyên biệt, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, phòng trị liệu được vô trùng theo tiêu chuẩn…

Đội ngũ nhân viên tận tình, bác sĩ chuyên môn giỏi

Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề, có kinh nghiệm, nhân viên y tá phải thân thiện, cởi mở với bệnh nhân. Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cũng như yêu cầu của người bệnh.

Chi phí khám chữa bệnh minh bạch

Chi phí khám chữa bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn nơi khám của bệnh nhân. Chính vì vậy, một cơ sở được đánh giá cao của bệnh nhân cần có sự minh bạch, công khai và hợp lý về chi phí. Thông thường, bảng giá khám bệnh sẽ được công khai để bệnh nhân tham khảo.

Thời gian khám và điều trị nhanh chóng

Nhiều địa chỉ khám bệnh đông nên người bệnh phải chờ đợi lâu. Bạn nên lựa chọn địa chỉ có dịch vụ đăng ký thăm khám trước, đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị hiện đại để rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Gợi ý địa chỉ khám chữa tiểu ra máu uy tín

Địa chỉ khám ở tại Hà Nội

1. Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại liên hệ: 0243 8689 711, vì có nhiều cuộc gọi đến đây nên có thể khi bạn gọi sẽ không được trả lời ngay.

2. Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại liên hệ: 04.39285.576 – 04.38253 531 (máy lẻ 300)

3. Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243.9714373.
  • Hotline: 0919 122 4099

4. Bệnh viện E Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 87 – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại : 024.37543650 – 024.37561351
  • Hotline : 081.846.7686 hoặc 086.889.1318

5. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại liên hệ: (+84) 438263616.

6. Bệnh viện K

CƠ SỞ 1

  • Địa chỉ cơ sở: Số 43 Quán Sứ (đang sửa chữa) và số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0904 748 808, 0904 592 017

CƠ SỞ 2

  • Địa chỉ cơ sở: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0936 238 808

CƠ SỞ 3

  • Địa chỉ cơ sở: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0904 690 818

7. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243.574.7788 – Fax: 0243.574.6298
  • Số hotline: 0982.873.112

8. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

  • Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0438233075 – 0438233073

9. Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 02435771100
  • SĐT Khẩn cấp: 02435741111

10. Bệnh viện Quân y 103

  •  Địa chỉ tại số 261 – Đường Phùng Hưng – Phường Văn Quán – Quận Hà Đông – Hà Nội.
  • Số điện thoại: (024) 3356 6713
  • Hotline: 0967.811.616

Địa chỉ khám ở thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
  • Đường dây nóng: (84-028) 3856 3534

2. Bệnh viện Bình Dân

  • Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại (028) 38394747 · Chăm sóc khách hàng: 1900 7123

3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM
  • Điện thoại: (84.28)3855 4269

4. Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM
  • Điện thoại: 02838652368

5. Bệnh Viện Quân Y 175

  • Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0961175175 – 0966746175

6. Bệnh viện 30 tháng 4

  • Địa chỉ: 9 Sư Vạn Hạnh, P.9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 069.333.64.68

7. Bệnh Viện GTVT 8

  • Địa chỉ: 72/3 Trần Quốc Toản, P.8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 08 38201550

8. Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

  • Địa chỉ: 486 Nguyễn Trãi, P.4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 39.234.332 – 39.234.349

9. Bệnh Viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: 128 Hùng Vương, P.12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02838558532

Các tỉnh, thành phố khác

Tại các tỉnh thành phố khác, người bệnh có thể tới các bệnh viện đa khoa của tình (thành phố) hoặc phòng khám chuyên khoa gần nơi mình sinh sống.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đêm khám ở đâu tốt?

Trên đây là các thông tin giải đáp giúp bạn đọc “Tiểu ra máu khám ở khoa nào? Viện nào?”. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc khi cần thiết. Mọi thắc mắc về chứng tiểu ra máu bạn có thể liên hệ hotline 1800.1297 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể.

]]>
https://ditieunhieu.com/di-tieu-ra-mau-kham-khoa-nao-8238/feed/ 0
10+ bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều hiệu quả https://ditieunhieu.com/bai-thuoc-dan-gian-chua-di-tieu-nhieu-8184/ https://ditieunhieu.com/bai-thuoc-dan-gian-chua-di-tieu-nhieu-8184/#respond Mon, 15 Aug 2022 08:33:21 +0000 https://ditieunhieu.com/?p=8184 Tiểu nhiều lần trong ngày khiến bạn phải đối mặt với vô số bất tiện trong sinh hoạt, công việc cũng như cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người tìm đến bài thuốc dân gian lành tính. Sau đây là những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng chữa tiểu nhiều khá hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

10 + bài thuốc dân gian chữa tiểu nhiều lần

1. Bài thuốc từ giá đỗ

Giá đỗ là món ăn quá đỗi quen thuộc đối với người Việt Nam. Nhắc đến giá đỗ người ta không chỉ nghĩ ngay tới các món ăn ngon bổ dưỡng và mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Giá đỗ có tính mát, có tác dụng chính là giải độc, thanh lọc cơ thể, có hiệu quả trong thông tiểu, cân bằng trạng thái rối loạn tiểu tiện. Nổi bật là công dụng chữa chứng tiểu nhiều, tiểu về đêm khá hiệu quả.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 500g giá đỗ (chọn loại giá còn tươi nguyên, thân mập mạp).
  • Giá đỗ bỏ rễ, rửa sạch và để ráo nước.
  • Đem giá đỗ luộc cùng 1 lít nước, khi hỗn hợp sôi 8 – 10 phút là có thể tắt bếp và chắt nước riêng.

Phần giá đỗ đã luộc chín dùng để ăn trong bữa ăn hàng ngày, nước giá đỗ luộc uống trong ngày thay trà. Nên thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày để cải thiện tiểu nhiều, tiểu đêm, rối loạn tiểu tiện.

2. Bài thuốc từ râu ngô và kim tiền thảo

Râu ngô được nhiều người biết đến là loại thảo mộc tự nhiên cải thiện đi tiểu nhiều hiệu quả. Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu – những nguyên nhân gây ra chứng tiểu nhiều, tiểu buốt rắt. Kim tiền thảo được biết đến là thảo dược quý dùng trong chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu từ bao đời nay.

Sự kết hợp giữa 2 thảo dược này có thể cải thiện chứng đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Bài thuốc này rất hữu hiệu đối với người già bị đi tiểu đêm nhiều lần do sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tiểu nhiều ở người già nguyên nhân và cách điều trị

Cách dùng râu ngô và kim tiền thảo chữa tiểu nhiều lần như sau:

  • Chuẩn bị kim tiền thảo 30g, râu ngô 30g.
  • Cho vào ấm đun sôi cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Dùng uống hàng ngày thay trà trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Bài thuốc từ đậu đỏ và mề gà

Kết hợp giữa đậu đỏ và mề gà là công thức chữa tiểu nhiều vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Đậu đỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, mề gà theo đông y có tác dụng kiện kỳ tiêu thực, tán sỏi bàng quang, thông tiểu khá tốt. Kết hợp giữa đậu đỏ và mề gà chữa đi tiểu nhiều lần và sỏi thận rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 45g đậu đỏ và 2 cái mề gà đã được lột màng vàng và rửa sạch.
  • Đem mề gà xát muối 2 lần sau đó rửa sạch lại với nước rồi thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
  • Thái nhỏ mề gà rồi cho vào nấu chín với đậu đỏ, nấu cho nhừ rồi dùng ăn mỗi ngày 1 lần sẽ thấy triệu chứng tiểu nhiều thuyên giảm.

4. Bài thuốc từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là bài thuốc quen thuộc được nhắc đến với công dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt. Ngoài ra, nó có tác dụng trị đi tiểu nhiều lần khá hiệu quả. Bởi vậy mà bạn đang bị chứng đi tiểu nhiều hành hạ thì có thể tham khảo bài thuốc này.

Cách sử dụng như sau:

  • Đem 10 – 15g câu kỷ tử sắc cùng nước uống hàng ngày, sử dụng nước này thay nước lọc.
  • Sử dụng nước câu kỷ tử trong vòng 4 – 5 ngày liên tục để giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có đi tiểu nhiều lần.

5. Kết hợp thịt ba ba và củ gừng

Ba ba không chỉ được nhắc đến là món ăn khá bổ dưỡng, thường được dùng cho người mới ốm dậy, nam giới sinh lý yếu mà còn là vị thuốc tốt chữa đi tiểu nhiều. Khi kết hợp với gừng tươi những lợi ích này được phát huy tối đa.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 con ba ba đã được làm sạch, vài lát gừng tươi.
  • Đem ba ba hấp chín cùng với gừng, ăn ngay khi còn nóng. Sau khoảng 2 – 3 lần sử dụng sẽ giúp cải thiện chứng tiểu nhiều lần nhanh chóng.

6. Bài thuốc từ ích trí nhân

Ích trí nhân là vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ tạng tỳ và tạng thận, từ đó kiểm soát số lần đi tiểu tiện. Bài thuốc này rất tốt đối với người bệnh có niệu đạo quanh bàng quang bị yếu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 15g ích trí nhân, 30g tang phiêu tiêu kết hợp cùng 30g hoài sơn.
  • Đem sắc nước uống trong ngày.
  • Uống đều đặn thay nước lọc để đạt hiệu quả điều trị bệnh.

7. Bài thuốc chữa tiểu nhiều từ thận lợn

Thận lợn là nguồn nguyên liệu chữa trị chứng tiểu nhiều khá tốt bạn không nên bỏ qua. Theo dân gian, thận lợn có tính hàn, không độc có tác dụng chính là bộ thận tráng dương. Theo đó mà đông y đánh giá cao hiệu quả của món canh thận lợn trong điều trị mộng tinh, di tinh, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 2 quả thận lợn kết hợp với 15g đỗ trọng, 29g hạch đào nhân.
  • Thận lợn đem sơ chế sạch sẽ rồi thái thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi ninh nhừ cùng đỗ trọng, hạch đào nhân.

Bạn nên sử dụng canh thận lợn hầm đỗ trọng thường xuyên nhằm bồi bổ sức khỏe, đẩy lùi chứng đi tiểu nhiều. Đàn ông ăn thận lợn còn giúp cải thiện chứng liệt dương.

8. Bài thuốc từ trái bưởi

Bưởi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe, giữ dáng, đẹp da. Đặc biệt, các tinh chất có trong bưởi còn giúp hệ bài tiết luôn ở trạng thái ổn định, từ đó khắc phục tiểu nhiều lần.

Cách sử dụng như sau:

  • Chọn những quả bưởi đã hái được vài ngày, lớp vỏ hơi héo bóc lấy múi.
  • Tách lấy cơm bưởi đem xay lấy nước cốt và uống hàng ngày.
  • Sử dụng nước ép bưởi thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn hỗ trợ chứng tiểu nhiều, tiểu đêm hiệu quả.

Trong trường hợp không có nhiều thời gian hoặc không có máy ép người bệnh có thể ăn bưởi trực tiếp. Cách làm này vừa đơn giản mà hiệu quả cũng tương đối tích cực.

9. Kết hợp rau má và nõn tre

Rau má và búp tre là hai vị thuốc có tính mát, vị ngọt, không đọc với tác dụng chính là thanh nhiệt, sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Cho đến nay, bài thuốc trị tiểu nhiều từ búp tre và rau má vẫn được nhiều người đánh giá cao.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm nhỏ búp tre, 1 nắm rau má tươi đã bỏ rễ và các lá vàng úa.
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn sau đó để ráu.
  • Cho búp tre, rau má và vài hạt muối giã nát, cho thêm khoảng 100ml nước rồi gạn uống hết.
  • Áp dụng ngày 2 lần giúp tiểu nhiều lần được cải thiện hiệu quả.

10. Cháo cù mạch chữa tiểu nhiều lần

Cù mạch được biết đến từ lâu là nguyên liệu chính trong bài thuốc thông tâm kinh, lợi tiểu trường nhờ tác dụng tả huyết, loại bỏ sưng đau và nhiễm độc. Với chứng tiểu nhiều, bài thuốc này cũng phát huy hiệu quả khá tích cực.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 30g cù mạch, 50g hạt kê, sơ chế sạch sẽ trước khi nấu.
  • Đem cù mạch nấu cùng 500ml nước sau đó bỏ bã, phần nước thuốc thu được cho hạt kê vào nấu thành cháo.
  • Ngày ăn 2 bữa cháo cù mạch sẽ cảm thấy sự thay đổi của cơ thể, tình trạng tiểu đêm sẽ được cải thiện nhiều.

11. Cháo dạ dày lợn trị tiểu nhiều

Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm có tác dụng chính là bổ hư nhược, kiện tỳ ích vị… Do đó, sử dụng nguyên liệu này nấu cháo sẽ giúp cải thiện hiệu quả của chứng tiểu nhiều.

Người bệnh có thể tham khảo công thức chữa tiểu nhiều bằng dạ dày lợn sau đây:

  • Chuẩn bị dạ dày lợn 500g sơ chế sạch và thái miếng nhỏ.
  • Nấu cùng 100g gạo tẻ, ninh thành cháo loãng vừa phải. Khi gạo nhừ thêm dạ dày vào ninh tiếp cho tới khi thành món cháo chín hoàn toàn. Thêm chút gia vị mắm muối để món ăn thêm hấp dẫn.

Mỗi ngày sử dụng cháo dạ dày 2 lần để nhanh chóng cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả.

12. Nước ép rau húng quế

Húng quế là loại gia vị sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn của chúng ta. Đây là loại rau gia vị có tính kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ giảm đau đầu, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh tim… Rau húng quế còn là nguyên liệu vàng cho người bệnh mắc chứng tiểu nhiều.

Cách sử dụng khá đơn giản như dưới đây:

  • Dùng 1 nắm lá rau húng quế, ép thành nước rồi trộn cùng 1 thìa cà phê mật ong.
  • Hỗn hợp rau húng quế và mật ong dùng uống 1 lần trong ngày khi bụng đói.

13. Bài thuốc từ trứng gà và lá sinh địa

Sinh địa là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong đông y nhằm điều hòa thận, can, tâm, lương huyết. Do đó, cách chữa tiểu nhiều từ sinh địa được nhiều người đánh giá cao.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 30g sinh địa với 1 quả trứng gà.
  • Lá sinh địa rửa sạch, nấu với 300ml nước cho sôi kỹ.
  • Dùng phần nước sinh địa thu được với 1 quả trứng gà để khuấy đều. Sau đó, hấp cách thủy hỗn hợp cho đến khi chín, người bệnh ăn ngay khi còn nóng.
  • Nhiều người bệnh áp dụng cách này và giảm chứng tiểu nhiều chỉ sau 7 – 10 ngày sử dụng.

14. Trị tiểu nhiều từ bí đao

Bí đao có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên thường gặp trong các bữa cơm ngày hè. Bí đao còn được biết đến với công dụng lợi tiểu, tiêu thũng, ích khí. Để giảm tình trạng tiểu nhiều, bạn có thể áp dụng mẹo từ bí đao.

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị 500g bí đao đem gọt bỏ, thái thành miếng nhỏ.
  • Cho vào nồi với chút bạch quả, thêm bí đao cùng 1 lít nước nấu sôi già.
  • Cho hỗn hợp nước bí đao thu được để uống hàng ngày, kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả như mong muốn.

15. Chữa tiểu nhiều lần bằng hến

Hến có tính hàn, vị mặn, ngọt có công dụng thông khí, mát gan, đào thải độc tố và lợi tiểu. Với những bệnh nhân tiểu đêm, tiểu nhiều lần, hến giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh khá hiệu quả.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 200g hến và 1/2 quả bầu nhỏ.
  • Rửa sạch hến, luộc chín và lấy phần thịt hến, phần nước giữ lại để làm nước dùng; bầu cạo vỏ và thái sợi chỉ.
  • Xào thịt hến với gia vị vừa ăn, thêm bầu vào đảo đều và cho phần nước luộc hến vào nấu sôi. Khi chín, chúng ta múc ra bát và ăn kèm với cơm như thường.
Lưu ý: Bạn có thể chế biến thành các món canh, cháo khác để kích thích vị giác hơn.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc dân gian chữa tiểu nhiều lần

Các mẹo dân gian chữa tiểu nhiều tại nhà khá an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh phát sinh những rủi ro trong quá trình áp dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần sắc thuốc với lượng nước vừa phải để sử dụng hết trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng, tránh ngắt quãng để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  • Duy trì uống thuốc kết hợp chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
  • Nếu không thấy bệnh tình chuyển biến nên thăm khám bác sĩ.

Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện tiểu nhiều lần trong ngày

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là thảo dược kết hợp với phương pháp hiện đại để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  • Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Trên đây là các mẹo dân gian chữa tiểu nhiều, mong rằng người bệnh có thể áp dụng tốt để cải thiện chứng tiểu nhiều hiệu quả. Trong trường hợp áp dụng trong thời gian dài mà không thấy hiệu quả, bệnh nhân cần lựa chọn cách chữa khác phù hợp hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ số hotline 1800.1297 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết.

]]>
https://ditieunhieu.com/bai-thuoc-dan-gian-chua-di-tieu-nhieu-8184/feed/ 0