Tiểu không tự chủ

Tiểu ra máu là gì? Có nguy hiểm hay không?

Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng hoặc trong, tuy nhiên nếu nước tiểu của bạn chuyển sang màu đỏ, màu gỉ sắt. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nguy hiểm, lúc này bạn cần sớm đi khám để sơm điều trị tránh để lâu gây nguy hiểm. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây. Mục lụcĐi tiểu ra máu là gì?Các nguyên nhân đi tiểu ra máuCách chuẩn đoán đi tiểu ra máuCách xử lý khi bị đi tiểu ra máu Đi tiểu ra máu là gì? Đi tiểu ra máu là tình trạng khi đi vệ sinh thấy trong nươc tiểu xuất hiện mày đỏ hoặc màu gỉ sắt do có lẫn hồng cầu trong nước tiểu thải ra ngoài mà không có màu vàng nhạt như bình thường. Nhiều trường hợp khi đi vệ sinh ra máu nhiều người còn có cảm giác đau, xót, khó chịu thậm chí là xuất hiện tình trạng ngứa cơ quan sinh dục. Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó. Tiểu ra máu được chia làm hai loại chính đi tiểu ra máu đại thể và đi tiểu ra máu vi thể: Đi tiểu ra máu đại thể: nước tiểu có lẫn nhiều hồng cầu, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí một số người có thể thấy tiểu ra máu cục. Đi tiểu ra máu vi thể: lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, sẽ không có dấu hiệu nào kèm theo, tế bào máu chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi do đó chỉ được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm nước tiểu thông qua khám định kỳ. Có một điểm bạn cần chú ý phân biệt rõ ràng là đi tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ. Nước tiểu có màu đỏ có thể xuất hiện trong những trường hợp sau: Do ăn thức ăn tự nhiên gây màu đỏ nước tiểu như củ dền, củ cải đường, dâu đen, quả mâm xôi hay rau chua… Sử dụng một số thuốc gây đỏ nước tiểu như kháng sinh Rifampicin, Metronidazol… Phụ nữ đang có kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu. Do quan hệ chưa đúng cách khiến tổn thương, xây xát niệu đạo. Bạn có thể quan tâm: Bị đi tiểu rắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng Các nguyên nhân đi tiểu ra máu Do bệnh lý ở bàng quang: Bệnh lý thường gặp nhất là sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang. Triệu chứng nhận biết là tiểu rắt tiểu khó, tiểu ra máu và thường phát hiện nhờ siêu âm. Do bệnh lý ở niệu đạo – tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, bệnh lý gây tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết khi thấy khó đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn. Còn đối với phụ nữ đái máu có thể do polyp niệu đạo. Do các bệnh lý về thận: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đái máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến: Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Lao thận: thường ứng với chứng đái máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu rắt, tiểu són, đau khi tiểu xong. Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Thận đa nang: Người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ ure máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám. Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng. Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim. Viêm thận – bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn. Bạn có thể tham khảo: Cách chữa tiểu nhiều lần hiệu quả Cách chuẩn đoán đi tiểu ra máu Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân thì các bác sỹ sẽ chỉ định bạn làm những xét nghiệm sau: Xét nghiệm nước tiểu: Đây là loại hình xét nghiệm mà có nhiều người thực hiện nhất, bởi đây là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, chi phí không cao, kết quả đưa ra tương đối chính xác. Tuy nhiên, với chứng bệnh nguy hiểm như bệnh lậu hay viêm nhiễm nam khoa – phụ khoa thì xét nghiệm nước tiểu có thể sẽ không có tỷ lệ chính xác cao, dễ chẩn đoán nhầm nếu không thực hiện kèm với hình thức kiểm tra khác. Siêu âm ổ bụng tổng quát: Thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát là phương pháp chẩn đoán tổn thương ở phần bụng giữa và bụng dưới thông qua hình ảnh của thiết bị siêu âm. Đây là cách khám bệnh tương đối chính xác, giúp nhận diện u xơ hay tổn thương dễ dàng, chi phí hơi cao. Chụp X – quanh vùng chậu: Chụp X – quang hay chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá chi tiết, tổng quát nhờ việc dùng thiết y kỹ thuật cao để chụp toàn bộ khu vực vùng chậu của người bệnh để bác sỹ nắm rõ được tình trạng mắc bệnh ra sao. ☛ Tham khảo thêm: Tiểu ra máu đi khám ở khoa nào? Cách xử lý khi bị đi tiểu ra máu Đi tiểu ra máu là dấu hiệu khá nguy hiểm, vì vậy mà bạn cần đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, có uy tín để tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau  mà các bác sỹ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp bạn có thể tham khảo: Sử dụng thuốc: dùng thuốc cầm máu Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch (có sự chỉ định của bác sĩ); nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh… Phương án phẫu thuật: Nếu đi tiểu ra máu xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang. Ngoài ra việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ thì trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý những điều sau: Vệ sinh cơ thể nhất là các cơ quan hệ bài tiết giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi nhât, thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Không nên nhịn tiểu thường xuyên, nước tiểu chứa lâu trong bàng quang làm vi khuẩn có trong nước tiểu có cơ hội xâm nhập, gây tổn thương bàng quang và viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến đi tiểu ra máu. Ăn nhiều các loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn chứa nhiều protein, hạn chế muối trong bữa ăn. Không nên hút thuốc và các chất kích thích. Tạo cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý. Thông tin hữu ích cho bạn: Đi tiểu nhiều nên ăn gì, uống gì và kiêng gì? Trên đây là là những thông tin về đi tiểu ra máu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa. Chia sẻ10

Khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, tốt nhất?

Bất kể ai cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu không kiểm soát, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn. Khi có dấu hiệu này tốt nhất người bệnh nên tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều thắc mắc không biết khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, chất lượng? Dưới đây là những địa chỉ khám bệnh uy tín người bệnh nên tham khảo. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát là gì?2. Những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát2.1. Tiểu không kiểm soát tạm thời2.2. Tiểu không kiểm soát kéo dài3. Khi nào cần gặp bác sĩ?4. Khám tiểu không kiểm soát ở đâu?4.1. Tại Hà Nội4.2. Tại Tp.HCM Tiểu không kiểm soát là gì? Tiểu không kiểm soát là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình tiểu tiện. Người bệnh bị mất khả năng kiểm soát bàng quang (bọng đái). Những trường hợp nhẹ bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc khi cười, nặng thì không kiểm soát được cảm giác muốn đi tiểu. Tiểu không kiểm soát khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ nhưng thực tế đây là hiện tượng gặp phổ biến ở rất nhiều người. Tiểu không kiểm soát thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới nhưng vẫn có thể gặp ở người trẻ tuổi và phụ nữ sau sinh nở. Những thay đổi sinh lý của quá trình lão hóa khiến bàng quang của người lớn tuổi bị giảm dung tích chứa nước tiểu. Từ đó giảm khả năng tống xuất nước tiểu khiến người bệnh rất muốn đi tiểu và không thể kiểm soát được cảm giác này. Tuy nhiên, không phải mọi người lớn tuổi đều bị mắc tình trạng này. Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng thường bị tiểu không kiểm soát. Sau sinh nở sàn chậu bị suy yếu, lực co thắt của các cơ vòng bàng quang và cơ tầng sinh môn bị giảm khiến khả năng kiềm chế đi tiểu không còn được tốt. Người bệnh mắc chứng đái tháo đường, chấn thương tủy sống cũng có thể bị tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, nhóm nguyên nhân này không nhiều. Thông tin chi tiết: Làm gì khi nam giới bị tiểu không kiểm soát? Những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soát không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng. Thông thường đây là kết quả của thói quen hàng ngày, bệnh lý tiềm ẩn hoặc do các vấn đề thể chất gây nên. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến gây tiểu không kiểm soát: Tiểu không kiểm soát tạm thời Khi dung nạp một số đồ uống hay ăn một số thực phẩm, sử dụng thuốc có thể gây kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu. Một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc như: Rượu bia Caffein. Soda và đồ uống có ga. Socola. Ớt. Các loại thực phẩm nhiều gia vị, đường hoặc axit đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Các loại thuốc dùng điều trị huyết áp, tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ. Vitamin C liều lớn. Một số bệnh lý cũng gây tiểu không kiểm soát như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón.. Đồ uống có ga gây kích thích bàng quang dẫn tới đi tiểu không kiểm soát. Tiểu không kiểm soát kéo dài Hiện tượng tiểu không kiểm soát kéo dài thường do nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe gây nên như: Mang thai và sinh con: Mang thai làm thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi tăng lên gây tiểu không kiểm soát do áp lực. bên cạnh đó, sinh con tự nhiên làm suy yếu cơ bàng quang, làm tổn thương dây thần kinh bàng quang và các mô hỗ trợ dẫn tới sa sàn chậu. Bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống khỏi vị trí bình thường gây tiểu không kiểm soát. Tuổi tác: Tuổi tác càng cao càng khiến các cơ bàng quang bị lão hóa làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang. Khi già đi, các cơn co thắt bàng quang xuất hiện thường xuyên hơn làm tăng cảm giác đi tiểu. Cắt tử cung: Phụ nữ bị cắt bỏ tư cung có thể làm hỏng các cơ hỗ trợ sàn chậu dẫn tới tiểu không kiểm soát. Bệnh lý tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu không kiểm soát ở nam giới. Tắc nghẽn: Đường tiết niệu xuất hiện khối u, dòng nước tiểu bình thường bị chặn lại gây tiểu không kiểm soát. Người bị sỏi niệu quản cũng có thể bị són tiểu. Rối loạn thần kinh: bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống cũng có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan tới kiểm soát chức năng của bàng quang gây tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, một số yếu tố là tăng nguy cơ gây tiểu không kiểm soát như tình trạng thừa cân, hút thuốc, bệnh sử gia đình… Sinh con nhiều lần làm cơ bàng quang yếu đi dễ gây tiểu không kiểm soát. Khi nào cần gặp bác sĩ? Trong nhiều trường hợp tiểu không kiểm soát gây cản trở không nhỏ tới hoạt động hàng ngày. Hãy gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể khi: Tiểu không kiểm soát diễn ra thường xuyên. Tiểu không kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Điều này rất quan trọng bởi chúng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng khác và gây giới hạn hoạt động của bạn. Hơn thế nữa, tiểu không kiểm soát làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi khi họ phải vội vào nhà vệ sinh. Khám tiểu không kiểm soát ở đâu? Tiểu không kiểm soát không chỉ khiến người bệnh tự ti mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để khám tiểu không kiểm soát, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín sau đây. Tại Hà Nội Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội Giờ khám: 6h30 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ Nhật Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu của cả nước chuyên khám bệnh Thận – Tiết niệu. Bệnh viện áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật tiên tiến để điều trị bệnh như kỹ thuật lọc máu cấp cứu, siêu lọc máu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, thay huyết tương, tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và chăm sóc bệnh nhân sau ghép thận… Lưu ý khi đến khám: Do bệnh nhân khá đông nên tốt nhất người bệnh nên tới khám trước giờ bác sĩ bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Nên nhịn ăn sáng để làm các thủ tục xét nghiệm cũng như mang lại kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác. Tự bảo quản tài sản cá nhân đồng thời mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh từ cơ thể người khác. Thủ tục khám bệnh tại khoa Khám chữa bệnh như sau: Xếp hàng, lấy số và chờ khám. Chờ tới lượt khám, trong quá trình khám bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết. Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết. Sau khi có kết quả, người bệnh mang lại phòng khám ban đầu để nghe kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Khoa tiết niệu, Bệnh viện TW Quân đội 108: Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội Giờ khám: Từ 6h30 từ thứ 2-thứ 7. Lưu ý khi khám bệnh: Người bệnh xếp hàng đăng ký khám tại cửa số 6 của tầng 1. Khám bệnh ở tầng 2 theo phiếu khám. Đóng tiền xét nghiệm tại cửa số 8 của tầng 1. Đi xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Quay lại kết luận tại buồng của bác sĩ khám sau khi có kết quả xét nghiệm. In kết quả, lấy đơn thuốc và lấy thuốc tại cửa số 7 tầng 1 của bệnh viện. Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Thanh Nhàn: Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội Bệnh viện Thanh Nhàn có thế mạnh về khám và điều trị bệnh lý về đường tiết niệu. Bác sĩ tại khoa Thận tiết niệu được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh. Có 2 cách khám bệnh tại khoa Thận – Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn như: Khám tạo khoa Khám bệnh, đây là khám thông thường, khám BHYT. Khám tại Phòng khám bệnh theo yêu cầu, ở cạnh cổng bệnh viện mà không cần vào trong viện. Người bệnh khám tại khoa Khám bệnh và khám yêu cầu đăng ký khám tại tầng 1, tòa nhà 9 tầng. Nếu khám với chuyên gia, giáo sư thì đăng ký ở phòng khám tại cổng. Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ: Nhà A5, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Hay còn có tên gọi khác là Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng khám có hầu hết các chuyên khoa với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được mời từ các bệnh viện uy tín về như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức… Phòng khám nằm tách biệt với Bệnh viện Đại học Y, nằm ngay mặt đường Tôn Thất Tùng, cạnh trường Đại học Y nên thuận tiện cho bệnh nhân đi khám. Kinh nghiệm đi khám: Phòng khám số 1 nằm ngay mặt đường nên không cần phải đi vào cổng Bệnh viện Đại học Y. Bệnh nhân có thể liên hệ số điện thoại của phòng khám để kiểm tra lịch khám của bác sĩ và đặt lịch hẹn khám.  Khoa Phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện Việt Đức: Vị trí: Tầng 4, 5 nhà B1 – Phòng khám: 239 nhà C2 khu Khám bệnh Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội Khoa là nơi điều trị và phẫu thuật cho rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý về hệ tiết niệu như bệnh lý ung thư đường tiết niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu cũng như các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam… Lưu ý khi đi khám: Bệnh viện có 2 cổng gửi xe dành cho bệnh nhân và người nhà. Cổng số 3 có địa chỉ số 8 , Phủ Doãn hoặc cổng số 7 có địa chỉ số 14 Phủ Doãn. Bạn có thể gửi xe ở nhà xe tự phát ở cổng bệnh viện với giá gửi xe cao hơn. Cổng số 40 dành riêng cho cán bộ nhân viên bệnh viện, người nhà và bệnh nhân không đi cổng này. Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Việt Đức như sau: Người bệnh được tư vấn, lấy số, đăng ký khám và đóng tiền tại khu vực khám. Lên phòng khám và gặp chuyên gia. Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Lấy kết quả như siêu âm, chụp X-quang…và quay lại phòng khám. Người bệnh nghe kết luận của chuyên gia và xuống hoàn tiền ứng, kết thúc quy trình khám. Bệnh viện E Hà Nội: Địa chỉ: Số 87 – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh viện E đã và đang thực hiện các kỹ thuật tiến tiến nhằm điều trị bệnh lý về thận – tiết niệu chuyên sâu như soi bàng quang, tán sỏi ra ngoài cơ thể, sinh thiết, lọc màng bụng, thận nhân tạo… Không chỉ nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, khoa còn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế. Thủ tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện E được thực hiện như sau: Đăng ký khám và nộp lệ phí khám bệnh. Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà. Trong quá trình khám và điều trị, người bệnh hãy xuất trình Bảo hiểm Y tế hoặc các giấy tờ liên quan để được giảm viện phí, cuhyeern viện tại các bàn đăng ký khi nộp lý phí để được hướng dẫn thủ tục cụ thể. Tại Tp.HCM Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM Giờ khám: TThứ 2 đến thứ 6: 7h – 17h/Thứ 7: 07h – 16h Lưu ý khi người bệnh tới khám: Người bệnh vào khu N tại cổng Nguyễn Thị Minh Khai. Đến quầy thu ngân để đóng tiền khám và nhận sổ khám. Đến phòng khám ghi phiếu, chờ tới số để khám. Khoa Tiết Niệu A, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM: Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3. TP. Hồ Chí Minh Giờ khám: Từ thứ 2- thứ 6: 7h-16h/Thứ 7: 7h-11h Lưu ý khi đến khám: Nếu khám dịch vụ: Người bệnh vào lấy số ở bàn bảo vệ, ghi đầy đủ thông tin. Nếu có thẻ BHYT (áp dụng cho mổ) thì photo làm 2 bản nộp và tới quầy thu ngân đóng tiền, mua sổ khám bệnh. Sau đó, nộp sổ vào trước cửa phòng khám rồi chờ gọi tên. Tùy theo yêu cầu của bác sĩ mà người bệnh được chỉ định nhập viện hay sử dụng thuốc điều trị. Đăng kí qua tổng đài: Gọi tới số 1081 và đọc tên, địa chỉ, bệnh cần khám để đặt số (gọi trước 1 ngày). Ngày hôm sau tới khám tới cửa B1 đọc tên, địa chỉ để lấy số mình đặt trước đó. Mua sổ, đóng tiền rồi tới trước cửa phòng khám nộp sổ và chờ gọi tên khám. Quy trình khám tại bệnh tại Bệnh viện Bình Dân được thực hiện như sau: Đăng ký khám bệnh và nộp lệ phí khám bệnh. Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM/ 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM/ 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Giờ khám: 5h- 16h30 từ thứ 2 – thứ 6/5h – 11h30 thứ 7 Lưu ý khi đến khám: Nếu bạn muốn khám nhiều chuyên khoa thì mua nhiều phiếu khám, tái khám lại mua phiếu khám. Đăng ký xét nghiệm nếu không muốn làm nữa được hoàn tiền. Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y TP.Hồ Chí Minh như sau: Điền thông tin trong phiếu thông tin. Đóng tiền, nhận số thứ tự tại quầy đăng ký khám bệnh. Nhận số thứ tự đến phòng khám chuyên khoa được ghi trên phiếu khám. Thực hiện các thủ tục xét nghiệm, chụp X-quang…theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Người bệnh trở lại phòng khám chuyên khoa để nghe kết luận của bác sĩ. Trên đây là những địa chỉ khám tiểu không kiểm soát uy tín, chất lượng được nhiều người tin cậy. Hy vọng những thông tin giúp bạn lựa chọn được nơi khám bệnh như ý. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa. Chia sẻ2

Phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là dấu hiệu mà khá nhiều người gặp phải. Không chỉ khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống mà còn gây ra vô số những bất tiện ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Mức độ của tiểu không kiểm soát từ nhẹ như thỉnh thoảng mới rò rỉ nước tiểu cho tới nặng hơn như tiểu không kiểm soát được khi gắng sức. Cho dù tiểu không kiểm soát ở mức độ nào đi chăng nữa người bệnh cũng cần có biện pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả để giảm ảnh hưởng nhất tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát là gì?2. Dấu hiệu của chứng tiểu không kiểm soát3. Chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát4. Những phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát4.1. Kiểm soát hành vi4.2. Vật lý trị liệu4.3. Dùng thuốc4.4. Liệu pháp can thiệp4.5. Phẫu thuật5. Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu không kiểm soát an toàn hiệu quả Tiểu không kiểm soát là gì? Tiểu không kiểm soát là tình trạng mất kiểm soát chức năng của bàng quang gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Tình trạng này có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì són tiểu, nặng thì tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Khi bị tiểu không kiểm soát người bệnh cần phải đi tiểu ngay lập tức mà không thể trì hoãn được lâu. Để điều trị chứng tiểu không kiểm soát cần phối hợp nhiều liệu pháp khác nhau như liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, dùng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật. Sau khi được thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn nên lựa chọn phương pháp tiếp cận nào phù hợp nhất cho từng trường hợp. Dấu hiệu của chứng tiểu không kiểm soát Sau đây là các dạng tiểu không kiểm soát và triệu chứng đi kèm: Tiểu không kiểm soát do gắng sức Hiện tượng này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Xảy ra khi người bệnh có các hoạt động gắng sức như rặn, cười, ho, khiêng vật nặng…khiến lượng nước tiểu thoát ra ngoài ít. Đối tượng thường gặp như phụ nữ thừa cân, chửa đẻ nhiều lần, mãn kinh…Xảy ra ở nam giới sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, nhất là cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc. Tiểu không kiểm soát gấp Hay còn gọi là đái vãi, xảy ra do chức năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang bị suy yếu hay còn được gọi là bất ổn định cơ detrusor. Hiện tượng này xảy ra khi thời tiết lạnh, rửa ráy bằng nước hay rối loạn tinh thần. Nam giới bị chứng tiểu không kiểm soát gấp có thể là triệu chứng của tắc nghẽn dòng tiểu, bất ổn định cơ detrusor vô căn, bệnh lý thần kinh hay xạ trị vùng tiểu khung. Tiểu không kiểm soát tràn đầy Hay còn gọi là đái rỉ, thường gặp ở người bệnh suy yếu co bóp bàng quang hoặc tắc nghẽn đường bàng quang. Thường gặp nhất là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép đường ra cổ bàng quang. Ở nữ giới thường do sa tử cung hoặc chứng táo bón. Tiểu không kiểm soát hoàn toàn Hay còn gọi là đái rỉ liên tục, nguyên nhân thường thấy trong rối loạn chức năng bàng quang do bệnh lý thần kinh như tổn thương tủy sống, tổn thương thần kinh ngoại biên, đột quỵ, sau cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc ở nam giới. Tiểu không kiểm soát chức năng Người bệnh bị tiểu không kiểm soát chức năng các cơ quan hệ tiết niệu hoạt động bình thường nhưng người bệnh bị rối loạn tâm thần hay sa sút trí tuệ nên không quan tâm tới các quy tắc xã hội về thời gian cũng như địa điểm đi tiểu. ☛ Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát sau sinh? Chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát Khi thăm khám, bác sĩ cần xác định dạng tiểu không kiểm soát thông qua các triệu chứng của người bệnh từ đó mới quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Đầu tiên người bệnh cần cung cấp đầy đủ các thông tin về dấu hiệu và được bác sĩ kiểm tra triệu chứng thực thể. Sau đây là một số kỹ thuật giúp chẩn đoán chứng tiểu không kiểm soát: Tổng phân tích nước tiểu: Nhằm kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, máu hoặc các bất thường khác. Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm thường được chỉ định để tìm nguyên nhân tiểu không kiểm soát. Ghi nhật ký đi tiểu: Để ghi lại lượng nước đã uống, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra tính cả những lần tiểu tiện bình thường và tiểu không kiểm soát. Xét nghiệm máu: Nhằm tìm ra nguyên nhân tiểu không kiểm soát. Đo lượng nước tiểu tồn dư sau đi tiểu: Người bệnh được yêu cầu đi tiểu vào một bình chứa có vạch đo thể tích. Sau đó, bác sĩ kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang bằng cách siêu âm hoặc dùng catheter. Lượng nước tiểu tồn dư còn lại chứng tỏ bạn đang bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc có vấn đề về dây thần kinh của bàng quang. Xét nghiệm niệu động học: Bác sĩ hoặc điều dưỡng dùng ống thông tiểu vào niệu đạo tới bàng quang và bơm nước vào. Cùng lúc đó dùng một máy đo áp lực đo và ghi nhận áp lực bên trong bàng quang. Xét nghiệm này nhằm đo sức cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo. Đây là phương pháp quan trọng để phân biệt các loại tiểu không kiểm soát. Soi bàng quang: Bác sĩ đưa một ống mỏng với thấu kính nhỏ vào niệu đạo để kiểm tra và loại bỏ bất thường trong đường tiểu. Chụp bàng quang: Bác sĩ dùng ống thông tiểu vào niệu đạo, bàng quang và bơm thuốc cản quang vào đó. Khi người bệnh đi tiểu và tống lượng thuốc này ra, phim X-quang giúp bác sĩ tìm ra các vấn đề ở đường tiết niệu. Siêu âm vùng chậu: Đây là biện pháp để kiểm tra bất thường đường niệu và hệ sinh dục. Thử nghiệm gắng sức: Bác sĩ đề nghị người bệnh ho mạnh để bác sĩ xem xét nước tiểu. Thử nghiệm niệu động học: Phương pháp chẩn đoán này nhằm kiểm tra áp lực trong bàng quang khi trống và khi đầy. Y tá hay bác sĩ đưa ống thông vào niệu đạo và bàng quang, sau đó đưa nước vào bàng quang. Đồng thời theo dõi áp lực trong bàng quang và ghi lại. Thử nghiệm này có tác dụng đo lường sức mạnh bàng quang và sức khỏe cơ vòng niệu. Cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu tiểu không kiểm soát. Những phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát Tùy thuộc vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân mà có phương pháp điều trị chứng tiểu không kiểm soát khác nhau. Bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn trước và khi người bệnh không đáp ứng với kỹ thuật này mới chuyển sang sự lựa chọn khác. Sau đây là các phương pháp điều trị chứng tiểu không kiểm soát: Kiểm soát hành vi Thay đổi hành vi và lối sống là biện pháp tốt giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát mà người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện được. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi hành vi: Đào tạo bàng quang: Luyện tập bàng quang hoặc kết hợp với các liệu pháp khác nhằm cải thiện tiểu không kiểm soát. Luyện tập chức năng bàng quang bằng cách cố gắng nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục đích của điều này nhằm kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi đạt được đi tiểu sau 2,5 – 3,5 giờ. Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, bạn có thể học cách thư giãn, hít sâu hay thở chậm hoặc thực hiện hành động nào đó nhằm đánh lạc hướng và quên đi nhu cầu đi tiểu. Tập luyện bàng quang nhằm kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu. Đi tiểu hai lần: Sau khi đi tiểu xong, bạn chờ thêm vài phút nữa để đi tiểu thêm một lần nữa nhằm giúp bàng quang được trống hoàn toàn, tránh được hiện tượng són tiểu. Tập thói quen đi tiểu theo lịch trình: Có nghĩa là người bệnh chủ động đi tiểu mỗi 2 – 4 giờ thay vì chờ đợi tới khi có dấu hiệu buồn tiểu. Kiểm soát chế độ ăn uống: Một số trường hợp có thể sửa đổi thói quen hàng ngày để lấy lại quyền kiểm soát bàng quang. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống có cồn, caffein hoặc những thực phẩm có tính axit. Nên hạn chế các món ăn dạng lỏng, giảm cân nếu thừa cân và tăng cường hoạt động thể chất. Vật lý trị liệu Bài tập Kegels: Bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường cơ sàn chậu và cơ vòng niệu đạo (bài tập kegels) có thể giúp bạn tự chủ được quá trình tiểu tiện hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tập thường xuyên bởi những lợi ích mà bài tập mang lại. Trước khi thực hiện bài tập, bạn cần xác định vị trí của cơ kegel bằng cách hãy tưởng tượng rằng đang cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu. Bóp các cơ để ngăn dòng nước tiểu và giữ, sau đó lặp lại. Nếu bạn không chắc chắn tìm đúng cơ này, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu. Sau khi xác định đúng nhóm cơ này, bạn có thể dễ dàng thực hiện bài tập Kegels qua các bước sau đây: Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu và giữ nguyên trong khoảng từu 5 – 10 giây. Thả lỏng các cơ trong 10 giây. Tiếp tục thắt chặt các cơ và lặp lại các bước trên khoảng 10 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập này ở bất cứ đâu, thậm chí trong những hoạt động thường ngày như ngồi tán gẫu, lái xe hay ngồi làm việc. Nên tập 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm như buổi sáng, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian tối thiểu để người bệnh thấy được hiệu quả của bài tập từ 3 – 6 tháng. Xem chi tiết: Bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Kích thích điện: Các điện cực được đưa tạm thời vào trực tràng hoặc âm đạo nhằm tăng cường chức năng cơ sàn chậu. Kích thích điện nhẹ nhàng có thể mang lại hiệu quả trong trường hợp tiểu không kiểm soát do căng thẳng và cấp kỳ nhưng cần điều trị phối hợp các phương pháp trong thời gian vài tháng. Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Một thiết bị hỗ trợ được gọi là vòng nâng hay pessary được đưa vào âm đạo nhằm hỗ trợ vùng chậu và điều trị chứng tiểu không kiểm soát do áp lực ở nữ. Vòng nâng được hoạt động bằng cách nâng bàng quang và niệu đạo thông qua tác động lên thành âm đạo. Thông thường, người bệnh có thể tự chèn và tháo vòng nâng. Một thiết bị khác giống như tampon cũng được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn nước tiểu rò rỉ từ bàng quang. Dùng thuốc Thông thường các loại thuốc được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật hành vi. Thuốc được sử dụng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát như: Thuốc kháng cholinergic: Các thuốc theo toa giúp thư giãn bàng quang hoạt động quá mức cũng như tiểu không kiểm soát. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm oxybutynin (Ditropan), tolterodine (Detrol), darifenacin (Enablex) solifenacin (Vesicare) và trospium (Sanctura). Mirabegron: Có tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu giữ được trong bàng quang, tăng lượng nước tiểu thải ra trong một lần đi tiểu giúp bàng quang được trống hoàn toàn. Thuốc chẹn alpha: Làm thư giãn cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt của nam giới giúp hỗ trợ quá trình làm trống bàng quang một cách dễ dàng hơn. Các loại thuốc thuộc nhóm này như tamsulosin, alfuzosin, silodosin, doxazosin và terazosin. Estrogen tại chỗ liều thấp: Dùng dưới dạng kem bôi âm đạo, vòng hay miếng dán có tác dụng làm săn chắc và trẻ hóa các mô ở niệu đạo và vùng âm đạo nhằm cải thiện chứng tiểu không kiểm soát ở nữ giới. Dạng thuốc viên không được khuyến cáo để điều trị, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ nào hiệu quả Liệu pháp can thiệp Một số liệu pháp can thiệp được dùng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát như: Tiêm Botulinum toxin: Tiêm độc tố botulinum A (Botox) vào cơ bàng quang có thể làm tê cơ bàng quang đồng thời giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Tiêm Bulking: Dùng collagen, zirconi, hạt carbon hoặc coapxite để tiêm vào các mô xung quanh niệu đạo mục đích làm chắc cơ niệu đạo, giảm rò rỉ nước tiểu. Việc này thường cần phải lặp lại sau mỗi 6 đến 18 tháng. Kích thích thần kinh xương cùng: Sử dụng một thiết bị tương tư như máy tạo nhịp tim được cấy dưới da mông. Một dây từ thiết bị được kết nối với dây thần kinh xương cùng (dây thần kinh quan trọng giúp tự chủ bàng quang chạy từ cột sống thấp đến bàng quang). Thông qua dây, thiết bị phát ra các xung điện không gây đau đớn nhằm kích thích các ây thần kinh và giúp tự chủ bàng quang. Phẫu thuật Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, người bệnh cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau dựa vào triệu chứng tiểu không kiểm soát. Một số thủ tục phổ biến bao gồm: Tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo: Sử dụng thiết biệt nhỏ cho nam giới bị suy yếu cơ vòng tiết niệu khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Thiết bị này được cấy quanh cổ bàng quang nhằm giữ cho cơ vòng đóng chặt cho tới khi sẵn sàng đi tiểu. Khi muốn đi tiểu, người bệnh sẽ nhấn một van được cấy dưới da giúp vòng mở ra và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra. Phẫu thuật slings, TVT hay TOT:  Dùng một dải băng tổng hợp bọc quanh niệu đạo để tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu giúp giữ niệu đạo đóng, đặc biệt khi hắt hơi, ho để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài. Treo cổ bàng quang: Nhằm treo cổ bàng quang vào xương mu để giảm rò rỉ nước tiểu. Phương pháp phẫu thuật này cần gây mê cột sống hoặc gây mê toàn thân, thực hiện khoảng 1 giờ và phục hồi mất khoảng 6 tuần. Miếng thấm và ống thông: Ngoài ra, để đối phó tạm thời với chứng tiểu không kiểm soát người bệnh có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như miếng thấm nước tiểu hay ống thông tiểu…Bên cạnh đó, cần tránh uống nhiều nước, nên mang thêm quần áo khi ra ngoài để khắc phục khi có sự cố xảy ra. Lời khuyên của thầy thuốc: Người bệnh mắc chứng tiểu không kiểm soát cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và khám định kỳ. Cần thay đổi lối sống bằng cách không sử dụng các đồ uống có chứa caffein có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu và giãn cơ thắt niệu đạo dễ gây tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Thực hiện các bài tập kegels hàng ngày, tập thể dục để giảm cân nặng, giảm tình trạng béo phì. Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể, không hút thuốc lá. Chế độ ăn uống cần bổ sung rau xanh, chất xơ để ngăn ngừa táo bón bởi táo bón khiến tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn. Vận động cơ thể thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress mỗi ngày. Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu không kiểm soát an toàn hiệu quả Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau: Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Chú ý: Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ76

Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ do đâu? Cách cải thiện?

Tiểu không kiểm soát là hiện tượng gặp khá phổ biến hiện nay. Thực tế, nữ giới thường gặp phải hiện tượng này nhiều hơn so với nam giới gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao nữ giới dễ bị tiểu không kiểm soát? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây. Mục lục1. Tiểu không kiểm soát ở nữ giới là gì?2. Vì sao tiểu không kiểm soát hay gặp ở nữ giới?2.1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể2.2. Mang thai2.3. Sinh nở2.4. Cơ sàn chậu suy yếu2.5. Do cắt tử cung2.6. Ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh3. Triệu chứng của tiểu không kiểm soát ở phụ nữ4. Chẩn đoán bệnh tiểu không kiểm soát ở phụ nữ5. Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát ở phụ nữ5.1. Thay đổi lối sống5.2. Các phương pháp luyện tập6. Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người mắc tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soát ở nữ giới là gì? Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu không tự chủ, là tình trạng không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện, nước tiểu bị rò rỉ ngay cả không có nhu cầu đi vệ sinh. Thậm chí một số trường hợp nặng, nước tiểu có thể rò rỉ mà người bệnh không hề hay biết. Theo số liệu thống kê, trên thế giới có 10 phụ nữ đến tuổi trưởng thành thì sẽ có 3 người gặp phải chứng tiểu không kiểm soát. Tại Việt Nam, số lượng nữ giới mắc tiểu không kiểm soát cao gấp 5 – 7 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Tiểu không kiểm soát xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, nữ giới có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát. Nhiều người cho rằng tiểu không kiểm soát là hiện tượng bình thường và chỉ liên quan tới quá trình lão hóa của cơ thể. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Tiểu không kiểm soát gặp phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Tiểu không kiểm soát là một vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng tới rất nhiều mặt từ cảm xúc, tâm lý tới giao tiếp xã hội. Những người mắc chứng tiểu không kiểm soát thường muốn tránh một số nơi hoặc một số tình huống nhất định do sợ không kiểm soát được hành vi tiểu tiện của mình. Bởi vậy mà phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát thường gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Xem thêm: Tiểu không kiểm soát sau sinh – Làm gì để cải thiện? Vì sao tiểu không kiểm soát hay gặp ở nữ giới? Tiểu không kiểm soát phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới thường gặp phải tình trạng này nhé. Đặc điểm cấu tạo cơ thể Cấu tạo cơ quan sinh dục và đường tiết niệu ở nam giới và phụ nữ khác nhau hoàn toàn. Trong khi đường tiết niệu của nam giới dài tối đa khoảng 20cm thì của nữ giới chỉ khoảng 3 – 5 cm. Bởi vậy mà khả năng giữ nước tiểu của phụ nữ sẽ kém hơn so với nam giới khi gặp kích thích ở bàng quang. Mang thai Quá trình mang thai khiến người mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau, phổ biến là chứng tiểu không kiểm soát. Do sự thay đổi nội tiết tố cùng với sự phát triển của em bé làm tăng áp lực lên bàng quang khiến trương lực cơ bàng quang bị giảm, đàn hồi kém, lưu lượng nước tiểu ít hơn và dễ bị són tiểu khi hoạt động. Đặc biệt những trường hợp đa thai có nguy cơ mắc cao hơn. Sinh nở Khi trải qua quá trình sinh nở, tầng sinh môn của phụ nữ bị ảnh hưởng không hề nhỏ, cơ sàn chậu và cơ bàng quang chịu tổn thương lớn. Ngoài ra, sau khi sinh người mẹ sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý, dễ rơi vào trầm cảm. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ. Cơ sàn chậu suy yếu Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ trẻ. Một số hoạt động như tập thể dục, yoga, uốn dẻo thậm chí cười, ho, hắt hơi cũng có thể khiến cơ sàn chậu suy yếu gây tiểu không kiểm soát. Nói chung bất cứ hoạt động nào làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu đều khiến chứng bị suy yếu bao gồm cả quan hệ tình dục. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ suy yếu cơ sàn chậu mà lượng nước rò rỉ khác nhau. Do cắt tử cung Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trong 600.000 phụ nữ can thiệp cắt bỏ tử cung mỗi năm thì có tới 45% gặp phải triệu chứng tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật. Tử cung có vị trí nằm gần với bàng quang. Khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc bộ phận sinh dục sẽ gây tổn thương bàng quang của phụ nữ. Đây là lý do giải thích tại sao phụ nữ dễ gặp phải chứng tiểu không kiểm soát hơn. Ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh Tỷ lệ phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở tuổi trung niên khá cao, chiếm tới 50%. Nguyên nhân do sự thiếu hụt estrogen khiến âm đạo đàn hồi kém, nhóm cơ sàn chậu và cơ nâng bàng quang bị suy yếu khiến tình trạng tiểu không kiểm soát càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ như: Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát càng gia tăng. Chấn thương dây thần kinh lưng dưới. Một số vấn đề về sức khỏe như thừa cân, béo phì, ho mãn tính làm tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát. Triệu chứng của tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Tiểu không kiểm soát liên quan tới sự thôi thúc không tự chủ, chúng xảy ra do hoạt động quá mức của các cơ kiểm soát hoạt động của bàng quang. Các triệu chứng đặc trưng của tiểu không kiểm soát chính là sự thôi thúc đi tiểu đột ngột, quá mức kèm theo hiện tượng són tiểu. Ngoài ra, tiểu thường xuyên và tiểu nhiều vào ban đêm cũng là những triệu chứng điển hình của chứng tiểu không kiểm soát. Người bệnh mắc phải tình trạng này có thể tiểu tiện không kiểm soát khi nghe thấy tiếng nước chảy hoặc thậm chí thay đổi vị trí khiến cơ bàng quang bị co thắt. Theo số liệu thống kê, chí có 9% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 44 mắc phải chứng tiểu không kiểm soát. Trong khi con số này ở phụ nữ độ tuổi trên 75 lên tới 31%. Hậu quả của chứng tiểu không kiểm soát chính là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu ngược dòng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ thận gây suy thận và tăng huyết áp. Cần có biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát để hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Thông tin cần biết: Tiểu không kiểm soát ở người già – Nguyên nhân và cách cải thiện Chẩn đoán bệnh tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Khi hiện tượng tiểu không kiểm soát không được cải thiện, chị em nên đi khám tại trung tâm y tế tin cậy càng sớm càng tốt. Để đánh giá tình trạng tiểu không kiểm soát, người bệnh được bác sĩ hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Tiền sử bệnh: Người bệnh ghi chú lại các triệu chứng, vấn đề gặp phải vào cuốn nhật ký trong vài ngày. Thông qua đó bác sĩ chẩn đoán chính xác và dễ dàng hơn. Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành thăm khám vùng chậu xem người bệnh có bị sa các cơ quan vùng chậu hay không, tìm kiếm các vấn đề khác thuộc giải phẫu. Áp dụng nghiệm pháp ho có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không kiểm soát. Đôi khi, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm chức năng bàng quang nếu cần thêm thông tin để chẩn đoán. Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát ở phụ nữ Đa số các trường hợp kiểm soát bàng quang có thể hỗ trợ điều trị chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ, ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát bàng quang dễ dàng hơn giúp hạn chế tiểu không kiểm soát. Thay đổi lối sống Hạn chế rượu bia và caffein: Rượu bia và caffein có tác dụng lợi tiểu, chúng có khả năng làm tăng lượng nước tiểu mà cơ thể sản xuất ra. Đối với phụ nữ mắc chứng tiểu không kiểm soát, chúng làm trầm trọng hơn các triệu chứng của người bệnh. Do đó, cần hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều caffein và rượu bia. Những nguồn chứa caffein phổ biến như cà phê, trà, soda, socola… Hạn chế đồ uống chứa caffein bởi chúng có thể làm tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn. Hạn chế chất ngọt nhân tạo: Một số chất tạo ngọt nhân tạo như natri saccharin, acesulfame K và aspartame. Chúng có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng hơn tình trạng tiểu không kiểm soát bằng cách hoạt động như những chất lợi tiểu. Hãy tránh xa những loại thực phẩm hay đồ uống có chứa chất tạo ngọt thay đường này để kiểm soát bàng quang tốt hơn. Giảm cân: Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc chứng tiểu không kiểm soát. Nếu thừa cân cần giảm nhằm hạn chế khả năng làm rò rỉ nước tiểu. Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể: Người bệnh nên dùng khoảng 1,5 lít nước/ngày. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh bị đi tiểu đêm nhiều lần. Các phương pháp luyện tập Một số bài tập giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiểu không kiểm soát ở nữ giới. Sau đây là một số bài tập mang lại hiệu quả tốt. Tập đi tiểu theo giờ: Bạn nên thực hiện bài tập bàng quang bằng cách đi tiểu vào một khung giờ cố định. Lúc đầu việc này đôi khi thực hiện khó khăn nhưng dần bạn sẽ cảm thấy quen hơn. Đi tiểu theo giờ được thực hiện ngay cả khi bạn chưa cần đi tiểu ngay. Mục đích của việc làm này giúp bàng quang có thói quen  tốt từ đó làm quen với nhịp độ cố định. Luyện tập bàng quang: Mục đích giúp cải thiện tiểu không kiểm soát. Luyện tập chức năng bàng quang bằng cách cố gắng nhịn tiểu trong khoảng 10 phút mỗi khi có cảm giác buồn tiểu. Điều này giúp kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi đạt 2,5 – 3,5 giờ. Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, bạn có thể đánh lạc hướng và quên nhu cầu đi tiểu bằng cách như đọc sách, thư giãn, chơi game, đứng lên ngồi xuống… Bài tập cơ sàn chậu (Kegels): Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới đi tiểu không kiểm soát chính do cơ sàn chậu suy yếu. Những bài tập cơ sàn chậu hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này, tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu. Bài tập này thực hiện khá dễ. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần xác định chính xác nhóm cơ sàn chậu. Bởi đây là nhóm cơ bắp được sử dụng để cố gắng ngăn dòng nước tiểu bài tiết ra ngoài. Sau khi xác định chính xác nhóm cơ này, thực hiện như sau: Co thắt cơ sàn chậu, giữ trong khoảng 5 – 10 giây. Từ từ thả lỏng. Các nhà khoa học khuyến cáo nên thực hiện bài tập cơ sàn chậu hai lần mỗi ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 nhịp co thắt. Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Ngoài các mẹo kiểm soát bàng quang kể trên, điều trị chứng tiểu không kiểm soát còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu tiểu không kiểm soát liên quan tới các vấn đề sức khỏe khác, điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ hiệu quả hơn. Thông tin xem thêm: Những bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người mắc tiểu không kiểm soát Nếu bạn bị chứng tiểu không kiểm soát làm phiền và đang đi tìm giải pháp hiệu quả hãy dùng Vương Niệu Đan. Đây là giải pháp tối ưu mà bạn không nên bỏ qua. Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là các loại thảo dược quý có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên như: chiết xuất từ Varuna, cao Ô dược, Cỏ đuôi ngựa, chiết xuất từ Cọ lùn, Hạt bí đỏ và cao Nữ lang. Đây đều là những loại thảo dược được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời trong các bài thuốc dành cho người bị rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, Vương Niệu Đan luôn được đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu són, tiểu nhiều lần tối ưu Với sự kết hợp khéo léo các loại thảo dược trên, Vương Niệu Đan có công dụng: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu Tăng cường chất lượng giấc ngủ Để thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ sử dụng theo liệu trình của sản phẩm, cụ thể là: 2 – 4 tuần đầu: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên. Khi tình trạng tiểu rắt được thuyên giảm, người bệnh giảm liều xuống 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn. Duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà. Trên đây là những thông tin cần biết về chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiểu không kiểm soát và có biện pháp xử trí hiệu quả khi gặp phải hiện tượng này. Chia sẻ30

Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là bệnh gì? Mẹo kiểm soát hiệu quả

Nước tiểu là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình. Thông thường, nếu bạn uống nước nhiều thì tần suất đi tiểu cũng sẽ nhiều hơn là bình thường. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nên đi khám bác sĩ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết sau. Mục lục1. Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là do đâu?Cơ thể bị mất nước nghiêm trọngDo bị tắc nghẽn đường tiết niệuÍt tiểu do nguyên nhân mất máuDo sốc hoặc nhiễm trùng nặngTiểu ít do tác dụng phụ của thuốc2. Tiểu ít có sao không? Khi nào thì nên gặp bác sĩ?3. Các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định đúng nguyên nhân tiểu ít4. Mẹo kiểm soát tình trạng tiểu ít tại nhà hiệu quảHạn chế sử dụng  thực phẩm có tính lợi tiểuTránh ăn các món cayKhông hoạt động gắng sứcBổ sung nhiều Kali hơn5. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu ít hiệu quả 1. Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là do đâu? Như bạn đã biết, nước rất quan trọng với cơ thể của chúng ta, chúng tồn tại ở tất cả những cơ quan và bộ phận của cơ thể, có vai trò giúp cho những hoạt động trao đổi chất được diễn ra tốt hơn. Ở điều kiện bình thường, cơ thể của chúng ta sẽ cần khoảng 40ml nước/ kg nặng mỗi ngày, ước tính trung bình một người bình thường cần khoảng 2 – 2,5 lít nước hàng ngày. Lượng nước này có thể được nạp vào bên trong cơ thể thông qua các nguồn như: Nước giải khát, nước trà, nước đun sôi để nguội, súp, nước trong rau củ quả, hoặc trong những loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước với mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Điều kiện thời tiết, các hoạt động thể thao, vận động hoặc lao động. Cụ thể, với những ngày trời khô hanh, nóng bức hoặc hoạt động thể lực mạnh thì nhu cầu uống nước cũng nhiều lên. Tất nhiên, ngay cả khi sức khỏe bạn bình thường thì việc uống nước nhiều cũng sẽ khiến cho cơ thể đào thải nhiều – đây được xem là một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên, nếu bạn uống nước nhiều mà lại đi tiểu ít thì hãy cảnh giác vì rất có thể do những nguyên nhân sau đây: Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu ít. Việc thiếu nước từ bên trong khiến cho lượng nước tiểu giảm. Lúc này, hãy xem xét lại có phải bạn đã bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt trước đó hay không? Nếu có thì nên bổ sung nước cũng như các loại trái cây kịp thời để cải thiện tình trạng này. Cơ thể mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tiểu ít dù đã uống nước nhiều Do bị tắc nghẽn đường tiết niệu Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể làm cho nước tiểu của bạn không ra khỏi thận, sự tắc nghẽn này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến thận của bạn, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở cả hai quả thận.  Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, do đó nếu cơ quan này chịu bất kỳ tổn thương nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lọc của thận, nặng hơn có thể gây ra suy thận. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể được nhận biết với những triệu chứng như đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn, sưng tuyến tiền liệt, sốt,… Ít tiểu do nguyên nhân mất máu Bất kỳ nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất máu như vết cắt sâu hoặc vết thương đều có thể gây ra tình trạng ít nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thận của bạn lúc này thiếu một lượng máu cần thiết để hoạt động và thực hiện quá trình lọc.  Do sốc hoặc nhiễm trùng nặng Một nguyên nhân nữa cũng có thể gây nên tình trạng uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít là do sốc hoặc nhiễm trùng. Khi bạn bị nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc sốc thì nguy cơ suy thận cấp tăng cao, lúc này dễ dẫn đến giảm lượng nước tiểu của cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, phù, màu nước tiểu đậm hơn,… Tiểu ít do tác dụng phụ của thuốc Khi cơ thể bị bệnh, thuốc sẽ có tác dụng tốt giúp phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng được xem là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây ra những tác dụng phụ. Cụ thể, các loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm lượng nước tiểu của bạn. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, angiotensin hoặc gentamicin cũng có thể làm giảm hàm lượng nước tiểu trong cơ thể. 2. Tiểu ít có sao không? Khi nào thì nên gặp bác sĩ? Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến việc đi tiểu nhiều vì tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu quả công việc mà không nghĩ rằng tình trạng uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít cũng có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, hệ thống bài tiết của bạn được cho là làm việc hiệu quả khi bạn có số lần đi tiểu trung bình khoảng 7 đến 8 lần mỗi ngày. Còn nếu bạn uống nhiều nước nhưng có số lần đi tiểu dưới 4 lần thì hãy thật cẩn thận, bởi rất có thể cơ thể của bạn đang có gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt lưu ý, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây: Lượng nước tiểu giảm dần và ngày càng ít đi Ít nước tiểu do trước đó bạn từng bị sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, khi hết bệnh thì bạn lại không thể bổ sung đủ nước để bù vào phần dịch đã mất. Nước tiểu giảm đi kèm với những biểu hiện như chóng mặt, mạch nhanh hoặc thường xuyên gặp tình trạng choáng váng. Đặc biệt, bạn cần lưu ý là phải đến cơ quan y tế ngay nếu cảm thấy cơ thể mình có dấu hiệu bị sốc. Bởi rất có thể đây là tình trạng chấn thương hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.  Nên tìm đến bác sĩ ngay nếu phát hiện bản thân đang có dấu hiệu bị sốc Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến sự hỗ trợ của y khoa ngay nếu nghĩ rằng mình đang gặp chứng phì đại tuyến tiền liệt hoặc có các yếu tố khác đang chặn đường tiết niệu của bạn, vì tắc nghẽn đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng vô niệu, sau đó nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn thương thận nghiêm trọng. Khi nhận thấy cơ thể của mình có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn đừng chủ quan mà hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời bạn nhé.  3. Các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định đúng nguyên nhân tiểu ít Để xác định chính xác nguyên nhân gây chứng tiểu ít sau khi uống nước nhiều, các bác sĩ có thể cho bạn thực hiện những xét nghiệm sau:  Xét nghiệm máu: Phương pháp này sẽ giúp bạn kiểm tra được có bị rối loạn chảy máu, suy thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Để từ đó các bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời nhất, tránh các rủi ro về sau.  Chụp CT vùng bụng và xương chậu: Kỹ thuật này giúp kiểm tra kỹ hơn về các cơ quan trong vùng chậu và ổ bụng. Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu sẽ giúp phân tích rõ hơn các hồng cầu, bạch cầu và protein, để từ đó xác định bạn đang bị nhiễm trùng hay viêm thận. Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp giúp xác định xem có khối u nào đang gây tắc đường niệu hay không, đồng thời cũng giúp phát hiện các bất thường ở thận của bạn.  Cấy nước tiểu: Một mẫu nước tiểu sẽ giúp phát hiện và kiểm tra những loại vi khuẩn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện bạn có đang bị nhiễm trùng thận hay bàng quang hay không. 4. Mẹo kiểm soát tình trạng tiểu ít tại nhà hiệu quả Cho đến hiện nay, vẫn chưa có biện pháp tại nhà nào được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị lượng nước tiểu ít mỗi khi uống nước nhiều. Tất nhiên, điều trị y tế thì luôn luôn cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được cách điều trị tiểu ít phù hợp nhất.  Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiểu ít dù đã uống nước nhiều chính là mất nước. Vì thế, để tránh tình trạng này, bạn có thể bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và uống nước nhiều hơn mỗi khi tiêu chảy, sốt hoặc bị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng tiểu ít do mất nước nhờ các mẹo sau đây: Hạn chế sử dụng  thực phẩm có tính lợi tiểu Dù biết rằng cách này có vẻ khó thực hiện, tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế tối đa hoặc tránh xa các chất hay thực phẩm có tính lợi tiểu. Những thực phẩm này sẽ là cà phê, chocolate, đồ uống có cồn hoặc soda. Việc hạn chế các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước hơn. Tránh ăn các món cay Đồ cay ăn ngoài việc gây hại cho sức khỏe như ợ nóng, tăng acid thì cũng có thể góp phần làm mất dịch của cơ thể. Mặc dù, việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp làm tăng mức độ trao đổi chất trong cơ thể, tuy nhiên nó cũng có khả năng làm tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường xuyên hoạt động dưới trời nắng nóng. Do đó, hạn chế các món cay cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng tiểu ít do uống nước nhiều rất hiệu quả đấy.  Hạn chế ăn các món cay là một mẹo giúp bạn kiểm soát tình trạng tiểu ít hiệu quả Không hoạt động gắng sức Tập thể dục và vận động thì rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu vận động nhiều dưới thời tiết nóng bức, oi ả cũng là điều không tốt bởi sẽ khiến cơ thể của bạn bị mất nước nhiều hơn. Do đó, bạn nên tránh các hoạt động quá sức và nên lựa chọn những bộ môn thể thao được tổ chức trong nhà thi đấu.  Bổ sung nhiều Kali hơn Mất nước gây tiểu ít cũng là tình trạng khiến cho cơ thể bạn bị mất các chất điện giải với số lượng nhiều. Vì vậy, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa kali như dứa, khoai lang, chuối hoặc xoài để duy trì cơ thể đủ nước và luôn khỏe mạnh bạn nhé.  5. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu ít hiệu quả Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan là viên uống được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm này có tác dụng giúp bổ sung, tăng cường vào chế độ ăn uống hằng ngày, đồng thời giúp cải thiện, tăng cường các chức năng của cơ thể rất tốt. Cụ thể, Vương Niệu Đan có tác dụng làm tăng độ co giãn cho bàng quan, giảm co thắt, từ đó cải thiện tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít rất hiệu quả.  Vương Niệu Đan có tác dụng làm tăng độ co giãn cho bàng quan, giảm co thắt, từ đó cải thiện tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít tối ưu Nhờ công thức đột phá và cải tiến giúp mang lại nhiều giá trị đến người dùng, sản phẩm này được các chuyên gia nghiên cứu và cho ra đời với các thành phần nổi bật sau: Cao UVAROX (chiết xuất từ Ô dược, Cỏ đuôi ngựa và cao Varuna) giúp tăng ngưỡng chứa nước tiểu gây kích thích bàng quang, đồng thời cũng giúp tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng vùng cơ sàn chậu, từ đó khắc phục tình trạng tiểu ít hiệu quả.  VISPO có tác dụng giảm co thắt bàng quang, ức chế thụ thể muscarinic, ức chế alpha – adrenergic và làm tăng lượng testosterone giúp tăng khả năng chống viêm và giảm nguy cơ tăng sinh tiền liệt tuyến hiệu quả.  Cao nữ lang giúp làm dịu thần kinh, an thần và cải thiện giấc ngủ, từ đó giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện tối ưu.  Chiết xuất Hạt bí đỏ giúp làm tăng nồng độ hormone testosterone, ức chế enzym aromatase, nhờ đó làm tăng sức khỏe cơ sàn chậu, giúp tăng sức chứa bàng quang và giảm co thắt cơ đường hiệu, cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện rất tốt. Đây thực sự là sản phẩm an toàn giúp bạn cải thiện chứng tiểu ít của mình tối ưu đấy.  Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc “uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít” của mình rồi. Hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn để cơ thể mình luôn thật khỏe mạnh bạn nhé! Chia sẻ0

Uống nhiều nước mà không buồn tiểu - nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trong cơ thể của chúng ta, có đến 60% là nước, điều này chứng tỏ, nước đóng vai trò rất quan trọng, hệ bài tiết muốn hoạt động hiệu quả thì phải cần bổ sung một lượng nước nhất định mỗi ngày. Tất nhiên, khi hệ bài tiết hoạt động tốt cũng đồng nghĩa là lượng nước nạp vào và thải ra đều được cân đối. Như vậy, liệu rằng uống nhiều nước mà không buồn tiểu có phải do hệ bài tiết của bạn đang gặp vấn đề? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau những thông tin bổ ích dưới đây.  Mục lục1. Tìm hiểu về vai trò của nước đối với cơ thể của chúng taGiúp bảo vệ tủy sống, các mô và khớpGiúp cơ thể của bạn loại bỏ nhiều chất thải độc hạiUống đủ nước giúp cơ thể tránh gặp tình trạng mất nướcGiúp thúc đẩy và tăng cường các quá trình trao đổi chấtGiúp cơ thể điều hòa nhiệt độ2. Uống bao nhiêu nước mỗi ngày mới thực sự tốt?3. Uống nhiều nước mà không buồn tiểu là do nguyên nhân nào?Thói quen nhịn tiểu quá lâuCơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọngDo mắc các bệnh lý liên quan4. Một vài cảnh báo bạn cần lưu ý nếu gặp phải sau khi uống nước5. Vương Niệu Đan – giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện hiệu quả 1. Tìm hiểu về vai trò của nước đối với cơ thể của chúng ta Dưới đây là những lợi ích của nước đối với cơ thể mà bạn không nên bỏ qua: Giúp bảo vệ tủy sống, các mô và khớp Vai trò của nước với cơ thể là rất quan trọng, không chỉ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và làm dịu cơn khát mà còn góp phần giữ nước cho những tế bào trong các mô để bù độ ẩm. Không chỉ thế, nước còn giúp bảo vệ tủy sống, với bộ phận này, nước hoạt động như một lớp đệm hoặc chất bôi trơn giúp các khớp có thể hoạt động một cách trơn tru hơn. Bổ sung nước giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn Giúp cơ thể của bạn loại bỏ nhiều chất thải độc hại Khi cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày, thì đồng nghĩa với việc hệ bài tiết của bạn cũng được hoạt động một cách tối ưu, các chất thải sẽ được bài tiết ra bên ngoài thông qua đi tiểu, tuyến mồ hôi,… Bên cạnh đó, nước còn giúp bạn tránh được tình trạng táo bón dài ngày nhờ tác dụng làm mềm phân cũng như giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột được dễ dàng hơn.  Uống đủ nước giúp cơ thể tránh gặp tình trạng mất nước Khi bạn vận động nhiều, tập thể dục hoặc bị bệnh thì cơ thể sẽ bị tiêu hao đi một lượng nước rất lớn, dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, khi bạn bị mất nước vì những nguyên nhân trên thì hãy bổ sung ngay cho cơ thể một lượng nước vừa đủ để nhằm khôi phục lại lượng nước cần có cho cơ thể.  Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên uống nhiều nước hơn để giảm nhiều nguy cơ mắc bệnh như sỏi tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang.  Giúp thúc đẩy và tăng cường các quá trình trao đổi chất Nước đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho các quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Cụ thể, những quá trình này thường được gọi là các “phản ứng thủy phân”, khi có tác động của xúc tác enzym, các phản ứng này sẽ được diễn ra ngay bên trong cơ thể chúng ta, từ đó giúp phá vỡ carbohydrate, protein và chất béo, cuối cùng giúp giải phóng năng lượng và tiến hành phân phối đủ cho các bộ phận của cơ thể để duy trì sự sống.  Giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ Nước có khả năng điều hòa mức nhiệt của cơ thể rất tốt, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và cho phép cơ thể của bạn có thể thích nghi được với những biến đổi đột ngột của thời tiết. Theo đó, nếu môi trường ngoài có mức nhiệt cao hơn so với mức nhiệt hiện có trong cơ thể của chúng ta thì hệ bài tiết sẽ tăng cường tiết mồ hôi, để từ đó nước được đưa ra khỏi bề mặt da và khiến cho da trở nên mát hơn. Tuy nhiên, hoạt động tiết mồ hôi này lại dễ khiến cơ thể trở nên mất nước. Do đó, nếu bạn bổ sung nước kịp thời và đúng lúc thì sẽ giúp nhiệt độ của cơ thể được duy trì trở lại.  Uống nước còn giúp cơ thể bạn điều hòa nhiệt độ tốt, từ đó tăng cường khả năng thích nghi với môi trường sống 2. Uống bao nhiêu nước mỗi ngày mới thực sự tốt? Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bất cứ quy tắc nào được chứng minh uống bao nhiêu nước mỗi ngày thì mới thực sự là tốt nhất. Theo đó, thông thường thì mỗi người thường đáp ứng vừa đủ với nhu cầu hydrat hóa của từng cơ địa riêng biệt bằng phương pháp bổ sung nước mỗi khi thấy khát.  Tuy nhiên, lời khuyên tốt cho việc uống nước đúng là khoảng 2 lít nước mỗi ngày với phụ nữ, còn đàn ông thì nên bổ sung khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý rằng, ngoài việc bổ sung nước trực tiếp thì chúng ta cũng có thể bổ sung thông qua những thực phẩm hằng ngày như củ, quả hoặc rau xanh. Nghĩa là, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày nếu đã xây dựng được chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu trường hợp hoạt động hoặc tập thể dục nhiều thì cũng có thể bổ sung một lượng nước nhiều hơn. ☛ Đọc thêm bài viết: Uống nhiều nước đi tiểu nhiều tốt hay xấu? 3. Uống nhiều nước mà không buồn tiểu là do nguyên nhân nào? Với những người có bàng quang lớn, khả năng chứa được lượng nước tiểu nhiều thì rất có thể khi bạn uống nước nhiều cũng sẽ cảm thấy ít hoặc không buồn tiểu. Tuy nhiên, dựa theo tần suất đi tiểu mỗi ngày, một người khỏe mạnh sẽ có mức độ đi tiểu trung bình là 6 đến 7 lần. Nhưng nếu bạn chỉ đi tiểu ở tần suất 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc không có cảm giác buồn tiểu trong nhiều giờ liền thì rất có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu nước trầm trọng. Hơn nữa, tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên thì nên cảnh giác bởi rất có thể do bệnh thận hoặc do các nguyên nhân sau đây:  Thói quen nhịn tiểu quá lâu Nếu bạn nhịn tiểu thường xuyên trong thời gian dài thì độ nhạy cảm của bàng quang sẽ giảm dần đi, dù bạn có cố gắng uống thật nhiều nước đi chăng nữa thì cũng khó để cơ thể thích nghi lại được. Do đó, cảm giác uống nhiều nước mà không buồn tiểu cũng thường xuyên xảy ra.  Nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến tình trạng uống nước nhiều nhưng không buồn tiểu Cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng Khi cơ thể của bạn đang bị thiếu nước ở mức độ trầm trọng, nếu được bổ sung nước thì lượng nước này sẽ được ống thận hấp thụ tối đa trước. Cũng vì như thế nên lượng nước tiểu sẽ còn rất ít, do đó dễ khiến bạn không cảm thấy buồn tiểu mỗi khi uống nước nhiều.  Do mắc các bệnh lý liên quan Thực tế, có rất nhiều bệnh lý làm giảm lượng nước tiểu của cơ thể như thận yếu, tắc nghẽn đường tiết niệu hay chức năng tim bị bất thường. Vì lẽ đó, nếu bạn uống nhiều nước nhưng lại không cảm thấy buồn tiểu thì hãy đến cơ sở y khoa gần nhất ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời bạn nhé.  ☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? 4. Một vài cảnh báo bạn cần lưu ý nếu gặp phải sau khi uống nước Có thể nói, uống nước là hành động cần thiết giúp cơ thể thêm khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu sau khi uống nước bạn có những dấu hiệu sau đây thì phải thật cảnh giác thì rất có thể đây là lời cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm, cụ thể như sau: Sau khi uống nước có dấu hiệu tiểu nhiều kèm khô miệng Rất nhiều người, sau mỗi lần uống nước xong thì đều cảm thấy miệng mình đang bị khô dần. Tình trạng này nếu để xuất hiện thường xuyên thì bạn phải thật sự cảnh giác đến bệnh tiểu đường, bệnh này khiến cho cơ thể của chúng ta khó có thể kiểm soát được mức glucose trong máu, dẫn đến việc thận của bạn khó sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều vì để tránh tình trạng dư thừa đường. Cũng do đó nên sẽ tạo cảm giác khát nước và mất nước thường xuyên.  Không chỉ vậy, tình trạng khô miệng thường xuyên mặc dù sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng về lâu dài thì cũng có thể gây cho bạn chứng hôi miệng khó chữa trị, lúc này răng cũng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt của cơ thể tiết ra không đủ để tiêu diệt vi khuẩn.  Toàn thân bị phù nề sau khi uống nước Như chúng ta đều biết rằng, với một người khỏe mạnh có hệ tiết niệu hoạt động tốt, thì dù có uống bao nhiêu nước đi chăng nữa, cơ thể của bạn cũng khó mà xảy ra tình trạng phù nề.  Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện nhiều triệu chứng ngược lại như phù nề thì nên cảnh giác bởi bệnh thận. Vì thận yếu không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải những chất độc hại ra ngoài cơ thể mà còn làm cho lượng nước bị dồn ứ lại, gây rối loạn điện giải trong cơ thể, dẫn đến tình trạng phù nề toàn thân xảy ra. Xuất hiện dấu hiệu đau bụng sau khi uống nước Sau khi uống nước xong, nhiều người lại cảm thấy bụng đau hơn, kiểm tra kỹ thì phát hiện phần bụng của mình bị phình to ra. Nếu xuất hiện tình trạng này thì bạn phải thật cẩn thận bởi bệnh gan, bởi những người khi bị xơ gan, nếu uống lượng nước nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng bụng chướng như vậy. Không chỉ thế, tình trạng đau bụng sau những lần uống nước cũng rất có thể do các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa gây ra như loét dạ dày – tá tràng hoặc đại tràng co thắt, gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi.  Đau bụng sau khi uống nước có thể do các bệnh về đường tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng Sau khi uống nước thì đi tiểu ít Nếu xuất hiện triệu chứng này thì bạn cũng nên thật cảnh giác, bởi sẽ gây ra tình trạng nước vào bên trong cơ thể nhưng lại không thể đào thải được ra ngoài. Như đã trình bày ở trên, nếu tần suất đi tiểu của bạn dưới 2 đến 3 lần mỗi ngày mặc dù uống nước nhiều thì hãy cảnh giác với bệnh thận bạn nhé. Lời khuyên tốt nhất cho bạn lúc này chính là nên đến bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời. ☛ Xem thêm chi tiết: Đi tiểu nhiều nước tiểu trong 5. Vương Niệu Đan – giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện hiệu quả Vương Niệu Đan – thực phẩm giúp bạn khắc phục chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả Vương Niệu Đan là một sản phẩm chứa rất nhiều loại thảo dược quý như Uvarox (chiết xuất từ Ô dược, Cỏ đuôi ngựa), Vispo (Chiết xuất từ cây Cọ lùn), chiết xuất từ Hạt bí đỏ hay Cao Nữ Lang.  Cũng bởi sự kết hợp hoàn hảo, rất khéo léo giữa những thành phần thảo dược này, sản phẩm Vương Niệu Đan đem đến các cơ chế tác động tuyệt vời như:  Giảm các kích thích lên bàng quang, giảm co thắt bàng quang hiệu quả nhờ vào việc cung cấp Nitric Oxyd cần thiết, để từ đó giúp bàng quang được giãn ra và tăng sức chứa nhiều hơn. Không chỉ vậy còn có khả năng giúp bàng quang có thể chứa được lượng nước tiểu lớn, từ đó tạo các phản xạ đi tiểu tốt hơn.  Củng cố sức khỏe của cơ sàn chậu nhờ tăng lượng máu đến để nhằm nuôi dưỡng cơ sàn chậu, cải thiện các rối loạn tiểu tiện đồng thời giúp tăng trương lực cơ sàn chậu tốt.  Cải thiện giấc ngủ về đêm: Khi bạn gặp tình trạng mất ngủ, lượng hormone ADH (ha còn gọi là hormone chống bài niệu) ở thùy trước của tuyến yên sẽ được tiết ra ít hơn, điều này làm cho lượng nước tiểu vào ban đêm nhiều hơn. Do đó, sử dụng Vương Niệu Đan sẽ giúp cải thiện được giấc ngủ tối ưu, từ đó khắc phục được tình trạng tiểu đêm hiệu quả.  Nhờ những tác động đó mà sản phẩm Vương Niệu Đan được rất nhiều khách hàng tin hàng, đây được xem là giải pháp hàng đầu giúp bạn khắc phục tình trạng “uống nhiều nước mà không buồn tiểu” rồi đấy.  ☛ Đọc thêm thông tin: Review của khách hàng về Vương Niệu Đan  Mong rằng sau những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình rồi. Dù biết rằng, uống nước là tốt cho sức khỏe nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời bạn nhé!  Chia sẻ0

Loading...